Trượt giá là gì? Đây được coi là một trong những vấn đề khiến Traders đau đầu khi tham gia thị trường giao dịch. Nếu thường xuyên gặp phải hiện tượng trượt giá trên thị trường giao dịch tài chính thì các anh em Traders hoàn toàn có thể mất đi một khoản tiền lớn trong tài khoản. Muốn biết thêm về hiện tượng này thì tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây của Forex Dictionary.
Khái niệm trượt giá là gì?
Slippage là gì? Hiện tượng trượt giá có thể hiểu theo cách đơn giản là: mức giá của lệnh giao dịch khớp với một mức giá khác. Nhưng mức giá đó lại không phải là mức giá được Traders dự kiến sẵn trước khi tham gia đặt lệnh.
Trượt giá (Slippage) thường xảy ra với lệnh Market Order ( lệnh thị trường) hoặc là lệnh cắt lỗ ( Stop Loss), lệnh chốt lời ( Take Profit),…Để hiểu hơn về khái niệm trên, các anh em Traders có thể tìm hiểu hiện tượng trượt giá qua ví dụ sau đây:
Giả sử các nhà giao dịch tiến hành mua 100 cổ phiếu A với mức giá là 50$/ cổ phiếu. Tuy nhiên, giá khớp lệnh của cổ phiếu này lại là 51$. Bởi vì giá khớp lệnh khác với mức giá dự kiến ban đầu nên các Traders cần phải trả đắt hơn 1$ cho mỗi cổ phiếu.
Hiện tượng trượt giá không hiếm gặp, dễ dàng thấy ở các thị trường, từ chứng khoán, cổ phiếu cho đến ngoại hối. So với Gap và Spread thì Slippage không quá khác biệt. Tuy nhiên, sự trượt giá (Slippage) chỉ được nhận biết khi Traders đã chính thức vào lệnh. Bởi vì tín hiệu của hiện tượng Slippage không quá rõ ràng nên thường bị các Traders bỏ qua.
Mặc dù trượt giá không mạnh bằng Gap nhưng nó cũng có thể là một mối đe dọa không nhỏ với các Traders. Sự trượt giá có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà giao dịch có vốn lớn. Ví dụ như tỷ lệ trượt giá là 0,5% cho mỗi giao dịch thì đối với giao dịch trị giá 1 triệu USD, Traders sẽ bị lỗ đi 5000 USD.
Như vậy, chúng ta đã biết trượt giá là gì và nó ảnh hưởng đến các nhà giao dịch như thế nào. Bây giờ, bài viết sẽ giới thiệu những lý do dẫn đến hiện tượng trượt giá và cách ngăn chặn để không mất số tiền không công bằng này.
Vì sao sự trượt giá lại xảy ra?
Như đã trình bày trước đó, nguyên nhân hình thành sự trượt giá (Slippage) trên thị trường có phần tương tự với Gap. Bằng góc độ khách quan, có thể nói, sự trượt giá hầu như chỉ xảy ra khi thị trường mất đi sự cân bằng giữa cung và cầu. Tuy nhiên, ngoài yếu tố khách quan thì yếu tố chủ quan cũng là một trong những tác động không nhỏ đối với sự hình thành hiện tượng trượt giá. Chi tiết về từng nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân khách quan
- Những tin tức mới: Tình trạng trượt giá thường xảy ra khi các dữ liệu kinh tế hoặc tin tức quan trọng được công bố bất ngờ. Bên cạnh đó, sự diễn ra của một sự kiện lớn hay là tin tức nóng hổi sẽ làm cho thị trường có phần biến động mạnh, giá cả không ổn định. Lúc này, giá sẽ khớp ở một mức giá khác chứ không dừng chân tại mức giá mong muốn.
- Thị trường thiếu thanh khoản: Là lúc có ít người mua và người bán hơn trên thị trường. Mức giá mong muốn của hai bên thường xa nhau. Các Traders sẽ phải thực hiện giao dịch tại mức giá ngoài dự định ban đầu của mình.
Ví dụ: Đơn giản như việc bạn đi chợ để mua trái cây. Có rất nhiều người bán và bạn có nhiều lựa chọn hơn bởi vì phạm vi giá rất rộng. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có duy nhất một người bán trái cây và mức giá này được niêm yết ở khoảng nhất định nào đó, anh em sẽ không có sự lựa chọn trong lúc này. Đây là một ví dụ đời thường để các anh em Traders có thể hiểu hơn về hiện tượng thị trường thiếu thanh khoản.
Nguyên nhân chủ quan
Trục trặc kỹ thuật
Tốc độ Internet hay khả năng xử lý của máy tính được biết đến là một trong những nguyên nhân chính khiến Traders khớp lệnh chậm, từ đó mức giá khớp lệnh luôn nằm ngoài mức giá mong muốn của bạn. Bên cạnh đó, phần mềm giao dịch cũng được biết đến là nguyên nhân chủ quan tạo ra sự trượt giá.
Chẳng hạn như bạn đặt lệnh mua với mức giá là 100 Dollar, tuy nhiên, bởi vì mạng chậm nên lệnh đặt của bạn không khớp ngay lập tức mà chỉ có thể khớp ở thời gian sau đó. Trong lúc này, mức giá đã nhanh chóng nhảy lên 101 Dollar.
Những nhà giao dịch có mạng lưới Internet mạnh mẽ với những chiếc máy tính có độ nhạy cao thường thực hiện các lệnh trong 0.02 giây hoặc ít hơn. Tốc độ vào lệnh nhanh chóng và không có sự giật lag là phương pháp tối ưu để hạn chế sự trượt giá.
Những Broker không đáng tin cậy
Retail Traders hoàn toàn có thể gặp rủi ro khi hợp tác với các Broker không uy tín. Nhà môi giới là người hiểu rõ hơn ai hết về thị trường và hoàn toàn có thể kiếm lợi từ việc khớp lệnh không đúng cho bạn để bỏ túi phần chênh lệch. Có thể hiểu như sau:
Bạn có thể mua cổ phiếu X với giá 50 Dollar và người bán cũng chỉ bán nó với mức giá 50 Dollar. Tuy nhiên, thay vì trả 50 đô la cho một lệnh đặt thích hợp và lấy lợi nhuận từ việc thu hoa hồng, Broker không uy tín sẽ khớp lệnh của bạn tại mức giá 50.5$ và ăn lời 0,5$. Thậm chí, mức giá khớp lệnh này có thể sẽ chênh lệch nhiều hơn.
Lợi ích và tác hại mà sự trượt giá mang lại cho các nhà giao dịch
Có thể sự trượt giá là nỗi sợ của các anh em Traders, tuy nhiên, sự hiện hữu của hiện tượng trượt giá chưa hẳn là một điều không tốt. Bởi vì đôi khi, Slippage cũng mang lại không ít lợi ích cho chúng ta. Cùng xem thử tác hại và lợi ích của sự trượt giá qua nội dung được chia sẻ phía dưới:
Lợi ích của sự trượt giá
Sự trượt giá giúp cho thị trường không bị đóng băng mà sẽ hoạt động liên tục. Cũng như ví dụ đi mua trái cây trước đó, nếu như người mua chỉ chịu mua hàng ở mức giá thấp nhưng người bán chỉ đồng ý bán với mức giá ngoài mong muốn của người mua thì giao dịch sẽ không xảy ra. Kết quả là cả hai bên đều không có lợi, món hàng muốn mua cũng sẽ mất đi giá trị.
Bên cạnh lợi ích này, Traders cũng có thể hưởng lợi từ ảnh hưởng của sự trượt giá trong trường hợp đặt lệnh mà sự trượt giá đi theo hướng chốt lời của các anh em. Lúc này, lợi nhuận mà các anh em nhận được sẽ lớn hơn rất nhiều. Giả sử, Traders mua cổ phiếu với mức giá là 100$. Trong lúc khớp lệnh không gặp phải hiện tượng trượt giá, mức Take Profit là 200$. Nếu như lệnh chốt lời khớp mà mức giá trượt lên 202$ thì các anh em Traders sẽ được 2$ lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu.
Ảnh hưởng không tốt của sự trượt giá đối với các Trader
Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu thì sự trượt giá cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các Traders. Trong trường hợp trượt giá đi qua điểm dừng lỗ thì các anh em có thể bị lỗ một khoản tiền khá lớn. Tiếp tục với ví dụ đặt chốt lời ở trên, cổ phiếu bạn mua có mức giá là 100$ và cố định Stop Loss tại mức 80$. Khi mức giá giảm, chạm đến điểm dừng lỗ và tiếp tục hạ xuống 79$ thì Traders sẽ phải chịu thâm hụt 1$ cho mỗi cổ phiếu của mình.
Nói đơn giản là, sự trượt giá chỉ thật sự ảnh hưởng khi xảy ra tại các điểm khớp lệnh, vị trí Stop Loss hoặc là Take Profit. Trong trường hợp xảy ra sự trượt giá giữa đường thì nó không tác động đến lợi nhuận hay mức thâm hụt của Traders. Nhìn chung thì sự trượt giá không ảnh hưởng quá nhiều đến tiến trình giao dịch của các anh em. Tuy nhiên, nếu đã biết đến sự trượt giá thì cũng cần phải biết đến cơ chế của nó để các giao dịch sau này thuận lợi hơn.
Tìm hiểu 3 loại trượt giá trong forex là gì?
Làm rõ 3 loại trượt giá phổ biến trong thị trường ngoại hối Forex qua những đặc điểm sau:
- Trượt giá khi thực hiện lệnh Mua/ Bán: Ví dụ như Traders đặt một lệnh Bán và có tin tức chấn động khiến mức giá giảm mạnh. Trong trường hợp này, lệnh bán của Traders sẽ khớp với một mức giá rất thấp, cách rất xa so với mức giá dự kiến.
- Trượt giá lệnh chờ: Traders thực hiện lệnh chờ mua. Nhưng mức giá không khớp với mức giá mong muốn của bạn bởi vì giá ở dưới bị đẩy lên quá nhanh. Nguồn cung/ cầu của thị trường có phần hạn chế đã làm điều này xảy ra.
- Trượt giá cắt lỗ ( stop loss): Traders đặt cắt lỗ nhưng giá chạy quá nhanh khiến cho stop loss bị trượt xuống phía dưới và không thể khớp lệnh ở mức giá dự kiến ban đầu.
Cách để các Traders có thể tránh được rủi ro mất tiền
Như đã nói trước đó, sự trượt giá chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ trong tiến trình giao dịch của các Traders. Bạn hoàn toàn có thể không để ý đến tác động của sự trượt giá nếu đủ tin tưởng vào giao dịch của mình. Tuy nhiên, trên tinh thần quản lý rủi ro,
các nhà giao dịch nên nắm rõ những cách giảm thiểu tác động của sự trượt giá. Cụ thể như sau:
Giao dịch ở trong thị trường ít biến động, có tính thanh khoản cao
Sự trượt giá thường xuất hiện trong thị trường có biến động mạnh. Việc thực hiện giao dịch trong thị trường ít biến động có thể hạn chế được tối đa sự trượt giá. Bởi vì khả năng biến động không cao nên xu hướng giá hầu như không có khả năng thay đổi. Bên cạnh đó, tính thanh khoản cao cũng sẽ giúp các anh em có được mức giá đúng như mong muốn. Lời khuyên với các Traders là nên giao dịch các cặp tiền tệ như: GBPUSD, EURUSD, USDJPY,… trong thị trường ngoại hối. Đối với tiền điện tử crypto và các giao dịch cổ phiếu/ coin điện tử khối lượng lớn thì nên ưu tiên giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Sự trượt giá cũng hạn chế gặp khi tham gia thị trường ở những khung giờ sôi động, có lượng mua và lượng bán cao. Trong thời gian này, các giao dịch của Traders sẽ được thực hiện nhanh chóng và chính xác, đúng như mức giá nhà giao dịch mong muốn.
Không nên sử dụng mức đòn bẩy cao
Mức đòn bẩy cao sẽ giúp anh em có được nguồn thu hấp dẫn và trở nên giàu có nhanh chóng. Tuy nhiên, mức rủi ro mà nó mang lại cũng rất lớn. Nếu tỷ lệ đòn bẩy cao, mức lỗ cũng bạn phải chịu cũng sẽ rất lớn nếu trượt giá đi theo hướng cắt lỗ. Do đó, cần xem xét kỹ hơn nếu muốn đặt tỷ lệ đòn bẩy cao trong giao dịch.
Khung thời gian cao
Đối với khung thời gian thấp như M5 thì cho dù chỉ trượt một vài pips cũng đủ tạo ra một sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, nếu đổi khung thời gian cao hơn, cụ thể là D1 thì mức trượt pips sẽ không có quá nhiều khác biệt Vậy nên, các Traders nên tham gia giao dịch trên đồ họa khung thời gian dài. Điều này sẽ giúp những nhà giao dịch kiểm soát được phần nào sự thua lỗ mà sự trượt giá gây ra.
Thường xuyên cập nhật thông tin, sự kiện lớn trong và ngoài nước
Hầu như hiện tượng trượt giá đều chịu sự ảnh hưởng của những tin tức biến động trong và ngoài nước. Để tránh bị ảnh hưởng bởi sự trượt giá, các anh em nên thường xuyên theo dõi và cập nhật các lịch trình kinh tế. Nếu như thị trường kinh tế đang có quá nhiều biến động thì cách tốt nhất chính là không giao dịch để giảm thiểu khả năng chịu lỗ vì dính trượt giá.
Không ôm lệnh qua tuần
Những ngày cuối tuần là những ngày thị trường gần như là không có sự ổn định. Các tin tức về kinh tế thường rất hay được công bố vào những ngày nghỉ như thế này. Chính vì vậy mà thời điểm này được cho là khoảng thời gian nhạy cảm đối với các nhà giao dịch bởi vì rất có thể sẽ bị dính Gap chứ không đơn giản là ảnh hưởng của sự trượt giá. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn nên chốt lệnh của mình vào cuối tuần để tránh rơi vào những tình huống xấu nhất.
Lựa chọn broker uy tín
Nhà môi giới là một người am hiểu về thị trường giao dịch hơn ai hết. Chính vì vậy mà khi hợp tác với broker, Traders có thể được hưởng rất nhiều lợi ích. Điển hình như spread thấp, chính sách minh bạch rõ ràng, tốc độ khớp lệnh nhanh chóng,… Trong đó, broker cũng hướng dẫn cho Retail Traders biết được giới hạn trượt giá cũng như có những biện pháp ngăn chặn hoặc giảm thiểu hao hụt tài chính tối ưu nếu giao dịch thật sự dính phải sự trượt giá của thị trường.
Đảm bảo thiết bị kỹ thuật và tốc độ mạng đáp ứng tốt khi tham gia giao dịch
Nguyên nhân chủ quan của sự trượt giá có nhắc đến tốc độ mạng và khả năng mạnh yếu của các thiết bị kỹ thuật. Đây là sơ sót chủ quan và có thể được cải thiện nhanh chóng để tiếp cận thị trường tốt hơn. Lời khuyên là anh em Traders nên chủ động nâng cấp hoặc mua máy mới cũng như có sự điều chỉnh tốc độ mạng Internet. Nên mua gói cước VIP hoặc thuê VPS,…. để tốc độ mạng hoạt động ổn định và việc khớp lệnh cũng diễn ra nhanh chóng hơn.
Traders có nên tham gia giao dịch khi thị trường đang có sự trượt giá hay không?
Nếu như đã biết được trượt giá là gì thì có nên tham gia vào thị trường khi đang có sự trượt giá hay không? Nếu thuận hướng thị trường, sự trượt giá có thể mang lại cho Traders một khoản lợi nhuận lớn. Nhưng đôi lúc đây sẽ là một mối rủi ro không nhỏ đối với các nhà giao dịch.
Khi mà thị trường bị ảnh hưởng bởi những tin bên ngoài, xác suất xảy ra sự trượt giá sẽ cao hơn. Nói đơn giản, một bài phát biểu của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có thể mang lại một sự trượt giá trong thị trường giao dịch. Do đó, để giảm bớt sự rủi ro này thì Traders nên hạn chế ôm lệnh giao dịch qua tuần và phải thường xuyên cập nhật tình hình kinh tế trong và ngoài nước.
Bài viết đã giới thiệu cho bạn về sự trượt giá là gì và cho biết những điều cần biết nếu gặp sự trượt giá trong giao dịch thị trường. Hy vọng rằng qua bài viết này, các Traders sẽ biết thêm được nhiều kiến thức mới, tính lũy được nhiều kinh nghiệm để hạn chế được sự thua lỗ khi gặp Slippage trong lúc tham gia thị trường.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.