Swap Contract là gì? Đây được xem là một dạng thỏa thuận hợp đồng diễn ra giữa hai bên đối tác với nhau. Theo đó, các khoản thanh toán định kỳ cho nhau hoặc là việc trao đổi các luồng tiền ở tương lai sẽ được các bên đồng ý thực hiện theo một phương thức và khoảng thời gian đã được định sẵn. Để hiểu rõ chi tiết hơn về hợp đồng hoán đổi là gì và những loại hợp đồng hoán đổi cơ bản hiện nay, các trader đừng bỏ lỡ bài viết hấp dẫn sau của chúng tôi nhé.
Như thế nào là hợp đồng hoán đổi?
Trong thị trường ngoại hối, mua và bán đồng thời một đồng tiền cùng với những số lượng gần bằng nhau sẽ có nhiều kỳ đáo hạn khác nhau. Bên cạnh đó, giá hoán đổi sẽ là sự chênh lệch về giá cả giữa những kỳ đáo hạn của hợp đồng hoán đổi.
Bản thỏa thuận trao đổi của những khoản thanh toán lãi đối với một khoản nợ có lãi suất cố định ở thời điểm hiện tại sẽ được chuyển thành những những khoản thanh toán tiền lãi ở trong một khoản nợ có mức lãi suất thả nổi (hay còn được gọi là hoán đổi lãi suất), hoặc là một loại đồng tiền này đổi lấy đồng tiền khác (hay gọi là hoán đổi tiền tệ) và ở thời điểm về sau sẽ đảo ngược lại việc hoán đổi.
Hoán đổi tiền tệ chéo sẽ là sự trao đổi một khoản nợ nào đó có mức lãi suất cố định thông qua đồng tiền này, sau đó lấy một khoản nợ có mức lãi suất thả nổi đi theo một đồng tiền khác. Bản thỏa thuận hoán đổi sẽ được dựa vào số vốn tương đương hoặc số vốn giả định để nhằm thiết lập nên giá trị hoán đổi khi mà đáo hạn nhưng vẫn không bao giờ hoán đổi được. Vốn giả định sẽ có nhiệm vụ thiết lập giá trị của những khoản thanh toán lãi trong hoán đổi. Những quy tắc về việc điều tiết các hợp đồng hoán đổi tài chính sẽ được Hiệp hội Hàng Giao Dịch Hoán Đổi Quốc tế thiết lập, đây là một tổ chức tự thiết lập nên quy tắc.
Như vậy, bên cạnh hợp đồng hoán đổi là gì thì hoán đổi lãi suất và tiền tệ sẽ được các chủ ngân hàng và những nhà quản lý đầu tư sử dụng nhằm tối thiểu hóa đi các chi phí vay. Đồng thời cũng để có thể cấp vốn cho những khoản cho vay của các ngân hàng cùng với mức nợ phải trả có kỳ đáo hạn gần như là bằng nhau nhằm đạt được khả năng thanh khoản ở trong hoán đổi tiền tệ ở đồng tiền này so với hoán đổi tiền tệ ở đồng tiền khác. Mục đích to lớn của việc làm này chính là phòng ngừa các rủi ro danh mục hoặc gia tăng vốn ở trong thị trường nước ngoài và cùng nhau tạo ra lợi nhuận trong giao dịch.
Hợp đồng hoán đổi hay Swap Contract thông thường sẽ được sử dụng hầu hết cho các mục đích tài trợ hoặc là tạo ra tài sản, và đồng thời cũng sẽ có một vài lợi thế trong việc so sánh với những khoản vay ngân hàng hay tiền gửi ở trong quản lý tài sản nợ. So với các khoản tiền gửi hay khoản vay thì việc hoán đổi sẽ không được các ngân hàng phát hành công khai trên bảng cân đối kế toán của họ dù cho các ngân hàng vẫn phải dự trữ một phần vốn cổ phần nào đó của chính mình để trang trải cho những thỏa thuận hoán đổi hiện hành theo như nguyên tắc vốn dựa trên rủi ro.
Như vậy, Swap Contract sẽ gồm có:
- Hoán đổi trái phiếu.
- Hoán đổi cầm cố.
- Hoán đổi hàng hóa: Tức là việc trao đổi diễn ra của những khoản thanh toán mà trong đó giá trị trao đổi sẽ được kết hợp cùng với giá hàng hóa. Điều này tương tự như hoán đổi lãi suất.
- Hoán đổi thông thường có ý nghĩa là sự trao đổi – exchange hai thứ với nhau và sau đó đem ra trao đổi phải có sự khác nhau.
Hợp đồng hoán đổi – Swap Contract trong lĩnh vực tài chính sẽ được xem như là một công cụ tài chính phái sinh (gọi là derivative). Trong đó, 2 bên sẽ có sự trao đổi một dòng tiền (gọi là cash flow) này để đổi lấy một dòng tiền khác của bên kia. Các dòng tiền này sẽ được xem là các nhánh của Sway (legs). Nó cũng được tính dựa vào giá trị nguyên tắc danh nghĩa mà thông thường giá trị danh nghĩa này lại không được trao đổi ở giữa các bên.
Cuối cùng thì hợp đồng hoán đổi có khả năng được sử dụng trong với mục đích tạo ra các giá trị của hàng hóa cơ sở không có sự bảo đảm tài trợ. Bởi vì nhũng bên có khả năng kiếm lời cũng như chịu lỗ từ biến động giá mà không ký gửi khoản giá trị danh nghĩa bằng tiền mặt hoặc bằng loại tài sản đảm bảo nào đó.
Thông thường, hợp đồng hoán đổi sẽ được sử dụng vào việc phòng ngừa đi những loại rủi ro tài chính (chẳng hạn như rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về giá cổ phiếu), để có thể hưởng những ưu đãi dành cho những công ty ở trong nước hoặc nhằm mục đích là đầu cơ.
So với hợp đồng tương lai hay các loại chứng khoán khác thì Swap Contract lại không thể được mua bán trao đổi mà chúng thật ra chỉ là các hợp đồng cá biệt giữa 2 bên xác định. Vì vậy, cách thức duy nhất để có thể thoát khỏi loại hợp này đó chính là thỏa thuận song phương với phía đối tác để tiến hành hủy hợp đồng. Hoặc là thực hiện cách thức chuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện đi kèm là có sự đồng ý của bên đối tác.
Những loại hợp đồng hoán đổi – Swap Contract cơ bản
Interest rate swap – Hoán đổi lãi suất
Hợp đồng hoán đổi lãi suất sẽ là một loại hợp đồng phái sinh mà theo đó sẽ có một bên trao đổi dòng lãi suất để nhằm đổi lấy dòng tiền mặt của một bên khác.
Nó được sử dụng vào việc quản lý tài sản hoặc nợ thả nổi hay nợ cố định hoặc là đầu tư kiếm lời dựa vào sự thay đổi của lãi suất. Đây là một công cụ có tính thanh khoản cao vô cùng phổ biến.
Hợp đồng thông dụng nhất sẽ là một bên chi trả một mức lãi suất cố định (được gọi là the swap rate) cho bên còn lại và sẽ nhận lại với mức lãi suất thả nổi (thông thường sẽ đi với lãi suất tham chiếu LIBOR). Trong đó:
- A sẽ trả lãi suất cố định cho B, A sẽ nhận lãi suất thay đổi.
- B sẽ trả lãi suất cố định cho A, B sẽ nhận lãi suất thay đổi.
Chẳng hạn như hợp đồng hoán đổi thể hiện như sau: Bên A đồng ý sẽ trả cho bên B một khoản tiền dựa theo mức lãi suất cố định là 3% và khoản thanh toán nhận lại được sẽ dựa theo lãi suất LIBOR + 50 điểm (0,5%). Trader cũng nên lưu ý rằng sẽ không có bất kỳ sự thay đổi về số tiền danh nghĩa của hợp đồng cũng như mức lãi suất được dựa vào số tiền danh nghĩa. Cho đến ngày đáo hạn, số tiền thanh toán mức lãi suất sẽ được thanh toán theo cách thức đó là: nếu như LIBOR là 1,3% thì bên B sẽ nhận lại được 1,2% (3% – (LIBOR + 50 điểm) và bên A sẽ phải chi trả 1,2% trên tổng số tiền danh nghĩa. Lãi suất cố định 3% được coi như là mức lãi suất hoán đổi – Swap rate.
Currency swap – Hoán đổi tiền tệ
Khi tìm hiểu về các loại Swap Contract là gì, thì hoán đổi tiền tệ được biết đến là hợp đồng về việc trao đổi ngoại tệ theo đó 2 bên sẽ tiến hành trao đổi khoản tiền gốc và tiền lãi cố định của một khoản vay để nhằm lấy một phần tiền gốc và tiền lãi cố định tương đương với một khoản vay của đồng tiền tệ khác.
Thông thường, hoán đổi tiền tệ sẽ có sự kết hợp cùng với hoán đổi lãi suất. Ví dụ như một công ty đang có trụ sở tại Mỹ đang cần đồng tiền Franc Thụy Sỹ và một công ty khác tại Thụy Sĩ lại cần đồng đô la Mỹ. Hai công ty này có thể tiến hành thỏa thuận về việc trao đổi tiền tệ thông qua việc thỏa thuận một mức lãi suất, số tiền đồng ý trao đổi cũng như về ngày đáo hạn. Thông thường, thời hạn đáo hạn sẽ kéo dài tối thiểu là 10 năm.
Credit swap – Hoán đổi tín dụng
Hoán đổi tín dụng (Credit Swap) là một loại hợp đồng phái sinh tín dụng mà trong đó bên mua sẽ tiến hành thanh toán khoản tiền theo như định kỳ dành cho bên bán. Khi đó, họ sẽ nhận lại được khoản bồi thường nếu như công cụ tài chính cơ sở không còn khả năng thanh toán nữa.
Chẳng hạn như khi một nhà đầu tư mua một CDS của ngân hàng CitiBank, AIG sẽ là tổ chức tham chiếu cho CDS. Các trader cần phải trả cho CitiBank phí định kỳ và nếu như AIG mất đi khả năng thanh toán của những khoản nợ (ví dụ chậm trả lãi suất cupon hoặc là không thể trả nó), các trader lúc này sẽ nhận lại được khoản thanh toán từ CitiBank một lần và chấm dứt hợp đồng CDS. Nếu như trader sở hữu nợ của AIG thì CDS được xem như là một công cụ để phòng chống rủi ro.
Tuy nhiên, các trader có thể tiến hành mua CDS mà không cần phải sở hữu nợ của AIG, điều này sẽ được thực hiện bởi vì mục đích đầu cơ hay đánh cược về khả năng AIG mất thanh toán để kiếm tiền hoặc cũng có thể để nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro cho những khoản đầu tư vào các công ty khác mà nó có số phận không khác gì so với AIG.
Commodity swap – Hoán đổi hàng hóa
Hoán đổi hàng hóa được xem như là một sự thỏa thuận mà giá thả nổi của hàng hóa hay còn được gọi là giá giao ngay theo đó sẽ được trao đổi để lấy giá cố định ở trong một khoảng thời gian đã được xác định.
Người sử dụng hàng hóa nếu như muốn đảm bảo giá nằm ở mức tối đa và đồng ý trả mức giá cố định cho tổ chức tài chính. Đổi lại khi đó người sử dụng sẽ phải nhận về được các khoản thanh toán dựa vào mức giá thị trường đối với các loại hàng hóa liên quan. Ngược lại, người sản xuất lại muốn có được mức thu nhập cố định và đồng ý trả mức giá cả thị trường dành cho các tổ chức tài chính thay vì các khoản thanh toán cố định dành cho hàng hóa.
Equity swap – Hoán đổi chứng khoán vốn
Hoán đổi chứng khoán vốn là hợp đồng hoán đổi mà tổ chức những dòng tiền được thỏa thuận về việc trao đổi giữa hai bên trong tương lai vào một ngày xác định nào đó. Hai dòng tiền được đề cập thường xuyên sẽ giống như các vế của Swap Contract. Một trong hai vế nó thông thường sẽ đi kèm cùng với một mức lãi suất thả nổi tương tự như LIBOR.
Vế này sẽ được gọi là vế nổi. Còn vế còn lại sẽ được dựa vào kết quả của một loại cổ phiếu hoặc là một chỉ số thị trường nào đó. Đây sẽ là vế được gọi là vế cổ phiếu. Phần lớn các hợp đồng như thế này sẽ gồm có một vế là lãi suất thả nổi đối với vế cổ phiếu. Tuy nhiên, có một vài loại hợp đồng có thể tồn tại cùng với hai vế cổ phiếu.
Chẳng hạn như hợp đồng hoán đổi nói về chỉ số. Khi đó bên A sẽ hoán đổi 5 triệu bảng với mức lãi suất là LIBOR + 3 điểm cơ bản để đổi lấy 5 triệu bảng (dựa theo chỉ số FTSE đối với mức giá trị danh nghĩa 5 triệu). Với trường hợp này, bên A sẽ phải chi trả cho bên B một mức lãi suất thả nổi LIBOR + mức điểm cơ bản dựa trên số tiền danh nghĩa đó là 5 triệu. Đồng thời, cũng sẽ được nhận lại từ bên B bất cứ sự gia tăng theo tỷ lệ % của chỉ số cổ phiếu FTSE dành cho giá trị danh nghĩa 5 triệu bảng.
Những đặc điểm cơ bản của hợp đồng hoán đổi – Swap Contract là gì?
Trader cần phải biết được rằng rất là khó để thu xếp một hợp đồng hoán đổi trực tiếp giữa hai bên là những người dùng sản phẩm cuối cùng.
Một cơ cấu được cho là hiệu quả hơn khi có sự tham gia của một định chế tài chính trung gian được gọi là tổ chức kinh doanh hợp đồng hoán đổi, ngân hàng giao dịch hợp đồng hoán đổi đứng giữa hoặc nhà tạo lập thị trường. Vai trò của nó sẽ là sự kết nối giữa hai bên sử dụng sản phẩm cuối cùng. Nghĩa là những đối tác của hợp đồng giao dịch Swap Contract hưởng lợi nhờ vào sự chênh lệch giá chào mua so với giá chào bán mà họ đưa ra cho các bên với mục đích xác định những luồng tiền hợp pháp của hợp đồng.
Việc sử dụng tổ chức trung gian hay là nhà giao dịch Swap Contract sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên khi tham gia vào hợp đồng bởi vì những lý do sau:
Giảm thời gian tìm kiếm
Đầu tiên, việc sử dụng trung gian sẽ giúp cho thời gian tìm kiếm giảm đi và giúp cho việc ký kết hợp đồng hoán đổi cũng sẽ diễn ra nhanh hơn.
Trên thị trường, khi hoạt động với tính chất chuyên nghiệp, tổ chức trung gian sẽ luôn sẵn sàng thực hiện giao dịch hoán đổi ở bất kỳ thời điểm nào. Trong khi đó, những tổ chức hay cá nhân thông thường không được chuyên môn hóa ở trong lĩnh vực này sẽ phải bỏ ra khá nhiều thời gian trong việc đi tìm các đối tác kể cả được bên môi giới hỗ trợ.
Giảm chi phí
Đối với phần lớn những hợp đồng hoán đổi, một bên đối tác sẽ thanh toán những luồng tiền căn cứ vào kết quả mà biến động ngẫu nhiên mang lại, hay còn được gọi là Floating – thả nổi của một tham số nhất định nào đó. Chẳng hạn như tỷ giá hối đoái, lãi suất, mức sinh lời cổ phiếu hoặc là giá của hàng hóa.
Tìm hiểu thêm về Floating Exchang Rate – Tỷ giá hoái đối thả nổi
Trong khi đó, đối tác của phía bên kia hoặc là sẽ thanh toán luồng tiền cố định hoặc là sẽ thanh toán luồng tiền thả nổi dựa vào cơ sở là một tham số khác.
Khi các bên tham gia vào hợp đồng hoán đổi tiến hành thanh toán các luồng tiền thì thời điểm này sẽ có tên gọi là ngày thanh toán. Đồng thời, khoảng thời gian nằm giữa các ngày thanh toán sẽ có tên là kỳ thanh toán.
Vào một ngày thanh toán cụ thể nhất định, một bên của đối tác sẽ tiến hành trả tiền cho bên kia và phía bên kia khi đó cũng sẽ đồng thời chuyển trả ngược lại một khoản tiền, trừ trường hợp đó là hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Nói chung, cả hai luồng tiền thanh toán của các bên ở trong hợp đồng hoán đổi sẽ được thực hiện thông qua cùng với một loại tiền tệ. Kết quả nhận được đó là các bên thường xuyên thỏa thuận sẽ chỉ được trao đổi luồng tiền ròng mà một bên khác nợ bên kia hoặc là sẽ áp dụng theo nguyên tắc bù trừ nợ ròng, được gọi là netting.
Đối với loại hợp đồng hoán đổi tiền tệ cũng như là một vài dạng hợp đồng hoán đổi khác, những luồng tiền thanh toán sẽ không được phép ghi nhận cùng một loại tiền tệ. Khi đó, cũng sẽ không diễn ra việc bù trừ ròng mà các bên phải tiến hành chuyển cho nhau giữa các luồng tiền theo nghĩa vụ phát sinh độc lập.
Không những thế, một điều cần phải lưu ý nữa đó là Swap Contract chủ yếu sẽ được thanh toán bằng hình thức tiền mặt. Các trường hợp yêu cầu chuyển giao vật chất tài sản cơ sở rất hiếm gặp.
Trader cần phải ghi nhớ rằng đối với thị trường hợp đồng hoán đổi, sẽ gồm có ba loại chủ thể chính tham gia đó là định chế trung gian, người sử dụng cuối cùng và các nhà giao dịch tự doanh.
Bài viết vừa rồi chính là những chia sẻ chi tiết về Swap Contract là gì hay hợp đồng hoán đổi là gì mà các trader quan tâm nhiều hiện nay. Có thể thấy rằng hợp đồng hoán đổi sẽ có rất nhiều loại khác nhau. Trong đó, mỗi loại hợp đồng sẽ mang những nét đặc điểm riêng biệt. Vì vậy mà hy vọng rằng những kiến thức được chúng tôi cung cấp vừa rồi sẽ giúp các trader hiểu rõ hơn về hợp đồng hoán đổi và thị trường giao dịch ngoại hối nhé.
Xem thêm:
Option Contract là gì? Cách sử dụng Hợp đồng quyền chọn
Forward Contract là gì? So sánh sự khác nhau với Futures Contract
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.