Phương pháp OTL là gì? Được biết, đây là một phương pháp sử dụng kết hợp nhiều phân tích kỹ thuật với nhau. Đồng thời thực hiện giao dịch dựa trên các tư duy giao dịch của những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm trong Forex để nâng cao tỷ lệ thắng trong mỗi lệnh đặt trên thị trường. Chính vì vậy mà OTL được đánh giá là một phương pháp tương đối toàn diện, giúp Traders tối ưu hóa lợi nhuận thị trường. Để hiểu hơn về OTL Concept thì đọc ngay bài viết dưới đây!
OTL là gì?
OTL là gì? Các Traders cần phải nắm bắt rõ, OTL không phải một chỉ báo hay một công cụ kỹ thuật trên thị trường. Mà nó chính là một phương pháp giao dịch đầy tính học thuật. Chính vì vậy mà bắt buộc Traders phải có tầm nhìn bao quát đối với thị trường giao dịch. Điển hình như lý thuyết Dow, kiến thức Bob,…
Sau khi nắm rõ dòng chảy của thị trường, Traders mới có thể kết hợp các phân tích lại để thực hiện giao dịch hiệu quả. Những phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng trong OTL Concept gồm có:
- Fail Break
- Cấu trúc thị trường
- Wyckoff
- Bob Volman
- Supply Demand
- Hành động giá – Price Action
- …..
Phương pháp OTL không chỉ giúp các nhà đầu tư setup được chiến lược giao dịch hiệu quả. Mà bên cạnh đó, OTL Concept còn giúp Traders bảo toàn được tối đa nguồn vốn và nâng cao lợi nhuận khi cung cấp cách đo lực để biết được vị trí Chốt Lời tiềm năng. Từ đó, xác định được những vùng quan sát đầy triển vọng để tham gia đặt lệnh khi thị trường hết lực cung – cầu hoặc những xuất hiện những vùng Fail Break.
Được biết, phương pháp OTL lần đầu xuất hiện trên kênh Youtube OTL Signal. OTL Signal nổi tiếng là địa chỉ trực tuyến chuyên cung cấp kiến thức về phương pháp OTL cho các nhà đầu tư thị trường. Kênh Youtube này không chỉ giới hạn kiến thức chia sẻ với những thông tin thị trường Forex đơn giản. Mà nó còn luôn luôn cập nhật và bổ sung các video kiến thức mới thường xuyên. Bên cạnh đó, kênh Youtube cũng luôn luôn sản xuất ra các video nhận định và backtest để các nhà đầu tư có thể hình dung được phương pháp cũng như hiểu rõ về nó hơn.
Hình thức hoạt động của phương pháp OTL
Cách hoạt động của OTL có khác biệt đôi chút với những chiến lược giao dịch thông thường khác. Tùy vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư với thị trường mà cách hoạt động của OTL Concept cũng sẽ khác nhau. Như đã nói, nếu như muốn áp dụng OTL Concept một cách thành thạo trên thị trường. Yêu cầu các nhà đầu tư phải sở hữu một kiến thức đủ sâu cũng như đủ rộng về cách di chuyển của thị trường. Bởi vì như vậy, Traders mới có thể biết được rằng khi nào thì cần kết hợp với kiến thức của Bob Volman. Hoặc là biết được lúc nào nên áp dụng kiến thức lý thuyết Dow vào trong phân tích thị trường (Markets).
Theo như chúng tôi đề cập, các nhà đầu tư nên theo dõi từng thời điểm mà thị trường tạo sự phá vỡ giả – Fail Break. Bởi vì đây chính là góc nhìn cơ bản và đơn giản nhất khi áp dụng OTL trên thị trường.
Định nghĩa phá vỡ cấu trúc (Break)? Khi nào thì tính là Break?
Đây là khoảng thời gian mà mức giá break đỉnh (Higher High) trong khi thị trường đang trong xu hướng Uptrend. Và ngược lại, giá phá vỡ đáy (Lower Low) khi thị trường đang trong xu hướng Downtrend.
Lưu ý: Khi mà giá đóng cửa nằm tại vị trí trên đỉnh thì Traders mới được tính đây là một cú break. Trường hợp giá mới chỉ phá qua râu nến thì sẽ không được ghi nhận.
Khi thị trường Uptrend, giá phá qua đỉnh được hiểu là Break và bắt buộc mức giá đóng cửa phải nằm trên đỉnh.
Hướng dẫn Traders xác định Fail Break
Khi mà một cây nến phá qua và xuất hiện một cây nến nữa có râu quét hoặc đóng nến dưới giá thấp nhất của cây nến Break. Thì đây được hiểu là tín hiệu Fail Break trên thị trường. Để bổ sung cho khái niệm trên, chúng tôi đã minh họa bằng một ví dụ như hình dưới đây:
Từ hình ảnh ví dụ, có thể thấy rằng, để sở hữu được một cú Fail Break theo như phương pháp OTL thì các nhà đầu tư cần phải đảm bảo hoàn tất được hai điều kiện sau:
- Cây nến tăng (Màu cam) đã phá qua và đóng nến hoàn toàn tại đỉnh trước đó.
- Cây nến giảm (Màu đen): Đây là nến đã có râu quét qua giá Lower Low của cây nến Break. Được biết là Kill giá trong OTL Concept.
Cách xác định của xu hướng giảm tương tự như xu hướng tăng nhưng ngược lại.
OTL Range là gì?
Thuật ngữ OTL Range là gì? Cụ thể, OTL Range chính là một vùng giá không thể hiện được xu hướng thị trường một cách cụ thể và rõ ràng. Cấu trúc của vùng giá này rất khó xác định và không thể biết được đâu là đỉnh và đâu là đáy.
Ví dụ như thị trường đang trong xu hướng Uptrend, giá đã break qua mức giá gần nhất. Tuy nhiên lúc này, thị trường lại không đi theo một xu hướng giảm mà vẫn di chuyển theo xu hướng tăng trước đó. Nếu như xảy ra trường hợp này, Traders có thể xác định vùng Range bằng cách vẽ thêm khoảng giá (Range) chạy từ điểm Fail Break đến vị trí Higher High.
Hướng dẫn Traders cách nắm bắt thị trường và Trading theo OTL Concept
Để giúp các nhà đầu tư tiếp cận gần hơn với phương pháp OTL. Chúng tôi chia sẻ đến Traders toàn bộ quy trình giao dịch dựa trên phân tích của OTL Concept. Cụ thể như sau:
Thực hiện Trading dựa trên những cú phá vỡ giả của thị trường
Bước 1: Phân tích, tìm hiểu về xu hướng hiện tại của thị trường
Xác định xu hướng là bước đi đầu tiên trong giao dịch thị trường. Đối với những nhà đầu tư sử dụng các Time Frame lớn ( từ D1 trở lên) thì việc xác định xu hướng thị trường lại càng quan trọng hơn. Bởi vì đây là mắt xích cực kỳ quan trọng, nó có thể giúp các nhà đầu tư kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ nếu như dự đoán đúng đường đi của xu hướng. Và ngược lại, Traders cũng có rủi ro thua lỗ cao nếu như dự đoán sai hướng đi của thị trường.
Tuy nhiên, nếu như Traders lựa chọn phong cách giao dịch trong ngày, việc xác định hướng đi của thị trường sẽ không còn quá quan trọng nữa. Bởi vì khi giao dịch theo OTL Concept, các Traders có thể vào lệnh BUY trong khi thị trường đang Downtrend. Và ngược lại, các nhà giao dịch hoàn toàn có thể thực hiện lệnh đặt SELL khi thị trường Uptrend (xu hướng tăng).
Nếu Traders muốn phân tích và xác định xu hướng thị trường, chỉ cần so sánh đỉnh/ đáy sau với đỉnh/đáy trước. Cụ thể:
- Xu hướng tăng (Uptrend) khi đáy và đỉnh sau cao hơn đáy và đỉnh trước.
- Xu hướng giảm (Downtrend) khi đáy và đỉnh sau thấp hơn đáy và đỉnh trước.
Bước 2: Xác định thời điểm phá vỡ và đợi một cú phá vỡ giả (Fail Break)
Ngay khi xác định được đâu là đỉnh và đâu là đáy, Traders chờ đến khi thị trường tạo ra những cú phá vỡ giả – Fail Break đỉnh và đáy trước đó. Để dễ hình dung hơn, các nhà đầu tư có thể tham khảo qua ví dụ sau:
Nhìn vào đường xu hướng giảm, có thể thấy thị trường đang có đợt xét nhịp điều chỉnh giảm. Ở thời điểm hiện tại, thị trường đang có một cây nến giảm (thân nến màu đen) và đáy nến được đóng hoàn toàn. Từ những dấu hiệu này, kết luận được rằng thị trường đã Break thành công.
Tiếp đó, thị trường không đi theo xu hướng giảm nữa mà bắt đầu xuất hiện nến tăng (thân nến màu cam). Cây nến tăng bắt đầu quét râu qua điểm Higher High của cây nến Break trước đó. Dấu hiệu này cho thấy đây là một nhịp phá vỡ giả của thị trường – Markets.
Bước 3: Entry
Khi vừa xác định được tín hiệu phá vỡ giả thành công thì ngay lập tức, Traders cần đặt Entry tại vị trí đáy cũ. Để hạn chế rủi ro cho các lệnh đặt, chúng tôi khuyên các nhà đầu tư nên đặt điểm Stop Loss (Chốt lời) tại vị trí thấp nhất của cụm nến Fail Break. Và để nâng cao nguồn lợi nhuận thu về, Traders nên đặt điểm chốt lời ( Take Profit) tại vùng cung cầu gần nhất.
Để hiểu hơn về cách đặt lệnh tại bước này, các nhà đầu tư có thể tham khảo ví dụ thông qua các hình minh họa dưới đây:
Phân tích:
- Dựa vào quá trình phân tích cấu trúc thị trường, dễ dàng nhận thấy thị trường đang Uptrend (đường xu hướng màu đen). Bởi vì đỉnh và đáy sau luôn luôn cao hơn đỉnh và đáy trước.
- Qua một khoảng thời gian, thị trường xuất hiện một đợt điều chỉnh tạm thời, trở thành xu hướng giảm (đường xu hướng màu đỏ).
- Muốn đưa ra quyết định giao dịch trong lúc này, các nhà đầu tư cần phải theo dõi sự xuất hiện của cây nến Break qua đáy cũ. Đồng thời Traders cũng phải quan sát cây nến theo sau. Nếu như cây nến này đóng nến hoặc là có râu ở vị trí cao hơn cây nến Break trong quá khứ. Thì có thể hiểu đây là một cú phá vỡ giả của thị trường.
- Thông qua những lý thuyết phía trên, có thể kết luận như sau: Traders đặt lệnh tại đáy của để hạn chế rủi ro giao dịch. Đồng thời tối ưu lợi nhuận từ các lệnh Trading trên thị trường. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần phải nhớ đặt chốt lỗ tại điểm dưới râu Lower Low của cụm nến Fail Break.
Bước 4: Quản lý lệnh
Mức chốt lời an toàn nhất trong thị trường đó là lựa chọn vị trí tại đỉnh/ đáy gần nhất. Hoặc là Traders cũng có thể đặt lệnh theo tỷ lệ Risk:Reward cố định là 1/2 hoặc 1/3. Tỷ lệ R:R có thể điều chỉnh, tùy thuộc vào khả năng chịu rủi ro cũng như năng lực quản lý lệnh của các nhà đầu tư.
Những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ phía trên đã chính thức khép lại bài viết về OTL Concept. Sau khi đọc xong toàn bộ nội dung này, Traders sẽ không còn bỡ ngỡ với câu hỏi OTL là gì hoặc là thắc mắc về quá trình Trading dựa trên phương pháp OTL nữa. Và chắc chắn rằng, các nhà đầu tư sẽ Trading thông minh và hiệu quả hơn theo OTL Concept. Từ đó, có thể thu về mức lợi nhuận kỳ vọng mà bản thân đặt ra.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.