Nhiều nhà đầu tư thắc mắc PAMM là gì? Đầu tư vào tài khoản PAMM có thực sự an toàn và ít rủi ro không? Thực ra, PAMM là một trong những lựa chọn giúp trader kiếm thêm thu nhập một cách thụ động trên nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, bản chất của PAMM là gì, ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng Forex Dictionary khám phá cụ thể hơn qua bài viết sau bạn nhé.
Tài khoản PAMM là gì?
PAMM là thuật ngữ được viết tắt từ cụm Percent Allocation Management Module, tạm dịch là tài khoản huy động vốn đầu tư do các trader có kinh nghiệm quản lý. Trong đó, tài khoản PAMM và quỹ PAMM là dịch vụ khá thông dụng trong lĩnh vực đầu tư tài chính vì có tỷ lệ rủi ro thấp. Dịch vụ về PAMM được đánh giá cao vì tạo ra khoản tiền thu nhập thu động cho khách hàng mà họ không cần tham gia trực tiếp vào phiên giao dịch.
Quá trình đầu tư vào tài khoản, hay quỹ PAMM thường được thực hiện một các tự động. Tức là mọi thao tác giao dịch, tạo ra lợi nhuận và mức độ thua lỗ đều sẽ được chương trình quản lý quỹ PAMM thiết lập tự động dựa theo một tỷ lệ nhất định.
Trong đó, có thể kể đến một vài sàn môi giới có hỗ trợ tài khoản PAMM uy tín như: Công ty cung cấp tài khoản PAMM đầu tiên trên thế giới – Alpari, kế đến là sàn ThinkMarkets, hay sàn FxOpen và HotForex.
Cấu trúc của tài khoản PAMM như thế nào?
Tài khoản PAMM hiện nay sẽ gồm có 2 chủ thể tham gia chính, đó là quản lý quỹ và nhà đầu tư. Trong đó, tài khoản PAMM sẽ thực hiện một vai trò nhất định với mỗi đối tượng, cụ thể:
Đối với quản lý quỹ: Quản lý quỹ có thể là những trader có khả năng và kinh nghiệm thực hiện giao dịch, nhưng lại hạn chế về số vốn và không thể tạo ra đủ lợi nhuận mà họ kỳ vọng. Trong đó, người quản lý quỹ sẽ bán cho các nhà đầu tư dịch vụ quản lý vốn. Theo đó, các nhà đầu tư chỉ việc góp vốn vào quỹ của người quản lý và nhận về phần lợi nhuận dựa trên số vốn đã góp theo phần trăm do quỹ quy định.
Đối với các nhà đầu tư: Dịch vụ PAMM từ các trader giàu kinh nghiệm sẽ là một lựa chọn lý tưởng đối với các trader mới tham gia vào thị trường và chưa đủ kiến thức để giao dịch thành công. Hoặc đơn giản hơn, dịch vụ PAMM còn đáp ứng nhu cầu kiếm tiền thụ động của các nhà đầu tư. Thế nên khi PAMM kiếm được lọi nhuận, các nhà đầu tư đã góp vốn sẽ có được một khoản thu nhập tương ứng với tỷ lệ góp vốn, kèm theo một khoản phí để duy trì quỹ.
Ưu điểm của tài khoản PAMM là gì?
Tìm hiểu ưu điểm của tài khoản PAMM là gì sẽ giúp trader hiểu được giá trị mà dịch vụ PAMM mang lại. Từ đó, cân nhắc với nhu cầu và điều kiện của bản thân trước khi ra quyết định đầu tư.
Quản lý quỹ và nhà đầu tư cùng hướng về một lợi ích
Trước hết, cả người quản lý quỹ và trader đều muốn quỹ PAMM tạo ra lợi nhuận để 2 bên cùng có lợi. Thế nên, người quản lý quỹ luôn muốn quỹ PAMM tạo ra càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Ngoài ra, người quản lý quỹ cũng cần đầu tư một số tiền nạp tối thiểu ban đầu để lập ra quỹ PAMM trên các sàn giao dịch. Tùy theo quy định của mỗi sàn mà số tiền tối thiểu này sẽ khác nhau. Thế nên, nếu quỹ PAMM đầu tư thua lỗ thì nhà quản lý quỹ cũng sẽ mất hết số vốn đầu tư.
Thông tin về tài khoản PAMM rõ ràng, minh bạch
Tiếp theo, nhà môi giới ngoại hối sẽ có trách nhiệm cung cấp cho người dùng lịch sử giao dịch thật của tài khoản PAMM, cùng với nhiều chỉ số ý nghĩa khác để đánh giá quỹ. Bên cạnh đó, người quản lý quỹ cũng công khai mọi thông tin và không che giấu gì với nhà đầu tư.
Có thể lọc tài khoản PAMM tùy theo tiêu chí
Với một vài PAMM, trader có thể kiểm tra hiệu suất của quỹ dựa trên bảng xếp hạng những tài khoản chính trước khi quyết định đầu tư. Theo đó, các bạn có thể dùng bộ lọc của sàn giao dịch cung cấp PAMM để nhanh chóng chọn ra những tài khoản phù hợp với tiêu chí của bạn.
Quản lý PAMM không được phép rút tiền của nhà đầu tư
Lừa đảo luôn là vấn đề xuất hiện ở bất kỳ thị trường nào, dù là thị trường tài chính hay thị trường Forex. Đặc biệt là với thị trường Forex, vấn đề huy động vốn, hoặc ủy thác thay các nhà đầu tư luôn để lại những thiệt hại vô cùng nặng nề.
Quá trình theo dõi vốn đơn giản, dễ thực hiện
Sau khi đăng ký, cũng như gửi tiền vào quỹ PAMM thì các nhà đầu tư có thể theo dõi hoạt động của quỹ. Sau đó, có thể nạp thêm tiền hoặc rút bớt vốn một cách đơn giản và nhanh chóng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể tham gia vào nhiều quỹ PAMM khác nhau trong cùng một thời điểm để giảm thiểu rủi ro và tối đa lợi nhuận. Tóm lại, trader có thể chủ động quản lý nguồn vốn của mình khi đầu tư vào quỹ PAMM.
Nhược điểm của tài khoản PAMM là gì?
Nhà đầu tư có nguy cơ mất hết vốn đã đầu tư vào PAMM
Nếu trader không tìm hiểu kỹ quỹ PAMM là gì, lịch sử giao dịch ra sao và đầu tư trúng những quỹ PAMM không tốt thì có nguy cơ mất hết tiền, hoặc lỗ nặng.
Người quản lý quỹ PAMM có thể đánh mất danh tiếng
Khi quản lý quỹ PAMM thất bại, họ không chỉ mất đi số vốn đầu tư mà còn mất cả danh tiếng đã gầy dựng trong cộng đồng Forex. Ngoài ra, với số tiền đầu tư quá lớn vào PAMM thì còn có nhiều hậu quả khó lường hơn nữa.
Cách thức hoạt động của PAMM là gì?
Để giúp các bạn nắm được cơ chế hoạt động của quỹ PAMM là gì, chúng ta hãy xem xét những ví dụ sau:
Giả sử, số vốn của tài khoản PAMM đang có là 10.000$ dựa theo tỷ lệ góp vốn như sau:
- Tài khoản 1 có tỷ lệ góp vốn là 30%: 3.000 $.
- Tài khoản 2 có tỷ lệ góp vốn là 40%: 4.000 $.
- Tài khoản 3 có tỷ lệ góp vốn là 30%: 3.000 $.
Sau đó, quản lý của quỹ PAMM đã thực hiện một giao dịch với khối lượng là 10 lot thì các tài khoản sẽ có tỷ lệ như sau:
- Tài khoản 1: 3 lot.
- Tài khoản 2: 4 lot.
- Tài khoản 3: 3 lot.
Đến khi tài khoản chốt lời ở mức 1.000 $ thì mỗi tài khoản sẽ nhận được số tiền như sau:
- Tài khoản 1: 300$.
- Tài khoản 2: 400$.
- Tài khoản 3: 300$.
Kế đến, quản lý PAMM có thể thu từ các nhà đầu tư một khoản phí dao động từ 10 đến 30% tương ứng từ tài khoản con. Khoản phí này sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản của các nhà đầu tư.
Tiêu chí chọn một người quản lý PAMM tốt là gì?
- Tỷ lệ giữa rủi ro và thưởng trên thực tế: Khi bạn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì cũng cần thử nghiệm trước với một khoản đầu tư nhỏ. Các trader rất dễ hiểu lầm những người tạo ra lợi nhuận mà không kèm theo tỷ lệ rủi ro cao. Nếu tỷ lệ giữa rủi ro và thưởng cao một cách bất bình thường thì các bạn nên nghiên cứu một tài khoản PAMM khác.
- Đã đăng ký và được đảm bảo: Các sự kiện trong quá khứ đã chứng minh rằng, không phải lúc nào sự giám sát và thực thi ngay cả khi thị trường có những tín hiệu tích cực cũng là điều đáng tin. Mặc dù, điều này vẫn hợp pháp khi người cố vấn đã đăng ký với các sàn giao dịch được cấp phép. Thế nhưng, trên lý thuyết thì phía môi giới có thể áp dụng một vài tiêu chuẩn, theo dõi, cũng như chịu trách nhiệm pháp lý. Nếu không thì các trader cũng phải được cung cấp một địa chỉ, tên tổ chức để khiếu nại khi có vấn đề xảy ra và khắc phục thiệt hại.
- Tìm tài liệu tham khảo: Trader có thể tìm kiếm các tài liệu tham khảo trên internet, cùng với thư giới thiệu từ cố vấn khi không đặt hết niềm tin vào nguồn giới thiệu. Trong đó, người cố vấn sẽ càng đáng tin nếu họ có nhiều năm đầu tư và số vốn đầu tư lớn, có danh tiếng trên thị trường.
Chọn quỹ PAMM như thế nào?
Các quỹ PAMM trên thị trường sẽ được đánh giá, xếp hạng dựa trên các chỉ số tài chính. Tùy vào từng sàn giao dịch mà họ sẽ có những tiêu chí đánh giá nhỏ khác nhau. Thế nhưng nhìn chung, các sàn đều có chung nhiều tiêu chí đánh giá.
Tùy vào nhu cầu, sở thích và mục tiêu của trader mà cách chọn quỹ PAMM cũng có sự khác biệt. Chẳng hạn như có người thích lợi nhuận to, xấp xỉ 100% trong vòng một tháng và chỉ nạp khoảng vài trăm đô la kèm theo hệ quả là cháy tài khoản thì cũng không sao. Nhưng lại có những trader đầu tư với mục tiêu tạo ra lợi nhuận ổn định theo tháng hoặc quỹ, nhưng quỹ cần có các chỉ số thống kê đẹp. Một vài trader khác lại thích quỹ PAMM giao dịch theo kiểu scalping, trong khi số khác lại chọn giao dịch swing…
Với Forex Dictionary, tiêu chí ưu tiên hàng đầu luôn là giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Vì chỉ khi tỷ lệ rủi ro thấp thì Forex Dictionary mới sẵn sàng đầu tư vào PAMM. Dưới đây là một vài tiêu chí chọn quỹ PAMM tốt nhất:
- Quỹ PAMM đó buộc phải có thời gian hoạt động ít nhất là 6 tháng.
- Max. Drawdown của quỹ buộc phải thấp hơn 20%.
- Floating P/L buộc phải thấp hơn 20%.
- Average Win ($) buộc phải cao hơn so với Average Loss ($).
- Lợi nhuận trung bình lớn hơn 15% mỗi quý, tương đương 5%/tháng.
- Quản lý quỹ PAMM góp số vốn tối thiểu là 500$.
- Cùng một vài tiêu chí khác.
Tài khoản MAM là gì? Điểm khác biệt giữa MAM và PAMM là gì?
Tài khoản MAM là gì?
MAM được viết tắt từ cụm từ tiếng anh Multi Account Manager. MAM được tạo ra như một dịch vụ của sàn giao dịch ngoại hối để NHÀ GIAO DỊCH quản lý tài khoản của NHÀ ĐẦU TƯ nhờ hệ thống sao chép lệnh.
So sánh tài khoản MAM và tài khoản PAMM
Về mục đích: MAM và PAMM đều hướng đến mục tiêu quản lý vốn và tạo ra lợi nhuận cho những người tham gia.
Về cách thức hoạt động, MAM và PAM có sự khác biệt, cụ thể:
- Đối với MAM, tài khoản của nhà đầu tư độc lập với tài khoản của người quản lý. Trong khi với tài khoản PAMM thì nhà đầu tư và người quản lý quỹ cùng nạp tiền vào một tài khoản chung.
- Trader có thể tùy ý chỉnh sửa khối lượng giao dịch trên tài khoản MAM, trong khi quỹ PAMM tính toán khối lượng giao dịch của mỗi trader dựa trên tỷ lệ góp vốn.
PAMM là gì, cách thức hoạt động của PAMM ra sao cũng như ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư này đã được chúng tôi trình bày cụ thể. Nhìn chung, tài khoản PAMM là một lựa chọn tốt với các trader vì đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, các bạn cũng cần chọn lọc kỹ lưỡng những quỹ PAMM an toàn vì chiến lược nào cũng đều có tiềm ẩn rủi ro bên cạnh lợi nhuận. Hy vọng các nhà đầu tư sẽ có được một cái nhìn tổng quan về tài khoản PAMM là gì và đầu tư thành công. Chúc các bạn may mắn.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.