Mô hình Island Reversal là gì? Để giao dịch hiệu quả trên các thị trường tài chính, công cụ hỗ trợ không thể thiếu dành cho các trader chính là những mô hình nến. Và một trong những mô hình nến hiếm khi xuất hiện nhưng lại đưa ra tín hiệu dự đoán chính xác đó là Island Reversal Pattern. Cùng chúng tôi tìm hiểu mẫu hình Island Reversal, cách sử dụng mô hình này để giao dịch trong bài viết hôm nay bạn nhé!
Khái niệm mô hình Island Reversal là gì?
Island Reversal Pattern hay mô hình hòn đảo đảo chiều, thuộc nhóm các mô hình phân tích kỹ thuật dự đoán về xu hướng đảo chiều của thị trường. Cấu trúc của mẫu hình này là một hoặc nhiều nến nằm xa nhau và được ngăn cách bởi những khoảng trống gọi là gap.
Thông thường, mô hình hòn đảo đảo chiều xuất hiện khi một xu hướng về giá của một cặp tiền đã ở trên thị trường khá lâu. Mẫu hình khởi đầu với những gap (khoảng trống) và dần tạo nên một hòn đảo với Price Action đối nghịch với xu hướng trước đó.
Mô hình Island Reversal có thể hình thành ở cả xu hướng tăng giá và xu hướng giảm giá. Trường hợp Island Reversal Pattern được tạo thành ở xu hướng giá tăng, mẫu hình cho tín hiệu từ tăng sang giảm. Trường hợp Island Reversal Pattern được tạo thành ở xu hướng giá giảm, mẫu hình cho tín hiệu từ giảm sang tăng.
Đặc điểm cụ thể để nhận biết mô hình Island Reversal
Nói một cách đơn giản, Island Reversal Pattern sẽ gồm có 2 loại biểu đồ:
- Island Reversal Pattern tăng giá: Hình thành ở cuối một xu hướng giá giảm, cho thấy tín hiệu đảo chiều và cụ thể là từ giảm sang tăng.
- Island Reversal Pattern giảm giá: Hình thành ở cuối một xu hướng giá tăng, cho thấy tín hiệu đảo chiều và cụ thể là từ tăng sang giảm.
Chúng ta sẽ cùng đi sâu vào phân tích hai loại biểu này ở nội dung tiếp theo.
Island Reversal Pattern giảm giá
Mô hình Island giảm này thuộc nhóm mô hình nến đảo chiều xuất hiện quanh khu vực đỉnh thị trường. Island giảm giá bao gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên: Island giảm hình thành sau một hành động giá tăng mạnh mẽ.
Giai đoạn tiếp theo: Xu hướng giá lúc này tăng liên tiếp và vô cùng rõ ràng. Sự liên tiếp của Price Action tạo ra khoảng trống gap.
Giai đoạn thứ ba: Sau những khoảng trống này, giá di chuyển với biên độ hẹp. Giá lúc này vẫn tăng nhưng không mạnh mẽ như trước. Dần dần, thị trường có dấu hiệu ổn định lại.
Giai đoạn thứ tư: Giá có tín hiệu dịch chuyển mạnh, bắt đầu đi ngược lại so với xu hướng chính. Bên cạnh đó, tạo nên một khoảng trống tiếp theo. Hai khoảng trống này nằm ở cùng phạm vi giá và không có giao dịch ở khu vực này.
Giai đoạn thứ năm: Xu hướng giá đã đảo chiều. Hướng lúc này đã tỷ lệ nghịch với xu hướng chính.
Island Reversal Pattern tăng giá
Mô hình hòn đảo đảo chiều tăng giá hình thành khi một xu hướng giá giảm đã ở trên thị trường khá lâu. Mẫu hình này sẽ gồm có hai khoảng trống và một Island ở cuối thị trường giảm giá. Khi Island Reversal Pattern tăng giá xuất hiện, trader thực hiện lệnh mua vào vì mẫu hình này cho dự đoán về một xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng.
Minh họa biểu đồ dưới đây để các bạn có thể hiểu rõ hơn về Island tăng giá:
Cách sử dụng mô hình Island Reversal trong giao dịch dành cho trader
Đến đây bạn có thể thấy, Island Reversal Pattern rất hữu ích để dự đoán xu hướng giá trên thị trường. Vậy làm sao để sử dụng đúng cách mẫu hình nến này khi thực hiện giao dịch? Đặc biệt là các trader Forex, chúng ta cùng theo dõi tiếp nhé!
Nhận biết Entry Point (Điểm vào lệnh)
Chúng ta sẽ có hai cách để nhận biết Entry Point thông qua mẫu hình Island Reversal như sau:
Xác nhận điểm vào lệnh mua
Island Reversal Pattern tăng giá cung cấp về tín hiệu một xu hướng giá tăng, Lúc này, trader nên vào lệnh mua. Để vào lệnh đầu tiên, bạn chọn khu vực sau khoảng trống thứ hai được tạo thành. Lựa chọn thứ 2 đó là đợi thêm một cây nến được hình thành nữa, nếu đây là cây nến tăng, sẽ xảy ra xu hướng tăng liên tục. Lúc này bạn vào lệnh mua là thích hợp nhất.
Xác định điểm vào lệnh bán
Khi thấy Island Reversal Pattern giá giảm, đây là lúc các nhà giao dịch nên vào lệnh bán. Bạn hãy vào lệnh khi khoảng trống thứ hai xuất hiện. Lựa chọn thứ 2 đó là chờ đợi một cây nến giảm hình thành, đây là lúc vào lệnh thích hợp.
Một bất cập lớn nhất trong tất cả những điều khó khăn mà trader sẽ gặp phải khi sử dụng Island Reversal Pattern đó là nhà giao dịch không có khả năng xác định rằng lực mua đã không còn trên toàn thị trường hay chưa. Trường hợp xấu nhất là họ bắt đầu bán sau một khoảng trống, và gặp phải một làn sóng lệnh mua đảo ngược, khiến thị trường theo xu hướng tăng tiếp diễn, dẫn đến thua lỗ ở Entry Point của họ. Vậy nên có cách tiếp cận như thế nào khi sử dụng Island Reversal Pattern? Câu trả lời chính xác là: Tương tự với các mẫu hình nến khác, chúng cần được thử nghiệm.
Việc này cũng giống như khởi động một chiến dịch tiếp thị để xả một lượng hàng tồn kho với số lượng sản phẩm lớn. Những hàng hóa này không chỉ cần được định giá chính xác mà thị trường còn cần phải dễ tiếp cận và sẵn sàng để mua. Vì vậy, một phương pháp tiếp thị thử nghiệm nho nhỏ đã được tiến hành để xem thử rằng chúng ta đã xác định chính xác sản phẩm, đúng giá và đúng thông điệp tiếp thị để bán hàng số lượng lớn hay chưa.
Những trader khi tiến hành trading theo mô hình Island Reversal Pattern cũng phải có sự thử nghiệm trước đó. Ở thời gian này, trader thường cần đợi thêm một nến được hình thành sau mẫu hình để đảm bảo được lệnh mua đã dừng lại chưa. Trường hợp bên mua vẫn còn và chuyển thành nến xanh sau mẫu hình, trader không nên vội vàng vào lệnh. Hãy đợi đến khi không còn dấu hiệu của bên mua, bên bán đang đẩy giá xuống đáy của nến xanh ban đầu, trader hãy vào lệnh sell. Bởi vì thời điểm này, bên mua đang dần mất đi trên thị trường.
Với cách vào lệnh này sẽ giúp trader yên tâm hơn so với cách tứu nhất. Tuy nhiên xét về tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận thì cách đầu tiên sẽ hấp dẫn hơn.
Làm sao để đặt Stop Loss thích hợp?
Nếu đã tìm hiểu rất nhiều bài viết liên quan đến hướng dẫn giao dịch với công cụ kỹ thuật Forex, bạn có thể sẽ biết rằng, đặt Stop Loss (Cắt lỗ), Take Profit (Chốt lời) hợp lý rất quan trọng. Vậy sau khi đã nhận biết được thời điểm vào lệnh buy hoặc sell dựa vào mô hình Island Reversal Pattern, đâu là lúc cắt lỗ, chốt lời phù hợp nhất?
Stop Loss hay cắt lỗ chính là bạn cần phải đóng lệnh ở mức giá cụ thể. Sử dụng SL khi xác định giá đang đi không đúng hướng mà bạn mong muốn.
Khi sử dụng mô hình hòn đảo đảo chiều thì đâu là điểm Stop Loss thông minh nhất? Trader hãy đặt điểm này ở khu vực trên đỉnh nến nếu xuất hình Island Reversal Pattern giảm. Hoặc SL ở khu vực dưới đáy nến khi có mẫu hình Island Reversal tăng.
Hướng dẫn đặt Take Profit hợp lý (Chốt lời)
Take Profit hay chốt lời tức là trader thực hiện đóng lệnh ở mức giá mà bạn đã kỳ vọng. Ta sẽ lấy minh họa về mô hình hòn đảo đảo chiều hình thành ở đáy để bạn có thể hiểu chi tiết hơn (Island Reversal Pattern giá tăng).
Để nhận biết đâu là điểm Take Profit thích hợp, trader cần thực hiện đo lường khoảng cách từ đầu khoảng trống đầu tiên xuống đáy nến thấp nhất của mô hình nến. Lấy khoảng gáp này cộng vào vùng kết thúc khoảng trống thứ hai, chúng ta sẽ có kết quả Take Profit tối thiểu. Và đây chỉ là mức chốt lời ít nhất, vì vậy trader có thể dừng lệnh để kiếm lợi nhuận. Hoặc nếu muốn kiếm nhiều hơn, trader có thể tiếp tục mở rộng phạm vi Take Profit tại đường hỗ trợ/ kháng cự phía trên.
Chú ý những điều sau đây trước khi tiến hành mô hình Island Reversal
Tuy nhiên, trước khi thực hiện mẫu hình Island Reversal, trader cần chú ý một số điều quan trọng dưới đây:
- Island Reversal Pattern rất ít khi hình thành trên thị trường.
- Mẫu hình này có thể tạo thành ngay cả ở xu hướng giá giảm hoặc tăng.
- Khoảng trống của Island Reversal Pattern sẽ có mức giá xấp xỉ tương đương.
- Khi mô hình hòn đảo đảo chiều được hình thành, nó cũng thể hiện xu hướng tâm lý thay đổi của các nhà giao dịch trên thị trường.
Bên cạnh đó, chúng ta còn có một số chiến thuật hay khi lựa chọn sử dụng mô hình Island Reversal để phân tích thị trường. Cụ thể:
- Kết hợp sử dụng các Indicator trợ giúp: Dù là mô hình Island Reversal báo hiệu về một xu hướng đảo chiều mạnh mẽ, bạn cũng cần phải sử dụng thêm các chỉ báo phụ trợ để đảm bảo độ đúng cao hơn. Những chỉ báo có thể sử dụng như chỉ báo kỹ thuật gồm đường trung bình động (MA), đường xu hướng (trendline) hoặc các chỉ báo về tin tức, kinh tế.
- Sử dụng phương pháp quản lý rủi ro thích hợp: Khi kết hợp thêm các chiến lược quản lý vốn, quản lý rủi ro sec giúp bạn tối ưu được rủi ro. Và khi sử dụng Island Reversal Pattern, thật sự cần đến phương pháp này. Cụ thể, cài đặt điểm Stop Loss, Take Profit phù hợp. Sử dụng khối lượng giao dịch hợp lý và vạch ra rõ ràng tỷ lệ rủi ro/ lợi nhuận.
- Trải nghiệm trên tài khoản demo: Trước khi thực hiện mẫu hình Island Reversal với một khối lượng lớn, hãy bắt đầu với một số lệnh nhỏ trước để có thêm kinh nghiệm.
Bài viết hôm nay đã bổ sung vào cẩm nang kiến thức giao dịch của bạn thêm một mô hình phân tích kỹ thuật hữu ích. Mô hình Island Reversal là một trong những mô hình nến được các anh em trader yêu thích vì nó cung cấp tín hiệu xu hướng giá vô cùng mạnh mẽ. Các trader thân mến, hãy liên tục cập nhật những kiến thức, thông tin mới để vận dụng vào quá trình giao dịch của mình nhé. Chúc anh em thành công!
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.