Khi nhắc đến các phương pháp phân tích kỹ thuật, trader không thể bỏ qua được sóng Elliott. Dựa vào nguyên lý sóng Elliott, việc nhận biết được các xu hướng diễn ra trên thị trường là điều tương đối dễ dàng. Như vậy, hãy cùng forexdictionary tìm hiểu sóng Elliott là gì và các cách thức giao dịch hiệu quả với sóng Elliott ở bài viết sau đây nhé.

Khái niệm về lý thuyết sóng Elliott là gì?

Lý thuyết sóng Elliott được ra đời và nghiên cứu phát triển từ một kế toán kiêm một tác giả vô cùng nổi tiếng người Mỹ đó là Ralph Nelson Elliott. Ông sinh vào ngày 28/07/1871 và mất ngày 15/01/1948.

Như vậy, lý thuyết sóng Elliott là gì và được hình thành như thế nào? Như tìm hiểu của chúng tôi, lý thuyết này đã ra đời dựa vào quan điểm “ Kết quả mà diễn biến tâm lý đám đông mang lại đó chính là sự hình thành nên các xu hướng và mô hình giá cả ở trên thị trường”. Mặc dù có thể thấy đám đông sẽ có hành vi và tâm lý diễn ra một cách tự nhiên, tuy nhiên về bản chất nó vẫn sẽ tuân theo một chu kỳ nào đó nhất định.

Nó sẽ có lúc bị quan, sẽ có lúc hưng phấn vì vậy mà kết quả của nó – những chuyển động của giá cũng từ đó tuân theo các chu kỳ tương tự như vậy, có lúc tăng và có lúc giảm. Các chu kỳ tăng và giảm này sẽ được xác định dựa trên các mô hình giá riêng biệt với nhau. Và ở đây, nó được tác giả đặt tên là sóng và sẽ được lặp đi lặp lại.

Mặc dù lý thuyết sóng Elliott không phải là một phương pháp giao dịch hay chỉ báo kỹ thuật nào cả thế nhưng nó vẫn sẽ hỗ trợ trader trong việc nhận biết và xác định các xu hướng thị trường một cách rõ ràng, chi tiết nhất và đồng thời được áp dụng trên đa dạng loại thị trường như forex, chứng khoán, hàng hóa, tiền điện tử,… Nói tóm lại, lý thuyết sóng Elliott hay mô hình sóng Elliott đều có thể được sử dụng ở bất kỳ thị trường nào khi mà thị trường đó có sự tác động của hành vi và tâm lý đám đông.

Tìm hiểu cấu trúc của chu kỳ sóng Elliott

Theo nguyên lý sóng Elliott, một chu kỳ sóng cơ bản và hoàn chỉnh nhất sẽ có 8 sóng và bao gồm cấu trúc 2 pha với dạng 5-3. Trong đó, sẽ có 5 bước sóng xuất hiện ở pha đầu tiên được đánh dấu theo thứ tự bằng số tính từ 1 cho đến 5. Đồng thời, 5 bước sóng này sẽ di chuyển theo như xu hướng chính. Ngoài ra, ở pha thứ 2 sẽ bao gồm 3 bước sóng điều chỉnh và di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính cũng như được đánh dấu với các chữ cái A, B, C.

Trong một xu hướng tăng, chu kỳ sóng Elliott sẽ có cấu trúc như sau:

Cấu trúc của chu kỳ sóng Elliott đối với một xu hướng tăng

Cấu trúc của chu kỳ sóng Elliott đối với một xu hướng tăng

Pha tăng sẽ gồm có 5 sóng từ sóng 1 cho đến sóng thứ 5 và đây sẽ được gọi là mô hình sóng đẩy hoặc cũng có thể gọi là sóng động lực (impulse waves). Trong đó, sóng 1, sóng 3 và sóng 5 sẽ là những sóng tăng. Còn sóng 2 và sóng 4 sẽ là các sóng giảm.

Bên cạnh đó, pha giảm sẽ gồm có 3 sóng là sóng A, sóng B và C. Các sóng này sẽ có tên gọi là mô hình sóng điều chỉnh. Trong đó, sóng A và sóng C sẽ là hai sóng giảm và sóng B sẽ là sóng tăng.

Mô hình sóng động lực trong một xu hướng tăng sẽ là một pha tăng giá và pha giảm giá sẽ là mô hình sóng điều chỉnh. Ngược lại, đối với một xu hướng giảm thì pha giảm giá sẽ được đại diện bởi mô hình sóng động. Còn lại mô hình sóng điều chỉnh sẽ chính là một pha tăng giá.

Cấu trúc chu kỳ sóng Elliott ở trong một xu hướng giảm

Cấu trúc chu kỳ sóng Elliott ở trong một xu hướng giảm

Mô hình sóng động lực – Impulse Waves

Theo như mô hình sóng Elliott, một xu hướng chính khi có sóng động lực sẽ có 5 sóng nhỏ. Trong đó, nó sẽ bao gồm 3 sóng đẩy theo xu hướng chính và ngược chiều xu hướng chính sẽ có 2 sóng điều chỉnh. Tuy nhiên, để được công nhận là một sóng động lực thì nó cần tuân theo một vài nguyên tắc như sau:

  • Sóng 2 không thể nào được điều chỉnh về quá sâu. Nghĩa là nó sẽ không được di chuyển vượt quá điểm bắt đầu của sóng 1. Bên cạnh đó, trong một xu hướng tăng nó cần phải tuân thủ điều kiện đáy sau phải cao hơn so với đáy trước và trong xu hướng giảm thì đỉnh trước phải cao hơn với đỉnh sau.
  • Trong các sóng 1, sóng 3 và sóng 5 thì sóng 3 không được là sóng ngắn nhất.
  • Trong vùng giá của sóng 1, sóng 4 sẽ không được phép đi vào. Tức là nó không được vượt qua điểm cuối cùng của sóng 1.
Mô hình sóng động lực - Impulse Waves

Mô hình sóng động lực – Impulse Waves

Mô hình sóng điều chỉnh – Corrective waves

Trong một xu hướng chính, một sóng điều chỉnh sẽ gồm có 3 sóng nhỏ. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp thì sóng điều chỉnh vẫn có thể có nhiều hơn 3 nhưng tuyệt đối không được hơn 5 sóng.

Trong đó, 3 sóng nhỏ sẽ lại có 2 sóng điều chỉnh theo ngược xu hướng chính và sóng còn lại sẽ là sóng đẩy theo cùng với xu hướng chính.

Cấu trước của sóng điều chỉnh này hầu hết đều sẽ nhỏ hơn về thời gian hình thành cũng như độ lớn khi so sánh chúng với sóng động lực. Tuy nhiên, đôi khi sóng điều chỉnh lại vô cùng phức tạp và rất khó để có thể xác định được.

Mô hình sóng điều chỉnh - Corrective waves

Mô hình sóng điều chỉnh – Corrective waves

Dù cho là ở bất kỳ thị trường tài chính nào thì giá cả vẫn sẽ luôn luôn tuân thủ và đi theo các chu kỳ tăng hoặc giảm luân phiên với nhau. Điều này có nghĩa là thị trường sẽ luôn xuất hiện những pha giảm xen kẽ ở trong một xu hướng chính đang tăng. Và ngược lại, trong một xu hướng chính đang giảm thì nó sẽ xuất hiện các pha tăng xen kẽ với nhau. Những điều này hoàn toàn hợp lý và phù hợp với lý thuyết sóng Elliott cũng như là lý thuyết Dow.

Chính vì điều này mà thị trường sẽ xảy ra các diễn biến với hai giai đoạn đối nghịch với nhau bao gồm:

  • Đối với giai đoạn thị trường xác nhận xu hướng chính: Được thể hiện thông qua các sóng động lực.
  • Đối với giai đoạn thị trường đang tiến hành điều chỉnh xu hướng chính đó: Được thể hiện bằng các đợt sóng điều chỉnh.

Lý thuyết sóng Elliott và tính chất “sóng trong sóng”

Tính chất “Sóng trong sóng”

Tính chất “Sóng trong sóng”

Như đã chia sẻ về mô hình sóng Elliott ở phần trên, khi nhắc đến sóng Elliott, một cấu trúc hoàn chỉnh nhất sẽ gồm có một sóng điều chỉnh và một sóng động lực.

Mỗi một cấu trúc sóng Elliott cấp 1 sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên một mắt xích nhỏ ở trong một cấu trúc sóng cấp 2 hay còn gọi là cấu trúc sóng Elliott lớn hơn. Tiếp đế, mỗi một cấu trúc sóng Elliott cấp 2 sẽ lại hình thành nên một mắt xích nhỏ quan trọng trong cấu trúc sóng Elliott cấp 3 lớn hơn nữa. Cứ như vậy, nó sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi hình thành nên cấu trúc sóng Elliott thứ n. Và trong một xu hướng lớn của thị trường, cấu trúc sóng thứ n này cũng sẽ lại được lặp đi lặp lại. Giá trị n của cấu trúc sóng sẽ nhiều hoặc ít dựa vào độ dài khoảng thời gian xét đến cũng như tùy vào từng khung thời gian. Đây được xem là tính chất cơ bản khi nhắc đến “sóng trong sóng” của  nguyên lý sóng Elliott.

Như hình ví dụ bên trên, mắt xích sóng Elliott tăng nhỏ nhất sẽ được kí hiệu là ô vuông màu đen đóng khung nhỏ và tương ứng theo đó sẽ là những mắt xích lớn hơn với các ô vuông màu đen lớn hơn bao quanh bên ngoài. Và đặc biệt, mắt xích sóng Elliott giảm nhỏ nhất sẽ là ô vuông màu xanh nhỏ nhất.

Cấu trúc sóng trong xu hướng tăng

Cấu trúc sóng trong xu hướng tăng

  • Trong một xu hướng tăng, sóng Elliott lớn nhất sẽ là một cấu trúc sóng. Như hình minh họa bên trên, nó sẽ gồm có một sóng động lực (ký hiệu là X) với 5 sóng là sóng 1, sóng 2, sóng 3, sóng 4 và sóng 5. Đồng thời, nó cũng sẽ có một sóng điều chỉnh giảm (ký hiệu là Y) với 3 sóng là A, B và sóng C.
  • Sóng động lực X sẽ được tạo nên nhờ vào 3 sóng Elliott nhỏ hơn và đặc biệt 3 sóng này cũng đều sẽ là 3 cấu trúc sóng của một xu hướng tăng. Trong đó, mỗi sóng nhỏ hơn sẽ gồm có 1 sóng động lực, cụ thể là 1’, 2’, 3’, 4’ hoặc 5’ cùng với hướng của sóng động lực X và một sóng điều chỉnh A’, B’ hoặc C’ sẽ có hướng cùng với hướng của Y.
  • Bên cạnh đó, sự hình thành của sóng điều chỉnh Y sẽ đến từ 2 sóng Elliott nhỏ hơn. Trong một xu hướng giảm, cả hai sóng này cũng đều sẽ được xem là một cấu trúc sóng. Trong đó, một sóng Elliott nhỏ sẽ gồm có 1 sóng động lực 1’, 2’, 3’, 4’ hoặc 5’ cùng hướng với hướng của Y. Và tương tự, sẽ có một sóng điều chỉnh là A’, B’ hoặc C’ có cùng hướng theo hướng của X.
  • Và sau đó là sự hình thành tương tự cho các mắt xích nhỏ hơn.

Những cấp độ sóng Elliott

Theo như ví dụ bên trên, sau khi hoàn thành sóng Elliott lớn nhất thì một sóng Elliott có cấu trúc tương tự và đồng dạng sẽ tiếp tục được hình thành nên sau đó. Cứ như vậy liên tiếp mỗi sóng Elliott sẽ được tạo nên với cấp độ cao hơn.

Theo như lý thuyết sóng Elliott thì sẽ bao gồm tất cả là 9 cấp độ khác nhau. Điều này sẽ phụ thuộc vào từng khoảng thời gian mà mỗi cấp độ hoàn thành. Và lưu ý rằng những sự phân chia cấp độ sóng này đều chỉ thể hiện tính tương đối. Không những thế, mặc dù ở trong cùng một cấp độ như nhau nhưng thời gian hình thành cũng như quy mô của mỗi sóng cũng sẽ đều có khả năng khác nhau. Trong đó, mô hình sóng Elliott sẽ bao gồm 9 cấp độ như sau:

  • Siêu chu kỳ lớn (Grand Supercycle): Với khoảng thời gian để kéo dài đến cả thế kỷ.
  • Chu kỳ lớn (Super Cycle): Thời gian kéo dài khoảng vài thập kỷ.
  • Chu kỳ (Cycle): Thời gian kéo dài từ khoảng một năm cho đến một vài năm.
  • Sơ cấp (Primary): Kéo dài từ khoảng 1 đến 2 năm.
  • Nhỏ (Minor): Thời gian kéo dài diễn ra trong vòng vài tuần.
  • Khá nhỏ (Minute): Thời gian khoảng vài ngày.
  • Minuette: Trong vòng vài giờ đồng hồ.
  • Subminuette: Chỉ kéo dài trong vòng vài phút.

Một vài cấu trúc của mô hình sóng Elliott nâng cao

Với những chia sẻ mà ForexDictionary nhắc đến ở các phần trên đó chính là cấu trúc cơ bản của sóng Elliott. Tuy nhiên thực tế cho thấy, sóng động lực và các điều chỉnh của nó sẽ có cấu trúc vô cùng phức tạp hơn rất nhiều. Theo đó, các mô hình sóng khác đã đều được Ralph Nelson Elliott chỉ ra với các tên gọi khác nhau.

Có thể thấy, trong một sóng động lực sẽ có đến 5 sóng nhỏ. Còn đối với sóng điều chỉnh cơ bản sẽ gồm có 3 sóng nhỏ. Như vậy, tổng cộng tất cả sẽ có 8 sóng nhỏ. Mỗi sóng nhỏ này sẽ có sóng bước sóng cao hình thành khác nhau cũng như từng bước sóng sẽ có hình dạng cụ thể riêng biệt. Như vậy, nếu tính toán tổng quát thì mô hình sóng Elliott này sẽ là một con số cực kỳ lớn. Chính vì thế mà đối với bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ chia sẻ đến các trader một vài dạng mẫu phổ biến và được xem là đặc trưng nhất của mô hình sóng Elliott, hay còn được gọi là các mô hình sóng Elliott nâng cao.

Những dạng mẫu hình của sóng động lực – Impulse waves

Các mẫu hình của sóng động lực phổ biến trong thị trường forex mà chúng ta không thể không nhắc đến như:

  • Mẫu hình sóng Elliott mở rộng – Extension.
  • Tam giác chéo – Diagonal Triangle: Bao gồm Ending Diagonal Triangle và Leading Diagonal Triangle.
  • Mẫu hình thất bại sóng 5 (Failed 5th) hay Mẫu hình cụt sóng 5 (Truncated 5th).

Sóng Elliott mở rộng – Extension

Mỗi một sóng 1, sóng 3 và sóng 5 đều có khả năng mở rộng thành một cấu trúc có nhiều sóng hơn so với 5 sóng thông thường bên trong nó và đặc biệt là có thể mở rộng nhiều lần.

Trong mô hình sóng Elliott mở rộng này, đa phần sóng 3 sẽ là sóng duy nhất được mở rộng. Tuy nhiên, có một vài trường hợp sóng 5 và sóng 1 sẽ được mở rộng. Nếu như trong trường hợp sóng mở rộng là sóng 3 thì sóng 1 và sóng 5 sẽ đảm bảo theo như cấu trúc cơ bản và nó sẽ có xu hướng cân bằng với nhau.

Sóng Elliott mở rộng sẽ là mẫu sóng có cấu trúc cơ bản của một impulse waves. Tổng số sóng của impulse waves nếu như sóng 3 mở rộng một lần sẽ là 9. Còn nếu sóng 3 mở rộng 2 lần thì sẽ là 13 và đôi khi nó sẽ là 17 nếu như mở rộng 3 lần. Cấu trúc sóng của mẫu hình sóng 3 khi mở rộng một lần sẽ là 5-3-5-3-5-3-5-3-5.

Sóng Elliott mở rộng - Extension

Sóng Elliott mở rộng – Extension

Có thể thấy, sóng 3 sẽ được mở rộng hình thành nên 5 sóng nhỏ. Đối với trường hợp nó mở rộng đến lần thứ 2 thì một trong các sóng nhỏ này sẽ tiếp tục được mở rộng thêm 5 sóng nhỏ hơn nữa.

Mô hình sóng 3 khi mở rộng lần 2 cùng với sóng mở rộng khi đó sẽ là sóng i. Nó sẽ cấu trúc sóng như sau: 5-3-5-3-5-3-5-3-5-3-5-3-5

Sóng 3 mở rộng lần 2

Sóng 3 mở rộng lần 2

Thông thường, sóng 1, sóng 3 và sóng 5 của sóng động lực và sóng A, sóng C của sóng điều chỉnh sẽ thường xuất hiện dạng sóng mở rộng.

Sóng Tam giác chéo – Diagonal Triangle

Mô hình sóng tam giác chéo này có đặc điểm là khi các đường xu hướng được vẽ đi qua các đáy và các đỉnh của các bước sóng thì hình tam giác sẽ được hình thành.

Mẫu hình sóng tam giác chéo này dựa vào cấu trúc sóng sẽ được chia thành hai dạng khác nhau.

  • Leading Diagonal Triangle với cấu trúc sóng sẽ là 5-3-5-3-5.
  • Ending Diagonal Triangle với cấu trúc sóng là 3-3-3-3-3.
Sóng tam giác chéo với dạng Leading Diagonal Triangle

Sóng tam giác chéo với dạng Leading Diagonal Triangle

Trong đó:

  • Sóng 1, sóng 3 và sóng 5 sẽ có mẫu hình Zigzag.
  • Sóng 2 và sóng 4 sẽ tùy ý theo các mẫu hình điều chỉnh.
  • Sóng ngắn nhất không thể là sóng 3.

Trader cần lưu ý rằng với mô hình này, hình tam giác sẽ có xu hướng được hội tụ về lại ở sóng 5. Tuy nhiên, đôi khi nó vẫn sẽ xuất hiện phân kỳ. Khi phân kỳ xảy ra thì sẽ phá vỡ đi nguyên tắc “vùng giá của sóng 1 sẽ không có sóng 4 đi vào”.

Thông thường, ở sóng 1 và sóng A sẽ xuất hiện dạng sóng Leading Diagonal Triangle. Trong khi đó, ở sóng 5 và sóng C, đôi khi ở sóng 1 cũng sẽ có sự xuất hiện của dạng sóng Ending Diagonal Triangle.

Mẫu hình cụt sóng 5 – Truncated 5th hay mẫu hình thất bại sóng 5 – Failed 5th

Đây được biết đến là mẫu hình sóng động lực. Trong đó, sóng 5 sẽ không có khả năng vượt qua sóng 3. Tuy nhiên ở một số trường hợp, sóng 5 vẫn vượt qua được nhưng lại không đáng kể. Cho nên nó cũng vẫn sẽ được xếp vào dạng mẫu hình sóng này.

Những sóng còn lại toàn bộ sẽ phải tuân thủ theo như cấu trúc của một impulse waves cơ bản. Thông thường, nếu như mô hình thất bại thì khả năng lớn sóng 5 sẽ xuất hiện ở sóng 5 của sóng C.

Mẫu hình cụt sóng 5 hay mẫu hình thất bại sóng 5

Mẫu hình cụt sóng 5 hay mẫu hình thất bại sóng 5

Những dạng mẫu hình của sóng điều chỉnh – Corrective waves

Các dạng mẫu hình của sóng điều chỉnh hiện nay bao gồm:

  • Zigzag.
  • Mô hình phẳng (Flag).
  • Tam giác (Triangle).

Mẫu hình Zigzag

Đối với mẫu hình Zigzag này, đặc điểm dễ dàng nhất để nhận diện đó chính là nhìn bằng mắt sẽ thấy được có 2 đường xu hướng đi ngang qua các đáy và đỉnh song song với nhau. Mô hình Zigzag sẽ có cấu trúc là 5-3-5.

Mẫu hình Zigzag

Mẫu hình Zigzag

Cụ thể trong đó:

  • Sóng B khi điều chỉnh sẽ không được vượt quá 61.8% so với tổng độ dài của sóng A.
  • Sóng C khi di chuyển phải bắt buộc vượt qua khỏi điểm kết thúc của sóng C.
  • Thông thường, độ dài của sóng A và sóng C sẽ bằng nhau.

Trên thực tế, mẫu hình Zigzag này khi mở rộng chính nó sẽ có khả năng trở thành Triple Zigzag hoặc Double Zigzag. Trong những biến thế này, các mẫu hình Zigzag đơn khi được nối lại với nhau dựa vào một mẫu hình sóng điều chỉnh nào đó bất kỳ và sẽ có tên gọi là sóng X. So với các sóng Zigzag đơn thì sóng X đa phần sẽ ngắn hơn và có cấu trúc 5-3-5.

Sóng X có cấu trúc 5-3-5

Sóng X có cấu trúc 5-3-5

Bên cạnh đó, 3 sóng Zigzag đơn trong mẫu hình Triple Zigzag sẽ được liên kết (nối) với nhau nhờ vào 2 sóng X. Và đây đều chính là những mẫu hình sóng điều chỉnh.

Hầu hết các dạng mẫu hình Zigzag này sẽ xuất hiện ở các sóng A, sóng 2 và sóng ngắn X.

Mẫu hình phẳng Flag

Mẫu hình phẳng Flag cũng là sự hình thành của hai đường xu hướng song song với nhau khi nối các đáy và đỉnh. Tuy nhiên, thay vì di chuyển theo hướng dốc lên như mô hình Zigzag thì trong mô hình Flag hai đường xu hướng sẽ di chuyển theo hướng ngang.

Tương tự so với mô hình Zigzag thì cấu trúc của mẫu hình Flag sẽ rất khác. Nó sẽ là 3-3-5 hoặc là 3-3-7.

Mẫu hình phẳng Flag

Mẫu hình phẳng Flag

Trong đó, cụ thể sẽ là:

  • Các mẫu hình sóng điều chỉnh sẽ là sóng A và sóng B.
  • Sóng C là sóng có cấu trúc tương tự như cấu trúc của một sóng động lực.
  • Sóng B cần phải điều chỉnh lớn hơn 61.8% so với độ dài của sóng A. Tuy nhiên, thông thường nó và điểm bắt đầu của sóng A (điều chỉnh 100%) sẽ bằng nhau hoặc cũng có thể là vượt quá điểm bắt đầu của sóng A khi điều chỉnh lớn hơn 100%. Đặc biệt, khi điều chỉnh hơn 100% thì điều này mang ý nghĩa rằng thị trường đang có xu hướng đi theo hướng chính của sóng B.
  • Đối với trường hợp sóng B điều chỉnh bằng hoặc nhỏ hơn 100% so với độ dài của sóng A thì khi đó sóng A và sóng C sẽ gần như là bằng nhau. Và đồng thời, sóng C sẽ không có đủ khả năng vượt qua khỏi vùng giá của sóng A. Bên cạnh đó, khi sóng B vượt qua được điểm bắt đầu của sóng A, tức là điều chỉnh hơn 100% thì sóng A sẽ ngắn hơn sóng C và sóng C sẽ vượt được ra bên ngoài vùng giá của sóng A.

Đa phần các dạng mẫu hình phẳng này sẽ xuất hiện ở các sóng 2, sóng 4, sóng B hoặc đôi khi sẽ xuất hiện ở sóng X.

Mẫu hình sóng Tam giác – Triangle

Mẫu hình sóng Tam giác được biết đến là một mẫu hình sóng điều chỉnh đặc biệt. Nó có tất cả 5 sóng, trong đó mỗi sóng sẽ lại có đến 3 sóng nhỏ. Chính vì vậy mà nó sẽ có cấu trúc là 3-3-3-3-3. Có thể thấy ở mẫu hình sóng này, 2 đường xu hướng sẽ nối các đáy và các đỉnh lại với nhau và hình thành nên hình tam giác có hướng hội tụ hoặc phân kỳ (hay còn gọi là mở rộng).

Tam giác hội tụ

Mẫu hình tam giác hội tụ sẽ được chia ra ba dạng khác nhau đó là:

  • Ascending: Tam giác đi lên.
  • Descending: Tam giác đi xuống.
  • Symmetrical: Tam giác đối xứng.
Các mẫu hình tam giác hội tụ

Các mẫu hình tam giác hội tụ

Trong đó chúng có đặc điểm như sau:

  • Bao gồm 5 sóng là sóng A, sóng B, sóng C, sóng D và sóng E. Mỗi một sóng sẽ đều là một mẫu sóng điều chỉnh bất kỳ.
  • Sóng ngắn nhất không thể là sóng C.
  • Sóng D sẽ không có đủ khả năng để vượt ra khỏi vùng giá của sóng C.
  • Sóng ngắn nhất sẽ là sóng E và sóng dài nhất sẽ là sóng A.
Tam giác phân kỳ – mở rộng
Tam giác phân kỳ

Tam giác phân kỳ

Loại mẫu hình tam giác phân kỳ có đặc điểm như sau:

  • Bao gồm tất cả 5 sóng tương tự như tam giác hội tụ là sóng A, B, C, D và sóng E. Trong đó, mỗi một sóng cũng đều sẽ là một mẫu sóng điều chỉnh bất kỳ.
  • Sóng ngắn nhất sẽ không thể nào là sóng C.
  • Sóng D sẽ không thể vượt ra bên ngoài khỏi vùng giá của sóng C.
  • Sóng ngắn nhất là sóng A và dài nhất sẽ là sóng E.

Trong các sóng, đa phần ở các sóng B, X và sóng 4 mới có sự xuất hiện của mẫu hình sóng điều chỉnh tam giác. Đặc biệt là nó sẽ không bao giờ xuất hiện trong sóng A hoặc sóng 2.

Một vài công cụ hỗ trợ xác định biên độ sóng và mục tiêu giá

Trong các công cụ hiện nay, hai công cụ được sử dụng chủ yếu và đem lại nhiều hiệu quả nhất đó chính là Fibonacci và kênh giá.

Kênh giá

Kênh giá sẽ gồm có hai đường xu hướng song song với nhau và toàn bộ biên độ dao động của giá sẽ gần như được chưa ở trong một sóng. Đối với các mẫu hình sóng tam giác, mặc hai đường xu hướng không song song với nhau nhưng nó vẫn được coi là một kênh giá ở trong tình huống này.

Ngoài ra, kênh giá này còn là một công cụ được sử dụng nhằm giúp trader nhận diện các sóng có cùng cấp độ như nhau. Và nó sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn ở các mẫu impulse waves (các mẫu hình sóng động lực) cơ bản, các mẫu hình sóng tam giác và các mẫu hình Zigzag.

Chẳng hạn như mô hình corrective waves và mô hình impulse waves, kênh giá của chúng sẽ là các sóng con có mẫu sóng Zigzag.

Kênh giá giúp xác định biên độ sóng và mục tiêu giá

Kênh giá giúp xác định biên độ sóng và mục tiêu giá

Kênh giá hỗ trợ việc xác định mục tiêu của sóng C và sóng 3

Dựa vào kênh giá, một trong các nguyên tắc để xác định biên độ của sóng và mục tiêu giá đó chính là thị trường phải có sự hình thành của tối thiểu 2 sóng.

Sau khi sóng A và sóng B hoặc sóng 1 và sóng 2 đã được hình thành thì lúc này sẽ tiến hành đến bước vẽ kênh giá cho sóng điều chỉnh hoặc sóng động lực.

Xác định mục tiêu sóng C và sóng 3

Xác định mục tiêu sóng C và sóng 3

  • Sóng động lực: Có đường xu hướng dưới đã được xác định trước đó, đi qua điểm cuối của sóng 2 và điểm bắt đầu của sóng 1. Đối với đường xu hướng trên được xác định sau, nó và đường xu hướng dưới sẽ song song với nhau và đi qua điểm cuối của sóng 1.
  • Sóng điều chỉnh: Xác định trước đường xu hướng trên, sẽ đi qua điểm cuối sóng B và điểm đầu của sóng A. Trong đó, đường xu hướng dưới sẽ được xác định sau, song song với đường xu hướng trên và đi qua điểm cuối của sóng A.

Mục tiêu giá của sóng C và sóng 3 phải ít nhất là nằm bên trên các đường xu hướng như hình ảnh minh họa. TUy nhiên, trong mô hình sóng động lực thì sóng 3 sẽ thường là sóng dài nhất và dài hơn cả sóng 1 cho nên bắt buộc nó phải chạm đến được kênh giá hoặc một trường hợp khác là phải vượ ra khỏi kênh giá. Nếu như một trong hai điều này không xảy ra thì mô hình sóng ban đầu và sóng C sẽ trở thành sóng điều chỉnh. Và đặc biệt, sóng động lực sẽ không còn nữa.

Trong sóng điều chỉnh, đối với sóng C thì mục tiêu giá đều có thể vượt, chạm hoặc chưa vượt qua kênh giá. Trong trường hợp sóng B và sóng 2 đều vượt qua khỏi kênh giá thì điều này cho thấy chúng có lẽ chưa hoàn thành. Và đồng thời, nó đang đi đến một cấu trúc phức tạp hơn cho nên sóng C và sóng 3 lúc này chưa thể xác định được. Vào thời điểm đó, để xác định được mục tiêu của sóng C và sóng 3 thì phải cần đến một cụ khác.

Kênh giá giúp ích cho việc xác định mục tiêu sóng 4

Sau sự hình thành của sóng 3, trader bắt buộc phải vẽ lại một kênh giá mới. Kênh giá mới này có khả năng không bị trùng lại với kênh giá trước đó khi mà sóng 1 và sóng 2 được tạo nên như tình huống ở trên.

Xác định mục tiêu sóng 4 nhờ vào kênh giá

Xác định mục tiêu sóng 4 nhờ vào kênh giá

Cách xác định kênh giá mới như sau: Đầu tiên, trader nên vẽ trước đường xu hướng, đường này sẽ đi qua điểm cuối của sóng 1 và sóng 3. Sau đó mới vẽ đường xu hướng dưới sau. Với đường xu hướng dưới này, nó sẽ song song với đường xu hướng trên và đi qua điểm cuối của sóng 2.

Sóng 4 cần phải có mục tiêu giá ít nhất là nằm trên kênh giá. Đồng thời, sóng 4 có khả năng vượt qua khỏi kênh giá, đi qua phá vỡ đường xu hướng bên dưới cũng như tiến vào vùng giá của song 1. Điều này tức là nó sẽ rơi vào mẫu sóng tam giác chéo phân kỳ. Trong trường hợp đó, nó sẽ phá vỡ nguyên tắc thứ 3 trong lý thuyết sóng Elliott.

Bên cạnh đó, nếu như sóng 4 khi di chuyển không thể chạm vào đến kênh giá thì điều này mang ý nghĩa rằng xu hướng này đang có lực rất mạnh. Như vậy, sẽ xảy ra hai trường hợp:

  • Một là, sóng 3 chưa được hoàn thành và nó sẽ tiếp tục di chuyển theo một cấu trúc phức tạp hơn.
  • Hoặc đây là một sóng 4 với lực điều chỉnh giảm không lớn, phần lớn là rất nhỏ. Đồng thời, một sự bức phá lớn ở sóng 5 vẫn đang sẵn sàng diễn ra trên thị trường.

Kênh giá giúp xác định chính xác mục tiêu sóng 5

Tương tự như trên, khi hoàn thành sóng 4, trader sẽ xác định kênh giá mới để có thể tìm kiếm mục tiêu sóng 5.

Xác định mục tiêu sóng 5 nhờ vào kênh giá

Xác định mục tiêu sóng 5 nhờ vào kênh giá

Như vậy, ở đây cách thiết lập kênh giá sẽ chi tiết như sau: Sẽ tiến hành vẽ trước đường xu hướng bên dưới, nó cần phải đi qua điểm cuối của sóng 4 và đồng thời đi qua điểm cuối của sóng 2. Sau đó, đường xu hướng ở bên trên sẽ được vẽ sau. Đường này sẽ song song với đường xu hướng bên dưới và cũng như đi qua điểm cuối của sóng 3.

Ngoài ra, sóng 5 sẽ có mục tiêu giá tối thiểu là chạm vào đường xu hướng bên trên. Trong một vài trường hợp, sóng 5 sẽ vươn lên mạnh mẽ nếu như sóng 3 có sự tăng yếu. Hoặc đôi khi nếu như sóng 5 mở rộng thì hoàn toàn có khả năng sẽ vượt khỏi ra bên ngoài phạm vi của kênh giá. Và đối với trường hợp ngược lại, nếu như sóng 3 tăng lên mạnh mẽ và tương đối dài, thì lúc này sóng 5 sẽ không chạm vào được kênh giá và là một sóng ngắn.

Fibonacci

Trong quá trình nghiên cứu về các mẫu hình sóng và tính chất toán học của sóng, Ralph Nelson Elliott đã cho thấy cơ sở của lý thuyết sóng Elliott sẽ chính là dãy số Fibonacci khi xem xét mối quan hệ giữa Elliott và Fibonacci. Trong cấu trúc sóng Elliott sẽ xuất hiện rất nhiều lần các mức thoái lui Fibonacci quan trọng. Nó sẽ bao gồm sóng điều chỉnh cơ bản, mô hình sóng động lực hoặc trong toàn bộ những dạng mẫu hình sóng phức tạp hơn nữa.

Có thể thấy, thị trường ít nhất cần phải đã hình thành được sóng đầu tiên thì mới có thể tính toán dễ dàng biên độ của sóng. Đó sẽ là sóng A của sóng corrective waves hoặc cũng có thể là sóng 1 của sóng impulse waves.

Trong đó, sóng A và sóng 1 sẽ được biết đến là một sóng cơ sở. Độ dốc và độ dài của hai sóng này sẽ là cơ sở quyết định đến biên độ của các sóng tiếp theo sau đó khi trader sử dụng công cụ Fibonacci.

Để xác định được biên độ của các sóng 3 và sóng 5 (tức là các sóng động lực) trên phần mềm giao dịch, trader có thể sử dụng công cụ Fibonacci Extension. Bên cạnh đó, trader có thể sử dụng Fibonacci Retracement trong việc xác định biên độ của các sóng điều chỉnh là sóng 2 và 4.

Sóng 2

Trong lý thuyết sóng Elliott, theo nguyên tắc ta sẽ nhận thấy rằng sóng 2 sẽ không được phép vượt qua khỏi điểm bắt đầu của sóng 1. Thông thường, mức thoái lui hay mức điều chỉnh mà ta gặp ở sóng 2 sẽ ở mức trên 30% so với sóng 1. Điều này tương ứng với các mức quan trọng của Fibonacci là 76.$%, 61.8%, 50% và 38.2%.

Sóng 2 sẽ không vượt qua khỏi sóng 1

Sóng 2 sẽ không vượt qua khỏi sóng 1

Để có thể xác định được biên độ của sóng 2, trader có thể áp dụng linh hoạt Fibonacci Retracement dành cho một đoạn xu hướng tăng của sóng 1.

Sóng 3

Trong các sóng 1, sóng 3 và sóng 5 thì sóng dài nhất sẽ là sóng 3 và đồng thời sóng 3 sẽ không thể nào là sóng ngắn nhất. Chính vì điều này mà khả năng chạm đến các mức Fibonacci quan trọng của sóng 3 sẽ cao hơn với mức 161.8% hoặc 123.6%. Đặc biệt, sóng 3 có thể tăng hơn nữa đến mức 261.8% hay thậm chí là mức 461.8% khi so với sóng 1 trong trường hợp sóng 3 mở rộng.

Sóng 3 mở rộng

Sóng 3 mở rộng

Trader có thể sử dụng Fibonacci Extension để xác định biên độ của sóng 3 cho một đoạn xu hướng tăng của sóng 1 và điểm thoái lui khi đó sẽ là điểm cuối sóng 2.

Sóng 4

Sau khi hình thành sóng 3 thì sóng 4 lúc này sẽ là một đợt sóng điều chỉnh. Chính vì điều này mà độ dài của sóng 3 sẽ chính là nền tảng cơ sở cho việc xác định biên độ của sóng 4.

Trong trường hợp sóng 3 là một impulse waves cơ bản thì thông thường sóng 4 sẽ được điều chỉnh lại ở các mức thoái lui 61.8%, 50% hoặc 38.2% nếu như so với sóng 3. Còn nếu nến như sóng 3 là một sóng mở rộng thì sóng 4 chỉ có mức điều chỉnh 23.6% hoặc lớn nhất sẽ là mức 38.2% đối với sóng 3.

Tuy nhiên, để nguyên tắc “sóng 4 không được phép di chuyển vào vùng giá sóng 1” được thỏa mãn thì sóng 4 thông thường sẽ chỉ được điều chỉnh về lại các mức 38.2% hoặc 23.6% so với sóng 3. Trong đó, ngoại trừ các trường hợp đó là mẫu sóng tam giác chéo phân kỳ.

Sóng 4 có thể là sóng điều chỉnh khi sóng 3 được hình thành

Sóng 4 có thể là sóng điều chỉnh khi sóng 3 được hình thành

Như vậy, để có thể xác định biên độ sóng 4 cho một đoạn xu hướng tăng của sóng 3 thì trader có thể áp dụng công cụ Fibonacci Retracement.

Sóng 5

Khi xác định biên độ của sóng 5, trader cần lưu ý đến 3 trường hợp. Nếu như sóng 3 là sóng ngắn và khi so với sóng 1 nó chỉ bằng khoảng 123.6% và đồng thời không cao hơn 161.8% thì khi đó, sóng 5 sẽ trở thành một sóng mở rộng. Từ đây, trader có thể xác định biên độ theo nhiều cách khác nhau:

  • So với sóng 3 sẽ bằng mức 161.8% hoặc 261.8%.
  • So với tổng độ dài của sóng 3 với sóng 1 nếu như bằng 61.8%, 100% hoặc 161.8% thì nó sẽ có cách tính bằng với khoảng cách được đo từ điểm bắt đầu của sóng 1 cho tới điểm kết thúc của sóng 3.
  • Có thể bằng 161.8% so với tổng độ dài của sóng 3 và sóng 1. Sau đó, sẽ được cộng thêm một khoảng bằng với khoảng cách khi tính từ điểm cuối của sóng 3 chạy dài cho tới điểm cuối của sóng 4. Điều này còn tùy thuộc vào việc sóng 5 có hình mẫu mở rộng dạng nào.

Trong trường hợp sóng 3 là một sóng mở rộng hoặc là một sóng rất dài thì sóng 5 sẽ có biên độ ngắn lại. Phổ biến nhất sẽ là tình huống sóng 5 và sóng 1 bằng nhau hoặc so với sóng 1 sẽ có dao động khoảng từ 123.6% cho đến 161.8%.

Trường hợp sóng 5 là sóng mở rộng và sóng 3 là sóng ngắn

Trường hợp sóng 5 là sóng mở rộng và sóng 3 là sóng ngắn

Như minh họa bên trên, trader có thể áp dụng công cụ Fibonacci Extension đối với đoạn giá tăng tính từ điểm sóng 1 bắt đầu cho đến điểm cuối cùng của sóng 3. Trong đó, điểm cuối của sóng 4 sẽ là điểm thoái lui.

Ở đây ta thấy được một sự đặc biệt đó chính là biên độ sóng của sóng 5 bằng với sóng 3. Đồng thời, điểm cuối cùng của sóng 5 và sóng 3 bằng nhau hoặc đôi khi sóng 5 sẽ cao hơn nhưng chung quy lại cũng không đáng kể là bao. Điều này có nghĩa là lúc này sóng động lực sẽ là dạng failed 5th.

Sóng B

  • Đối với dạng mẫu hình Zigzag, việc điều chỉnh sóng B sẽ được thực hiện sao cho không được vượt ra khỏi vùng giá sóng A. Khi đó, so với sóng A nó sẽ thường bằng mức 38.2% hoặc 50% hoặc 61.8%.
  • Đối với dạng mẫu hình Flag, sóng B và sóng A bằng với nhau hoặc có khả năng vượt qua khỏi phạm vi sóng A một đoạn ngắn. Thông thường sẽ là ở mức 123.6% hoặc 138.2 khi so với sóng A.
Mẫu hình sóng Flag và sóng Zigzag đối với sóng B

Mẫu hình sóng Flag và sóng Zigzag đối với sóng B

Trong tình huống này, để có thể xác định chính xác biên độ giá cho một đoạn xu hướng giảm giá là sóng A thì trader nên áp dụng Fibonacci Retracement.

Sóng C

  • Độ dài của sóng C trong mẫu hình Zigzag tối thiểu phải bằng 61.8% so với sóng 1. Nếu như xuất hiện tình huống hai sóng có độ dài bằng nhau thì khi đó sóng C sẽ được thu hồi về với tỷ lệ Fibonacci 100%.
  • Trong mẫu hình Flag, nếu như sóng B không có đủ khả năng để vượt qua vùng giá của sóng A thì sóng C sẽ được thu hồi về bằng với điểm cuối cùng của sóng A. Điều này có nghĩa là nó sẽ bằng 100% sóng A. Còn nếu như sóng B hoàn toàn có thể vượt qua khỏi vùng giá sóng A thì sóng C khi đó so với sóng A sẽ bằng mức 123.6% đến 161.8%.
Sóng C với mẫu hình Flag và mẫu hình Zigzag

Sóng C với mẫu hình Flag và mẫu hình Zigzag

Với trường hợp này, Fibonacci Extension sẽ là công cụ mà trader cần áp dụng cho một đoạn xu hướng giảm giá là sóng A và điểm cuối của sóng B sẽ là điểm thoái lui.

Lưu ý rằng những nội dung mà ForexDictionary chia sẻ vừa rồi sẽ đều được áp dụng cho cấu trúc mô hình sóng Elliott với điều kiện là trong một xu hướng chính tăng. Còn nếu như đó là một xu hướng giảm thì trader cần thực hiện ngược lại các điều trên.

Một vài sai lầm khi giao dịch với sóng Elliott cần né tránh

Không thể nhận biết thời điểm sóng đã kết thúc việc điều chỉnh

Trong quá trình giao dịch dựa vào sóng Elliott, chắc hẳn sẽ có rất nhiều trader cố gắng dự đoán xem sóng 2 sẽ điều chỉnh về các vùng Fibonacci nào trong sóng 1. Và đây chính là một trong các sai lầm to lớn của trader khi tham gia giao dịch.

Như đã nói ở quy tắc trên, nếu như so với sóng 1, sóng 3 không điều chỉnh quá 100% thì nó vẫn hoàn toàn có thể năng di chuyển về gần sát với đáy của sóng 1, sau đó mới bật tăng lên. Việc xác định được thời điểm kết thúc điều chỉnh của sóng 3 sẽ được dựa vào giá khi mà giá được giao dịch ở mức cao hơn mức của sóng 1.

Không nên dự đoán thời điểm sóng 2 kết thúc điều chỉnh khi giao dịch

Không nên dự đoán thời điểm sóng 2 kết thúc điều chỉnh khi giao dịch

Vẽ sóng Elliott dựa theo các nhìn chủ quan của mình

Bên cạnh việc suy đoán thì trader cũng thường mắc phải sai lầm đó là cố gắng vẽ sao cho đúng nhất với lý thuyết Elliott. Nếu như không có cơ sở để hình thành sóng 3 hoặc ít nhất phải nhìn thấy được sóng 2 và sóng 1 thì trader không nên cố chấp dự đoán hướng đi của giá.

Tương tự như vậy, nếu như muốn xác định thời điểm thị trường điều chỉnh thì yếu tố cần và đủ đầu tiên đó chính là biết được sóng 5 khi nào kết thúc.

Sử dụng sóng Elliott trong giao dịch với tư duy đúng đắn

Elliott wave là một lý thuyết hỗ trợ trader giao dịch hiệu quả hơn khi kết hợp với các công cụ khác chớ Elliott wave không phải là một tín hiệu để tiến hành vào lệnh.

Xét theo khía cạnh tư duy, tính chất cơ bản của sóng Elliott chính là một chỉ báo giúp trader xác nhận được xu hướng dễ dàng hơn. Hoặc trader có thể sử dụng Elliott wave tương tự như một công cụ nhằm hỗ trợ trader trong việc lên các kịch bản có thể xảy ra trong quá trình giao dịch để trader có sự chuẩn bị và thiết lập kế hoạch giao dịch hợp lý hơn.

Giao dịch sóng Elliott nâng cao nhờ vào lý thuyết Dow kết hợp với chỉ báo khác

Có thể thấy, trader chỉ nên sử dụng giao dịch theo Elliott trong trường hợp thị trường bắt đầu di chuyển vào sóng 3. Lý do là vì sóng 3 có tính chất là sóng dài nhất với thời gian xảy ra cũng là nhanh nhất. Tuy nhiên, để có thể xác nhận được sóng 3 thì trader cần phải chứng kiến được sự hình thành của sóng 2. Tức là thời điểm giá bắt đầu giao dịch nằm ở bên trên sóng 1.

Như vậy, làm cách nào để có thể biết được thời điểm sóng 2 đã kết thúc sớm hơn với xác suất chính xác cao hơn? Ở đây, trader có thể thực hiện bằng cách áp dụng lý thuyết Dow phân tích đa khung và RSI kết hợp lại với nhau. Chẳng hạn như ví dụ sau đây:

  • Hình minh họa 1: Chẳng hạn trader dự đoán sóng 2 sẽ kết thúc từ vị trí này và tiến hành mua lên, thì điều này không dựa vào cơ sở nào cả. Tỷ lệ dự đoán sớm thời điểm kết thúc sóng 2 sẽ trở nên chính xác hơn nếu như trader tiến hành zoom vào khung thời gian nhỏ hơn để đi tìm sự biến đổi cấu trúc.
  • Hình minh họa 2: Dễ dàng nhận thấy ở khung H1, cấu trúc giảm đã chính thức bị phá hủy dựa theo sự kết hợp của lý thuyết Dow với chỉ số RSI đang tạo ra phần kỳ sau khi đang cho quá bán. Khi đó, dự đoán sóng 2 đã kết thúc theo cơ sở này sẽ có xác suất chính xác cao hơn.
  • Tiếp đến, mặc dù giá vẫn chưa hoàn toàn thoát ra được khi quay lại khung thời gian D. Tuy nhiên tại đây, trader vẫn có thể entry và khi phân tích theo lý thuyết Elliott thì nhận ra rằng sóng 3 khả cao cực cao sẽ được mở rộng đến vùng Fibonacci 1.618. Điều này sẽ giúp trader tiến tới mục tiêu nhanh hơn thay vì tư duy theo hướng hỗ trợ/kháng cự thì phải chốt ở vùng đỉnh cũ và đồng thời chờ đợi nó bị phá qua rồi sau đó mới tìm kiếm điểm entry tiếp theo.
  • Đến với hình minh họa 3, nhận thấy rằng 3 sóng đang đi theo hướng đúng với Elliott khi chúng chạm vào đúng vùng Fibonacci 1.618 mở rộng và chuẩn bị bắt đầu xu hướng điều chỉnh. Và như đã chia sẻ, trader chỉ nên giao dịch trong phạm vị sóng 3 cho nên đến khi cặp tiền tệ này vào một chu kỳ mới thì sẽ không cần quan tâm đến nó nữa.
Cách thức xác định thời điểm sóng 2 kết thúc

Cách thức xác định thời điểm sóng 2 kết thúc

Phân tích đa khung thời gian với lý thuyết Dow

Phân tích đa khung thời gian với lý thuyết Dow

Nhận thấy sóng 2 theo Elliott wave kết thúc

Nhận thấy sóng 2 theo Elliott wave kết thúc

Không cần phải chờ đợi sóng 1 bị giá phá qua mà có thể dự đoán sớm sự kết thúc của sóng 2 Elliott wave

Không cần phải chờ đợi sóng 1 bị giá phá qua mà có thể dự đoán sớm sự kết thúc của sóng 2 Elliott wave

Dựa vào lý thuyết Elliott wave để chốt lời theo đúng vùng Fibonacci 1.618 mở rộng

Dựa vào lý thuyết Elliott wave để chốt lời theo đúng vùng Fibonacci 1.618 mở rộng

Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott

Sau khi đã tìm hiểu chi tiết về sóng Elliott là gì cũng như các mô hình, lý thuyết sóng elliot thì tất nhiên cách thức giao dịch theo loại sóng là một phần kiến thức mà trader không thể bỏ lỡ. Như vậy, sau đây ForexDictionary sẽ hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott chính xác nhất ở phần dưới đây.

Bước 1: Phân tích thị trường và đồng thời nhận diện được xu hướng

Bước đầu tiên mà trader không thể bỏ qua đó chính là theo dõi thị trường thường xuyên. Nếu như nhận thấy bắt đầu có sự xuất hiện của sóng Elliott. Cụ thể ở đây sẽ là sóng điều chỉnh A, sóng điều chỉnh B và sóng điều chỉnh C, khi 3 sóng này có sự chuyển động trong lúc thị trường không có sự biến động nào và hình thành một mô hình phẳng. Đồng thời, trader cũng có thể nhận diện xu hướng vào lúc sóng C đã chấm dứt và có sự hình thành một sóng đầy mới trên thị trường.

Bước 2: Thực hiện việc vào lệnh

Trader cần thực hiện việc vào lệnh khi nhận thấy sóng C đã kết thúc. Bên cạnh đó, trader cũng cần tiến hành đặt lệnh chờ khi sóng C xuất hiện để có thể bắt kịp thời điểm xu hướng đầu của một đợt sóng đầy tiếp theo sau đó.

Cách vào lệnh khi giao dịch theo sóng Elliott

Cách vào lệnh khi giao dịch theo sóng Elliott

Bước 3: Cắt lỗ

Khi giao dịch theo sóng Elliott, điểm cắt lỗ phù hợp mà trader cần phải ghi nhớ kỹ lưỡng đó chính là vị trí nằm phía bên trên hoặc có thể là phía bên dưới của sóng 1, cách sóng 1 một vài pip.

Như vậy, bài viết vừa rồi là những chia sẻ chi tiết về sóng Elliott mà ForexDictionary muốn đem đến cho các trader. Với những kiến thức về sóng Elliott là gì và hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott, hy vọng rằng các trader sẽ có được các chiến lược đầu tư chính xác và hiệu quả hơn nữa nhé.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan