Thị trường Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến về khái niệm Sell in May là gì nên đây luôn là thắc mắc của hầu hết Traders Việt. Được biết, đây là cụm từ nổi tiếng tại thị trường Mỹ và Anh và đã tồn tại từ rất nhiều thập kỷ trước. Chính vì vậy mà rất nhiều Traders đưa ra phán đoán rằng nó đã không còn phù hợp với xu hướng thị trường ở thời điểm hiện tại. Để biết được phán đoán này đúng hay sai thì theo dõi bài viết này nhé!
Ý nghĩa của câu ngạn ngữ Sell in May là gì?
Nhiều nhà giao dịch, khi lần đầu tiên biết thuật ngữ Sell in May đã có những câu hỏi điển hình như “Sell in May là gì?”. Vai trò của nó như thế nào trong thị trường tài chính?
Trên thực tế, “Sell in May and Go Away” là một cụm từ nổi tiếng mà người Anh hay nói với nhau. Ngụ ý rằng “Hãy bán cổ phiếu bạn có trong tháng 5 và đi chơi!”.
Điều này mang ý nghĩa rằng hoạt động của thị trường tài chính có xu hướng thấp hơn từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10. Bên cạnh đó, thời điểm giữa tháng 11 đến tháng 4, tốc độ tăng trưởng của thị trường tăng mạnh mẽ hơn. Đây là khoảng thời gian thích hợp để các nhà giao dịch bước chân vào thị trường.
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn áp dụng phương pháp này. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ thực hiện bán cổ phiếu vào thời điểm đầu tháng 5 ( hoặc thời điểm cuối mùa xuân). Sau đó, các nhà đầu tư sẽ quay trở lại thị trường trong khoảng thời gian cuối tháng 11 ( khi mà đã chuẩn bị kết thúc mùa thu). Đây là cách các nhà đầu tư quyết định khi nào mua và bán cổ phiếu của họ để tối ưu hóa lợi nhuận của bản thân.
Một nhóm nhỏ nhà giao dịch đã phát hiện ra phương pháp này đạt được hiệu quả cao trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ xuyên suốt nhiều thập kỷ. Theo như quan điểm cá nhân của các nhà đầu tư, họ tin rằng thời điểm thời tiết nóng lên, một lượng nhỏ nhà đầu tư tham gia vào thị trường có thể gây khó khăn cho việc tạo ra lợi nhuận.
Vì sao hiệu ứng Sell in May and Go Away xuất hiện?
Sell in May and Go Away là gì ? “Sell in May and Go Away” có nguồn gốc từ Vương Quốc Anh hay nói chính xác hơn thì cụm từ này xuất hiện tại khu tài chính lớn nhất của thủ đô London. Cụm từ hoàn chỉnh, nguyên văn là “Sell in May and Go Away”. Khi dịch sang Tiếng Việt thì có thể hiểu nghĩa là: Hãy bán cổ phiếu của bạn trong tháng 5 rồi đi chơi, sau đó quay trở lại vào ngày Thánh Leger”.
Được biết, Leger’s Day có từ năm 1776. St. Leger Stakes được coi là sự kiện nổi tiếng nhất dành cho ngựa ở Vương quốc Anh được tổ chức hàng năm tại Trường đua ngựa Doncaster ở Nam Yorkshire vào tháng 9.
Ở khoảng thời gian này, giới quý tộc Anh cũng như các chủ ngân hàng Anh đã nói chuyện với nhau rằng nên bán số cổ phiếu mà mình đang nắm giữ vào tháng 5. Sau khi tận hưởng sự thư giãn và chờ đợi cái nắng mùa hè của London đi qua rồi mới quay trở lại thị trường. Thời điểm nên tham gia thị trường tài chính chính là sau mùa lễ đua ngựa St Leger Stakes mỗi năm.
Hiện tại, các nhà đầu tư tại Mỹ vẫn đang sử dụng câu nói này như một cách để ngăn chặn tình trạng “đi chậm lại” của thị trường. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các nhà đầu tư ngăn ngừa các khoản lỗ trong thời gian kéo dài từ Ngày Tưởng niệm tháng 5 đến Ngày Lao động trong tháng Chín.
Chiến lược “Sell in May” nhận được sự ủng hộ và phản đối trên thị trường tài chính
Trong thập kỷ cuối cùng của đầu thế kỷ 20, khi mọi người bắt đầu hiểu ý nghĩa của cụm từ Sell in May là gì, thuật ngữ này đã trở thành một tiêu chuẩn trong giao dịch thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Theo như Forbes, giai đoạn 1950-2013, chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) dao động ở mức lợi nhuận trung bình là 0,3% trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10. Bên cạnh đó, từ tháng 11 đến tháng 4, chỉ số DJIA đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với lợi nhuận trung bình là 7,5%.
Với số liệu trên, có thể thấy rằng các nhà đầu tư sử dụng chiến lược “Sell in May” tương đối nhiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải ai cũng ủng hộ chiến lược này khi giao dịch thị trường tài chính. Theo nghiên cứu thị trường của Barron, cụm từ “Sell in May” trong suốt 30 năm qua là không chính xác. Nó cho thấy sự khác biệt giữa nhiều thị trường, giữa nhiều loại tài sản.
Một vài nghiên cứu còn chứng minh rằng, một nhà đầu tư theo chiến lược “Sell in May” chỉ có thể nâng cao lợi nhuận trung bình lên 0,7%/ năm so với nhà đầu tư không sử dụng chiến lược này. Mức chênh lệch không quá khác biệt, và nếu như khấu hao thuế, chi phí giao dịch thì lợi nhuận thậm chí còn bị âm. Hiện tại, chiến lược “Sell in May” mới chỉ phổ biến tại các nước châu Âu như Anh và Mỹ. Thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa có góc nhìn gần nhất với cụm từ này, thậm chí còn khá mơ hồ đối với cụm từ này. Để biết hơn về khái niệm hiệu ứng Sell in May là gì thì chúng ta sẽ cùng tiếp tục phân tích những nội dung phía sau của bài viết.
Sell in May liệu có còn hiệu quả trong thị trường tài chính hiện tại?
Từ tháng 3 năm 2020, chỉ số S&P đã giảm 34% chỉ vỏn vẹn qua 24 ngày giao dịch. Vào thời điểm tháng 10/2020, con số này đã phục hồi gần 88% và thanh khoản giao dịch đạt mức kỷ lục hơn nghìn tỷ USD. Dựa vào điều này, chúng ta phần nào có thể kết luận được rằng cụm từ “Sell in May” không phải lúc nào cũng đúng.
Chính vì vậy mà thay vì bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông, các nhà đầu tư cần nên ưu tiên thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình thông qua một chiến lược thông minh. Điều này có thể giúp tối đa hóa lợi nhuận trong giao dịch. Dưới đây là năm lý do chúng tôi đưa ra để bạn hiểu rõ về chiến lược “Sell in May” và từ bỏ nó. Thay vào đó là hãy tập trung vào việc xác định chiến lược hiệu quả khi tham gia thị trường:
“Sell in May” có sự hoạt động khác nhau ở mỗi thị trường riêng biệt
“Sell in May” có cách hoạt động khác nhau ở những thị trường khác nhau cùng những tài sản khác nhau. Tại thị trường Mỹ, tháng 5 là thời điểm thu hút một lượng lớn dòng tiền đổ vào các cổ phiếu đang tăng trưởng. Bởi về cơ bản, quý 3 dương lịch là thời điểm các doanh nghiệp thực hiện tiến độ kinh doanh đáng kể. Nhìn chung, tỷ lệ các công ty dựa trên công nghệ trong rổ S&P 500 đã tăng khoảng 27% so với 8% trong rổ MSCI tại thị trường Châu Âu.
Tìm kiếm thời điểm mua bán phù hợp vô hình chung có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội đầu tư đối với những cổ phiếu đang có mức tăng trưởng sinh lợi cao nhất. Bên cạnh đó, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 cho biết một sự thay đổi tương đối lớn trên thị trường tài chính của các quốc gia khác nhau.
Ví dụ như, ở khoảng thời gian trước đây, thị trường Trung Quốc đã tăng trưởng hơn 20% từ tháng 5 đến tháng 10. Sự tăng trưởng này kéo dài liên tục trong ba năm, từ năm 2017 đến năm 2020. Trong khoảng thời gian này, cổ phiếu trong Khu vực Eurozone đã tăng hơn 10% trong 6 tháng đầu năm 2019.
Áp dụng chiến lược “Sell in May” không phải là ý tưởng hay trong thời điểm xảy ra dịch bệnh.
Ở thời điểm trước đó, khi mà đại dịch Covid đang hoành hành, các nhà đầu tư hầu như không thể đưa ra một dự báo chính xác đối với thị trường tài chính. Cho dù là thị trường Forex, tiền điện tử hay là thị trường chứng khoán. Trong khoảng thời gian này, đã có sự can thiệp của hàng loại kế hoạch kích thích tài khóa, đồng thời có những chiến lược phục hồi kinh tế sau đại dịch. Điều này đã dẫn dẫn đến sự lạm phát cao và sự tăng trưởng chưa từng thấy của các thị trường tài chính. Mặc dù đại dịch đã kết thúc và thị trường đã có sự ổn định hơn về kinh tế. Tuy nhiên, đây được xem là một dấu mốc quan trọng, giúp phân tích chiến lược Sell in May rõ ràng hơn.
Ở thời điểm tháng 3 năm 2020, việc bán tháo cổ phiếu là một ý tưởng hoàn toàn sai lầm. Bởi vì chỉ trong khoảng thời gian 6 tháng, cụ thể là 9/2020, chứng khoán toàn cầu (MSCI AC World Index) tăng trở lại hơn 88%. Giai đoạn tháng 5 – 10/2020, chứng khoán toàn cầu lên mức tăng thêm 12%.
“Sell in May” khiến cho các Traders có thể bị thua lỗ
Thị trường chứng khoán Mỹ đã từng trải qua đợt sụt giảm lớn nhất trong lịch sử. May mắn rằng tốc độ phục hồi của nó cũng tương đối nhanh chóng. Nếu các nhà đầu tư thực hiện bán toàn bộ cổ phiếu của mình trong cuộc khủng hoảng, Traders có thể đã bỏ lỡ một chi phí cơ hội đáng kể. Điều này cũng giống như các nhà đầu tư thực hiện chiến lược “Sell in May”, việc bán ra và mua lại có thể khiến các Traders tốn nhiều chi phí cơ hội hơn. Chưa kể rằng thị trường có thể tăng trưởng liên tục sau thời điểm mà các nhà đầu tư bán ra.
Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, có thể thấy rằng lãi suất danh nghĩa tương đối thấp. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao cùng lãi suất thực âm. Điều này chỉ ra rằng việc giữ tiền mặt trong ngân hàng quá lâu có thể khiến đồng tiền mất giá trị. Đồng thời lấy đi của bạn rất nhiều cơ hội đầu tư để trở nên giàu có. Bên cạnh đó, các chi phí phát sinh như phí giao dịch, thuế và thu nhập có thể bị giảm xuống trong giai đoạn tháng 11 và tháng 12. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể rơi vào trường hợp lỗ nặng.
Liệu có nên đầu tư dựa trên hiệu ứng Sell in May and Go Away?
Quyết định bạn có nên đầu tư vào xu hướng đặc biệt này hay không điều quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Để tìm được câu trả lời đúng nhất, bạn cần nắm rõ những hạn chế và lợi ích của “Sell in May and Go Away”
Ưu điểm của Sell in May và Go Away là gì?
Dựa trên số liệu trong quá khứ đã được rằng chứng minh rằng hiện tượng Sell in May and Go Away là chính xác. Trong những năm 1945 trở đi, chỉ số S&P 500 trung bình liên tục đạt mức 6,7% trong thời điểm tháng 11 đến tháng 4. Trong khi đó, chỉ số này ở thời điểm tháng 5 đến tháng 10 chỉ vỏn vẹn 2%.Ngoài ra, dựa trên phân tích thực tế, cũng có thể thấy rằng lượng giao dịch trong mùa hè có sự chênh lệch lớn so với mùa đông.
Đây là khoảng thời gian mà thị trường được gọi là suy thoái tạm thời. Giá cổ phiếu giảm chính là cơ hội cho các nhà đầu tư xây dựng các khoản đầu tư dài hạn. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm để thị trường phục hồi lại sau những phiên xu hướng giảm và tăng diễn ra trong tháng 4.Hơn hết, nếu dựa vào chiến lược “Sell in May”, các nhà đầu tư có thể có một mùa hè thư giãn mà cần lo lắng về vấn đề biến động hay là nhiễu loạn thị trường.
Nhược điểm khi áp dụng Sell in May and Go Away là gì?
Mặc dù chiến lược Sell to May Go Away này đã được sử dụng hơn nửa thế kỷ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường, nhiều nhà đầu tư nhận thấy những hạn chế của nó và bắt đầu ngưng áp dụng chiến lược này trong thị trường. Nhược điểm của phương pháp này như sau:
- Mang lại hiệu ứng khác nhau ở những thị trường khác nhau: Sell in May cho thấy sự hoạt động khác nhau ở những thị trường khác nhau với các tài sản khác nhau. Tại thị trường Mỹ, tháng 5 là tháng kiếm được nhiều tiền nhất từ thị trường chứng khoán. Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán tăng khoảng 20% trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 10 trong 3 năm ( từ 2017 đến 2020).
- Có thể rơi vào trường hợp không thể bù lỗ: Nếu nhiều người bán cổ phiếu trong tháng 5, giá trị của cổ phiếu sẽ nhanh chóng giảm mạnh. Tuy nhiên, cần phải biết rằng, thị trường lao dốc càng nhanh thì khả năng phục hồi càng lớn. Do đó, nếu như không may mắn bán thị trường vào tháng 5, sau đó thị trường tăng trưởng mạnh thì các nhà đầu tư cần phải bỏ ra một số vốn lớn hơn rất nhiều số tiền bán được để mua lại cổ phiếu. Điều này sẽ mang lại một sự thâm hụt nghiêm trọng trong lợi nhuận của các nhà giao dịch.
Áp dụng phương pháp giao dịch để đầu tư thị trường hiệu quả
Chiến lược Sell in May and Go Away không phải lúc nào cũng là một sự lựa chọn tối ưu. Chính vì vậy, các nhà đầu tư đừng nên chạy theo hiệu ứng này mà cần phải trang bị cho bản thân một chiến lược đầu tư hiệu quả. Tốt nhất là thiết lập phương pháp đầu tư phù hợp, dựa trên hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thời điểm tháng 5 đến tháng 10.
- Giai đoạn 2: Thời điểm tháng 11 đến tháng 04.
Nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm lời khi tham gia giao dịch, các nhà đầu tư cần phải áp dụng một số chiến lược nhất định, chẳng hạn như:
Thay đổi danh mục sản phẩm
Hiệu ứng Sell in May kích hoạt một số sản phẩm giảm giá trị trong thời điểm mùa hè và đầu mùa thu. Do đó, các nhà đầu tư nên cân nhắc đến việc thay đổi danh mục đầu tư hơn là rút tiền bộ tiền đầu tư về. Để đầu tư quay vòng hiệu quả, các nhà giao dịch nên tập trung vào những sản phẩm ít chịu sự tác động của thay đổi thị trường. Điển hình như là công nghệ và sức khỏe.
Xác định danh mục sản phẩm của bản thân đã thật sự an toàn hay chưa?
Như đã đề cập trước đây, hiệu ứng Sell in May and Go Away không thật sự đúng với toàn bộ thị trường tài chính. Chính vì vậy mà các nhà đầu tư phải có khả năng xác định xem mình thuộc nhóm đầu tư an toàn hay trường phái đầu tư mạo hiểm.
Nếu như nhà giao dịch thực hiện đầu tư vào những sản phẩm an toàn thì sẽ không bị tác động nhiều nếu hiệu ứng Sell in May diễn ra. Ngược lại, nếu đây là một sự đầu tư rủi ro thì các nhà đầu tư cần nhanh chóng thực hiện thay đổi danh mục sản phẩm. Trong trường hợp xấu nhất, các Traders cần nhanh chóng cắt lỗ và thoát khỏi thị trường để hạn chế tối đa khả năng thua lỗ. Bên cạnh đó, nếu như bạn là Traders đi theo trường phái lâu dài thì không cần quan tâm đến sự thay đổi của những thay đổi ngắn hạn.
Hạn chế khối lượng giao dịch trên thị trường
Hiệu ứng Sell in May and Go Away có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong mỗi năm. Do đó, nhà đầu tư cần hạn chế giao dịch trong thời gian này. Mặc dù vậy, các nhà giao dịch vẫn nên đầu tư để có thể kiếm được nguồn lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, thay vì lựa chọn những kênh có độ rủi ro cao. Các Traders nên chọn các phương án đầu tư dài hạn an toàn, ổn định về lãi suất. Ngoài ra, nên dự trữ khoảng 30% tiền mặt đề phòng cho những trường hợp cần xử lý những thay đổi bất ngờ.
Toàn bộ nội dung phía trên đã giải thích được khái niệm Sell in May là gì và hiệu ứng Sell in May and Go Away trong thị trường tài chính. Lời khuyên mà Forex Dictionary đưa ra chính là không nên quá quan tâm đến chiến lược này. Điều mà các Traders nên làm là liên tục theo dõi thị trường, dự đoán xu thế ở những thời điểm sau này. Đồng thời đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả nhất khi tham gia thị trường.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.