Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là những kỹ năng quan trọng mà Trader tham gia thị trường Forex cần có. Với mỗi loại dữ liệu và mục đích sử dụng sẽ áp dụng trường phái phân tích phù hợp. Có những phân tích đơn giản cũng có lúc phải áp dụng nhiều phương pháp chuyên sâu. Như vậy cách tối ưu nhất là vận dụng và kết hợp hai phương pháp này lại, giúp đưa ra nhận định chính xác về xu hướng của thị trường. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt được phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật.
Những phương pháp phân tích thị trường được sử dụng trong Forex
Trong thị trường Forex vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cái nào tốt hơn. Có những nhà giao dịch ăn lời lớn bằng phân tích kỹ thuật, họ cho rằng phân tích cơ bản không cung cấp đủ tín hiệu tin cậy. Ngược lại những người vận dụng tốt phân tích cơ bản thì cho rằng phân tích kỹ thuật là việc là không cần thiết.
Thực tế khi tham gia vào Forex, trader sẽ có 3 trường phái phân tích thị trường chính. 2 phương pháp trong số đó chính là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Phương pháp thứ 3 được ít người biết đến do khó sử dụng hơn là phân tích tâm lý thị trường. Đặc điểm cụ thể của 3 phương pháp phân tích này là:
Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản chỉ việc sử dụng các thông tin và dữ liệu kinh tế, thị trường để đưa ra phán đoán về giá trị tiền tệ của một quốc gia. Đây là cơ sở giúp trader xác định được tương quan giữa cặp tiền tệ tương ứng. Ngoài ra, các nhà phân tích cơ bản cũng chú ý đến các yếu tố vĩ mô khác như tình hình chính trị, thiên tai, thảm họa… Những yếu tố này cũng phần nào tác động lên giá trị tiền tệ vì thế sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn đầu tư.
Ví dụ: Khi phân tích cơ bản cho cặp tiền GBP/USD sẽ xem xét nền kinh tế của Anh và Mỹ. Nếu các nhà phân tích cơ bản kết luận rằng nền kinh tế Anh đang tăng trưởng tích cực còn kinh thế Mỹ thì có dấu hiệu đi xuống. Lúc này họ suy đoán đồng GBP có khả năng mạnh lên ngược lại giá trị đồng USD yếu đi. Đây sẽ là căn cứ để các nhà giao dịch ra quyết định mua vào cặp GBP/USD để kiếm lời.
Phân tích kỹ thuật
Phương pháp thứ 2 là phân tích kỹ thuật, thay vì dựa vào tin tức thì các nhà giao dịch sẽ xem xét biểu đồ giá và các chỉ báo kỹ thuật khác. Họ sẽ lựa chọn vị trí giao dịch tiềm năng thông qua việc phân tích các yếu tố: mức hỗ trợ và kháng cự, xu hướng giá, nến đảo chiều… Để thực hiện được phân tích kỹ thuật cần có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng đọc hiểu số liệu.
Phân tích kỹ thuật sẽ sử dụng thông tin về lịch sử biến động giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ. Dựa vào nguyên tắc của mỗi dạng phân tích có thể nắm bắt tình hình cung cầu trên thị trường, xác định xu hướng hiện tại từ đó đưa ra dự đoán về xu hướng giá sắp tới. Rất nhiều nhà giao dịch đang tìm điểm vào lệnh hợp lý bằng cách phân tích kỹ thuật này.
Phân tích tâm lý thị trường
So với phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, rất ít người sử dụng phân tích tâm lý. Phương pháp phân tích tâm lý thị trường là cách nhà phân tích tổng hợp quan điểm và tâm lý của những đối tượng tham gia thị trường. Họ có thể là bên mua, bên bán hoặc các bên hữu quan khác với những hành vi khác nhau. Tâm lý là phạm trù khó nắm bắt nên không thể chắc chắn tín hiệu từ nhóm nhà giao dịch nào đáng tin cậy nhất.
Bài viết này chỉ tâm trung so sánh hai phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để trader lựa chọn lối phân tích phù hợp cho mình.
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật có gì khác nhau?
So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Thật khó để đưa ra khẳng định phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cái nào tốt hơn. Vì không có phương pháp nào là hoàn hảo, quan trọng là nói phải phù hợp với chiến lược của bạn. Nếu trader còn đang phân vân mình nên chọn loại phân tích nào có thể xem xét những tiêu chí so sánh dưới đây:
Đừng nhầm lẫn phân tích cơ bản chỉ dùng để đầu tư dài hạn, đôi khi các nhà giao dịch cơ bản cũng thực hiện các lệnh ngắn hạn. Khi theo dõi sự biến đổi của các tin tức và dữ liệu kinh tế, chính trị sẽ dự đoán được xu hướng ngắn hạn. Để vận dụng tốt chiến lược này trader phải có nguồn tin đáng tin cậy để dự đoán chiều hướng của tin tức trước khi nó phát hành. Mấu chốt là phải vào lệnh giao dịch sớm thì mới nắm bắt được trọn vẹn những biến động sau khi tin tức được công khai.
- Đối với trader giao dịch theo phân tích cơ bản, điều quan trọng nhất là quản lý vốn và quản lý rủi ro thật tốt. Bạn phải sẵn sàng cho nguy cơ dự đoán sai lầm và giá có thể di chuyển ngược với lệnh giao dịch.
- Các nhà giao dịch theo phân tích kỹ thuật thì phải lựa chọn giữa vô vàn các chỉ số để phân tích. Để chọn được chỉ số phù hợp cho từng tình huống chỉ có thể dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của mỗi người. Do đó hãy kiên trì học hỏi để xây dựng cho mình một lối chơi riêng và đưa ra chiến lược phù hợp nhất.
Ưu điểm của phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
So khi so sánh chung về phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật bạn nên xem xét ưu điểm của chúng để có cái nhìn tổng quan hơn:
Phân tích cơ bản giúp trader bổ sung nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô và nâng cao khả năng phân tích thông tin. Phân tích kỹ thuật lại rất hữu ích để bạn có phương pháp giao dịch linh hoạt thông qua các công cụ kỹ thuật sẵn có. Nếu đã quen thuộc với số liệu và công cụ thì thời gian phân tích kỹ thuật sẽ rút ngắn đáng kể giúp trader không bỏ lỡ thời cơ.
Sau khi xem xét ưu điểm của phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật chắc hẳn trader sẽ chọn được phương pháp phù hợp cho mình. Nếu bạn vẫn còn phân vân thì chỉ cần mở tài khoản demo để thử nghiệm hai trường phái này. Giao dịch Forex là cả một quá trình rất dài nên hãy cứ bình tĩnh xác định cách làm phù hợp.
Và một điều quan trọng là không ai ép buộc bạn phải tách riêng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Trader hoàn toàn có thể kết hợp chúng với nhau để củng cố niềm tin và khẳng định lại tín hiệu trước khi vào lệnh.
Làm thế nào để kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật?
Những nội dung so sánh trong bài viết này có mục đích chính là giúp anh em hiểu rõ hơn về hai phương pháp. Khi giao dịch có rất nhiều yếu tố tác động lẫn nhau nên đừng vội tách biệt hay khẳng định sự đối lập của chúng.
Trên thực tế, phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật không hề xung đột với nhau, thậm chí khi hết hợp lại chúng còn chi ra chiến lược toàn diện hơn. Thay vì tranh cãi phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản tốt hơn thì bạn nên học cách kết hợp chúng lại với nhau. Việc này đòi hỏi trader phải dành nhiều thời gian và công sức hơn nhưng thành quả rất xứng đáng.
Dưới đây là một số phương pháp cụ thể để kết hợp phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật. Vận dụng chúng hứa hẹn sẽ mang đến cho nhà giao dịch những tín hiệu phong phú và chính xác bất ngờ.
Kết hợp giao dịch trong kênh giá và phân tích cơ bản
Khi xem xét một kênh giá, đường trên của kênh giá hoạt động như một đường kháng cự còn đường dưới kênh giá được xem là một đường hỗ trợ. Các nhà giao dịch thường chọn điểm mua khi giá chạm vào đường dưới hoặc vào lệnh bán nếu thấy giá chạm tới đường trên.
Tuy nhiên, giao dịch bằng cách này có rất nhiều biến số, ví dụ như một tin tức kinh tế sẽ làm thay đổi kết quả. Một tin tức mới được công bố có khả năng tạo ra sự phá vỡ ra khỏi kênh trước khi giá quay trở về phạm vi như dự đoán. Nếu trader chỉ giao dịch với phân tích kỹ thuật đơn thuần (ở đây là phân tích kênh giá) nhiều khả năng sẽ thua lỗ vì bán ra sai thời điểm.
Nếu chỉ phân tích kỹ thuật bạn sẽ bán ra khi giá chạm vào đường kháng cự phía trên, đúng với lý thuyết. Nhưng khi kết hợp với phân tích cơ bản, anh em sẽ nhanh chóng phát hiện ra biến số và hành động thận trọng hơn bằng cách không vào lệnh. Trong trường hợp này, chỉ cần không mất tiền cũng xem như một chiến thắng dành cho trader.
Kết hợp giao dịch breakout với phương pháp phân tích cơ bản
Thực tế trên thị trường đã xảy ra nhiều tình huống sự phá vỡ do tin tức kinh tế là khởi nguồn của một đợt phá vỡ thực sự. Khi đó giá sẽ thoát khỏi phạm vi giao dịch khiến các trader bối rối.
Cách an toàn hơn là nhà giao dịch chú ý đồng thời hai yếu tố là thời điểm giá đang gần chạm đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự và theo dõi sát sao tin tức mới được công bố. Những thông tin bất ngờ rất dễ dẫn đến sự phá vỡ thực sự vì thế phải nắm vững cách giao dịch breakout hiệu quả. Tất nhiên dù bạn áp dụng cùng lúc phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cũng đừng quên quản lý vốn và tuân thủ stop loss nhé!
Kết hợp các chỉ báo dao động với phân tích cơ bản
Các chỉ báo dao động được sử dụng để kịp thời phát hiện các điều kiện thị trường rơi vào trạng thái quá mua hoặc quá bán. Chỉ báo tiêu biểu nhất mà bất cứ trader nào cũng từng nghe qua là RSI. Thông thường, nếu thị trường rơi vào điều kiện quá bán thì trader sẽ tìm cách mua vào, ngược lại khi thị trường quá mua anh em sẽ nắm bắt cơ hội bán ra.
Tuy nhiên, chỉ số RSI khi dùng một cách đơn lẻ có rủi ro khá lớn mà hiệu quả thì không cao. Bạn nên kết hợp với thông khác thông qua phân tích cơ bản để ra quyết định sáng suốt hơn.
Xem biểu đồ trên và chú ý vào điểm được đánh dấu, đây chính là mốc thời gian bảng lương phi nông nghiệp được công bố. Do đây là một tin tức tiêu cực (kết quả thấp hơn dự kiến) nên đồng USD hạ giá. Như vậy cặp tỷ giá EUR/USD tăng lên tạo cơ hội cho nhà giao dịch kiếm lời.
Tiếp theo, nhìn vào chỉ báo RSI phía dưới có thể suy ra thị trường đang vào xu hướng quá bán. Đây là một tín hiệu ủng hộ cho việc tăng giá của cặp tiền EUR/USD. Cả hai tín hiệu tồn tại đơn lẻ thì khá rủi ro để đầu tư nhưng kết hợp chúng với nhau cho ra một dự báo rất mạnh để mua vào. Kết quả là giá sau đó đã tăng rất mạnh nên những ai đầu tư đúng lúc đã kiếm được một khoản lớn.
Vừa rồi là những thông tin chi tiết về phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật mà trader cần hiểu rõ. Khi giao dịch Forex mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng vì thế hãy tận dụng chúng để xác định tín hiệu đáng tin cậy. Bạn nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu cách kết hợp hai phương pháp này nhé!
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.