Đối với các trader, phân tích kỹ thuật Forex là một việc làm không thể nào thiếu trong các cuộc giao dịch. Để có thể xác định được loại tài sản đó có thời điểm bán/mua nào hợp lý cũng như đặt lệnh ra sao, xu hướng thị trường như thế nào, trader sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào các công cụ phân tích kỹ thuật. Như vậy, để hiểu hơn về các phân tích kỹ thuật trong Forex, hãy cùng theo dõi bài viết sau của Forexdictionary nhé.
Đôi nét về phân tích kỹ thuật trong Forex
Phân tích kỹ thuật Forex là gì? Không chỉ trong Forex hay chứng khoán mà ở bất kỳ tài sản nào cũng vậy, phân tích kỹ thuật chính là một hoặc các nghiên cứu về chuyển động về giá cả của tài sản.
Xét về mặt lý thuyết, trader sẽ tiến hành quan sát lịch sử của giá cả tài sản và sau đó xác định sự di chuyển của giá là tăng hay giảm cũng như xác định xem sẽ thực hiện giao dịch ra sao. Thông thường, trader sẽ dựa vào những mô hình đã được thiết lập tương tự ở quá khứ để quan sát. Và như thế, trader sẽ thực hiện các quyết định mua hoặc bán của mình theo niềm tin “Lịch sử sẽ lặp lại”.
Chẳng hạn như trước đây, một ngưỡng kháng cự hỗ trợ của cặp EUR/USD chính là một mức giá cụ thể, thì các trader sẽ quan sát mức giá này và tiến hành giao dịch quanh với giá gần ở mức này.
Tóm lại, phân tích kỹ thuật Forex chính là tiến hành nghiên cứu lịch sử giá để có thể xác định được mô hình cũng như biến động giá cả tài sản ở tương lai.
Vì sao phải phân tích kỹ thuật Forex?
Phân tích kỹ thuật trong giao dịch tài chính là một công cụ cực kỳ quan trọng và không thể bỏ ra nhằm giúp trader có được những quyết định đầu tư đúng đắn và chính xác hơn. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng ForexDictionary tìm hiểu về những ưu điểm khi phân tích kỹ thuật nhé.
Cung cấp đến trader các thông tin hữu ích
Trong đầu tư, để có thể giao dịch thành công thì cán cân cung – cầu và giá cả sẽ là một yếu tố then chốt không thể thiếu. Tuy nhiên, các thông tin này chỉ có thể phân tích kỹ thuật mới có được. Chẳng hạn như, đối với biểu đồ giá, khi phân tích trader sẽ có thể có được những thông tin như:
- Sự ổn định của giá cả ở hiện tại và cả quá khứ.
- Giá trị hàng hóa, cổ phiếu, cặp tỷ giá,… so với tổng giá trị của thị trường.
- Những biến động trước và sau khi xảy ra các sự kiện quan trọng.
- Lịch sử khối lượng khi giao dịch.
Nhờ vào những thông tin này, trader sẽ biết được điểm bán – mua, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự để trader đưa ra các quyết đầu tư tại những thời điểm chính xác.
Hỗ trợ trader tìm được các vị trí giao dịch quan trọng
Phân tích kỹ thuật trong Forex sẽ giúp trader nhận biết được thời gian thiết lập điểm vào lệnh chính xác (Entry point) nhằm có được thời điểm mua/bán hiệu quả. Không những thế, lúc này trader cũng sẽ nắm được tình hình cung, cầu đang diễn ra trên thị trường cũng như điểm phá vỡ để đưa ra những quyết định tốt nhất.
Bên cạnh điểm vào lệnh, các điểm chốt lời, cắt lỗ,… cũng sẽ đều được xác định rõ ràng khi phân tích kỹ thuật.
Các tổ chức tín dụng, ngân hàng và công ty tài chính đều sử dụng phân tích kỹ thuật
Thực tế cho thấy hầu hết các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hay ngân hàng đều có bộ phận phân tích kỹ thuật chứ không riêng gì các trader. Việc này giúp họ có thể quản lý và đầu tư tài sản một cách hợp lý. Trên sàn giao dịch chứng khoán, những giao dịch có khối lượng lớn đều phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích kỹ thuật.
Nhìn chung, phân tích kỹ thuật trong Forex, chứng khoán,… là một điều không thể thiếu giúp trader có thể có được các thông tin đầu tư hữu ích và hiệu quả hơn.
Những đặc điểm cơ bản của phân tích kỹ thuật Forex là gì?
Phân tích kỹ thuật tập trung chủ yếu xem xét diễn biến của giá cũng như khối lượng đã giao dịch ở quá khứ để từ đó đưa ra những dự đoán chính xác về xu hướng trong tương lai. Trong đó, phân tích kỹ thuật sẽ có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Dựa vào khối lượng giao dịch và biểu đồ giá ở quá khứ, trader sẽ phân tích được xu hướng giá cũng như xu hướng cung – cầu trên thị trường ở thời điểm tiếp theo.
- Thông thường, phân tích kỹ thuật trong Forex sẽ sử dụng chỉ báo kỹ thuật, biểu đồ giá, mô hình giá cũng như các mẫu nến để phân tích rõ ràng hơn về các hành động của giá.
- Phân tích kỹ thuật sẽ phù hợp và phát huy được “công dụng” của mình trong các giao dịch ngắn hạn như swing trading, day trading và scalping.
Ưu – Nhược điểm của phân tích kỹ thuật Forex
Ưu điểm của phân tích kỹ thuật Forex
Trong Forex, phân tích kỹ thuật được rất nhiều trader ưa chuộng nhờ vào những ưu điểm nổi bật sau đây:
Có khả năng ứng dụng cao
Phương pháp phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho rất nhiều loại tài sản khác nhau như tiền điện tử, ngoại hối, cổ phiếu hay hàng hóa,… Không những thế, trader có thể sử dụng phương pháp này để phân tích thị trường ở các khung thời gian khác nhau từ 1 phút đến hàng tháng. Chính vì vậy, trong thị trường ngắn và trung hạn, phân tích kỹ thuật là phương pháp vô cùng phù hợp.
Đa dạng với nhiều công cụ phân tích khác nhau
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều chỉ báo và công cụ đa dạng phục vụ cho việc phân tích kỹ thuật. Trên các nền tảng giao dịch phổ biến như MT4, MT5, TradingView đều có tích hợp sẵn các công cụ này. Bên cạnh đó, đối với những trader đi theo trường phái Price action (tức là giao dịch hành động giá) thì có thể tìm điểm vào lệnh chính xác bằng mô hình giá.
Đưa ra chính xác các dự đoán
Trên thực tế, các trader sẽ tập trung vào việc dự đoán xu hướng giá ở trong tương lai thông qua cách phân tích diễn biến của giá. Do vậy, thay vì dựa vào may mắn hay cảm tính để vào lệnh thì hiện nay trader có thể nhờ vào các công cụ và chỉ báo phân tích kỹ thuật để tìm ra điểm vào lệnh cũng như thoát lệnh thích hợp. Từ đó, rủi ro sẽ được giảm thiểu và lợi nhuận sẽ gia tăng lên.
Nhược điểm của phân tích kỹ thuật Forex
Mặc dù trên thị trường tài chính, phân tích kỹ thuật được sử dụng vô cùng rộng rãi. Tuy nhiên, ở đâu đó phương pháp này vẫn tồn tại một vài nhược điểm như sau:
Tất cả các tín hiệu không hoàn toàn chính xác
Có thể thấy, phân tích kỹ thuật sẽ cho ra kết quả vô cùng hiệu quả và đáng tin cậy khi ở trong một thị trường hoạt động với khối lượng giao dịch lớn, điều kiện bình thường và có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, nếu như thị trường chỉ cần bị ảnh hưởng nhỏ bởi những sự kiện bất thường hay các tác động khách quan bên ngoài thì các tín hiệu sẽ bị sai lệch.
Yêu cầu một nền kiến thức rộng đối với người sử dụng
Đối với phân tích kỹ thuật, khi sử dụng công cụ này trader cần phải có được một nền tảng kiến thức vững chắc và chuyên sâu. Chính vì vậy, đối với những trader mới tham gia Forex hoặc mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường tài chính sẽ bị cản trở khá nhiều.
Không thích hợp đối với các giao dịch có xu hướng dài hạn
Trong ngắn hạn, phân tích kỹ thuật được xem như là một dự báo về xu hướng thay đổi của giá. Chính vì vậy khi mà trader muốn phân tích thị trường trong dài hạn thì cần phải xét đến chính sách, tình hình chính trị của quốc gia, động thái thị trường vốn, môi trường hoạt động kinh tế cũng như nhiều yếu tố khác.
Có độ trễ cao
Có thể thấy, bởi vì chỉ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu thị trường ở quá khứ cho nên phân tích kỹ thuật thường có độ trễ cao. Đối với trường hợp xuất hiện tin tức hay thông báo chấn động thì phân tích kỹ thuật sẽ cho ra những kết quả khiến trader không thể trở tay kịp. Do vậy mà trader cần phải áp dụng thêm phương pháp phân tích cơ bản khi giao dịch Forex.
Những trường phái phân tích kỹ thuật Forex
Xét ở khía cạnh lý thuyết, trong lịch sử phân tích kỹ thuật Forex có đến 5 trường phái lớn. Những người nghiên cứu và phát triển các trường phái này đều vô cùng nổi tiếng với tên gọi “Người khổng lồ của phân tích kỹ thuật”. 5 người này chính là những người khai sinh ra các công cụ phân tích kỹ thuật. Và đồng thời, trên thực tế các chiến lược đều được sử dụng dựa vào cơ sở lý thuyết của các trường phái này.
Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow được Charles Henry Dow (1850 – 1902) công bố. Ông là người có phong cách kỹ thuật theo cổ điển. Trước đó, Charles Henry Dow là một nhà báo và đồng sáng lập lên tờ báo “The Wall Street Journal – Tạp chí phố Wall”. Đồng thời, ông cũng là cha đẻ của chỉ số quan trọng nhất của thị trường chứng khoán Mỹ hiện nay, đó là chỉ số Dow Jones.
Theo như lý thuyết Dow, thị trường chứng khoán được cho rằng là một thước đo đáng tin cậy trong một nền kinh tế đối với các điều kiện kinh doanh tổng thể. Người ta có thể xác định được các điều kiện kinh doanh của nền kinh tế nhờ vào phân tích tổng thể thị trường. Sau đó, xác định được xu hướng chung của thị trường cũng như từng cổ phiếu riêng lẻ ở tại chính thị trường đó.
Dựa vào giả thuyết thị trường hiệu quả EMH, lý thuyết Dow hoạt động với ý tưởng phản ánh tất cả mọi thứ qua giá cả bao gồm lợi thế cạnh tranh, các thông tin, kết quả cạnh tranh,… Và hơn hết, thông tin này đều có thể tiếp cận được đến với toàn bộ mọi người.\
Lý thuyết Dow cho rằng cách thức vận hành của thị trường sẽ diễn ra theo chu kỳ với ba giai đoạn, tương ứng với ba xu hướng đó là: Xu hướng chính kéo dài trên 1 năm. Trong các xu hướng chính này, các xu hướng thứ cấp sẽ có cách thức hoạt động thường là ngược lại với xu hướng chính. Xu hướng thứ hai là kéo dài đến vài tháng, tương tự như các đợt pullback. Và cuối cùng, xu hướng nhỏ kéo tài trong vài tuần chính là xu hướng thứ ba. Thông thường, đây sẽ là các biến động nhiều với lượng thông tin mang lại ít ỏi.
Khi sử dụng lý thuyết Dow phần lớn sẽ phải có sự kết hợp với các chỉ báo, khối lượng và chỉ số khác để hướng đến mục tiêu xác định xu hướng hoặc tìm ra nơi mà xu hướng đảo chiều. Từ đó, các quyết định giao dịch được đưa ra cần phải thuận chiều với xu hướng đó.
Lý thuyết Gann
Một trong những trường phái huyền thoại khi nhắc đến phân tích kỹ thuật trong Forex không thể nào bỏ qua chính là lý thuyết Gann. Lý thuyết này được phát minh bởi William Delbert Gann (1878 – 1955). Ông là một chuyên gia phân tích thị trường bằng cách áp dụng toán học. Không những thế, ông cũng là tác giả của những cuốn sách đầu tư nổi tiếng như “Làm thế nào để tạo ra lợi nhuận từ hàng hóa” hay “45 năm ở phố Wall”,…
Lý thuyết Gann sẽ áp dụng toán học vào giao dịch dựa trên thời gian thay vì sử dụng các tin tức hoặc giá cả như những trader khác thường sử dụng. Các lý thuyết được William Delbert Gann cụ thể hóa qua những chỉ báo ở dạng hình học, cụ thể là góc và đường thẳng. Dựa vào các chỉ báo này mà trader có khả năng dự báo được vị trí của giá trong tương lai tại một thời điểm nhất định.
Có lẽ sẽ có rất nhiều trader cảm thấy xa lạ với điều này. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ thì sẽ thấy lý thuyết Gann sẽ giúp trader xác định được kháng cự và hỗ trợ nhờ vào việc sử dụng chỉ báo của phương pháp này. Đồng thời, nó sẽ đưa ra những dự báo về các khu vực đáy và đỉnh quan trọng cũng như những sự thay đổi đảo chiều, bứt phá trong xu hướng. Từ đó, tìm kiếm ra vị thế tốt hơn phục vụ cho việc giao dịch.
Lý thuyết sóng Elliott
Sóng Elliott được Ralph Nelson Elliott (1871 – 1948) phát triển vào những năm 1930. Ông thật chất là một nhân viên kế toán chuyên nghiệp nhưng vì bệnh tật mà đã nghỉ hưu sớm. Sua đó, Elliott đã nghiên cứu biểu đồ cũng như phát triển cho riêng mình một phương pháp phân tích vào những khoảng thời gian rảnh.
Năm 1935, khi ông đưa ra một dự đoán liên quan đến mức đáy của thị trường chứng khoán. Sau đó, nó đã thành sự thật và giúp lý thuyết sóng Elliott nổi tiếng. Chính từ lúc này, khi phân tích thị trường, trader không thể nào bỏ qua lý thuyết này.
Như vậy lý thuyết sóng Elliott trong phân tích kỹ thuật là một công cụ giúp trader tìm kiếm những mô hình giá được lặp đi lặp lại trong dài hạn theo chu kỳ. Dựa theo lý thuyết này, nó xác định rằng xu hướng của thị trường sẽ được hình thành nhờ vào các sóng lớn. Đồng thời, xu hướng chính sẽ bị các sóng điều chỉnh chống lại.
Đặc biệt, một tập hợp sóng có thể là một con sóng đơn lẻ nhưng cũng có thể là một con sóng nằm trong một tập hợp sóng lớn hơn. Chẳng hạn như khi ở khung H1, nó là một tập hợp sóng. Thế nhưng khi qua khung H1, nó lại là một sóng đơn lẻ trong một tập hợp sóng.
Dựa vào sự hình thành của các con sóng, khi xác định được vị trí và cách thức của nó thì trader có thể tiến hành thực hiện lệnh ở đầu con sóng cũng như tìm kiếm lợi nhuận.
Tất nhiên, điều này không phải là điều dễ dàng gì. Trader cần nghiên cứu và nắm rõ hơn về lý thuyết Elliott để áp dụng chúng một cách hiệu quả vào các giao dịch trong thực tế nhé.
Phương pháp Wyckoff
Phương pháp Wyckoff được Richard Demile Wyckoff (1873 – 1934) phát minh ra và đã đi vào huyền thoại khi nhắc đến phân tích kỹ thuật trong Forex lẫn chứng khoán.
Vào năm 25 tuổi, Wyckoff đã từng có một công ty riêng. Đồng thời, ông cũng là nhà sáng tập của Tạp chí phố Wall và là biên tập viên, tác giả trong vòng gần hai thập kỷ cho tạp chí này.
Wyckoff đã công bố mô hình Wyckoff thể hiện về cách vận động của giá. Thực chất, đây chính là một phương pháp phân tích kỹ thuật dựa vào những quy luật tuần hoàn trên thị trường. Điều này sẽ giúp các trader có thể tìm được các cổ phiếu tiềm năng. Sau đó, dựa trên quy luật cung cầu, quy luật nỗ lực – kết quả, luật nhân quả để phân tích biểu đồ.
Không những thế, phương pháp Wyckoff còn cho thấy rằng thị trường sẽ tuần hoàn theo như bốn chu kỳ đó là tích lũy đến tăng trưởng, phân phối và cuối cùng là suy thoái. Các trader có thể dựa vào 4 chu kỳ và 3 quy luật để lựa chọn cho mình loại cổ phiếu tiềm năng và xác định thực hiện giao dịch ở những thời điểm phù hợp.
Lý thuyết Merrill – Mô hình nến M và W
Arthur A. Merrill (sinh năm 1906), trước khi trở thành một nhà nghiên cứu phân tích kỹ thuật thị ông vốn dĩ là một quản lý và kỹ sử của công ty General Electric. Ông đã thể hiện riêng phương pháp phâ tích kỹ thuật của riêng mình qua mô hình giá chữ M và W sau khi nghiên cứu về sóng Elliott, lý thuyết Dow và lý thuyết Wyckoff.
Về cấu trúc, mô hình này có hình dạng không khác gì với hai chữ M và W với hai đáy và hai đỉnh. Tuy nhiên, so với mô hình hai đáy và hai đỉnh thông thường thì mô hình của Merrill có sự phức tạp hơn rất nhiều. Trong đó, có đến tất cả 32 loại khác nhau gồm 16 chữ W và 16 chữ M. Tuy nhiên, chúng sẽ không ở các trạng thái giống nhau.
Thông thường, các cặp chữ M và W sẽ đi theo nhau với một mẫu chữ W và một mẫu chữ M đối xứng. Mỗi cặp mô hình này lại có cấu trúc cũng như ý nghĩa và cách thức sử dụng khác nhau. Nếu như nắm rõ được tất cả các mẫu này, trader sẽ tìm được cho mình nhiều cơ hội hơn nữa khi giao dịch trên thị trường Forex.
Những chiến lược giao dịch hiệu quả khi phân tích kỹ thuật Forex
Giao dịch theo xu hướng
Thực tế cho thấy thị trường sẽ rất hiếm khi và hầu như là không di chuyển theo một đường thẳng nhất định. Thay vào đó, nó sẽ xuất hiện các biến động lên xuống liên tục để hình thành các đỉnh và đáy. Thông qua các đỉnh và đáy, trader sẽ nắm bắt được thị trường đang có xu hướng tăng, đi ngang hay giảm để đưa ra những quyết định hợp lý trước khi đầu tư.
- Thị trường đi lên sẽ tương ứng với lệnh mua.
- Thị trường đi xuống sẽ giúp trader có được lợi nhuận với lệnh bán.
- Trường hợp thị trường không có nhiều biến động và đi ngang thì trader nên chờ đợi điểm đột phá.
Giao dịch với kháng cự và hỗ trợ
Trader cần xác định được 2 mức kháng cự và hỗ trợ nếu như muốn giao dịch một cách hiệu quả:
- Mức hỗ trợ: Được thể hiện qua mức giá thấp nhất, nơi mà giá sẽ di chuyển chậm lại hoặc đảo chiều tăng trước khi xu hướng tiếp tục. Trong tương lai hành động này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Mức kháng cự: Được thể hiện qua mức giá cao nhất, nơi mà giá đảo chiều giảm. Và tương tự, hành động này trong tương lai cũng sẽ lặp lại nhiều lần.
Khi xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ, các mức giá này sẽ đóng vai trò là các điểm thoát hoặc vào lệnh tiềm năng.
Khi giá đạt đến điểm kháng cự hoặc hỗ trợ thì nó sẽ có khả năng vượt qua khỏi mức kháng cự và hỗ trợ đó hoặc bật trở lại khỏi vùng kháng cự và hỗ trợ. Sau đó, xu hướng giá vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi nào chạm được vào vùng kháng cự hoặc hỗ trợ tiếp theo.
Giao dịch theo mô hình giá
Khi phân tích biểu đồ, trader sẽ được xem các xu hướng biến động của giá tổng thể, xem xét những dữ liệu lịch sử hoặc phát hiện ra những mô hình tương tự nhau, điều này được gọi là mô hình giá.
Các mô hình giá này có chức năng dự báo điểm tiềm năng để đảo chiều hoặc là tiếp diễn xu hướng ở thời điểm hiện tại. Dựa vào điều này, trader cũng sẽ tìm ra được điểm thoát lệnh và điểm vào lệnh hợp lý.
Các mô hình giá hiện nay được trader sử dụng nhiều như mô hình tam giác, mô hình chữ nhật, mô hình con dơi, cái nêm,…
Áp dụng các chỉ báo kỹ thuật
Các chỉ báo hay còn được gọi là Indicator là một công cụ không thể thiếu của trader khi phân tích kỹ thuật Forex. Thông qua các chỉ báo này, trader sẽ xác định được thời điểm thị trường nằm trong giai đoạn quá bán, quá mua hoặc nhận diện được điểm đảo chiều tiềm năng. Sau đó, trader sẽ tìm ra điểm hợp lý để vào lệnh.
Các chỉ báo nổi bật hiện nay như MA, MACD, RSI, MFI,…
Dựa vào khối lượng để giao dịch
Trader có thể nắm bắt được liệu rằng tình hình thị trường đang bị phe bán hay phe mua kiểm soát thông qua khối lượng giao dịch.
Nếu như khối lượng tăng cao tại điểm kháng cự và hỗ trợ thì có nghĩa trong thời gian tới sẽ có một sự bứt phá. Như vậy, trader có thể tìm ra điểm vào lệnh vô cùng tiềm năng để thu về lợi nhuận khi giao dịch.
Phân tích giao dịch theo nhiều khung thời gian
Với chiến lược này, trader cần phải phân tích nhiều khung thời gian cho duy nhất một khung tiền tệ. Ở mỗi khung thời gian sẽ mang lại những lợi ích riêng biệt như:
- Đối với khung thời gian dài, trader sẽ xác định được xu hướng tổng thể và hiểu được bức tranh thị trường lớn hơn.
- Đối với khung thời gian trung bình, trader sẽ nhìn thấy được những điều đang diễn ra trên thị trường tại thời điểm ngay khi đó.
- Đối với khung thời gian ngắn, trader sẽ tìm ra được điểm để vào lệnh.
Như vậy, trader có thể xây dựng và xác định được một bức tranh về hành động giá rõ ràng hơn dựa vào các khung thời gian. Từ đó, sẽ phát hiện ra các động thái vào lệnh hiệu quả.
Giao dịch kết hợp với nhiều chỉ báo
Ngoài các chỉ báo trên, trader cũng có thể thực hiện chiến lược giao dịch kết hợp với các chỉ báo khác lại với nhau. Chẳng hạn như ở đây chúng ta giao dịch kết hợp với chỉ báo RSI, dải BB, OBV và mây Ichimoku. Đây là các chỉ báo thể hiện động lượng, khối lượng giao dịch, xu hướng cũng như biến động giá quan trọng khi giao dịch.
Bước 1: Giá phải được phá vỡ và nằm trên mức giữa dải BB
Đầu tiên, trader cần xác nhận xem liệu rằng giá đã bị phá vỡ hay chưa và có đóng trên mức nằm ở giữa dải Bollinger hay không. Nếu như giá đã phá vỡ thì tiến hành sử dụng thêm các chỉ báo khác để xác định được các tín hiệu giao dịch tốt khác.
Bước 2: Đợi chỉ báo RSI trên 50
Trader tìm ra mối liên hệ giữa chỉ số RSI và dải Bollinger. Nếu như so với xu hướng, động lượng vẫn còn ở phía sau thì chứng tỏ breakout sẽ xuất hiện. Thông thường, động lượng dương khi RSI trên 50.
Lưu ý, không phải RSI khi nào cũng nằm trên 50 cùng với lúc giá nằm trên mức giữa đường Bollinger. Do vậy, trader đôi khi cần phải chờ đợi để động lượng mạnh và tăng lên.
Bước 3: Chờ OBV tăng lên và thực hiện mua vào khi nhận thấy có sự gia tăng khối lượng
Tiếp đến, trader cần xác nhận xem liệu rằng giao dịch mình đang thực hiện có lực mua đằng sau hay không. Xác nhận điều này thông qua việc gia tăng thêm khối lượng giao dịch, tức là OBV tăng.
Sau đó, để tài sản của chính mình được bảo vệ, trader cần thiết lập vị trí Stop loss, còn gọi là đặt lệnh dừng lỗ.
Bước 4: Ở dưới dải Bollinger dưới, tiến hành đặt lệnh dừng lỗ
Tại bên dưới dải Bollinger dưới, trader cần tiến hành đặt lệnh dừng lỗ. Đặc biệt, không nên để điểm dừng lỗ thấp hơn so với dải Bollinger bởi vì như vậy một tổn thất lớn sẽ xuất hiện.
Tiếp đến, trader tìm và xác định điểm chốt lời. Sau đó đóng giao dịch.
Bước 5: Khi dải Bollinger bị giá phá vỡ cần tiến hành chốt lời (take profit)
Sau khi đã chốt lời, trader chỉ quan sát duy nhất một chỉ báo phát ra tín hiệu thoát giao dịch. Lý do là vì nếu như quan sát quá nhiều chỉ báo thì trader sẽ mất thời gian chờ đợi khá lâu cũng như có khả năng sẽ bị mất một khoản lợi nhuận đáng kể.
Khi thấy giá đảo chiều, trader cần chốt lời ngay bởi vì đây là thời điểm tốt nhất. Khi đó, tín hiệu để nhận biết giá đảo chiều là vào lúc đường Bollinger bị một điểm phá vỡ.
Những chỉ báo nổi bật trong phân tích kỹ thuật Forex
Các chỉ báo kỹ thuật hiện nay được tính toán một cách tự động cũng như được các nền tảng giao dịch cung cấp miễn phí đến các trader. Như vậy, các chỉ báo cơ bản và nổi bật cần phải biết trong phân tích kỹ thuật Forex là gì? Hãy cùng Forex Dictionary tìm hiểu sau đây nhé.
Chỉ báo xu hướng
Đường MA (Moving Average) – Đường trung bình di động
Đây là chỉ báo thể hiện hướng tăng hoặc giảm của xu hướng giá. Đường MA chỉ mang ý nghĩa tương đối với không dự báo chính xác được giá, nó chỉ dự báo giá sẽ hình thành nên xu hướng thế nào mà thôi. Đường MA sẽ được tính toán tại thời điểm giá đóng cửa ở một khoảng thời gian đã được xác định.
Chỉ số định hướng trung bình – Directional Average
Chỉ số này giúp trader xác định được thị trường hiện tại có xu hướng hay là không. Đồng thời, nó cũng xác định được sức mạnh của xu hướng đó ra sao mà không nhất thiết phải xem xét giá đang có xu hướng tăng hay giảm.
Chính vì vậy, khi giá đi xuống đường ADX vẫn có thể hướng lên. Chỉ số định hướng trung bình này sẽ giúp trader xem xét xem liệu rằng mình có nên gia nhập vào thị trường không.
Ichimoku Kinko Hyo
Chỉ báo Ichimoku hay còn được gọi là mây Ichimoku sẽ hình thành nên 5 đường là Senkou span A, Senkou span B, Kijun-sen, Tenkan-sen và Komo. Dựa vào chỉ báo này, trader sẽ có thể xác định được vị trí của vùng kháng cự cũng như vùng hỗ trợ. Không những thế, nó cũng sẽ xác định xem liệu rằng thị trường hiện tại đang có xu hướng hay không.
MACD – Đường trung bình động hội tụ phân kỳ
Đường trung bình động hội tụ phân kỳ là chỉ báo được tạo ra nhờ vào đường MACD và đường tín hiệu ở trên cùng một biểu đồ. Chỉ báo này được sử dụng để quan sát những thay đổi, biến động về động lượng, thời gian cũng như hướng về hành động giá. Đối với một xu hướng cụ thể, đường MACD sẽ cảnh báo các thay đổi về sức mạnh và hướng.
Chỉ số SAR Parabol
Đây là chỉ báo thể hiện những thay đổi về hướng của giá cũng như đưa ra các tín hiệu cảnh báo những thay đổi về giá của một tài sản. Dựa vào đây, trader sẽ xác định được thời điểm nên bán, nên mua cũng như đặt các lệnh dừng lỗ.
Động lượng – Momentum
RSI – Chỉ số sức mạnh tương đối
RSI là một chỉ số về biến động giá với chức năng xác định được độ mạnh, yếu của một loại tài sản trong một chu kỳ nhất định so với chính nó. Chỉ báo này sẽ được biểu diễn ở dưới dạng dao động bắt đầu từ 0 cho đến 100. Đa phần chỉ số RSI sẽ được sử dụng kết hợp với nhiều chỉ báo khác để xác định thời điểm mở tín hiệu giao dịch.
SO (Stochastic Oscillator) – Dao động ngẫu nhiên
Trong một thời điểm nhất định, chỉ báo dao động ngẫu nhiên sẽ lấy giá đóng cửa so sánh với một phạm vi giá của một tài sản. Thông thường, nó được sử dụng với mục đích xác nhận xem loại tài sản nào đang quá bán hoặc quá mua trên thị trường giao dịch. Đồng thời, nó cũng được sử dụng để thông báo sự đảo chiều giá và sự phân kỳ.
Chỉ báo dao động ngẫu nhiên sẽ có phạm vi dao động từ 0 – 100. Đa phần tài sản quá mua sẽ có SO lớn hơn 80 và tài sản đang quá bán sẽ có SO dưới 20.
%R – Phạm vi % Williams
%R được gọi là dao động Williams sẽ có tác dụng giúp trader nhận ra được khi nào cặp tỷ giá, chứng khoán, hàng hóa,… có thể bị bán quá mức hoặc mua quá mức. Chỉ báo này so với chỉ báo Stochastic RSI sẽ có cách sử dụng và tính chất tương tự. Điểm khác biệt duy nhất đó chính là Stochastic RSI có đường mịn bên trong còn chỉ số %R có tỷ lệ đảo ngược.
Biến động
ATR – Chỉ báo phạm vi dao động thực
Đây là chỉ báo được dùng để đo lường những sự biến động của thị trường. Chỉ với một đường duy nhất, nó có thể xác định được hàng hóa đang có sự biến động như thế nào. Do vậy, chỉ báo phạm vi dao động thực sẽ giúp trader xác định được điểm thoát và điểm vào dựa theo các biến động về giá.
BB (Bollinger Band) – Dải Bollinger
Dải Bollinger được biết đến là một chỉ báo biến động giá được hình thành dựa trên SMA. Thị trường sẽ có dấu hiệu quá mua trong trường hợp giá đi lên phía trên của dải BB. Ngược lại, thị trường sẽ quá bán khi giá đi xuống phía dưới đáy của dải BB. Thông thường, để các tín hiệu được cung cấp mạnh mẽ hơn, dải BB sẽ được kết hợp với RSI và MACD.
SD (Standard Deviation) – Độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn là một chỉ báo được sử dụng để đo sự chênh lệch giữa giá với trung bình di động. Khi SD càng lớn thì thị trường sẽ càng biến động hơn. Khi mức SD cao, đây là một dấu hiệu cảnh báo về việc thời gian hoạt động hiện thời chuẩn bị kết thúc và được chuyển sang một giai đoạn hợp nhất. Thông thường, SD sẽ được trader sử dụng để tìm kiếm điểm vào lệnh phù hợp.
Chỉ báo về khối lượng
MFI (Money Flow Index) – Chỉ số dòng tiền
Dựa vào khối lượng giao dịch và giá của tài sản, chỉ số dòng tiền sẽ cung cấp đến trader thông tin quá bán hoặc quá mua của tài sản đó. Không những thế, trader cũng có thể thông qua MFI quan sát những sự thay đổi của xu hướng giá.
Chỉ số MFI sẽ dao động từ 0 – 100. Thực tế, trader sẽ đi theo xu hướng mua vào nếu như MFI càng thấp và ngược lại sẽ bán ra nếu như MFI càng cao. Thông thường, chỉ số MFI sẽ được sử dụng với Fibonacci và sóng Elliott.
A//D – Đường tích lũy/phân phối
Đây là chỉ báo được sử dụng nhằm mục đích xác định sự tính lũy hoặc phân phối của một tài sản. Dựa vào sự khác biệt giữa giá thấp nhất và giá cao nhất, khối lượng giao dịch, đường A/D sẽ thể hiện các dấu hiệu đảo chiều giá, phân kỳ cũng như dự đoán các xu hướng tăng hoặc giảm giá. KHi A/D giảm nhưng giá lại đang tăng thì có khả năng khối lượng mua sẽ không thể đủ để hỗ trợ cho việc tăng giá và giá có thể đảo chiều.
OBV (On-balance Volume) – Khối lượng cân bằng
Khối lượng cân bằng là chỉ báo dựa giá và khối lượng giao dịch để xác định áp lực mua và bán. OBV có công thức tính đó là nếu như giá tăng vào hôm nay thì OBV hôm nay sẽ bằng khối lượng giao dịch và OBV hôm trước cộng lại với nhau và ngược lại. Khi các trader tiến hành đầu tư vào tài sản thì OBV sẽ tăng.
Như vậy, bài viết sau đây chính là những chia sẻ về phân tích kỹ thuật Forex mà Dictionary muốn chia sẻ. Hy vọng thông qua các thông tin bổ ích và chính xác này, trader sẽ hiểu được cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật trong Forex và có được những cuộc giao dịch thật sự hiệu quả nhé.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.