Position Trading là gì đang là từ khóa tìm kiếm sôi nổi trên các trang tìm hiểu về phương thức giao dịch. Nhìn chung Position Trading là một loại hình giao dịch trong thời gian dài hạn và mang đến hiệu suất cao nhưng lại rất ít người tìm hiểu. Vậy lý do vì sao Position Trading không được phổ biến trên các sàn giao dịch hiện nay? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết này để hiểu hơn về cách thức giao dịch Position Trading.
Khái niệm về Position Trading trong giao dịch
Position Trading là một phương thức giao dịch trong thời gian dài hạn và được sử dụng trong chứng khoán hay trading Forex. Những nhà giao dịch lựa chọn theo phương pháp này thường được gọi là các Position Trader. Khi so sánh với những chiến lược giao dịch cơ bản trên thị trường bao gồm Swing Trading, Day Trading hay Scalping Trading thì Position Trading được xem như có tổng số thời gian giữ lệnh trong thời gian lâu nhất. Vì thời gian giữ lệnh của những Position Trader thường được tính từ vài tháng đến thậm chí vài năm. Đối với thị trường chứng khoán thì các nhà giao dịch theo trường phái Position Trading thường giữ cổ phiếu trong thời gian từ một đến vài chục năm.
Đặc điểm của các Position Traders trong giao dịch
Yếu tố then chốt được đặt lên hàng đầu
Đối với những nhà giao dịch lựa chọn phương thức giao dịch Position Trading sẽ thông qua các số liệu về kinh tế biểu thị thông tin xu hướng trong thời gian dài hạn của cổ phiếu, các cặp ngoại hối hay tài sản để dùng trong giao dịch. Để trở thành một Position Trader chuyên nghiệp, yếu tố quan trọng nhất chính là phải am hiểu về các thông tin kinh tế vĩ mô để có thể phân tích những xu hướng thị trường có thể xảy ra trong tương lai. Có thể nói rằng các dữ liệu được thể hiện đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự biến động của những mã cổ phiếu, cặp tiền tệ và các kênh đầu tư tiềm năng.
Một vài điểm đặc trưng của Position Trader hiện nay:
- Position Trading thích hợp với những nhà đầu tư có sự quan tâm đến giá trị tài sản lâu dài. Đối với các nhà giao dịch này thì thị trường chuyển dịch trong ngắn hạn chỉ là bước đầu của lợi nhuận cao hơn trong thời gian tới. Để có thể đạt được mong muốn thì các nhà giao dịch Position Trading phải thực sự phân tích thị trường đủ lâu và bắt buộc tuân theo những quy định nghiêm ngặt trên thị trường thì mới có thể dự đoán được xu hướng tiếp theo. Bên cạnh đó việc lọc các thông tin nhiều và chọn nạp vào các thông tin đúng quan trọng cũng là yếu tố cơ bản.
- Để có những quyết định đúng đắn trong giao dịch, các Position Trader phải áp dụng những kỹ thuật phân tích cơ bản để tiến hành vào lệnh và đồng thời là phân tích kỹ thuật có bài bản để đưa ra phán đoán về khung thời gian trong dài hạn.
- Vì Position Trading Strategies có tính chất dài hạn nên để có thể sử dụng phương thức này thì nhà giao dịch bắt buộc phải có nguồn vốn đủ mạnh. Nhà giao dịch Position Trading thường sẽ chia đều số vốn cho mỗi danh mục đầu tư và tiến hành đầu tư dài hạn. Việc làm này sẽ góp phần đa dạng hóa những kênh đầu tư và đồng thời hạn chế rui ro khi chỉ tập trung duy nhất vào một loại tài sản.
Position Trading phải sở hữu “một cái đầu lạnh”
Một nhà giao dịch Position Trading phải đảm bảo rằng tâm lý đủ vững thì mới có khả năng chịu được các chuyển động bất ổn trên thị trường. Rất khó để các phán đoán là luôn chính xác và không thể ngoại trừ những trường hợp thị trường phải đi theo hướng ngược lại so với những mong muốn của nhà giao dịch từ vài trăm pip.
Do đó, tâm lý ảnh hưởng sâu sắc đến những quyết định vào lệnh của nhà giao dịch và rất dễ bị lung lay khi trên thị trường có sự chuyển dịch về xu hướng. Position Trader cần phải có “một cái đầu lạnh” để có thể giữ vững niềm tin và tự tin với các phán đoán về phân tích thị trường của mình đã đưa ra. Trên thực tế, trong quá trình giao dịch có rất nhiều thông tin nhiễu và chúng sẽ các tín hiệu ảo thể hiện trên biểu đồ phân tích.
Một số cách mà Position Trader có thể sử dụng để giữ vững tâm lý của mình:
- Trước khi lựa chọn sử dụng phương pháp Position Trading để giao dịch thì nhà giao dịch cần phải hiểu rõ về bản thân mình rằng bạn có thật sự độc lập về suy nghĩ và niềm tin không hay có nhạy cảm và dễ lung lay trước những thông tin nhiễu. Thêm vào đó, Position Trader phải đảm bảo được rằng họ đã có một lượng kiến thức đầy đủ với kinh nghiệm giao dịch dài hạn để phán đoán xu hướng thị trường. Vì đây là một hành trình giao dịch dài hạn nên trong quá trình này sẽ xảy ra những biến động mà bạn phải tin tưởng các quyết định của mình.
- Nhà giao dịch Position Trading phải hiểu rõ các thông tin cơ bản về nền kinh tế từ vĩ mô đến vi mô. Vì những thông tin này sẽ tác động trực tiếp đến giá cả của những mã cổ phiếu, tài sản đầu tư dài hạn và các cặp ngoại hối.
- Đặc biệt, Position Trader không nên đặt niềm tin vào bất kỳ ai vì tâm lý đám đông và phản ứng thái quá sẽ rất dễ gây tác động đến ý chí của bạn. Vì thế, yếu tố quan trọng nhất chính là bạn phải sở hữu kiến thức của riêng mình và luôn sáng suốt với những quyết định đưa ra.
Nhà giao dịch theo Position Trading strategies luôn mong muốn Risk:Reward ở mức cao
Nhìn chung đối với tất cả các nhà giao dịch trên thị trường tài chính, dù cho dùng chiến lược nào thì họ đều mong muốn tỷ lệ Risk:Reward ở mức cao ở thời điểm tiến hành mở lệnh giao dịch. Dựa vào nguyên tắc, tỷ lệ R:R sẽ tỷ lệ nghịch với rủi ro; có nghĩa là khi RR càng lớn sẽ giảm bớt khả năng thua lỗ của một nhà đầu tư.
Ưu điểm và nhược điểm của Position Trading là gì?
Position Trading là một phương pháp giao dịch được các nhà giao dịch sử dụng trong thời gian dài hạn để mang về lợi nhuận cao. Tuy nhiên bất kỳ phương thức giao dịch nào cũng có những mặt ưu và khuyết điểm mà nhà giao dịch cần lưu ý.
Ưu điểm của Position Trading Strategies
- Hạn chế được áp lực: thay vì các giao dịch được thực hiện trong thời gian ngắn hạn, các trader phải quan tâm vào những chuyển biến về giá nhất thời, dù cho đó có thể là một tín hiệu ảo. Đối với phương thức Position Trading thì nhà giao dịch sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian quan tâm đến các chuyển biến này mà thay vào đó là những yếu tố có khả năng gây ra tác động trong dài hạn.
- Tiết kiệm thời gian: nhà giao dịch Position Trading có thể tiết kiệm được thêm thời gian cho mình trong việc tiến hành phân tích các biểu đồ và nghiên cứu thị trường xung quanh. Các Position Trader sẽ tập trung chủ yếu vào những phân tích thị trường trong khung thời gian của tuần.
- Thu về lợi nhuận cao: so với các chiến lược giao dịch trong thời gian ngắn hạn thì phương pháp Position Trading sẽ mang về lợi nhuận cao hơn.
- Giảm bớt chi phí chênh lệch và hoa hồng: có thể hiểu rằng do thời gian giao dịch là dài hạn nên khối lượng của giao dịch cũng khá ít và các trader có thể dựa vào đó tối ưu được chi phí này.
- Không bị thao túng về giá cả: Position Trader thường rất ít bị trường hợp thao túng giá bởi các nhà tạo lập thị trường.
Nhược điểm của Position Trading Strategies
- Khá kén người lựa chọn giao dịch: vì tính chất là dài hạn hay có thể hiểu rằng nhà giao dịch phải giữ lệnh trong một thời gian dài nên sẽ chỉ thích hợp với những nhà giao dịch có nguồn vốn lớn và đảm bảo. Bên cạnh đó, trong thời gian đầu khi lựa chọn giao dịch Position Trading sẽ dễ gặp tình trạng vốn đầu tư bị khóa khá lâu.
- Tỷ lệ của đòn bẩy thấp: do tính chất khóa lệnh lâu nên những Position Trader cũng sẽ chọn tỷ lệ đòn bẩy thấp để hạn chế tình trạng thua lỗ. Do đó, để có thể thu về mức lợi nhuận cao thì điều kiện vốn ban đầu là không hề nhỏ.
- Dễ gặp rủi ro: thị trường tài chính vốn là nơi rất nhạy cảm và dễ biến động, khi có sự hình thành xu hướng đảo chiều thì ngay lập tức thị trường sẽ đi ngược hướng nhà đầu tư kỳ vọng và gây ra rủi ro lớn. Do đó, các Position Trader cần phải là người có một tầm nhìn xa với khả năng phân tích thị trường dày dặn.
- Phí qua đêm (Swap): các Position Trader cần phải kiểm soát được chi phi qua đêm nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ và mất nguồn vốn rất nhanh. Nguyên nhân của việc này là do phương thức Position Trading diễn ra trong một thời gian dài hạn có thể tính theo tháng hay thậm chí là năm nên cần phải kiểm soát chi phí này thật cẩn thận.
Các điều kiện để giao dịch phương thức Position Trading
Sau khi tìm hiểu về các thông tin về Position Trading là gì chắc hẳn sẽ có một số nhà đầu tư quan ngại khi hình thức giao dịch này phải có kiến thức về thị trường dày dặn. Tuy nhiên phương thức Position Trading lại không đòi hỏi nhà giao dịch có kỹ năng phân tích thị trường cao siêu. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản để nhà giao dịch suy xét lựa chọn phương thức Position Trading:
- Khả năng chấp nhận thua lỗ của Position Trader: vì quá trình giao dịch theo phương thức này cần phải bỏ ra một số vốn lớn nên trước khi đó các trader cần phải chuẩn bị tâm lý chấp nhận sự thua lỗ nếu rủi ro xảy ra. Thêm vào đó, thời gian mở lệnh của Position Trading cũng khá lâu dẫn đến nguy cơ biến động xảy ra là rất cao.
- Kiến thức và kinh nghiệm về thị trường giao dịch: để có thể phán đoán chính xác những biến động xảy ra trong tương lai thì các nhà giao dịch cần trang bị các kiến thức về quan sát và phân tích những yếu tố tác động đến trị giá của cặp ngoại hối. Điều này cũng chính là dữ kiện cần thiết cho phương thức Position Trading. Mà chính vì thế đòi hỏi kinh nghiệm và trải nghiệm của các nhà đầu tư là rất cao khi phải phân tích và phán đoán những sự kiện quan trọng, thông tin ảo,… Những yếu tố trên đều có tác động mạnh mẽ đến với các quyết định giao dịch của một Position Trader.
- Sự kiên nhẫn và giữ vững tâm lý trong quá trình giao dịch: bởi vì thời gian giữ lệnh trong phương thức Position Trading là rất lâu nên trong quá trình này giá sẽ có sự biến đổi rất nhiều mà nhà giao dịch không có khả năng dự đoán chính xác.Với những nhà giao dịch hay bị dao động bởi tâm lý FOMO thì chắc chắn rằng phương thức này sẽ không thích hợp với bạn.
- Có nguồn vốn mạnh: thông thường rất ít nhà giao dịch đơn lẻ với nguồn vốn ít ói có thể thực hiện và trụ được phương pháp giao dịch Position Trading. Bởi chính việc thời gian khóa lệnh là rất lâu nên sẽ phát sinh ra các khoản chi phí khác mà bạn cần phải chi trả.
Hướng dẫn cách thức giao dịch phương pháp Position Trading
Về cơ bản, để có thể thực hiện tốt các giao dịch của Position Trading thì nhà giao dịch cần phải trau dồi kỹ năng phân tích về các thông tin kinh tế, GDP của quốc gia,… Mục đích chính cho phân tích kỹ thuật cũng giống như các chiến lược khác là có thể dự đoán được xu hướng diễn ra trong tương lai. Do đó bạn cần một số chiến thuật để có thể giao dịch tốt chiến lược Position Trading, hãy tham khảo một số kinh nghiệm mà bên dưới:
Sử dụng công cụ đường trung bình động đơn giản MA 50, MA 200
Để có thể hiểu rõ hơn về chiến thuật này hãy xem qua một ví dụ cụ thể bên dưới:
Nhìn vào biểu đồ trên, các cần giao dịch sẽ nhận ra rằng nên sử dụng đường trung bình động (MA) cho các phân tích kỹ thuật đơn giản. Đối với phương thức Position Trading thì công cụ kỹ thuật phù hợp nhất chính là đường trung bình động 50 ngày (M50) và 200 ngày (MA200).
Bạn cần phải vẽ đường trung bình động MA50 VÀ MA200 trên biểu đồ giá trên. Trong trường hợp đường MA50 cắt đường MA200 theo chiều hướng lên sẽ thể hiện tín hiệu mua. Ngược lại, nếu đường MA50 cắt đường MA200 theo chiều hướng xuống thì đây là tín hiệu chốt giá.
Thông thường các lệnh của nhà giao dịch Position Trading sẽ được giữ trong thời gian 10 tháng và các tín hiệu xuất hiện tại biểu đồ chỉ góp phần xác định cho xu hướng tiếp theo có thể xảy ra. Vậy nên, bạn cần có những phương án phân tích kèm theo để có thể đưa ra dự đoán xu hướng trong thời gian dài hạn.
Phạm vi của hỗ trợ và kháng cự
Tại thời điểm giá phá vỡ vùng range theo chiều hướng lên trên thể hiện thông tin xu hướng giá sẽ tăng. Lúc này nếu như các Position Trader có mong muốn thực hiện lệnh trước giá breakout với mục đích có được tỷ lệ RR tốt thì phải đánh đổi chấp nhận mức rủi ro khi vào lệnh ở trong phạm vi range. Mặc dù vậy, ở thời điểm này thì vùng hỗ trợ được xem là khoảng hợp lý nhất.
Golden Cross thứ 2 của giao dịch theo phương thức Position Trading cũng dựa trên quy tắc này. Nó thể hiện sự chính xác vì lúc thị trường đang trong thời điểm củng cố, các lệnh như Take Profit hay Stop Loss sẽ được gom lại, những điểm cắt lỗ và chốt lời nằm trong vùng quá ngưỡng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự.
Tuy nhiên, trong một vài thời điểm thị trường sẽ nằm ở 2 vùng này hoặc vào lúc phá vỡ, những lệnh được vào cũng sẽ hoạt động gây ra lượng lớn bùng nổ về động lượng. Thêm vào đó, cộng thêm tâm lý đám đông sẽ kéo theo các nhà giao dịch thực hiện lệnh và đây cũng là thời điểm thị trường biến động mạnh.
Trong các giai đoạn tiếp theo, các Position Trader có thể nhìn thấy được phạm vi giá tích lũy dài và đây là cơ hội giao dịch rất tốt mà bạn không nên bỏ qua nó.
Hình bên dưới là minh họa với biểu đồ cặp ngoại tệ EUR/USD theo tuần:
Tuy vậy không thể hoàn toàn cho rằng bất kỳ thời điểm chạm phạm vi range nào thì nhà giao dịch cũng có thể thực hiện lệnh mua tại điểm hỗ trợ. Quyết định lệnh mua chỉ có thể chắc chắn trong trường hợp nhà giao dịch có thể tích góp được các yếu tố cần thiết khi có trường hợp giá phá vỡ và đồng thời hướng lên trên sẽ xảy ra.
Thời điểm giá ở trong trạng thái sideway thời gian dài
Đối với những Trader kỳ cựu chắc chắn đã một lần nghe qua nguyên tắc “quý như vàng” của những nhà giao dịch Price Action. Nguyên tắc “quý như vàng” được hiểu là “Vùng tích lũy càng dài thì lực bức phá sẽ càng mạnh”.
Giá thường sẽ ở trong giai đoạn củng cố khá dài để chuẩn bị cho một thời điểm tăng giá tiếp theo trong tương lai và từ đó bạn hoàn toàn có thể dựa trên nguyên tắc này để tiến hành vào lệnh phù hợp.
Specialize in one market và Boosting position size profits – Tập trung vào những yếu tố cốt lõi và chỉ hấp dẫn bởi lợi nhuận cao
Specialize in one marke – Tập trung vào thị trường chính
Specialize in one market có nghĩa là chỉ tập trung quan tâm vào duy nhất thị trường chính. Có thể hiểu rằng khi các nhà giao dịch lựa chọn cặp ngoại tệ EUR/USD để giao dịch thì họ sẽ chỉ dành sự quan tâm để theo dõi các thông tin và những nhân tố tác động lên cặp tiền này.
Từ đó, các Position Trader có thể dùng những hành động phân tích cơ bản trong những khung thời gian dài hạn, vậy nên chỉ cần quan tâm chủ yếu vào những yếu tố này là đủ. Ưu điểm có chiến thuật này là có thể loại bỏ được các tín hiệu nhiễu trên biểu đồ, tiết kiệm thời gian một cách tốt nhất và mang lại những phân tích hiệu quả.
Các Position Trader thường kỳ vọng một mức lợi nhuận lớn thu về vì ban đầu họ đã phải rõ ra số vốn không hề nhỏ. Do đó, việc chỉ cần tập trung vào một thị trường chính và duy nhất sẽ giúp cho họ thể hiện tốt lĩnh vực họ đang có kinh nghiệm.
Bạn cần phải biết rằng không nên phân chia sự quan tâm của mình cho quá nhiều yếu tố không cần thiết mà hãy chỉ tập trung vào thứ mà mình giỏi thì sẽ có lợi hơn rất nhiều. Đây cũng chính là cách tốt nhất để Position Trader nhắm đến mục tiêu hoạt động lâu dài và mang về lợi nhuận hấp dẫn.
Boosting position size profits – Chỉ hấp dẫn bởi lợi nhuận cao
Có thể hiểu rằng Boosting position size profit là việc củng cố những size lệnh mang đến cơ hội chiến thắng hay thường được gọi là “nhồi lệnh”. Các này thường được các nhà giao dịch Position Trading sử dụng một cách thường xuyên. Sau khi đã có những phân tích và chốt được kết quả phán đoán xu hướng của giá trong tương lai thì những thời điểm giá có sự điều chỉnh chính là lúc phù hợp để các trader đẩy mạnh vị thế để mang về lợi nhuận cao hơn.
Để hiểu rõ hơn về chiến thuật này cùng tham khảo hình minh họa của biểu đồ giá dưới đây
- Có thể sử dụng một chiến lược phân tích đơn giản và tại thời điểm đường MA50 cắt đường MA200 theo chiều hướng xuống biểu thị xu hướng giá đang giảm. Khi đó nhà gia dịch nên lựa chọn vào lệnh “Sell”.
- Trong trường hợp giá đi theo đúng với những gì bạn dự đoán thì ở các lần hồi giá về đường MA50 chính là lúc thích hợp để các Position Trader tiến hành việc “nhồi lệnh” và hãy luôn tiếp tục giữ lệnh “Sell”.
- Sau các bước thiết lập bổ sung lệnh tại thời điểm giá hồi về đường MA50, những nhà giao dịch có thể tăng thêm tỷ lệ giao dịch thành công khi tăng kích thước lệnh.
Nhìn chung lợi ích của boosting position size profit mang đến cho các Position Trader là rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể giao dịch thành công. Thông thường, các Position Trader rất dễ bị nhầm lẫn chiến thuật này với những hành vi “trung bình giá”. Chính vì thế lời khuyên cho các nhà giao dịch rằng hãy áp dụng đúng cách để mang về lợi nhuận cao nhất nhé!
Các Indicator phù hợp cho Position Trading Strategies
Thông qua những hướng dẫn chi tiết về cách giao dịch Position Trading thì chắc hẳn các bạn đã hiểu được cách thực hiện giao dịch một cách cụ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng một số chỉ báo cho quá trình giao dịch Position Trading như:
- Chỉ báo về đường trung bình động, bao gồm: đường MA50 ngày, đường MA100 ngày và đường MA200 ngày.
- Phạm vi kháng cự và hỗ trợ quan trọng thể hiện trên mô hình giá.
- Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong thời gian dài hạn.
Chi phí qua đêm (Swap) của giao dịch Position Trading
Có thể nói rằng chi phí qua đêm luôn là một vấn đề khiến những Position Trader đau đầu trong các tính toán là sao để tối ưu nhất. Do nhà giao dịch luôn cần phải giữ lệnh trong một thời gian dài hạn có thể tính từ vài tuần, vài tháng hoặc có thể lên đến vài năm. Nếu các Position Trader không biết được cách thích hợp để thiết lập chi phí qua đêm thì sẽ phải trả một mức phí rất lớn cho vấn đề này.
Một ví dụ cụ thể: trong trường hợp bạn lựa chọn giao dịch với lệnh mua cặp ngoại hối XAU/USD thì sẽ tốn 360 pips trong thời gian 1 năm. Nếu vậy một lot giao dịch sẽ tương ứng với mức phí qua đêm là $3600/năm, đây là một con số không hề nhỏ. Bên cạnh đó, nếu không may tỷ giá của cặp XAU/USD này không được như sự kỳ vọng của bận thì với 300 pips và thời gian khóa lệnh 1 năm thì bạn phải thực hiện động tác ký quỹ $1000 đối với 1 lot giao dịch (tỷ lệ đòn bẩy được tính là 100:1). Khi đó số vốn bạn cần có ban đầu sẽ được tính như sau:
$1000 (Ký quỹ) + $3000 (Gồng lỗ) + $3600 (Phí qua đêm) + $1000 (Tránh Stop Out) = $8600 vốn.
Có thể nói rằng đây là con số khá lớn và vì thế bạn cần phải lựa chọn kỹ càng nhà mối giới tin cậy không tính phí qua đêm mà chỉ thu duy nhất phí hoa hồng.
Giải đáp thắc mắc trong quá trình giao dịch Position Trading Strategies
Đâu là những cặp tiền tệ tốt nhất để giao dịch Position Trading?
Một số cặp tiền tệ ngoại hối thông dụng sẽ là lựa chọn thích hợp cho bạn khi thực hiện Position Trading như: USD/JPY, EUR/USD, USD/CHF và GBP/USD. Trên thực tế, bạn vẫn có thể lựa chọn nhiều cặp tiền khác trên thị trường, nhưng hãy lưu ý rằng lựa chọn những cặp tiền mà bạn có sự am hiểu về nó.
Những chỉ báo kỹ thuật nào mang đến hiệu quả cao khi kết hợp trong Position Trading Strategies?
Những chỉ báo được nhiều chuyên gia giao dịch theo trường phái Position Trading sử dụng và khuyên dùng là:
- Moving Averages: đóng vai trò dự đoán những xu hướng thị trường diễn ra trong tương lai.
- Relative Strength Index (RSI): là loại chỉ báo thể hiện tương đối sức mạnh hỗ trợ nhận xét vùng quá mua/quá bán của cặp tiền ngoại hối.
- Bollinger Bands: được sử dụng trong việc đo lường biến động về giá và đồng thời thể hiện tín hiệu vào lệnh phù hợp.
Trên đây là các thông tin chi tiết về Position Trading là gì và các chiến thuật để sử dụng cho trường phái này. Hy vọng qua bài viết này sẽ mang đến một thông tin bổ ích cho các nhà giao dịch và có thể cân nhắc thêm một phương thức giao dịch cho cặp tiền ngoại hối. Position Trading được xem là một phương pháp khá hiệu quả nếu bạn thật sự đủ kiên định và sở hữu nguồn vốn mạnh trong đầu tư. Hãy có những quyết định chính xác khi thực hiện giao dịch này nhé.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.