NZD là tiền nước nào? Đồng NZD sẽ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân nào? NZD là viết tắt của đồng New Zealand. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đồng tiền được các nhà đầu tư Forex yêu thích nhất. Nguyên nhân vì sao mà NZD được giao dịch nhiều đến vậy? Và nếu muốn mua/bán với đồng tiền này, chúng ta cần lưu ý những gì? Không để bạn đợi lâu, hãy cùng bắt đầu ngay nhé!
Đồng NZD là tiền nước nào? Tìm hiểu tổng quan về đồng tiền này
Nguồn gốc ra đời và đặc trưng của đồng NZD
Đồng New Zealand là tên đầy đủ của đồng NZD. Nghe qua cái tên thì chúng ta cũng đã biết đây chính là đồng tiền của New Zealand. Ngoài ra để nhận biết đồng tiền này trên các sàn giao dịch, nó còn được kí hiệu là NZ$.
Bên cạnh đó, đồng NZD còn có tên gọi khác là đồng Kiwi. Và không chỉ New Zealand, NZD còn phổ biến ở một vài nơi khác như quần đảo Cook, Nieu, Tokelau và quần đảo Pitcairn.
NZD có lịch sử phong phú đã trải qua hơn 160 năm vì New Zealand trước đó đã sử dụng tiền xu và tiền giấy ngay cả trước khi đồng bảng Anh trở thành hợp pháp. Thế nhưng, đồng đô la New Zealand không được tuyên bố là tiền tệ chính thức của quốc gia này cho tới năm 1933, khi New Zealand chính thức công bố đồng tiền dựa trên bảng Anh đầu tiên.
Lúc đầu, đồng đô la New Zealand được niêm yết tỷ giá với đồng đô la Mỹ ở mức 44 xu trên một USD. Đồng NZD được thả nổi và dựa vào xu hướng thị trường để xác định giá trị cho đến hết giai đoạn ngày 4 tháng 3 năm 1985. Hiện nay, tỷ giá NZD/USD thường xuyên được điều chỉnh trong khoảng 39 đến 88 cent.
Đồng tiền của New Zealand có dạng là tiền giấy cùng mệnh giá là 5, 10, 20, 50 và 100 NZ$. Thêm vào đó còn có những dạng đồng xu với giá trị nhỏ hơn như 10, 20, 50 cent và 1$, 2$.
Tổng quan về nền kinh tế New Zealand
Để đề cập đến một “nền kinh tế đặc thù”, sự độc đáo của nền kinh tế New Zealand xuất phát từ thực tế rằng nó là một nền kinh tế thị trường tự do. New Zealand, mặc dù không phải là nền kinh tế thị trường độc nhất toàn cầu, nhưng là một nền kinh tế thị trường sôi nổi và có sự phát triển không ngừng. Đây là nơi toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đóng vai trò then chốt.
New Zealand đứng thứ 52 toàn cầu về GDP – tổng sản phẩm quốc nội. Top 63 về PPP – sức mua tương đương toàn thế giới (số liệu được lấy từ năm 2020). Có thể thay, New Zealand không phải là một cường quốc lớn mạnh về nền kinh tế nhưng đồng NZD lại là một trong những đơn vị tiền tệ có tần suất giao dịch cao nhất thế giới. Hiện tại NZ$ đang nằm ở top 10.
Kinh tế của đất nước này chủ yếu chiếm đa số vào các ngành dịch vụ. Cụ thể là chiếm đến 63% tổng GDP đến năm 2013. Về sản xuất, New Zealand cũng rất quan tâm đến phát triển về nhôm, chế biến thực phẩm, chế tạo kim loại, gỗ và giấy… Bên cạnh đó, khai khoáng, chế tạo, điện, khí… cũng là các ngành nghề quan trọng tại đây. Tính đến thời điểm 2013, tỷ trọng của ngành sản xuất chiếm hơn 16,5% GDP.
Với nỗ lực phát triển các lĩnh vực ngành nghề, trong số đó xuất khẩu đã giúp New Zealand sở hữu một lĩnh vực thống trị kinh tế, tuy tỉ trọng chỉ nằm khoảng 6,5%. Chính vì điều này mà kinh tế của đất nước này bị dựa dẫm vào thương mại quốc tế. Cụ thể là Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Hoa Kỳ.
Nhưng cũng nhờ vào việc nỗ lực mở rộng quan hệ thương mại, New Zealand có thể được gọi là quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Đây cũng chính là nguyên nhân đồng NZD của nó là đồng tiền được ưa chuộng để giao dịch trên thị trường tài chính.
Tìm hiểu ngân hàng dự trữ đồng NZD và chính sách tiền tệ
Ngân hàng dự trữ và cũng là ngân hàng trung ương của quốc gia này được viết tắt là RBNZ (Reserve Bank of New Zealand). Tương tự với những ngân hàng trung ương khác, ngân hàng dự trữ có vai trò trong việc duy trì sự ổn định tài chính của New Zealand.
Ngân hàng dự trữ New Zealand ra đời vào năm 1934 sau khi được phê duyệt bởi Đạo luật ngân hàng trước đó một năm. Không giống như Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ, RBNZ không được bất kỳ tư nhân nào chịu trách nhiệm quản lý mà do chính phủ New Zealand điều khiển.
Ngân hàng dự trữ New Zealand có vai trò ổn định chính sách tiền tệ, thực hiện các nhu cầu liên quan đến trao đổi trong phạm vi nội địa. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ đảm bảo vận hành của hệ thống ngân hàng thương mại.
Năm 2007, chính phủ quốc gia này đã quyết định phát triển chức năng của RBNZ. Cụ thể, ngoài quản lý các ngân hàng chi nhánh, RBNZ còn quản lý các tổ chức xây dựng, công đoàn tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm và các doanh nghiệp tài chính. Mỗi ngày, việc giao dịch trên hệ thống giao dịch ngân hàng dự trữ sẽ có thể lên đến con số 30 tỷ USD.
Đối với chính sách tiền tệ, ngân hàng dự trữ Liên bang New Zealand chịu trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ nhằm thúc mục tiêu tạo nên nhiều việc làm trong nền kinh tế và đảm bảo sự ổn định giá cả. Để kiểm soát các chính sách này, ngân hàng dự trữ New Zealand đặt lãi suất qua đêm song song với lãi suất cho vay thông thường của ngân hàng thương mại. Với lãi suất qua đêm được áp dụng, RBNZ có thể tác động một cách linh hoạt và tức thời lên hệ thống tiền tệ.
Một vài hoạt động khác thực hiện chính sách tiền tệ của RBNZ đó là tham gia thực tế vào thị trường nội địa bằng việc giao dịch trái phiếu chính phủ nhằm quản lý lượng tiền chảy vào và đổ ra trong nền kinh tế. Các ngân hàng trung ương cũng quan tâm đến chính sách nới lỏng định lượng trong thời kỳ tình hình tài chính không mấy ổn định.
Một chức năng căn bản khác của ngân hàng dự trữ New Zealand là phát hành đồng NZD, hay gọi tên khác là tiền in, với mục đích trao đổi trong nền kinh tế trong nước.
Đồng NZD bị ảnh hưởng bởi các tác nhân nào?
Mệnh giá của đồng NZD bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân khác nhau. Phần nội dung này khá quan trọng vì nó có thể quyết định việc giao dịch với tiền tệ này có hiệu quả hay không. Những tác động kinh tế căn bản cũng sẽ ảnh hưởng lên đồng NZD nói riêng và các đồng khác nói chung. Dưới đây sẽ là một vài yếu tố sẽ làm thay đổi giá trị của đồng New Zealand.
Các dữ liệu kinh tế
Dữ liệu kinh tế hay còn gọi là các báo cáo kinh tế điển hình như GDP, chỉ số niềm tin người tiêu dùng, dữ liệu lạm phát… sẽ có ảnh hưởng một phần đối với giá trị của đồng NZD. Một nhà đầu tư khi giao dịch với đồng tiền này cần quan tâm đến các dữ liệu kinh tế này. Bên cạnh đó là bồi dưỡng cho mình những phương án phân tích kỹ thuật giao dịch căn bản nhất.
Vậy tìm kiếm và đọc các thông tin này ở đâu sẽ chất lượng và chính xác? Bạn có thể tìm thấy nó ở những trang tài chính uy tín như investing, forexfactory… Những trang này có điểm mạnh là luôn update thông tin kịp thời và rất chính xác cho anh em dự đoán thị trường trong tương lai.
Chính sách tiền tệ
Chúng ta đã tìm hiểu về chính sách tiền tệ của New Zealand. Đây là một yếu tố hết sức ảnh hưởng đến đồng NZD. Ngân hàng dự trữ New Zealand chính là cơ quan công bố các chính sách tiền tệ, họ có quyền tăng hoặc giảm lãi suất tùy thuộc vào tình hình thị trường và nhằm thúc đẩy đồng NZD tăng giá. Ở một số tình huống, ngân hàng sẽ phải tìm cách làm cho NZD giảm giá để kích thích phát triển kinh tế. Bởi lẽ lúc này, nhà giao dịch đang tìm kiếm một đơn vị tiền tệ có lợi tức cao hơn.
Ví dụ dễ hiểu là vào tháng 10 năm 2021, lần đầu sau 7 năm RBNZ đã tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát vì thời điểm này giá cả tăng một cách nhanh chóng. Đương nhiên giá trị đồng đô la New Zealand cũng sẽ tăng lên. Bạn có thể nhìn thấy điều này thông qua biểu đồ tỷ giá NZD/USD sau đây:
Tình hình chính trị, xã hội
Đây là yếu tố thứ ba có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của đồng New Zealand. Có thể hiểu rằng chẳng ai sẽ quan tâm đến một loại tiền tệ của quốc gia đang có nền kinh tế bất ổn.
Lấy một minh họa rõ nét đó là thời điểm dịch Covid19 bùng nổ, toàn bộ nền kinh tế thế giới đều trong trạng thái lao đao và tụt dốc thảm hại. New Zealand cũng nằm trong số đó khi NZD mất giá rất nhiều so với đồng bạc xanh (USD). USD luôn được xem là đồng tiền an toàn nhất nếu kinh tế toàn cầu xảy ra bất ổn. Mặc dù NZD được giao dịch nhiều nhưng nó không giống như USD.
Các tác nhân khác
Ngoài những yếu tố bên trên thì chúng ta cũng nên quan tâm đến một vài tác nhân đặc thù khác ảnh hưởng đến NZD.
Có thể bạn đã biết, quốc gia này sở hữu tài nguyên thiên nhiên dồi dào, họ chú trọng vào sản xuất và đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu. New Zealand được xem là đất nước có nền công nghiệp, nông nghiệp, khai thác và du lịch vô cùng phát triển. Và giá cả của những loại hàng hóa này sẽ có thể tác động đến sự thay đổi giá trị đồng NZD. Nhu cầu về hàng hóa tăng cao sẽ kéo theo sản xuất tăng và tất nhiên là đồng NZD cũng sẽ tăng giá.
Điểm đặc trưng của New Zealand chính là nổi tiếng về khối lượng xuất khẩu sữa bột. Nếu sữa tăng giá, đồng NZD cũng sẽ tăng giá theo. Dịch covid19 vừa qua đã khiến du lịch của quốc gia này đóng băng, điều này cũng làm đồng NZD bị ảnh hưởng tiêu cực.
Đồng NZD là một trong những đơn vị tiền tệ đáng để giao dịch trong thời điểm hiện tại. Nếu đang quan tâm về việc giao dịch đồng NZD hoặc vẫn đang trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi khuyên bạn hãy tìm hiểu thật kỹ, đọc những thông tin chất lượng nhất liên quan đến nó để có thể đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả. Và bài viết ngày hôm nay đã trả lời câu hỏi “NZD là tiền nước nào“, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về đơn vị tiền tệ này một cách rõ ràng nhất.
Xem thêm:
JPY là gì? Giao dịch đồng Yên Nhật ra sao cho hiệu quả?
CHF là tiền gì? Giao dịch đồng CHF như thế nào?
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.