Market Maker là gì? Họ đảm nhận vai trò gì trong thị trường Forex? Hiện nay, đây là một trong những thị trường tài chính được giới đầu tư yêu thích nhất. Chính vì thế mà nhiều sàn Forex sở hữu số lượng lớn người tham gia với nhiều quy mô khác nhau. Và Market Maker Forex là một thành phần chính không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung phân tích về Market Maker.
Tổng quan về hệ thống thị trường Forex
Thông qua sơ đồ phía trên, bạn có thể nhận thấy cấp bậc cao nhất của thị trường Forex là những ngân hàng lớn. Ở tầng này, chủ yếu diễn ra các hoạt động giao dịch giữa các ngân hàng với nhau. Họ trao đổi tiền tệ ở một khối lượng cực khủng. Có thể nói đây chính là thành phần chủ chốt của các nhà tạo lập thị trường ngoại hối.
Mỗi ngân hàng sẽ có các nhà tạo lập thị trường riêng biệt cho mỗi cặp tiền chính. Họ cung cấp giá trị của các cặp tiền tệ và giao dịch với những ngân hàng lớn khác. Tuy các mức giá này phục vụ cho việc giao dịch giữa các ngân hàng, nhưng nó cũng sẽ tác động đến thị trường bán lẻ. Vì vậy, có thể coi những tổ chức này là các nhà tạo lập thị trường Forex.
Market Maker là gì?
Nhà tạo lập thị trường hay gọi là Market Maker, là nhóm tổ chức tác động trực tiếp đến thị trường. Những Market Maker cung cấp giá, tính thanh khoản cho thị trường và người dùng. Với việc thực hiện các giao dịch cho những khách hàng của mình, họ sẽ chịu trách nhiệm cho quá trình này và chịu rủi ro nếu có. Bên cạnh đó, những Market Maker còn có một khối lượng dự trữ tiền do chính họ cung cấp và đóng vai trò như một sàn ôm lệnh (Dealing Desk). Với vai trò này, các nhà tạo lập thị trường sẽ mua và bán lượng tiền dự trữ này cho khách hàng của mình. Họ sẽ báo giá hai chiều của một cặp tiền cụ thể, tạo nên thanh khoản. Ba yếu tố tạo nên một Market Maker là:
- Cung cấp giá Bid/Ask cho một cặp tiền tệ
- Đảm bảo thực hiện giao dịch ở mức giá này cùng một số quy định cụ thể
- Lưu kết quả vào sổ sách – Thông thường là giá mà những ngân hàng lớn chắc chắn mua.
Ở yếu tố thứ 2, sẽ có một vài bất lợi như sau:
Xét về cơ bản, mức giá có tốt hay không cũng chỉ dùng để nhận định ở một giai đoạn nào đó, các Market Maker sẽ cung cấp một mức giá ràng buộc. Đồng thời, những nhà tạo lập thị trường cũng là đối tác của những sàn giao dịch Forex. Họ không giao dịch trên sàn trực tiếp mà sẽ gián tiếp qua các sàn môi giới.
Sau khi tiếp nhận lệnh giao dịch, Market Maker sẽ phải tìm giải pháp hạn chế rủi ro và tiến hành khớp lệnh với một ngân hàng khác sao cho đạt được tỷ lệ kỳ vọng. Dù có rủi ro, lệnh khớp nhanh hay không thì họ cũng sẽ tự chịu trách nhiệm.
Lợi nhuận của các Market Maker Forex chính là từ việc kinh doanh theo hai chiều. Chúng ta có thể thấy nhu cầu về tiền tệ hiện nay đang rất cao, các ngân hàng chỉ việc thu phí chênh lệch là đã có một khoản lợi nhuận cố định. Những ngân hàng lớn phải đảm bảo ngoại tệ được giao dịch khắp thế giới, dựa vào các Market Maker.
Bên cạnh phí chênh lệch, họ cũng cung cấp vị thế cho một đồng tiền nhất định, sau đó tiến hành mua và bán trực tiếp với ngân hàng khác. Hoặc bằng cách định giá cho đồng tiền này rồi điều khiển giao dịch theo một hướng đi cụ thể.
Chức năng và nhiệm vụ của Market Maker là gì?
Như đã đề cập ở phần đầu, Market Maker là một thành phần chính trong thị trường tài chính. Đặc biệt là đối với thị trường Forex, các nhà tạo lập thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Giao dịch tần suất cao
Tính thanh khoản là một nguyên nhân chính để hình thành nên các Market Maker. Cụ thể, để thực hiện điều này, cần đến giao dịch với tần suất cao (HFT – High Frequency Trading).
Để thực hiện phương pháp này, cần có phần mềm máy tính chất lượng. Với High Frequency Trading, các nhà tạo lập thị trường có thể giao dịch với một khối lượng lệnh lớn trong thời gian ngắn hạn. Việc này đòi hỏi máy tính phải sử dụng được thuật toán AI chuyên sâu và nghiên cứu thị trường liên tục.
Tốt hơn đó là máy đã có thiết lập sẵn việc tiến hành lệnh dựa theo các điều kiện lập trình trước mà không có bàn tay con người can thiệp. Giao dịch tần suất cao thường đi cùng với Scalping strategies (Hay con gọi là giao dịch tiến hành ở một khung thời gian ngắn hạn)
Market Maker mang lại sự ổn định cho thị trường
Những Market Maker giúp tăng độ sâu thị trường, củng cố các lệnh lớn mà không tác động đến giá của kênh đầu tư. Bên cạnh đó cung cấp thanh khoản lớn và giữ cân bằng trong quá trình giao dịch của các trader. Chúng ta sẽ cùng đi sâu chi tiết hơn về 3 yếu tố này nhé.
Tăng độ sâu thị trường (Depth Of Market – DOM)
Độ sâu thị trường cho thấy khối lượng giao dịch đang đợi để được khớp trên thị trường. Các Market Maker sẽ quy định tối đa lệnh được vào với nhiều giá trị khác nhau, đến khi nào các lệnh được khớp.
Các nhà giao dịch thỏa thuận mức giá đã được đặt ra gọi là Market Taker. Toàn bộ lệnh của các nhà tạo lập thị trường sẽ được bổ sung vào sổ đặt lệnh. Việc này sẽ giúp tăng độ sâu thị trường và đảm bảo lệnh được khớp nhanh.
Hỗ trợ tính thanh khoản
Vai trò chủ chốt của Market Maker là giữ cho các lệnh giao dịch được diễn ra liên tục và tạo tính cạnh tranh cho thị trường. Tuy nhiên không phải thị trường lúc nào cũng có tính cạnh tranh nên các Market Maker phải tạo ra tính thanh khoản. Điểm mạnh của họ chính là sở hữu nguồn vốn cao, đồng thời có thể tăng nguồn cung khi cầu tăng đột ngột và giảm nguồn cung khi cầu giảm mạnh.
Với các hỗ trợ này, các Market Maker tạo ra sự cân bằng cho thị trường. Bên cạnh đó, họ tạo cảm giác an toàn khi giao dịch cho các nhà giao dịch.
Tạo ra sự ổn định
Ví dụ, nhà giao dịch đang giữ một số lượng cổ phiếu X. Thị trường lúc này đang giảm mạnh và họ bắt đầu bán ra nhưng lại không có người mua. Với vai trò là một Market Maker, họ sẽ giảm số lượng bán cổ phiếu X bằng cách đưa lệnh mua vào thị trường. Nhà giao dịch sẽ có thể bán được cổ phiếu nhiều hơn để hạn chế thua lỗ.
Chúng ta có thể thấy họ giữ cho thị trường luôn ổn định và có sự cạnh tranh. Đảm bảo sự chênh lệch giữa các Broker. Bên cạnh đó, Market Maker còn giúp không để hình thành sự bán tháo. Tuy nhiên, mức độ ổn định còn dựa vào thỏa thuận giữa các MM và các Broker.
Lợi nhuận của Market Maker đến từ đâu?
Về bản chất, nhà tạo lập thị trường là một tổ chức có mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Thế nhưng các nhà tạo lập thị trường cũng phải đối mặt với những biến động giá tiêu cực. Để hạn chế những rủi ro này, nhà tạo lập thị trường sẽ tính phí cho chính mức chênh lệch (Spread). Đây là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Các nhà đầu tư muốn giao dịch cần phải trả một mức phí spread cụ thể theo sản phẩm đã chọn.
Ví dụ: Một nhà đầu tư tìm mã cổ phiếu để giao dịch tại một sàn môi giới chứng khoán.
Lấy ví dụ sau đây: Một nhà giao dịch đang tìm kiếm một mã cổ phiếu để giao dịch trên sàn chứng khoán. Nhà môi giới niêm yết giá cổ phiếu là 200 USD/cổ phiếu và giá chào bán là 200.05 USD/cổ phiếu. Các MM sẽ đóng vai trò như một sàn môi giới mua cổ phiếu với giá 200 USD và bán cho người mua là 200.05 USD. Lợi nhuận thu được chính là mức phí chênh lệch giữa mức giá mua vào và bán ra.
Market Maker (MM) và Automated Market Maker (AMM) khác nhau chỗ nào?
Chúng ta cần phân biệt được giữa Market Maker & Automated Market Maker có sự khác nhau như thế nào. Cụ thể sẽ có 2 yếu tố chính cần phân biệt là:
Long-Tails Assets
Xét về khía cạnh này, cả Market Maker và Automated Market Maker đều tạo ra thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, Automated Market Maker sẽ có tính thanh khoản lớn hơn. Nguyên nhân vì trên thực tế, các nhà tạo lập thị trường thường hiếm khi tạo thị trường cho các Long-Tails Assets. Bởi vì:
- Volume giao dịch khá thấp và không ổn định.
- Biến động giá xảy ra với tần suất cao.
Đi sâu một chút, Market Maker hoạt động phần lớn là để kiếm lợi nhuận. Việc tập trung vào các Long-Tails Assets sẽ không phải là một phương án tốt. Bởi lẻ thị trường này có không ít rủi ro và lợi nhuận thấp.
Trên thị trường Crypto, các Automated Market Maker sẽ tạo ra thanh khoản cho người dùng và các danh mục đầu tư. Đây chính là chiến lược thanh khoản tốt nhất cho các Long-Tails Assets trên thị trường này.
Phí giao dịch
Đây cũng là một trong những yếu tố phân biệt MM và AMM. Với các nhà giao dịch, mức phí này trên MM sẽ thấp hơn so với AMM. Ta sẽ lấy ví dụ so sánh về phí giao dịch trên sàn Binance và Uni Swap. Cụ thể: Mức phí được quy định trên sàn Binance là 0.1% và Uni Swap là 0.3%.
Vì sao lại có sự khác biệt về các mức phí giao dịch giữa các sàn? Chính là do các rủi ro đến từ việc tạo ra thanh khoản cho thị trường. Với các thị trường do AMM tạo thành, họ phải chịu rủi ro về tính thanh khoản rất nhiều so với MM và thanh khoản cho thị trường của họ.
Danh sách các Market Maker lớn nhất thị trường crypto
Dưới đây là danh sách 5 nhà tạo lập thị trường tiền điện tử lớn nhất hiện nay:
Alpha Theta
Alpha Theta có trụ sở tại Toronto và là chuyên gia về tài chính, phân tích và chuyên về công nghệ Blockchain. Để được như ngày hôm nay, các nhà tạo lập thị trường đã làm việc chăm chỉ và tham gia vào nhiều dự án đa dạng. Alpha Theta có đội ngũ kỹ sư xuất sắc để tạo nên các thuật toán được thiết kế đặc biệt dành riêng cho thị trường tiền điện tử.
Alpha Theta dựa theo chiến lược phân tích rủi ro của người dùng và các quy định về pháp lý để thực hiện luật chống rửa tiền trong những hoạt động của mình. MM này cũng có tính minh bạch về dữ liệu, tức là các nhà giao dịch được phép quan sát hoạt động diễn ra trên thị trường. Một nhà giao dịch được sử dụng robot để tiến hành các phương pháp khác nhau trên nhiều sàn Crypto.
GSR Market
GSR Market là một doanh nghiệp kinh doanh tiền điện tử dựa trên thuật toán có trụ sở tại Hồng Kông. GSR Market đem lại cho người dùng các dịch vụ, sự chuyên nghiệp và giao dịch đặc biệt thích hợp với lợi thế của họ. Doanh nghiệp sử dụng nền tảng riêng nên tính thanh khoản lớn. Đội ngũ lãnh đạo, kỹ thuật và tài chính của GSR Market đều xuất thân từ các định chế tài chính hàng đầu thế giới.
GSR tạo ra các chiến lược quản lý thua lỗ dựa trên công nghệ giao dịch độc lập được tùy chỉnh thông qua nhu cầu giao dịch. Chiến lược cung cấp dịch vụ của GSR sẽ có thể tùy chỉnh trên tính thanh khoản và sự biến động thị trường trên thị tế. Mục đích của họ là để nhà giao dịch nhận được mức giá tốt.
Kairon Labs
Kairon Labs hiện có trụ sở chính ở Hà Lan và Bỉ, doanh nghiệp chọn nền tảng độc quyền để mang đến cho các nhà giao dịch token giao dịch thông dụng nhất. Trong thị trường tiền điện tử, Kairon Labs là một MM chuyên nghiệp và đảm bảo độ uy tín cao.
Kairon Labs thu phí giao dịch thấp hơn so với các đối thủ của mình. Lợi nhuận theo phân phối và giao dịch theo thuật toán của các token. Đối với doanh nghiệp này, họ theo đuổi sự tín nhiệm của khách hàng dành cho mình. Đội ngũ công ty là những chuyên gia giao dịch Crypto nổi tiếng, những người đã góp sức mạnh vào đợt tăng giá tiền điện tử năm 2017.
Bluesky Capital
Bluesky Capital là một nhóm chuyên gia thuộc quỹ đầu cơ định lượng. Quỹ này gồm các doanh nghiệp hàng đầu như Morgan Stanley, Sauma, và Merrill Lynch. Họ là cha đẻ của các chương trình đầu tư vĩ mô lập trình, trong đó có nhiều loại tài sản đa dạng.
Bluesky Capital cũng cung cấp bảo hiểm rủi ro đối với thị trường Crypto. Mục đích của quỹ này là phân tích định lượng, xác định alpha và công nghệ hiện đại để đầu tư. Từ đó kiếm được lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho nhà giao dịch xuống mức thấp nhất.
Market Maker Forex cung cấp giá như thế nào trong thị trường?
Đối với những nhà tạo lập thị trường Forex, sẽ có những vấn đề xung quanh việc cung cấp mức giá của họ. Cụ thể:
- Prevailing Rates: Tỷ giá giao ngay trực tiếp trên các sàn
- Mức độ rủi ro mà Market Maker tiến hành mua và bán ngoại tệ
- Sự phân tích của MM đối với sự biến động của các cặp tiền ngoại hối trong thời gian dài hạn
- Số lượng ngoại tệ giao ngay trên sàn và khối lượng khớp lệnh theo nhu cầu
Mức giá Forex trên thị trường bán lẻ
Giao dịch giữa các ngân hàng lớn hình thành trung tâm của thị trường ngoại hối về khối lượng. Tuy vậy, cam kết mua và bán tiền tệ liên tục của các ngân hàng là cơ sở để định giá trên thị trường sôi động này. Mặc cho khối lượng giao dịch qua thị trường liên ngân hàng rất lớn nhưng hầu hết các chủ thể tham gia giao dịch ngoại hối không được tiếp cận trực tiếp với lượng ngoại tệ này.
Nguyên nhân tại vì sao?
Một trong những hệ thống của các ngân hàng lớn là mối liên kết giữa tín dụng của các ngân hàng lớn nhất. Các ngân hàng giao dịch tiền tệ với nhau dựa trên tín dụng. Ngoài ra, khối lượng giao dịch trên thị trường này cũng rất khủng.
Những vấn đề này khi gộp lại với nhau để ngăn những người tham gia trực tiếp vào thị trường liên ngân hàng. Trên thực tế, đã có lúc thị trường ngoại hối thực sự chỉ là một trò chơi dành cho các ngân hàng, tổ chức và người giàu. Tuy nhiên, hiện tại thì không phải như vậy.
Những Retail Trader vẫn có thể tham gia vào thị trường ngoại hối. Họ thực hiện điều này qua các sàn môi giới (Broker) và CFD trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến giá. Với sự hưởng ứng tích cực của nhiều đối tượng tham gia, thị trường Forex ngày càng được biết đến và trở thành hình thức đầu tư có kế hoạch dài hạn.
Thị trường Forex hiện nay đã phát triển như thế nào?
Khoảng cách giữa nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ đã được rút ngắn trong vài năm trở lại đây. Những trader nhỏ lẻ đã được phép truy cập vào sự chênh lệch ngoại hối cạnh tranh và thực hiện mua và bán cũng dễ dàng, nhanh chóng.
Broker Forex cung cấp giá cho Retail Trader như thế nào?
Lưu ý một chút, có thể một vài sàn môi giới sẽ được xem như một nhà tạo lập thị trường. Tuy nhiên, họ không đóng vai trò là một Market Maker thực sự.
Những nhà môi giới ngoại hối có cách thức hoạt động riêng biệt, tuy nhiên mục tiêu giá cuối cùng thì hầu như giống nhau. Ví dụ, các ngân hàng lớn có cách hoạt động như một sàn giao dịch. Có những doanh nghiệp hoạt động như một Broker, có phòng ngừa vị thế bằng việc tạo ra tính thanh khoản cho thị trường.
Một số doanh nghiệp để lộ lệnh của họ. Điều đáng nói ở đây là họ không cung cấp giá giống như một MM thực thụ sẽ làm. Với một cặp tiền tệ nhất định, một doanh nghiệp Forex bán lẻ sẽ cung cấp mức giá tổng hợp. Cụ thể là giá thầu/ mức giá ưu đãi mà họ được phép truy cập dựa vào các đối tác Market Maker mà họ phòng ngừa.
Một giải pháp khác để doanh nghiệp cung cấp cho người dùng quyền tham gia vào thị trường ngoại hối là dựa vào Mạng truyền thông điện tử – Electronic Communications Networks (hoặc ECN). Tại đây có tất cả các giá thầu, ưu đãi từ những ngân hàng, tổ chức, nhà giao dịch trong một cuốn sổ đặt lệnh. Khi bạn vào lệnh trên mạng này, họ sẽ tìm lệnh để khớp với lệnh của bạn cùng một mức giá tốt. Mạng ECN thực hiện khớp lệnh rất nhanh và phí spread nhỏ.
Ưu và nhược điểm của Market Maker Forex là gì?
Một vài người không cảm thấy hứng thú với thuật ngữ Market Maker là gì. Bởi vì họ cho rằng có vẻ như thị trường đang ngăn cản họ. Rõ ràng, các Market Maker không đưa ra mức giá bất lợi với vị thế của họ, nhưng sau cùng họ lại cung cấp mức giá giao dịch theo cả hai hướng. Việc này tức là có một số lượng rất hạn chế về giá có thể bị làm sai một cách cố ý trước khi có cơ hội kiếm lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá.
Khi bàn bạc những điều liên quan đến Market Maker, chìa khóa chính ở đây chính là họ giống như bộ xương sống của thị trường ngoại hối. Ngoài hỗ trợ cơ bản giúp thị trường ngoại hối hoạt động tốt, những nhà tạo lập thị trường còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Cụ thể: Tạo ra tính nhất quán và tính thanh khoản, liên tiếp tạo ra sức mua và bán để cân bằng thị trường.
Xét về cơ bản, giá được cung cấp bởi các Market Maker là con người. Một người nào đó không xác định được quyết định giá thầu, giá chào bán. Từ các chỉ số kỹ thuật, hành động giá đều xuất phát bởi con người. Tất cả điều này hoàn toàn đi ngược với cách hiểu thị trường hoạt động một cách ngẫu nhiên.
Yếu tố con người chính là điều lớn nhất để tạo nên một thị trường. Yếu tố này cũng tức là ít biến động so với giá ECN. ECN là một nền tảng giao dịch tự động với tốc độ giao dịch nhanh. Qua đó có thể thấy tỷ lệ dao động với tốc độ nhanh chóng có thể làm một hạn chế khiến ECN phức tạp để sử dụng. Bên cạnh đó, khi dùng ECN, hãy sử dụng thêm các phương pháp giao dịch như giao dịch tần suất cao (HFT). Những Market Maker tạo ra giá và niềm tin tưởng. Đây cũng chính là cơ sở để thị trường ngày càng được yêu thích.
Các Market Maker tại các ngân hàng lớn biết được các giao dịch lớn, vì vậy thị trường có thể biến động. Về lý thuyết, điều này giúp họ chiếm ưu thế hơn các nhà giao dịch khác. Dưới đây là những thông tin mà MM sẽ biết được nhưng những trader nhỏ lẻ thì sẽ không thể biết.
- Những doanh nghiệp tái đầu tư danh mục
- Các yếu tố hạn chế rủi ro
- Thay đổi khẩu vị rủi ro
Những yếu tố này tác động rất nhiều đến thị trường Forex trong khung thời gian ngắn hạn. Một vài người coi đây là lợi thế của các Market Maker. Còn đối với cách nhìn của MM, họ coi đây là sự hỗ trợ cho các phương pháp giao dịch. Đây cũng là lợi ích mà họ đang được nhận khi mà họ thực hiện việc cung cấp giá, liên hệ với các ngân hàng lớn khác.
Cả thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối đều có các Market Maker. Bên cạnh đó cả hai đều hỗ trợ tính thanh khoản. Vậy các nhà tạo lập thị trường khác nhau như thế nào? Một điểm khác biệt đáng quan tâm giữa thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán là tính minh bạch của các giao dịch ngoại hối thấp. Còn cổ phiếu được giao dịch công khai trên các sàn giao dịch.
Trên sàn chứng khoán, giá và khối lượng sẽ có sẵn ở thời gian thực tế. Còn trên sàn Forex, những hoạt động của các ngân hàng lớn sẽ là thông tin bí mật không thể công khai.
Với bài viết giải thích chi tiết về Market Maker là gì, Market Maker Forex đóng vai trò gì đối với thị trường, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có cái nhìn khách quan về thị trường tài chính. Từ đó, đưa ra những lựa chọn thông minh khi quyết định đầu tư. Anh em hãy truy cập vào trang web của chúng tôi để khám phá thêm nhiều thông tin hay nhé!
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.