Selling Climax là gì? Selling Climax hay Cao trào bán là một mẫu hình nói về sự chênh lệch giữa giá và khối lượng vô cùng phổ biến. Để có thể thành công bắt được đáy, thay vì “bắt dao rơi” thì trader cần phải xác định chính xác điểm Selling Climax. Như vậy, bài viết sau của Forex Dictionary sẽ chia sẻ chi tiết đến trader về Selling Climax là gì và cách thức để nhận biết hiện tượng này dễ dàng nhất. Hãy cùng nhau đón chờ những thông tin nổi bật dưới đây nhé.
Giới thiệu đôi nét về Selling Climax
Selling Climax có tên gọi khác là Cao trào bán, được hiểu là đỉnh điểm của một giai đoạn bán tháo kéo dài được thể hiện qua việc giá lao dốc một cách nghiêm trọng và đi kèm theo đó chính là khối lượng giao dịch được gia tăng lên cao hơn. Trên thị trường giao dịch, ở cuối một chu kỳ giảm (downtrend) sẽ xuất hiện Selling Climax. Điều này báo hiệu xu hướng ở hiện tại sẽ kết thúc và một đợt đảo chiều xu hướng mạnh mẽ sẽ được bắt đầu.
Có thể thấy áp lực bán tháo mạnh trong đầu tư chứng khoán sẽ bắt nguồn từ tâm lý hoảng sợ và bi quan của đám đông. Không những thế, đi theo đó chính là các nhà môi giới tiến hành bán giải chấp cổ phiếu đang thuộc quyền sở hữu các nhà đầu tư không còn đủ khả năng trả tiền ký quỹ nữa.
Hiện tượng này sẽ được diễn ra trong vòng một ngày hoặc cũng có thể là vài ngày, tạo đáy và sẽ kết thúc vào thời điểm lực cầu từ các Big Boy diễn ra vô cùng mạnh mẽ hấp thụ lượng cung khi họ mua vào. Tóm lại, trader có thể thấy rằng từ quá trình phân phối lại các yếu tố cầu và cung sẽ cho ra kết quả đó chính là hiện tượng Selling Climax.
Khi trader xác định mẫu hình Selling Climax một cách chính xác thì sẽ có thể giúp danh mục đầu tư của mình né tránh được các tổn thất nặng nề. Không những thế, nếu như trader có đủ kiên nhẫn để chờ đợi cũng như sẵn sàng tận dụng thời cơ đi theo dấu chân của dòng tiền thông minh đang diễn ra trên thị trường thì đây cũng là một cơ hội tiềm năng để kiếm lời.
Những đặc điểm nhận biết của Selling Climax (Cao trào bán)
Selling Climax (Cao trào bán) không phải là một hiện tượng mới lạ gì trong thị trường giao dịch tài chính hay thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, việc nhận biết và xác định được đâu là Selling Climax đôi khi sẽ khiến cho các trader mới gia nhập thị trường gặp phải nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để giúp trader hiểu rõ hơn về hiện tượng này và nhận biết nó một cách dễ dàng, sau đây Forex Dictionary sẽ chia sẻ về một vài đặc điểm nổi bật của Selling Climax như:
- Mẫu hình Selling Climax sẽ có thân nến dài. Đồng thời, giá mở cửa và giá đóng cửa sẽ có một chênh lệch rất lớn. Đây là điều mà trader cần phải chú ý và để tâm đến khi nhận biết về Selling Climax.
- So với các đáy đã xuất hiện trước đó thì giá đóng cửa ở hiện tại sẽ thấp hơn.
- Bóng nến dưới dài phản ánh về việc lực cầu đỡ giá rất lớn. Và đồng thời, thị trường cung đang không thật sự chấp nhận về việc giá vẫn tiếp tục di chuyển đi xuống nữa. Đây được xem như là một sự từ chối giá.
- Thông thường, hiện tượng Selling Climax sẽ xuất hiện ở nhiều cây nến và rất ít khi chúng chỉ xuất hiện ở duy nhất một cây nến. Các mẫu hình nến trên biểu đồ có khối lượng lớn mà trong quá trình giao dịch trader cần chú ý đến như là nến Hammer (còn gọi là nến Búa), nến Bullish Engulfing (còn gọi là nến nhấn chìm tăng) và nến Bullish Piercing Line (còn gọi là Nến xuyên tăng),…
- Trong giao dịch, hiện tượng Selling Climax này sẽ chỉ xuất hiện ở trên thị trường đang diễn ra một xu hướng giảm rõ rệt với động thái giảm mạnh và trước khi mẫu hình Selling Climax xuất hiện thì đã hình thành được một khoảng thời gian tương đối dài.
- Đối với mẫu hình Selling Climax, khối lượng giao dịch sẽ nằm ở mức cực kỳ cao hoặc cao trên trung bình.
- Sau khi xuất hiện Selling Climax, trader cần phải chờ đợi xem mẫu hình này có được Test hay chưa rồi sau đó mới được tiến hành vào lệnh.
Để hình dung rõ nét hơn về hiện tượng Selling Climax, trader có thể quan sát vào cây nến số 3 ở hình bên dưới. Cây nến này chính là mẫu hình Selling Climax.
Những báo hiệu được thể hiện qua mẫu hình Selling Climax
Như đã đề cập đến, Selling Climax được biết đến là mẫu hình thể hiện dấu hiệu cho sự tăng giá tiêu biểu. Tuy nhiên, các báo hiệu và dự đoán này mỗi khi xuất hiện Selling Climax là gì? Trader hãy cùng Forex Dictionary tiến hành tìm hiểu thông qua hai kịch bản đó là:
- Kịch bản thứ nhất: Nếu như áp lực bên mua đến từ các dòng tiền lớn của các Big boy thật sự đủ mạnh để hấp thụ toàn bộ lượng cung, đồng thời chiến ưu thế trong việc kiểm soát thị trường thì xu hướng sẽ đảo chiều.
- Kịch bản thứ hai: Nếu như tại khu vực giá này có sự xuất hiện của Trading Range hay vùng hỗ trợ thì xu hướng sẽ có khả năng cao tiếp tục giảm xuống.
Hai kịch bản này sẽ được phân tích cụ thể hơn như sau:
Kịch bản thứ nhất: Sự xuất hiện của mẫu hình Selling Climax làm cho xu hướng đảo chiều
Sau một đợt hồi kỹ thuật, trong trường hợp giá giảm xuống và đồng thời test lại mức đáy đã được tạo nên bởi Selling Climax trước đó, cộng thêm vào đó khối lượng giảm cũng đã ổn định, giá có biên độ thu hẹp lại dần và giá nằm trên hoặc được giữ ở xung quanh mức Climax thì đây chính là dấu hiệu cho thấy lực bán đã được bên mua hấp thụ thành công.
Nhìn vào đây, có thể thấy được điều này đã phản ánh về việc bên bán đang dần dần bị kiệt sức hoặc thậm chí là không còn bất kỳ người bán nào nữa và quyền kiểm soát thị trường hoàn toàn thuộc về tay của bên mua.
Lúc này, trader có thể đưa ra kết luận chắc chắn rằng thị trường sẽ xuất hiện hiện tượng đảo chiều xu hướng theo hướng tăng. Nếu như chưa hình dung được, trader có thể quan sát vào phần bên phải ở hình minh họa dưới đây.
Kịch bản thứ hai: Sự xuất hiện của mẫu hình Selling Climax làm cho xu hướng tiếp tục giảm
Trong trường hợp trader nhận thấy rằng bên bán vẫn tích cực diễn ra hoạt động bán ra, còn bên mua vẫn đang tiến hành hấp thụ xung quanh các mức giá thấp. Điều này đã cho thấy lực bán và lực mua gần như là hoàn toàn ngang bằng với nhau và đang có sự tranh giành về vị thế thống trị.
Nếu như trong trường hợp lực mua chỉ đủ để hỗ trợ giá tạm thời cũng như kiểm tra lại lực bán bởi vì không đủ mạnh thì ngay sau đó sẽ xuất hiện một đợt hồi phục kỹ thuật.
Và điều ngược lại sẽ diễn ra tương tự đối với lực mua. Trường hợp lực mua cũng không đủ mạnh để có thể đẩy giá di chuyển xuống mức thấp hơn so với mức giá ở tại Selling Climax thì giá vẫn sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Điều này được thể hiện rõ qua mình minh họa ở kịch bản 2 phần phía bên trái).
Như vậy, trader có thể nhận thấy rằng các báo hiệu mà mẫu hình Selling Climax đem về sẽ chỉ xảy ra một trong hai kịch bản như vừa được phân tích. Kịch bản nào sẽ diễn ra và diễn ra cụ thể như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào lực bán và lực mua trên thị trường mà trader tham gia giao dịch. Đôi khi, giao dịch trên thực tế còn diễn ra phức tạp và khó nhằn hơn thế nữa. Do vậy, trader cần phải hiểu và nắm rõ hơn về hai kịch bản này để dự đoán xu hướng thị trường được chính xác hơn nhé.
Hướng dẫn cách thức giao dịch cùng Selling Climax trong VSA
VSA có tên gọi đầy đủ là Volume Spread Analysis hay Phân tích khối lượng chênh lệch giá. Trong đó, Selling Climax sẽ là mẫu hình thể hiện các dấu hiệu tăng giá cho phương pháp VSA một cách tiêu biểu. Điều này được đánh giá là một trong các sự kết hợp mạnh mẽ nhất của khối lượng và hành động giá mà trader có thể bắt gặp được trên biểu đồ.
Xét theo kịch bản đầu tiên như đã được chia sẻ bên trên, nếu như việc Test lại áp lực bán hay lực cung – kiểm tra mức đáy đã được tạo thành công trước đó bởi Selling Climax thì khả năng cao giá sẽ bật lên tăng mạnh.
Đặc biệt, nếu như việc Test thành công có sự kết hợp cùng với Volume (khối lượng giao dịch) thấp và đi kèm với việc các cây nến thân hẹp hình thành nằm ở khu vực giá mà khối lượng giao dịch lớn từng xảy ra, thì đây chính là tín hiệu thể hiện sự mua mạnh. Thông qua điều này, có thể nhận thấy rằng lực bán đã hoàn toàn bị dòng tiền lớn hấp thụ toàn bộ.
Sau khi Test thành công, trader có thể tiến hành vào lệnh mua với các bước vô cùng đơn giản và dễ hiểu như sau:
- Xác định chính xác mẫu hình Selling Climax.
- Chờ đợi diễn ra sự Test lại thành công tại vùng đáy hay vùng hỗ trợ cùng với volume (khối lượng giao dịch) giảm dịch và giá có biên độ đang dần thu hẹp lại.
- Tiến hành tìm kiếm những mô hình nến đảo chiều tăng chẳng hạn như nến Pin bar, nến Bullish Engulfing,…
- Sau đó, ngay tại vị trí cây nến này, trader cần tiến hành thực hiện một lệnh mua. Còn đối với lệnh Stop Loss thì trader nên thiết lập ở bên dưới cây nến đó.
Sau khi xuất hiện hiện tượng Selling Climax, phần lớn các “ông lớn” sẽ luôn sẵn sàng ngay lúc đó để móc hầu bao mua vào hay còn gọi nôm na là gom hàng giá rẻ. Đây chính là thời điểm xuất hiện rất nhiều cơ hội giúp cho các trader chuyên nghiệp có thể kiếm lời một cách đơn giản nhất.
Tuy nhiên, sau một đợt bán tháo mạnh, việc tích lũy cùng cần có thêm thời gian để nguồn cung (áp lực bán) dần dần được hấp thụ hết đi. Cho nên, việc của trader lúc này là kiên nhẫn chờ đợi thời cơ. Để phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất, trader không nên tham gia vào thị trường quá sớm. Hãy chờ các phiên Test đáy diễn ra thành công để xác nhận đáy chính thức đã được hình thành hay chưa rồi sau đó mới bắt đầu vào lệnh.
Vừa rồi là những thông tin chi tiết về Selling Climax là gì – hiện tượng đang nhận được sự quan tâm lớn từ các trader hiện nay trong giao dịch. Có thể thấy, trong phương pháp VSA, việc thực hiện giao dịch cùng với mẫu hình Selling Climax không quá phức tạp. Vì vậu, hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi của Forex Dictionary cũng như dựa theo dấu chân của dòng tiền thông minh trên thị trường ở giai đoạn downtrend, trader sẽ tìm kiếm được thêm nhiều cơ hội giao dịch hiệu quả hơn nữa cho mình nhé.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.