Chắc bạn cũng đang rất thắc mắc OPEC là gì phải không? Từ này dùng để chỉ tổ chức các nước tham gia vào xuất khẩu dầu mỏ trên toàn cầu. Hiện nay, ba đất nước đang đứng top đầu về việc xuất khẩu dầu mỏ đó chính là Mỹ, Nga và cả Trung Quốc nhưng họ không tham gia vào tổ chức này. Vậy OPEC đã có tổng cộng bao nhiêu quốc gia và tổ chức này được hình thành như thế nào? Hãy cùng sanforex tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Organization of Petroleum Exporting Countries – OPEC là gì? Vài nét cơ bản về OPEC
OPEC là từ được viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries và có nghĩa Tiếng Việt là Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ. Hiện nay, OPEC đã có đến 13 nước tham gia và tổng sản lượng chiếm đến 30% trên toàn cầu.
Vào năm 1960, tổ chức này được thành lập và hoạt động xuyên suốt đến thời điểm hiện tại khi có đến 13 quốc gia góp mặt (được tính đến năm 2023). Trụ sở chính của OPEC tại thủ đô Vienna của nước Áo, trong đó có các cơ quan quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh hằng ngày.
Đối với tổ chức OPEC hoạt động giống như một công ty quản lý, có thể cung cấp xăng dầu và điều chỉnh giá sao cho phù hợp với thị trường trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, làm hạn chế những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của các đất nước tham gia xuất nhập khẩu dầu mỏ.
Vào khoảng thời gian trước khi OPEC được thành lập, lúc này toàn bộ nền kinh tế dầu mỏ trên toàn cầu đều chịu tác động xấu bởi tổ chức “seven sisters”. Tổ chức ấy có sự góp mặt của các quốc quá lớn như Anh, Mỹ. Thế nhưng, đến năm 1980 OPEC đã có những tác động tốt đến việc sản xuất dầu mỏ trên toàn cầu và ổn định giá trên thị trường.
Thậm chí, giá cả trên toàn thế giới có thể bị thay đổi bởi các hoạt động của tổ chức OPEC. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều rắc rối và thử thách về chính trị, xuất hiện rất nhiều trường hợp cung quá nhiều, nhu cầu người tiêu dùng không quá cao. Ngoài ra, mọi người đều đang hướng đến công nghệ xanh để bảo vệ môi trường và đã xuất hiện rất nhiều loại hình công nghệ này.
Để hiểu rõ hơn OPEC là gì và quá trình phát triển của tổ chức này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung ở phần tiếp theo nhé.
Quá trình hình thành và các dấu mốc quan trọng của tổ chức OPEC
Ngày 11 tháng 9 năm 1960, đây là khoảng thời gian mà tổ chức OPEC thành lập tại Baghdad và có sự tham gia của 5 quốc gia: Iran, Ả Rập, Saudi, Iraq, Kuwait và Venezuela. Mục đích chính là tạo ra một tổ chức hoạt động tốt nhất với các chính sách dầu mỏ từ các đất nước tham gia OPEC, đem đến sự giúp đỡ liên quan đến kinh tế và cả kỹ thuật cho các quốc gia thuộc OPEC.
Đến năm 1965, khi đó tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ vẫn chưa đưa ra quyết định đặt trụ sở chính ở Vienna, họ đã tạo ra một Ban Thư ký tại thành phố Geneva. Tại thời điểm đó, Tổng Thư ký là người giữ quyền hạn cao nhất trong OPEC.
Sau đó không lâu, tổ chức này đã có đến 10 thành viên tham gia, hoạt động như một tổ chức bí mật cho đến khi các đất nước của Ả Rập giảm việc cung cấp dầu đến Mỹ và Hà Lan năm 1969. Thông qua hành động này cũng thấy được sự giúp đỡ của các nước phương Tây dành cho Israel khi có cuộc chiến tranh Yom Kippur diễn ra vào tháng 10 năm 1973.
Khoảng 1 năm sau, giá dầu đã có xu hướng tăng nhanh, điều này làm ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng và không đủ lượng dầu cung cấp cho quốc gia Hoa Kỳ. Cho đến năm 1974, lệnh cấm về dầu mỏ đã được thay đổi và không được áp dụng cho sau này.
Vào năm 1975, OPEC đã có sự tham gia của 13 quốc gia và số lượng vẫn giữ nguyên cho đến năm 2023. Tuy nhiên, những nước đầu tiên tham gia vào tổ chức này đã rời đi sau đó không lâu.
Đến năm 1976, tổ chức OPEC đã chính thức tạo ra Quỹ Phát triển Quốc tế OPEC. Kế hoạch này lập ra với mục đích xây dựng nguồn vốn về kinh tế và các khoản hỗ trợ dành riêng các khu vực thương mại, tư nhân đang trong quá trình phát triển kinh tế. Thậm chí, các đất nước này không thuộc tổ chức các quốc gia sản xuất dầu mỏ.
Cho đến năm 2016, OPEC đã cùng nhau bắt tay với các nước sản xuất dầu mỏ khác trên toàn cầu để tạo ra OPEC+. Tổ chức này có đến 10 quốc gia tham gia, trong số đó có Nga, Azerbaijan, Kazakhstan, Oman và cả Mexico. Việc tạo ra OPEC+ là hành động thể hiện giá dầu đang giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu là tại quốc gia Hoa Kỳ lượng dầu đá phiến ngày càng dư dả tính từ năm 2011.
Một vài diễn biến liên quan đến chính trị làm ảnh hưởng đến giá dầu. Cụ thể như sau:
- Vào năm 1980, cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq diễn ra.
- Từ năm 1990 đến năm 1991, tình hình tài chính ở khu vực Châu Á bị ảnh hưởng vô cùng lớn.
- Từ năm 2007 đến năm 2008, trên toàn thế giới đều đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính.
- Vào năm 2020, bước vào đại dịch COVID-19 đã làm giá dầu thô giảm xuống rất sâu nhất là thời điểm mà các nước bị phong tỏa.
Những nguyên nhân trên đã làm cho các nước thuộc OPEC+ phải giảm bớt số lượng đến hơn 10 triệu thùng dầu/ngày. Nằm ở khoảng 1/10 sản lượng dầu trên toàn cầu, chỉ như vậy mới giúp giá dầu có thể được nâng lên gần bằng với mức giá trước kia.
Các bước đi và một vài điều đảm bảo dành cho các quốc gia thuộc OPEC
Organization of Petroleum Exporting Countries với mục đích là một liên minh chính phủ thường trực. Nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức này là “điều hành và đồng bộ các chính sách liên quan đến dầu mỏ từ các quốc gia tham dự OPEC, làm ổn định giá dầu trên toàn thế giới”. Đảm bảo việc cung cấp diễn ra thuận lợi cho nền kinh tế và khách hàng ở tất cả mọi nơi. Thực hiện công việc xuyên suốt với những nhà sản xuất xăng dầu và các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực dầu khí.
Bên cạnh đó, tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ còn mạnh dạn thông báo sẽ áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhằm cân bằng giá dầu trên toàn cầu sao cho hợp lý và không phải đối mặt với những tình huống bất ngờ. Điều này tạo ra sự cân bằng cho các quốc gia đã tham gia tổ chức. Hơn thế nữa còn nhận định thành viên OPEC sẽ nhận được doanh thu định kỳ thông qua việc xuất nhập khẩu dầu. Đặc biệt, không làm ảnh hưởng xấu đến các quốc gia khác trên toàn cầu.
OPEC còn công bố các quốc gia thành lập thuộc tổ chức này. Một vài đất nước có nhu cầu tham gia và đã được tổ chức chấp nhận đăng ký sẽ xem xét để trở thành một thành viên chính thức. Hiện nay, tổ chức OPEC đang có tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô lớn nhất. Trong đó, có đến 75% số phiếu đồng tình từ các quốc gia đã góp mặt vào tổ chức này, sẽ được chấp nhận trở thành thành viên chính thức.
Các quốc gia thành viên của tổ chức OPEC
Dưới đây là các thành viên chính thức trở thành một phần của tổ chức OPEC. Cụ thể:
Các đất nước tham gia vào tổ chức OPEC | Thời gian gia nhập | Thời gian rời khỏi OPEC |
Năm đất nước đầu tiên tham gia khi OPEC vừa thành lập: Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi, Venezuela | 1960 | Hiện tại họ vẫn còn là thành viên của tổ chức này |
Qatar | 1961 | Vừa rời đi năm 2019 |
Libya | 1962 | Hiện vẫn tham gia hoạt động tại OPEC |
Indonesia | Lần đầu: 1962
Lần 2: 1 – 2016 |
Cho đến năm 2008
Rời đi vào tháng 11 năm 2016 |
Các tiểu vương quốc thuộc Ả Rập Thống Nhất | 1967 | Vẫn còn là thành viên của OPEC |
Algeria | 1969 | Hiện đang vẫn còn hoạt động tại tổ chức này |
Nigeria | 1971 | Vẫn còn tham gia vào tổ chức OPEC |
Ecuador | Lần 1: 1973
Lần 2: 2007 |
Cho đến năm 1992
Rời đi năm 2020 |
Angola | 2007 | Hiện tại vẫn là thành viên của tổ chức OPEC |
Gabon | Lần 1: 1975
Lần 2: 2016 |
Cho đến năm 1990
Hiện tại vẫn tham gia tổ chức |
Guinea Xích Đạo | 2017 | Vẫn đang tham gia tổ chức |
Cộng Hòa Công-gô | 2018 | Hiện vẫn đang hoạt động tại tổ chức OPEC |
Việc các quốc gia còn lại không tham gia vào tổ chức OPEC với mục đích tự do hướng đến những mục tiêu mà đất nước đã đặt ra. Trong đó, sản lượng dầu mỏ có thể vượt qua hoặc thấp hơn mức độ mà tổ chức này đặt ra. Bên cạnh đó, đất nước còn thoải mái tham gia đầu tư vào việc gia tăng sản lượng ở một vài loại khí đốt khác. Còn có những khoản chi phí bắt buộc để tổ chức có thể hoạt động (2 triệu đô la Mỹ),…
Cách thức hoạt động của tổ chức OPEC
Trụ sở chính của tổ chức OPEC được đặt tại thủ đô Vienna của nước Áo, tổ chức này gồm có 3 cơ quan quan trọng nhất đó là: Hội đồng Thống đốc, Hội nghị và Ban thư ký.
Hội nghị là vị trí có quyền quyết định cao nhất trong Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ. Cơ quan này được hình thành từ các đại biểu của các nước trong OPEC, các quốc gia sẽ có riêng một phiếu bài. Hội nghị sẽ đưa ra các chính sách, quyền gia nhập và người có quyền hạn cao nhất tại tổ chức.
Hội đồng Thống đốc được tạo ra nhằm thực hiện tốt ngân sách một cách có quy luật cho OPEC. Các thành viên trong tổ chức này sẽ được bầu chọn các thống đốc, phải thông qua Hội nghị để có thể giữ vị trí trong 2 năm tiếp theo.
Ban thư ký sẽ thực hiện theo các quy định mà Hội nghị và Hội đồng Thống đốc đưa ra, quan sát và điều hành các hoạt động của OPEC bên ngoài trụ sở chính được đặt tài thủ đô Vienna. Ở thời điểm hiện tại, ông Haitham al-Ghais của quốc gia Kuwait đang giữ vị trí Tổng thư ký của tổ chức OPEC trong vòng 3 năm của nhiệm kỳ.
Đối với các thành viên khác của OPEC sẽ có những hạn ngạch khác nhau giúp phân bổ hợp lý việc khai thác dầu. Tránh mang đến các trường hợp không đủ lượng xuất và nhập khẩu dầu giả, thông qua đây OPEC có thể điều chỉnh giá dầu tăng hoặc giảm sao cho hợp lý với thị trường trên toàn thế giới.
Các tác động của quốc gia đến tổ chức cũng phụ thuộc vào lượng dầu đang có mức độ sản xuất của đất nước đó. Chẳng hạn như Ả Rập Saudi, Kuwait và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất luôn là các quốc gia có mức trữ lượng dầu cao nhất OPEC được tính theo bình quân đầu người. Đó đều là các nước được đánh giá mạnh về mặt kinh tế, luôn xử lý được các tình huống trong quá trình vận hành sản lượng dầu tại OPEC.
Các tác động của OPEC đến thị trường chung trên toàn cầu
Bạn có thể hiểu rằng, OPEC là tổ chức sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ top đầu thế giới. Dự tính chiếm đến 40% tổng sản lượng dầu trên toàn cầu, có đến 60% thị trường xăng dầu thế giới được cung cấp từ các quốc gia thuộc tổ chức OPEC. Ngoài ra, vào năm 2021 tổ chức này đã nắm giữ hơn 80% sản lượng dầu được thông báo.
Chính vì thế, các hoạt động của tổ chức OPEC đều tác động lớn đến giá cả của thị trường năng lượng trên toàn cầu. Nếu OPEC có hành động bơm thêm sản lượng dầu vào thị trường, khả năng cao giá dầu trên toàn quốc sẽ sụt giảm nhanh chóng. Trong trường hợp, tổ chức này tạm dừng hay giảm lượng dầu vào thị trường, thì giá dầu trên toàn thế giới có thể tăng vọt.
Nổi bật nhất là quốc gia Ả Rập Saudi, đang là nước có vai trò quan trọng nhất trong việc nhận định tất cả sản lượng và mức giá. Hiện tại, Ả Rập Saudi đang chiếm 1/3 tổ số lượng của tổ chức tính theo ngày. Chính vì thế, ảnh hưởng rất lớn đến các quy tắc cho OPEC đặt ra. Ví dụ như tất cả các quyết định liên quan đến dầu mỏ sẽ được đưa ra tại Riyadh – thủ đô của quốc gia Ả Rập Saudi, chứ không phải là ở thủ đô Vienna – trụ sở chính của tổ chức OPEC. Bên cạnh đó, nước Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng có các ảnh hưởng tương tự như Ả Rập Saudi.
Nếu xét theo nhận định của các nhà nghiên cứu tài chính thì quy định mà OPEC đề ra chưa thật sự nghiêm khắc. Điều này có thể làm cho các thành viên gian lận hay không tuân thủ nguyên tắc mà tổ chức này đề ra, nhằm mang lại lợi ích cho riêng cho đất nước đó. Trong số đó có thể nhắc đến Venezuela, Iraq hay nước Nigeria – các quốc gia này liên tục sản xuất nhiều hơn so với hạn ngạch mà OPEC đề ra trước đó.
Tóm lại, toàn bộ thông tin trên của sanforex đã giúp bạn hiểu hơn về OPEC là gì và các vị trí có trong tổ chức này. OPEC góp vai trò cực kỳ quan trọng đối với thị trường xăng dầu trên toàn cầu. Ngoài ra, tổ chức này tạo ra nhằm giúp các quốc gia làm việc với nhau và hạn chế việc đối mặt với những tình huống xấu về mặt chính trị.
Xem thêm:
Tìm hiểu về sàn HOSE – Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM
Tìm hiểu về sàn HNX – Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.