Bất kỳ ai muốn tham gia vào thị trường tài chính cũng đều muốn có những kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự trên Tradingview. Ở thời điểm hiện tại, hai công cụ kháng lực và hỗ trợ đem lại khá nhiều lợi ích cho trader khi giao dịch. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách vẽ đường kháng cự và hỗ trợ trên Tradingview và những kiến thức hữu ích xoay quanh hai đường này. Cùng theo dõi nhé!

Các phương thức xác định khu vực hỗ trợ và kháng cự trên nền tảng TradingView

Để có thể tìm ra khu vực kháng cự và hỗ trợ, nhà giao dịch có thể tham khảo 5 cách sau:

  • Sử dụng đường xác định xu hướng trendline.
  • Sử dụng đường tính trung bình động chỉ báo EMA 34 và 89 hay MA50, 100, 200.
  • Sử dụng dải chỉ báo Bollinger Bands.
  • Sử dụng chỉ báo Fibonacci.
  • Sử dụng những cản tâm lý theo số chẵn.

Ở mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng với sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và tính khoa học. Điều này đã được kiểm chứng và xác nhận bởi traders và chuyên gia giao dịch trước đó.

Sử dụng đường xác định xu hướng

Đường xu hướng hay còn được gọi với cái tên là Trendline, nó được xem như công cụ giúp xác định kháng cự và hỗ trợ rất hiệu quả đối với biểu đồ giá. Khi nhà giao dịch xem xét bất kỳ biểu đồ nào mà nhận thấy dấu hiệu giá di chuyển một cách hỗn loạn nhưng nhà giao dịch hoàn toàn có thể dùng trực quan để cảm nhận lối mòn nó đang di chuyển. Và “đường mòn” cảm nhận được sẽ là xu hướng.

Nếu nhà giao dịch nối các đáy và đỉnh bằng các đường thẳng thì sẽ tạo ra được đường xu hướng. Đường xu hướng giữ vai trò tương tự như một vùng của hỗ trợ hay ngấp ngưỡng vùng kháng cự tiềm năng. Song song đó, nó sẽ chỉ cho nhà giao dịch những cơ hội giao dịch mua bán khi giá vượt mức.

Các điểm đỉnh và đáy được liên kết với nhau bằng đường trendline

Các điểm đỉnh và đáy được liên kết với nhau bằng đường trendline

Khi một đường xu hướng được tạo ra, nhà giao dịch có thể dùng nó để tìm ra vị trí những mức hỗ trợ và kháng cự. Điển hình như biểu đồ trên, lúc này ngưỡng kháng cự được biểu diễn bởi đường xu hướng. Còn đường xu hướng ở phía dưới sẽ là vùng hỗ trợ.

Đối với một đường trendline tăng, giá sẽ đi song song với đường kháng cự và hỗ trợ cho tới khi chạm vào và phá được cột mốc kháng cự nhằm để giá tăng trưởng. Trong khoảng 5 tuần giá sẽ luôn tăng trưởng cho tới khi chui lại vào trong, khi đó kháng cự sẽ bị từ chối lần nữa. Sau đó, giá đã bị hỗ trợ phá hoàn toàn, chu kỳ sẽ retest lại đường trendline nhưng vẫn sẽ không thể phá được hoàn toàn (hay còn gọi là false breakout). Kết thúc chu kỳ này, xuất hiện sự thay đổi xu hướng bị tác động bởi giá và giá có xu hướng giảm dần.

Sử dụng đường tính trung bình động chỉ báo EMA 34, 89 hay MA50, 100, 200

Đây là phương pháp khá hay để vẽ đường kháng cự và hỗ trợ trên Tradingview và được phổ biến rộng rãi với cộng đồng trader. Khu vực kháng cự và hỗ trợ được tìm ra bởi đường trung bình động sẽ cực kỳ tiềm năng vì có tính “động”. Có tên là “động” vù những đường hỗ trợ và kháng cự có sự chuyển đổi liên tục phụ thuộc vào hành động của giá có vị trí gần đó chứ không theo truyền thống là đường kháng cự và hỗ trợ nằm ngang.

Đường trung bình động đang được đa số các trader xem như công cụ hỗ trợ xác định đường hỗ trợ và kháng cự. Những nhà giao dịch sẽ thực hiện lệnh giao dịch Buy và tiến hành kiểm tra đường trung bình khi giá giảm. Và ngược lại, khi giá tăng, nhà giao dịch sẽ thực hiện lệnh giao dịch Sell và tiến hành tiếp xúc với đường trung bình.

Biểu đồ thể hiện đường đi của cặp EMA 34 và 89

Biểu đồ thể hiện đường đi của cặp EMA 34 và 89

Ví dụ: Cặp ngoại tệ GBP/USD được mô tả ở biểu đồ vào khung thời gian là 15 phút cùng với đường trung bình động là EMA 50 được xem như ngưỡng kháng cự đối với hành động giá.

Dễ dàng nhìn thấy, khi giá tiếp xúc thì đường EMA 50 sẽ đóng vai trò là ngưỡng của sự kháng cự và giá sẽ bị đẩy dội ngược xuống dưới. Chú ý kỹ hơn sẽ nhìn thấy khi không thể tiếp xúc giá sẽ đẩy được lại vào đường EMA 50. Có đôi lúc nó sẽ đi lướt qua đôi chút rồi mới quay đầu trở về xu hướng.

Trong một vài trường hợp, sẽ có một số nhà giao dịch sử dụng đến hai đường trung bình động. Hai đường này sẽ đồng thời được quan sát để xem giá phản ứng như thế nào. Cuối cùng, khi giá nằm ở vị trí giữa 2 đường thì trader sẽ lựa chọn bán hoặc mua. Khu vực đó được xem là khu vực giới hạn.

Khu vực ngưỡng kháng cự và hỗ trợ được biểu diễn qua đường EMA 20 và đường EMA 10

Khu vực ngưỡng kháng cự và hỗ trợ được biểu diễn qua đường EMA 20 và đường EMA 10

Quan sát biểu đồ trên, nhà giao dịch có thể thấy đường EMA 20 màu xanh khi được giá tiếp xúc sẽ đóng vai trò là ngưỡng của sự kháng cự và khi đó giá cũng sẽ bị đẩy ngược về dưới. Lúc này, đường EMA 10 màu đỏ sẽ đóng vai trò là khu vực hỗ trợ để đẩy giá lên.

Sử dụng dải chỉ báo Bollinger Bands

Bên cạnh các phương pháp tìm vùng hỗ trợ và kháng cự như trên thì nhà giao dịch hoàn toàn có thể sử dụng chỉ báo Bollinger Bands.

Dải Bollinger hay còn được gọi là Bollinger Bands. Đây là một công cụ về phân tích kỹ thuật hỗ trợ nhà giao dịch tìm ra được khả năng giá đảo chiều và sự dao động của thị trường. Dải này sẽ bao gồm: Dải Bollinger dưới, Dải Bollinger trên và Dải Bollinger giữa.

Để tìm ra được khu vực hỗ trợ và kháng cự, nhà giao dịch có thể sử dụng dải Bollinger. Phần trên của dải khi được chạm đến sẽ xem là khu vực quá mua và dễ xảy ra việc giá đảo chiều và đi xuống. Ngược lại, khi giá chạm đến dải dưới sẽ quá mức bán và giá sẽ đảo chiều hướng lên trên.

Dải trên đóng vai trò là ngưỡng kháng cự, dải dưới đóng vai trò là vùng hỗ trợ

Dải trên đóng vai trò là ngưỡng kháng cự, dải dưới đóng vai trò là vùng hỗ trợ

Quan sát biểu đồ có thể thấy giá sẽ đảo chiều đi xuống sau khi nó tiếp xúc với dải Bollinger trên. Ngược lại, khi giá chạm vào dải Bollinger dưới thì giá sẽ đảo chiều và đi lên. Trong trường hợp này, dải trên sẽ đóng vai trò ngưỡng kháng cự và dải dưới sẽ giữ vai trò là vùng hỗ trợ.

Thông qua công cụ hỗ trợ Bollinger Bands nhà giao dịch sẽ đưa ra được các quyết định giao dịch thông minh và chính xác hơn khi tìm được vùng hỗ trợ và kháng cự. Nếu hiểu rõ được những vị trí của vùng hỗ trợ và kháng cự thì nhà giao dịch có thể điều chỉnh kế hoạch giao dịch của bản thân một cách phù hợp nhất.

Sử dụng công cụ Fibonacci

Fibonacci trong thị trường là một công cụ hỗ trợ không quá xa lạ với nhà giao dịch. Đặc biệt, có thể nhắc đến như Fibonacci thoái lui, nó là một chỉ báo được dùng để xác định vùng kháng cự và hỗ trợ khi trải qua một xu hướng giá tăng hoặc giảm mạnh. Khi giá có sự tiếp xúc với ngưỡng của Fibonacci thì giá sẽ có sự đảo chiều. Do đó những ngưỡng Fibonacci cần được chú ý để tìm ra vùng kháng cự và hỗ trợ tìm năng là 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 100%

Các mốc Fibonacci giữ vai trò là vùng ngưỡng kháng cự

Các mốc Fibonacci giữ vai trò là vùng ngưỡng kháng cự

Quan sát biểu đồ minh hoạ ở trên, nhà giao dịch có thể thấy hướng giá đang đi lên tiếp xúc các khu vực 38,2%, 50% và 61,8%, sau đó nó sẽ đảo chiều ngược lại. Do đó, những mốc Fibonacci được ứng dụng nhiều khi xác định khu vực kháng cự và hỗ trợ.

Sử dụng các rào cản tâm lý theo số chẵn

Rào cản tâm lý theo số chẵn được hiểu đơn giản là mức giá mà những nhà giao dịch cần phải lưu ý. Thông thường, những mức này sẽ biểu hiện bằng chữ số chẵn hoặc chữ số tròn. Điển hình như 1000 hay 20000. Các con số này rất dễ để ghi nhớ và nhà giao dịch có thể sử dụng nó để làm vị trí tham chiếu.

Khi giá chạm đến một mức cản tâm lý bất kỳ, những nhà giao dịch sẽ trở nên cẩn thận hơn hoặc sẽ tìm cách để tiến hành giao dịch. Đối với hầu hết trader khi tham gia giao dịch đều tự chuẩn bị tâm lý cho bản thân một mức giá “quá đắt” hoặc “quá rẻ”, các con số này sẽ có xu hướng là những con số chẵn. Vì lẽ đó mà càng có nhiều trader luôn thiết lập giá là số chẵn để thuận tiện cho việc tính toán hơn. Từ đây, hình thành nên các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự bằng rào cản tâm lý theo số chẵn:

Dựa trên những số chẵn, nhà giao dịch sẽ tìm ra được khu vực hỗ trợ và kháng cự dễ dàng hơn. Đầu tiên, nhà giao dịch phải tìm ra những rào cản tâm lý có mối liên hệ đến chiến lược hoặc kế hoạch giao dịch của bản thân. Tuỳ theo khung thời gian và cặp tiền tệ mà trader chọn sẽ có những rào cản khác nhau.

Ví dụ: Khi giao dịch cặp ngoại tệ EUR/USD đa số các trader sẽ chú ý nhiều đến những số chẵn như 1.100, 1.110, 1.120. Các mức này rất quan trọng, giữ vai trò là vùng hỗ trợ và vùng kháng cự.

Sau khi đã tìm được điểm rào cản tâm lý có liên quan, tiếp theo trader phải đi tìm các tín hiệu về hành động của giá có thể tạo thành vùng hỗ trợ và kháng cự.

Khi giá của cặp ngoại tệ EUR/USD chạm vào mức giá 1.100 và nó bật lên lại ngay sau đó thì chứng minh rằng đó là vùng hỗ trợ. Và ngược lại, khi đi qua mức 1.100 mà giá giảm thì lúc này nó sẽ giữ vị trí là một vùng kháng cự đầy tiềm năng.

Những trader cũng cần phải chú ý một điều quan trong sau là khi đã tìm ra được điểm hỗ trợ và kháng cự thông qua số chẵn thì nên đồng thời kết hợp thêm những công cụ chuyên phân tích kỹ thuật chẳng hạn như đường trendline hoặc trung bình động. Trader có thể dùng cách này để tìm ra được vùng kháng cự và hỗ trợ một cách chính xác nhất

Cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự trên Tradingview một cách cụ thể

Để có thể hiểu rõ được cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự trên Tradingview chi tiết và dễ hiểu nhất, nhà giao dịch có thể lấy thông tin dưới đây làm nội dung tham khảo.

Hướng dẫn cách thức vẽ đường xu hướng – trendline

Bước 1: Trước tiên, nhà giao dịch cần truy cập đến nền tảng Tradingview, tiếp đó click vào hình có 3 dấu sọc nằm ngang ở vị trí góc trái màn hình.

Click chọn biểu tượng trendline

Click chọn biểu tượng trendline

Bước 2: Ở mục số 2 như hình minh họa tiến hành nhấn chọn biểu tượng của “trendline” và nối lại các điểm đỉnh và đáy với nhau

Hướng dẫn cách vẽ đường trung bình động

Ở nền tảng Tradingview thường đã tích hợp sẵn đường trung bình động, vì vậy nhà giao dịch khi cần dùng chỉ việc chọn cài đặt ở biểu đồ. Những bước cài đặt chi tiết như sau:

Bước 1: Nhà giao dịch vào Tradingview và đăng nhập tài khoản, tiếp theo chọn cặp tiền tệ cần phân tích biểu đồ.

Bước 2: Tìm trên thanh công cụ “các chỉ báo”, nháy chuột chọn.

Bước 3: Gõ “EMA” vào thanh tìm kiếm và click chọn “Đường trung bình lũy thừa” tương tự như gợi ý.

Hướng dẫn cách vẽ đường EMA ở nền tảng Tradingview

Hướng dẫn cách vẽ đường EMA ở nền tảng Tradingview

Bước 4: Nhà giao dịch được phép thay đổi chu kỳ của các đường EMA này để nó phù hợp với thời gian phân tích và kế hoạch giao dịch của bản thân. Và hơn thế nữa, trader có quyền điều chỉnh tùy ý màu sắc hiển thị của biểu đồ, mức độ mỏng hay dày của đường EMA sẽ được thể hiện ở phần cài đặt sau:

Trader hoàn toàn được phép tùy chỉnh chu kỳ của những đường EMA

Trader hoàn toàn được phép tùy chỉnh chu kỳ của những đường EMA

Bằng cách cài đặt đường EMA trên Tradingview, nhà giao dịch sẽ được phép truy cập tất cả những chỉ báo về kỹ thuật mạnh bất kỳ, hỗ trợ nhà giao dịch dễ dàng tìm ra vùng kháng cự và hỗ trợ hơn. Thông qua hướng dẫn trên, mình tin rằng những nhà giao dịch sẽ có những giao dịch hiệu quả và vô cùng thành công.

Hướng dẫn cách thức vẽ dải Bollinger

Tương tự như các công cụ khác, ở nền tảng Tradingview, dải Bollinger cũng được tích hợp sẵn. Vì vậy nếu muốn dùng thì nhà giao dịch chỉ cần thao tác tích hợp nó vào biểu đồ. Chi tiết các bước tích hợp như sau:

Bước 1: Truy cập vào nền tảng Tradingview, tiến hành đăng nhập, chọn cặp biểu đồ tiền tệ mà trader đang cần phân tích

Bước 2: Trader chọn vào mục “Các chỉ báo” ở thanh công cụ

Bước 3: Sau đó nhấp vào thanh tìm kiếm tìm từ khóa “BB”, dựa theo gợi ý từ Tradingview chọn “Dải băng Bollinger”

Cách thức cài đặt dải Bollinger Band ở nền tảng TradingView

Cách thức cài đặt dải Bollinger Band ở nền tảng TradingView

Trader chỉ việc tắt khung hiển thị sau khi đã hoàn thành cài đặt, bên dưới phần giá sẽ xuất hiện chỉ báo.

Hướng dẫn cách thức vẽ Fibonacci thoái lui

Các bước sau đây sẽ hướng dẫn trader cách vẽ biểu đồ dựa vào chỉ báo Fibonacci thoái lui:

Bước 1: Truy cập vào nền tảng Tradingview, tiến hành đăng nhập, chọn cặp biểu đồ tiền tệ mà trader đang cần phân tích

Bước 2: Kế tiếp, từ phía dưới xuống chọn vào biểu tượng giao diện thứ 3 nằm ở góc phải của màn hình. Hoặc trader có thể thao tác nhanh bằng tổ hợp phím ALT + F

Cài đặt chỉ báo Fibonacci thoái lui dễ dàng ở nền tảng Tradingview

Cài đặt chỉ báo Fibonacci thoái lui dễ dàng ở nền tảng Tradingview

Bước 3: Trader tiếp tục theo hướng dẫn tìm mức giá thấp nhất và cao nhất của xu hướng.

Mức giá thấp và cao nhất là yếu tố trọng tâm của Fibonacci thoái lui

Mức giá thấp và cao nhất là yếu tố trọng tâm của Fibonacci thoái lui

Ví dụ khi theo dõi biểu đồ minh họa ở trên, nhà giao dịch sẽ thấy xu hướng ETH (Ethereum) đang tăng trong khoảng thời gian nhiều ngày. Lúc này, có lẽ một vài nhà giao dịch sẽ đưa ra nhận định xu hướng sẽ tiếp tục tăng. Nhưng không chỉ nên dựa vào xu hướng tăng mà vào lệnh. Nhà giao dịch cần cẩn trọng hơn với những Fibonacci thoái lui, lời khuyên được đưa ra cho các nhà giao dịch là nên vào lệnh khi có dấu hiệu giá trở về khu vực hỗ trợ tiềm năng.

Bước 4: Đối với bước này, nhà giao dịch cần thao tác kéo Fibonacci thoái lui đi từ mức giá thấp nhất đến khi giá đạt mức cao nhất

Bước 5: Sau khi tiến hành xong 4 bước trên, trader hãy tìm vị trí vùng hỗ trợ và đợi.

Xác định vùng hỗ trợ tiềm năng để giao dịch

Xác định vùng hỗ trợ tiềm năng để giao dịch

Khi trader đã vẽ thành công Fibonacci thoái lui nằm ở trên đường giá, nhà đầu tư cần chú ý đến việc chuẩn bị chiến lược giao dịch một cách rõ ràng. Nếu như vị trí thoái lui của giá nằm ở mức cao nhất thì những khu vực hỗ trợ đẹp sẽ có khả năng cao nằm ở các mức Fibo:

  • 0.618
  • 0.5
  • 0.382

Trong đó, mức fibo được các trader kỳ vọng nhất là 0.618. Hay có cách gọi khác là 0.618 là mức Fibo có tỷ lệ vàng.

Ứng dụng vùng kháng cự và hỗ trợ ở môi trường thực tế

Có thể dễ dàng nhận ra khái niệm về vùng kháng cự và hỗ trợ vô cùng quen thuộc với hầu hết nhà giao dịch và họ hoàn toàn có thể ứng dụng nó ở tất cả thị trường giao dịch, mọi khung thời gian và tất cả công cụ. Do đó, dù là nhà đầu tư theo hướng dài hạn hay ngắn hạn thì vùng kháng cự và hỗ trợ vẫn luôn là một quy tắc quan trọng không có gì có thể thế chỗ được đối với hành vi của giá trên biểu đồ và là một phần trọng yếu đối với phân tích kỹ thuật.

Chung quy thì thị trường sẽ đi theo ba xu hướng chính đó là: xuống, lên và ngang. Hoặc diễn giải theo cách khác thì 3 xu hướng chính của thị trường có thể là giảm, tăng hoặc đi ngang. Trong đó, thị trường sẽ tập trung 70% thời gian để đi ngang, 30% sẽ biển động lên xuống tuỳ vào hoàn cảnh.

Nguồn cơn khởi đầu cho một thị trường đi ngang sẽ xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, thông thường sẽ:

  • Có nhiều nguyên nhân khi một thị trường đi ngang, nhưng lý do chủ yếu khi trị trường đi ngang là vì đang chờ đợi sự công bố của một tin tức quan trọng nào đó. Để dễ dàng nhận ra điều trong thực tế được diễn ra như thế nào thì trader cần có sự quan sát cẩn thận về sự biến động của giá. Trước khi tin tức được công bố thì giá sẽ dao động ở một khu vực rất hẹp
  • Thứ hai, thị trường cũng sẽ đi ngang khi giá đạt cao trào giao dịch mua và bán. Đây sẽ là khu vực của những nhà giao dịch hoạt động nội bộ chẳng hạn như cá mập, nhà thành lập thị trường cũng như những tổ chức đang đẩy mạnh việc lắp đầy hoặc cũng có khả năng là họ đang muốn dọn sạch kho hàng
  • Ngoài hai trường hợp hợp trên thì thị trường đi ngang cũng thường rơi vào những khu vực giá cũ. Dó sẽ là vị trí mà những nhà giao dịch trong quá khứ mà họ bị kẹt lại. Nghĩa là khi thị trường tiến vào các khu vực này, những trader cũng như những nhà đầu cơ sẽ tận dụng cơ hội nhằm đóng vị thế và chấp nhận chịu thiệt hại một ít tiền vì sau thời gian thị trường bị kìm hãm họ có mong muốn được thoát ra.
Tâm lý thị trường ở vùng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự

Tâm lý thị trường ở vùng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự

Như ảnh minh họa phía trên, khởi đầu trader sẽ cảm nhận được sự gia tăng cao của thị trường, phe mua vẫn sẽ nương theo xu hướng mà mua vào. Nhưng sau đó giá sẽ có sự đảo chiều và giảm dần (suy giảm giá). Hội những người mua đầu tiên sẽ bị kẹt lại với mức giá cao và dần hối hận đối với những quyết định đã đưa ra trước đó.

Lúc đó, trader bị rơi vào bẫy tăng. Chuyển động của thị trường sẽ xuống mức thấp nhưng ngay sau đó sẽ nhanh chóng tăng lại. Ở mức giá thấp hơn này, hội những người mua ở lớp hai sẽ có sự phân vân đối với việc sợ bỏ lỡ nguồn lợi nhuận lớn hơn khi giá tiếp tục tăng, do đó mà họ đã mua thêm. Đến khi thị trường quay trở về vị trí đảo chiều trước đó, các trader mua vào bị kẹt lại ở thời điểm đó sẽ tiến hành bán ra và chịu một khoảng thiệt hại nhỏ với mong muốn được rời khỏi thị trường, nếu có đủ may mắn thì trader sẽ được về mức hòa vốn

Thị trường sẽ theo hướng đi xuống bởi áp lực bán và dần rời khỏi mức kháng cự. Nhưng lúc này, hội những nhà giao dịch mua vào đợt 2 sẽ bị kẹt lại. Một lần nữa, thị trường lại tiếp xúc vùng hỗ trợ, cơ hội nhập cuộc cho phe mua thứ 3 cũng đến. Thời điểm đó, hầu hết trader đều cho rằng thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng vì vậy mà nhà giao dịch đồng loạt đẩy giá tiếp xúc mức kháng cự. Lúc nhà, phe mua thứ hai sẽ gấp rút bán tháo với mong muốn được rời khỏi thị trường và chịu một ít thiệt hại đối với tài sản. Và phe mua thứ 3 hiển nhiên đang ôm tài sản ngồi ở mức kháng cự. Cứ tương tự như vậy, nó sẽ tiếp tục vòng lặp đó như một chu kỳ.

Với mỗi đỉnh của cơn sóng, phe mua của đợt trước sẽ bán tháo để thoát khỏi thị trường, người mua sẽ là phe mua mới khi có sự xuất hiện của cơn sóng thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy theo một vòng lặp, phe cũ sẽ trao cho phe mới ở mỗi đợt sóng. Quá trình giao dịch cứ diễn ra tương tự với một mức giá sẽ tạo ra “dải băng vô hình” bị giới hạn giữa hai mức giá của đỉnh và đáy ở biểu đồ.

Có thể thấy để có cái nhìn đúng đắn về xu hướng tiếp theo, nhà giao dịch cần có sự theo dõi chặt chẽ những biến động của giá khi tiến hành giao dịch.

  • Tạo bóng nến giả ở vùng hỗ trợ và mức kháng cự: Việc làm này sẽ hỗ trợ cho mức giá được nhận định một cách vững chắc hơn
  • Biến động giá thấp và có chiều hướng tăng ở ngưỡng kháng cự: Thông qua cách tích lũy biên độ dao động hẹp sẽ đóng góp vào việc phá bỏ đi kháng cự. Lúc này, việc trader cần làm là chờ tín hiệu báo xác nhận xuất hiện cây nến lớn và một khối lượng giao dịch lớn để làm nền móng vững chắc cho breakout (giá bị phá vỡ)
  • Khối lượng giao dịch sẽ giảm dần ở vùng hỗ trợ: Một khi trader nhận định được lực bán đã dần cạn kiệt thì hãy thực hiện việc bắt đáy tại vị trí đó để đem lại khả năng cao thực hiện giao dịch thành công.

Bài viết trên đã chia sẻ cho các trader những thông tin vô cùng chi tiết và cụ thể về cách vẽ đường hỗ trợ và kháng cự trên Tradingview. Ứng dụng được cách vẽ hỗ trợ và kháng cự một cách nhuần nhuyễn kết hợp cùng các kế hoạch đầu tư một cách thông minh thì trader hoàn toàn có thể những lệnh giao dịch vô cùng thành công.

Xem thêm:

Top các chỉ báo hay trên TradingView nên tham khảo ngay

Cách xem nhiều biểu đồ trên TradingView đơn giản cho người mới

Hướng dẫn backtest trên TradingView dễ hiểu nên biết

Làm sao để khắc phục hiệu quả khi Tradingview bị lỗi?

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan