Petrodollar là gì? Đây là một thuật ngữ khá phổ biến nói về việc sử dụng đồng đô la Mỹ trong việc thanh toán các giao dịch dầu mỏ giữa các quốc gia. Nó được xem là một bản vị dầu mỏ của đồng USD đang được Hoa Kỳ nắm giữ. Điều này sẽ giúp quốc gia này khẳng định được sức mạnh và củng cố được giá trị của đồng USD. Như vậy, để tìm hiểu về hệ thống Petrodollar và nguy cơ Petrodollar suy đổ, trader hãy theo dõi những chia sẻ sau đây của Forex Dictionary nhé.
Đôi nét về Petrodollar là gì và tương lai của hệ thống Petrodollar
Petrodollar là gì?
Petrodollar được biết đến là đồng Đô la Mỹ mà những nước khác khi mua dầu mỏ sẽ sử dụng để trả cho những nước xuất khẩu. Thuật ngữ Petrodollar này vào những năm 1970 vô cùng phổ biến khi giá dầu mỏ tăng cao hình thành nên thặng dư thương mại và tài khoản vãng lai lớn cho các quốc gia đi xuất khẩu dầu mỏ. Hệ thống Petrodollar sẽ giúp cho giá dầu mỏ được niêm yết bằng đồng đô la giữ được một sự ổn định nhất định.
Như trader đã biết, đối với một đồng tiền thì giá trị của nó sẽ nằm ở chính giá trị bảo chứng của chính đồng tiền đó. Đồng thời, phần lớn tài sản bảo chứng toàn bộ các nước trên thế giới đều sẽ là vàng hay còn có tên là Bản Vị Vàng của Tiền. Như vậy, Mỹ cũng không ngoại lệ, trước đây vàng cũng đã được Hoa Kỳ sử dụng làm giá trị bảo chứng cho đồng USD Mỹ.
Tuy nhiên, sau khi diễn ra sự kiện hệ thống Petrodollar sụp đổ, Hoa Kỳ đã đưa tuyên bố từ bỏ bản vị vàng. Đồng USD Mỹ theo đó cũng sẽ chính thức từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Như vậy, Hoa Kỳ sẽ giữ giá trị đồng Đô La của mình theo cách nào nếu như không còn giá trị bảo chứng nữa?
Câu trả lời lúc này đó chính là dầu mỏ. Hoa Kỳ đã bắt buộc toàn bộ các nước khác trên thế giới khi mua bán dầu hay giao dịch dầu cũng đều phải dùng đồng USD Mỹ. Tuy nhiên, bởi vị Mỹ là quốc gia có khả năng khai thác cũng như trữ lượng dầu còn hạn chế nên nó đã chuyển mục tiêu đến Arabia Saudi – một quốc gia có trữ lượng cũng như lượng khai thác dầu mỏ đứng đầu thế giới.
Từ đó thỏa thuận giữa Hoa Kỳ – Arabia Saudi được ra đời. Theo thỏa thuận này, Mỹ sẽ đứng ra bảo vệ và đồng thời cung cấp vũ khí cho Arabia Saudi. Và đổi lại, Arabia Saudi phải đáp ứng và tuân thủ điều khoản đó là từ chối toàn bộ những loại tiền tệ khác khi thanh toán mua dầu mỏ trừ đồng đô la Mỹ.
Tiếp sau Arabia Saudi, các nước Ả Rập tại Trung Đông cũng lần lượt thực hiện các thỏa thuận này. Cho đến năm 1975, để đổi lấy cam kết của Mỹ, toàn bộ OPEC cũng đã tiến hành thực hiện các điều khoản này.
Khi dầu mỏ được thanh toán bằng đồng đô la, nếu như trader muốn mua một thùng dầu mỏ thì bắt buộc phải đổi tiền tệ mà mình đang sử dụng sang đồng USD Mỹ thì mới có thể dùng nó để thanh toán cho bên cung cấp dầu. Với một giao dịch như thế, trader sẽ làm đồng tiền của mình bị suy yếu đi (thông qua việc bán chúng), nhưng đồng thời lại củng cố giá trị của đồng USD bằng việc gia tăng nhu cầu của loại đồng này.
Tương lai sau này của hệ thống Petrodollar
Khi đồng USD Mỹ có sự suy giảm sức mua, một vài quốc giá như Iran, Ấn Độ, Nga đã bắt đầu tranh luận về lợi ích của hệ thống Petrodollar. Các nước này đã tiến hành xem xét việc chấp nhận đồng tiền của chính nước đó cho việc thanh toán khi xuất khẩu hàng hóa thay vì chỉ sử dụng một đồng đô la mỹ.
Vào năm 2016, Tổng thống Nga là Vladimir Putin đã phát lệnh tiến hành tấn thực hiện đòn tấn công đầu tiên vào hệ thống Petrodollar của Mỹ với tên gọi là “Golden Star”. Điều này sẽ cho phép sử dụng những đồng tiền khác với USD Mỹ trong việc thanh toán những giao dịch dầu mỏ đối với nước này.
Tiếp đến cuối năm 2017, Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố sẽ cân nhắc về việc niêm yết giá dầu mỏ bằng đồng nhân dân tệ. Bởi vì Trung Quốc là quốc giá nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới cho nên điều này được xem là một sự thay đổi hết sức hợp lý để có thể niêm yết giá dầu theo chính đồng tiền tệ của mình.
Như vậy, qua đây có thể thấy đế chế Petrodollar của Mỹ đã có sự tấn công và chống lại của Trung Quốc và Nga. Trong đó, Nga và Trung Quốc chính là hai quốc gia lần lượt xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Vì vậy, có thể thấy việc thoát khỏi đế chế Petrodollar của hai quốc gia này là điều sẽ xảy ra.
Như vậy, liệu rằng thanh toán dầu mỏ bằng đồng nhân dân tệ có thật sự xảy ra hay không? Mối lo ngại đang diễn ra với Petrodollar là gì? Hãy tìm hiểu qua một vài thông tin tiếp theo sau đây nhé.
Thanh toán dầu mỏ bằng đồng nhân dân tệ – Mối lo ngại của Petroyuan
Vào ngày 15/3/2022 đã diễn ra cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Riyadh. Đây được xem là một động thái vô cùng tích cực giữa Ả Rập và Trung Quốc trong việc gây ra nhiều thiệt hại cho hệ thống Petrodollar. Có thể thấy với mô hình Petrodollar – tức là bán dầu bằng đồng USD hơn nửa thế kỷ qua vốn đã kiểm soát hệ thống tài chính toàn cầu. Như vậy, cuộc đàm phán này có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn vị thế của đồng đô la – đồng tiền dự trữ quốc tế.
Hơn thế, Trung Quốc đã có động thái mua hơn 1/4 lượng dầu mỏ xuất khẩu của Saudi Arabia. Điều này có nghĩa tính quốc tế của đồng tiền của Trung Quốc sẽ được thúc đẩy đáng kể trong việc quy đổi các giao dịch thanh toán dầu mỏ bằng đồng nhân dân tệ. Hiện tại, có đến 80% doanh số bán dầu trên toàn thế giới được giao dịch hoàn toàn bằng đồng đô la. Trong đó, Saudi Arabia đã có giao dịch đồng quyền bằng tiền đô la Mỹ bắt đầu từ năm 1974, và như vậy vị thế cũng như đế chế Petrodollar có nguy cơ sẽ bị phá vỡ.
Trong vòng 6 năm diễn ra nhiều cuộc thảo luận liên quan đến việc định giá các hợp đồng dầu mỏ bằng tiền nhân dân tệ giữa Saudi Arabia và Trung Quốc, thì cuộc đàm phán mới đây nhất đã gia tăng tần suất nhanh chóng bởi vì Saudi Arabia không còn sự hài lòng tuyệt đối với những chính sách của Hoa Kỳ như trước đây.
Nếu như Ả Rập và lần lượt các quốc gia khác cũng chấp nhận sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc để thanh toán giao dịch dầu mỏ thì đây có thể là một mối nguy hại cực lớn ảnh hưởng đến đế chế Petrodollar và thậm chí khiến Petrodollar sụp đổ. Khi đó, trên thị trường dầu mỏ nói riêng hay lớn hơn nữa là thị trường ngoại hối thì đồng đô la sẽ không còn chiếm vị thế độc tôn được nữa.
Hệ thống Petrodollar và sự ảnh hưởng của chúng đến đồng USD
Thật chất, giá dầu trong lịch sử có một sự tương quan nghịch đối với giá của đồng đô la Mỹ. Lý do bắt nguồn như sau:
- Trên toàn thế giới, giá dầu sẽ luôn luôn được tính bằng đồng USD Mỹ. Khi đồng USD này gia tăng mạnh lên, thì trader sẽ trả tiền cho một thùng dầu với ít đô la hơn. Ngược lại, giá dầu tính theo đồng đô la sẽ cao hơn nếu như đồng đô la yếu đi.
- Quay về lịch sử, có thể thấy Hoa Kỳ là một nước nhập khẩu ròng dầu. Cán cân thương mại của Mỹ sẽ tăng lên nếu như giá dầu tăng bởi vì cần phải chuyển một lượng đô la nhiều hơn ra nước ngoài để nhập khẩu dầu mỏ.
Tuy nhiên, khi các công nghệ khoan và khai thác dầu mỏ được áp dụng thành công, đặc biệt hơn hết là công nghệ khai thác nứt vỡ thủy lực (công nghệ khai thác Fracking) đã giúp cho năng lực sản xuất của Mỹ tăng lên đáng kể. Điều này đã giúp Mỹ trở thành nước xuất khẩu ròng dầu mỏ tinh tế và đồng thời cũng trở thành nhà sản xuất dầu thô đứng trong trong đầu toàn cầu. Từ đó, đế chế Petrodollar cũng được củng cố nhiều hơn.
Vào ngày 5/4/2022, đồng USD (DXY) qua liên tiếp đến ngày thứ 4 vẫn tăng mạnh lên mức cao nhất so với các tiền tệ khác ở trong rổ kể từ tháng 5/2020. Bởi vì đồng đô la tăng mạnh hơn cho nến giá dầu đã trở nên đắt hơn đối với những người đang sở hữu các loại tiền tệ khác. Song song theo đó, giá dầu Brent đã giảm 0,8%, tức là giảm còn 89 cent và mỗi thùng sẽ có giá 106,64 USD. Đồng thời, giá dầu thô của Mỹ cũng giảm 1,3% tương đương với 1,32 USD và xuống còn 101,96 USD.
Qua biểu đồ sự tương quan giữa sức mạnh đồng USD (DXY) và giá dầu WTI đã cho thấy được phần lớn thời gian giá trị của đồng đô la đó chính là có sự dịch chuyển nghịch lại so với giá dầu. Và sự tương quan này đã được giải thích với 2 lý do đã được chia sẻ ở phần trên. Chính vì điều này mà khi giao dịch, trader có thể dùng đến một trong hai thành phần tương quan này để đánh giá cũng như kiểm tra chiến lược giao dịch đối với thành phần còn lại.
Có thể thấy, Petrodollar là gì không chỉ đơn giản là một thuật ngữ cứng nhắc mà nó là một định nghĩa nói về vị thế của đồng USD cũng như sức mạnh của nền kinh tế Hoa kỳ trên thị trường. Việc Petrodollar sụp đổ hay có nguy cơ bị phá vỡ hay không vẫn là điều không ai có thể phán đoán được. Hy vọng với bài viết vừa rồi của Forex Dictionary, trader có thể hiểu rõ hơn về mối liên kết giữa giá dầu mỏ với giá USD và nhìn nhận tổng quan hơn về thị trường này khi giao dịch nhé.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.