Tìm hiểu Order Book là gì để có thể nắm bắt được diễn biến tâm lý trên thị trường và ra quyết định giao dịch thật sáng suốt. Thông qua Order Book, các nhà đầu tư có thể đánh giá được sự quan tâm của thị trường với các mức giá. Từ đó, có thể biết được thị trường đang bi quan hay lạc quan để giao dịch hợp lý. Vậy Order Book là gì? Hãy cùng Forex Dictionary khám phá các khía cạnh liên quan đế công cụ hữu ích này bạn nhé.
Order Book là gì?
Thế nào là Order Book?
Hiểu đơn giản, Order Book chính là sổ lệnh hay còn được biết dưới dạng một danh sách bao gồm các lệnh giao dịch được liệt kê một cách thủ công. Đối với một loại tài sản cụ thể, hay công cụ tài chính nhất định thì Order Book hiển thị dưới dạng một danh sách điện tử. Danh sách này chứa dữ liệu từ khách hàng của một sàn giao dịch trên thị trường.
Chẳng hạn như với thị trường chứng khoán thì sổ lệnh sẽ chứa số lượng lệnh mua hoặc bán trên từng mức giá cụ thể, kèm theo đó là khối lượng giao dịch của lệnh. Trong đó có thể chứa các thông tin liên quan đến những nhà giao dịch đã tham gia vào quá trình mua bán, thế nhưng dữ liệu này không phải là tất cả vì có một số nhà đầu tư giao dịch dưới dạng ẩn danh.
Đối với các thị trường có tài sản như là trái phiếu, tiền tệ hay loại tiền điện tử như Bitcoin thì sổ lệnh cũng được các sàn sử dụng để thống kê một danh sách chứa các lệnh được thực hiện bởi khách hàng của họ. Về cơ bản, các thông tin trong số lệnh tương đối giống nhau, thế nhưng có thể khác biệt do nguồn cung cấp.
Trong Order Book, các bạn sẽ thấy lệnh mua, lệnh bán và lịch sử lệnh. Cụ thể:
- Lệnh mua: Gồm có các dữ liệu như thông tin của người mua và giá mua, số lượng muốn mua và cả giá chào bán kỳ vọng trong thời gian tới.
- Lệnh bán: Gồm có những dữ liệu tương tự như lệnh mua.
- Lịch sử lệnh thị trường: Chứa tất cả các giao dịch trong quá khứ.
Sổ lệnh không phản ánh toàn bộ thị trường
Ngoài ra, các bạn có thể tìm thấy giá bán cao nhất và giá bán thấp nhất tính tại thời điểm ghi chép và biểu đồ trong sổ lệnh. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ có thể phân tích trạng thái thị trường một cách thuận tiện hơn.
Bởi vì sổ lệnh là công cụ chứa những thông tin cập nhật, vậy nên mọi dữ liệu trong Order Book phải được cập nhật liên tục xuyên suốt quá trình diễn ra phiên giao dịch. Vì vậy, sổ lệnh sẽ không ghi lại những giao dịch đặc biệt, có thời gian thực hiện ngoài giờ giao dịch đối với thị trường chứng khoán. Lệnh đặc biệt còn có thể là những lệnh được thỏa thuận trực tiếp giữa người mua và người bán, hay còn được gọi là một giao dịch off – book. Trên thực tế, các lệnh này không tác động đến mặt bằng giá cả trên thị trường, nên nó không gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư như một bộ phận các nhà giao dịch ẩn danh phía trên
Mặc dù các thông tin trong sổ lệnh khá đầy đủ, tuy nhiên nó không là tất cả vì có nhiều nhà đầu tư lựa chọn giao dịch theo cách ẩn danh. Như vậy, Order Book không phản ánh được hết thị trường nên các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn phần nào trong quá trình phân tích tâm lý chung, vì trader ẩn danh đó có thể là một tổ chức tài chính lớn.
Ý nghĩa của Order Book là gì?
Để hiểu rõ Order Book là gì, chúng ta sẽ khám phá ý nghĩa của công cụ này. Cụ thể, sổ lệnh sẽ giúp trader phán đoán tâm lý thị trường và xác định mức kháng cự, hỗ trợ.
Xác định tâm lý thị trường
Xác định tâm lý thị trường thông qua số lệnh giao dịch
Nhìn chung, Order Book sẽ giúp các nhà đầu tư cần nhắc ra quyết định sáng suốt hơn thông qua việc đánh giá tâm lý của thị trường ở bất kỳ thời điểm nào trong phiên giao dịch. Thông qua việc liệt kê đầy đủ những dữ liệu như là lệnh mua và bán, số lượng lệnh giao dịch sẽ thể hiện được mối quan tâm của thị trường về mức giá đó.
Từ đó, chúng ta cũng xác định được tâm lý thị trường lúc này đang tăng giá hay giảm giá. Cụ thể, nếu tổng số lệnh bán lớn hơn tổng số lệnh mua thì thị trường nghiêng về xu hướng giảm giá, áp lực bán khi đó sẽ thực sự làm cho giá suy yếu. Ngược lại, nếu số lượng lớn mua chiếm ưu thế hơn, thì xác suất giá tăng sẽ cao hơn.
Thế nên, các nhà đầu tư cần nhớ rằng chúng ta sẽ phân tích dựa trên cả khối lượng giao dịch chứ không chỉ phụ thuộc vào số lệnh bán. Giả sử, các nhà đầu tư đang có 10 lệnh bán và 5 lệnh mua. Tuy nhiên, mỗi lệnh bán có khối lượng giao dịch là 1 lot, trong khi 5 lệnh mua kia với mỗi lệnh có khối lượng giao dịch là 10 lot thì rõ ràng, người chiếm ưu thế ở đây chính là phe bán.
Xác định tâm lý thị trường thông qua thông tin người giao dịch
Trong quá trình đọc Order Book, các nhà đầu tư cần chú ý đến thông tin về người mua và người bán. Trong đó, yếu tố thúc đẩy thị trường chính là những tổ chức tài chính hay các nhà đầu tư cá nhân. Việc này có mối liên hệ với ví dụ về khối lượng giao dịch được đề cập phía trên, vì nếu số lệnh mua chiếm ưu thế nhưng đó lại thuộc sở hữu của các nhà giao dịch cá nhân, trong khi lệnh bán lại do những tổ chức tài chính có khối lượng giao dịch khổng lồ nắm giữ thì dù số lượng ít, thì phe bán mới chính là người giành chiến thắng.
Xác định mức kháng cự/ hỗ trợ
Ngoài ra, các nhà đầu tư còn có thể ứng dụng sổ lệnh để phân tích thị trường thông qua việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự lý tưởng. Cụ thể nếu có một khu vực chứa số lượng lệnh mua lớn, hay có nhiều lệnh mua ở mức giá nào đó thì đây sẽ là mức hỗ trợ lí tưởng. Đó là vì khi giá đạt đến vị trí này, thì hàng loạt lệnh mua sẽ làm nhiệm vụ tạo áp lực và đẩy lên trên, tạo ra một vài xu hướng đảo chiều mạnh mẽ và xuất hiện mức đáy mới, chính là vị trí hỗ trợ tốt.
Ngược lại với vùng kháng cự tiềm năng, đó là khi lệnh bán chiếm vị trí ưu thế ở một mức giá cụ thể nào đó trên thị trường, thì khi giá chạm đến mức giá này thì sẽ có phản ứng giảm mạnh ở đó.
Sổ lệnh tốt nhất Forex – Oanda Order Book
Sau khi hiểu được Order Book là gì, bài viết sẽ trình bày loại sổ lệnh tốt nhất trên thị trường Forex – Oanda Order Book. Vậy nên bài viết chỉ tập trung vào trình bày Order Book trên thị trường Forex. Nếu nhà đầu tư giao dịch chứng khoán muốn dùng Order Book thì hãy liên hệ với công ty chứng khoán bạn tham gia để được hướng dẫn.
Nhìn chung, Order Book của thị trường chứng khoán và tiền điện tử sẽ cho các kết quả chính xác hơn vì đây là những thị trường tập trung, hoạt động dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý và được thống kê. Trong khi đó, Forex lại là thị trường phi tập trung nên dữ liệu dễ bị phân tán và không thể thống kê được toàn diện như 2 thị trường trên nên có khá ít nhà môi giới cung cấp sổ lệnh. Trong đó, Oanda là số ít broker làm được điều này.
Thế nhưng, bạn cần lưu ý rằng sổ lệnh của Oanda chỉ chứa những dữ liệu liên quan đến lệnh giao dịch tại sàn của họ chứ không phản ánh được cả thị trường. Thế nhưng, Oanda cũng là một broker có tên tuổi trên thị trường nên dữ liệu từ Oanda có thể phản ánh được phần nào tâm lý chung trên thị trường.
Cách dùng Oanda Order Book
Điều kiện bắt buộc để có thể sử dụng được sổ lệnh của Oanda là sở hữu tài khoản giao dịch của sàn. Vậy nên, nếu trader chưa có tài khoản thì hãy mở tài khoản tại Oanda trước nhé.
Sau khi đăng ký tài khoản tại Oanda thành công, bạn có thể nhanh chóng truy cập mục sổ lệnh của họ từ giao diện trang chủ. Ngoài ra, trader cũng có thể trải nghiệm sổ lệnh dạng chỉ báo trên MT4 thông qua bản miễn phí và mất phí. Trong đó, bản mất phí sẽ chứa cả biểu đồ giá để hỗ trợ trader vừa đọc sổ lệnh và phân tích biểu đồ.
Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ trình bày về bản miễn phí của Oanda nên sẽ không có phần biểu đồ. Song song đó, trader cũng cần chú ý một vài điểm sau:
- Dữ liệu sẽ được cập nhật mỗi 20 phút 1 lần, trong đó bao gồm thông tin về giá. Điều này đồng nghĩa với việc giá sẽ đứng yên trong vòng 20 phút và chỉ được dùng để chia các vùng lệnh, còn với bản mất phí thì dữ liệu về giá sẽ được xét trong thời gian thực vì được MT4 hỗ trợ.
- Sổ lệnh sẽ cung cấp dữ liệu trong ngày nên chỉ thích hợp để giao dịch day trading, thay vì đầu tư dài hạn.
Giao diện của sổ lệnh trên Oanda
Từ hình minh họa, có thể thấy sổ lệnh của Oanda sẽ gồm các phần sau:
- Trục dọc của sổ lệnh thể hiện giá của tài sản và trader có thể tùy chọn cặp tiền, hoặc tài sản yêu thích ở phần phía trên.
- Trục ngang thể hiện khối lượng giao dịch.
Tiếp theo, phần dữ liệu sẽ được chia thành bên trái và bên phải. Cụ thể:
- Bên trái: Chính là phần màu đen, hay còn được gọi là order sell. Đây chính là các lệnh thực hiện giao dịch bán ở từng mức giá cụ thể. Kèm theo đó là mức chốt lời và cắt lỗ cho từng lệnh bán đã giao dịch.
- Bên trái: Chính là phần màu xanh, hay còn được gọi là order buy. Đây chính là các lệnh thực hiện giao dịch mua ở từng mức giá cụ thể. Kèm theo đó là mức chốt lời và cắt lỗ cho từng lệnh mua đã giao dịch.
Ngoài ra, đường giá cũng phân biểu đồ ra thành phần trên và phần dưới. Kết hợp với đường dọc, chúng ta sẽ có các thông tin sau:
- Bên trái phía trên: Vùng chốt lời của lệnh buy đã giao dịch và lệnh sell limit.
- Bên trái phía dưới: Vùng cắt lỗ của các lệnh buy đã giao dịch và lệnh sell stop.
- Bên phải phía trên: Vùng cắt lỗ của các lệnh sell đã giao dịch và lệnh buy stop.
- Bên phải phía dưới: Vùng chốt lời của lệnh sell đã giao dịch và lệnh buy limit.
Ví dụ minh họa
Sau khi nắm được giao diện của Oanda Order Book là gì, chúng ta sẽ cùng xem xét ví dụ sau để hiểu rõ ý nghĩa của sổ lệnh. Từ hình minh họa dưới đây, trader có thể thấy khối lượng lệnh sell đang nhiều hơn cho thấy giá đã hoặc có thể bắt đầu xu hướng giảm. Cụ thể:
- Số lượng lệnh sell hiện đang giữ ưu thế trên thị trường tức là giá đã hoặc có thể bắt đầu đà giảm giá.
- Khối lượng lệnh giao dịch sell hiện tại ở vùng từ 1,21281 đến 1,22180 chiếm khá nhiều, tức là giá có thể tạo ra vùng kháng cự làm cho giá đảo chiều.
Có thể thấy rằng, giá của cặp tiền EUR/USD đã có phản ứng với mốc giá 1,22180 như kỳ vọng. Từ đó, giá cũng tạo ra một vùng kháng cự xung quanh khu vực giá từ 1,21281 đến 1,22180 sau đó, giá đã đảo chiều và giảm. Mặc dù khu vực này có khá nhiều lệnh mua nhưng giá vẫn bị tác động và đẩy lên cao hơn rồi quay đầu giảm giá.
Từ ví dụ này, các nhà đầu tư có thể nắm được hiệu quả của sổ lệnh trong việc dự đoán tâm lý chung trên thị trường. Từ đó, nhận định được diễn biến của xu hướng, đồng thời xác định các vùng key level quan trọng. Thế nhưng, những thông tin này chỉ giúp bạn nắm được tình hình chung của giá. Vậy nên, trader cần kết hợp nhiều công cụ hỗ trợ khác để xác định thời điểm vào lệnh.
Các thông tin về Order Book là gì, cũng như ý nghĩa của công cụ này và cách sử dụng Order Book của Oanda đã được Forex Dictionary trình bày cụ thể. Hy vọng qua bài viết, các nhà đầu tư sẽ có được một cái nhìn toàn cảnh về sổ lệnh và vận dụng nó thật hiệu quả. Chúc các bạn thành công.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.