Trong thị trường tài chính, rất nhiều người nhắc đến Hồ sơ thị trường và thắc mắc Market Profile là gì? Nói một cách bao quát nhất, Market Profile chính là một công cụ hỗ trợ hữu ích, giúp các nhà đầu tư có thể cái nhìn sâu sắc hơn về nền thị trường đầy biến động. Nói chung, đây là một công cụ quan trọng đáng để các nhà đầu tư tham khảo. Nếu các Traders muốn có kiến thức cụ thể hơn về Market Profile trading thì theo dõi bài viết này nhé!
Hồ sơ thị trường – Market Profile là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần phải làm rõ Market Profile là gì. Hồ sơ thị trường (Market Profile) là một chỉ số thường xuyên được áp dụng đối với các giao dịch trong thị trường tài chính. Chức năng của Market Profile là hiển thị tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động giao dịch của thị trường, nhằm mang đến cho các Traders một góc nhìn trực quan nhất.
Market Profile được thiết lập dưới dạng một hồ sơ chứa đựng những thông tin quan trọng, cung cấp các công cụ để nhà đầu tư hiểu rõ hơn xu hướng thị trường hiện tại. Thông tin về hoạt động thị trường được thể hiện qua biểu đồ và quá trình đấu giá (Auction). Quá trình đấu giá này sẽ chứa đựng cả thông tin đấu giá lên cho đến khi hết Buyer và đấu giá xuống khi hết Seller.
Thị trường tài chính thường không duy trì được tính ổn định quá lâu, thay vào đó là sẽ luôn trải qua những biến động liên tục. Biến động này tích cực hay tiêu cực đối với Traders còn tùy thuộc vào tình hình thực tế của thị trường trong thời điểm đó. Và để có thể đầu tư tài chính khôn ngoan và tối ưu hóa lợi nhuận, các Traders thường quan tâm đặc biệt đến các chỉ số phản ánh thị trường. Những chỉ số này giúp các anh em Traders đưa ra quyết định đầu tư chính xác với khả năng sinh lời cao.
Khi các chỉ số thị trường đã hoàn tất quá trình phân tích, các hoạt động đấu giá đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư tiềm năng. Đồ thị thị trường sẽ cung cấp toàn bộ quá trình và những chỉ số phân tích vừa được thực hiện. Điều này không chỉ phản ánh sự hiệu quả của các thông số mà còn mang đến cho các nhà đầu tư một góc nhìn khách quan hơn về thị trường tài chính để có những quyết định chính xác.
Thời gian ra đời
Thời gian ra đời của Market Profile khoảng đầu những năm 80. Nhờ vào ý tưởng tiên phong của Sở Giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) và Peter Steidlmayer mà Market Profile đã chính thức ra đời, mang đến sự hỗ trợ đặc biệt lớn trong giới đầu tư tài chính. Thông qua triết lý đầu tư giá trị của Benjamin Graham cùng với các tính chất của sự khởi đầu. Hệ thống này đang ngày càng cải tiến và phát triển với các ứng dụng cùng nhiều ý tưởng sáng tạo mới.
Tính chất của Market Profile
Những yếu tố chính của Market Profile được thể hiện thông qua tính chất thực hiện của nó. Cụ thể, Market Profile sẽ sử dụng 3 nhân tố là: thời gian, giá và khối lượng để phân tích cấu trúc hiện tại của thị trường. Những yếu tố này sẽ song hành với nhau trong tất cả các giao dịch. Chính vì vậy mà thông số này thường được sử dụng trong những mối quan hệ tính toán giá trị. Hiện tại, hình thức phân tích kỹ thuật cho đến lựa chọn các chiến lược đầu tư phù hợp đều đang được áp dụng và phân tích thông qua những yếu tố vừa kể trên, mang lại rất nhiều ý nghĩa cho các giao dịch tài chính.
Ngoài ra, cần phải biết rằng, các khía cạnh này sẽ kết hợp và hiển thị dựa trên phương thức tính toán phân bổ thống kê. Hoạt động giúp phản ánh các hoạt động đã được xác định và thực hiện trong phân tích tài chính.
Những tiêu chí ở trên sẽ được biểu thị dưới dạng hình quả chuông, giúp các nhà đầu tư đọc hiểu các mẫu giá thị trường và giá trị. Đồng thời, đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong việc phản ánh kết quả.
Market Profile có vai trò cung cấp hồ sơ và những thông tin liên quan trong thị trường tài chính. Khi sử dụng độc lập, nó cho phép nhận biết sự biến động của giá. Ngoài ra, người dùng cũng có thể xác định các vùng giá trị dựa trên các mốc thời gian. Điều này thể hiện được ý nghĩa của giá trị trong các khung thời gian, thể hiện diễn biến thay đổi của thị trường theo chỉ số thời gian cụ thể.
Hướng dẫn sử dụng chỉ số Market Profile trong quá trình Trading
Dùng tương tự như một công cụ phân tích kỹ thuật thị trường
Market Profile thực hiện cùng với những hoạt động phân tích thị trường. Nó có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện các giao dịch thực tiễn. Không những vậy, đây còn là tiêu chí quan trọng, cần được xác định và đánh giá để các Traders có góc nhìn bao quát nhất trong quá trình lựa chọn phương thức giao dịch phù hợp. Tùy vào nhu cầu đầu tư, khả năng tài chính,…. mà các nhà đầu tư sẽ có một hình thức giao dịch khác nhau.
Một số trader vẫn nhầm lẫn khi sử dụng Market Profile với vai trò là một công cụ phân tích thị trường. Các nhà đầu tư cho rằng, bước áp dụng Market Profile là một bước không thể thiếu trong quá trình Trading. Thực tế cho thấy điều này hoàn toàn sai lầm, bởi Market Profile không phải là một công cụ hay một phương pháp phân tích kỹ thuật thị trường tài chính nào cả. Sở dĩ nó có vai trò khá giống các công cụ phân tích kỹ thuật vì tính chất của nó có nhiều điều tương đồng, phản ánh các chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm trên thị trường.
Nói một cách ngắn gọn, Market Profile chính là một công cụ đơn giản, được sử dụng để đánh giá thời gian, giá cả và cơ hội giao dịch dưới góc độ thống kê. Nó thể hiện các thông tin về hoạt động giao dịch trên thị trường và áp dụng phân tích thông qua các tiêu chí quan trọng.
Sử dụng trong giao dịch ngắn hạn hoặc dài hạn.
Quay về khoảng thời gian trước đây, khi mà Peter Steidlmayer, người phát triển Market Profile còn là một day trader thời đầu. Ông đã mang lại đóng góp rất lớn trong thị trường tài chính khi liên tục phát triển và triển khai các ứng dụng trên thị trường thực tế. Trong hoạt động này, ông mang lại những hoạt động được thực hiện bởi những người tham gia giao dịch sàn giao dịch một cách trực tiếp. Điểm giao dịch này có thể hiểu đơn giản như là một chợ buôn đầu mối. Nói một cách chi tiết hơn thì đây là nơi mà các thương lái tập trung và thực hiện các giao với nhau, tạo nên các nhu cầu và hoạt động giao dịch trên thị trường.
Market Profile thể hiện tính chất giao dịch ngắn hạn hoặc dài hạn dựa trên khoảng thời gian. Các giá trị của thị trường được xác định và tìm kiếm theo mốc thời gian tương ứng. Từ đó, các mức giá được tính toán và thể hiện theo thời gian.
Chiến lược các floor trader đều dựa trên phân tích thống kê trực tiếp tại điểm giao dịch. Các giá trị được xác định và áp dụng tương ứng với thời điểm chính xác, mang lại hiệu quả cao. Các câu hỏi trong thống kê như: số lượng hàng nhập, xuất và giá nhập, giá xuất được trả lời. Sự biến đổi của giá trị theo thời gian như cao hơn và thấp hơn đều được phản ánh qua những thông tin này.
Các floor trader cũng phải có khả năng ghi nhớ giá cả, thực hiện thống kê nhanh chóng và đưa ra quyết định một cách linh hoạt. Tính chất giao dịch phải đáp ứng được khoảng thời gian tương ứng. Đồng thời, nó cũng phải ánh sự hiệu quả của việc khai thác tiềm năng và lợi ích. Do đó, thời điểm trong giao dịch được biết là yếu tố quan trọng, mang ý nghĩa quan trọng trong giao dịch tài chính. Người thực hiện giao dịch cần sử dụng kinh nghiệm, khả năng đánh giá, phân tích để đưa ra quyết định hiệu quả trong thị trường đầu tư tài chính.
Tính chất thời gian
Kỹ năng này cũng đi cùng với phương pháp tính toán giá trị và phân bổ giá trị dựa trên khoảng thời gian, mang đến những hoạt động gần giống với ý nghĩa của quá trình phân tích kỹ thuật. Peter Steidlmayer đã cùng CBOT phát triển Market Profile vào những thập kỷ 80. Sự hợp tác này đã phát triển lên phần mềm, hỗ trợ trong việc tổng hợp thông tin từ cấu trúc của từng thị trường.
Market Profile có khả năng lưu trữ thông tin giá trị thị trường trong khoảng thời gian tương đối xa. Điều này cho biết ý nghĩa sự phát triển mạnh mẽ và hỗ trợ quá trình tìm kiếm đối với các giao dịch đầu tư thị trường. Hành động này mang lại cho các nhà đầu tư có cái nhìn bao quát hơn về thị trường thông qua công nghệ kỹ thuật phát triển. Đồng thời, Market Profile cũng thể hiện được ý nghĩa của những thay đổi và phát triển theo thời gian.
Vào thập niên 90, khi Internet bắt đầu đột phá và bùng nổ, số lượng floor traders giảm và “screen traders” tăng lên. Những đặc điểm trong ứng dụng và phát triển hệ thống công nghệ điện tử cao ngày càng gia tăng. Điều này là điều dễ hiểu khi mà nhu cầu của con người ngày càng tăng cao bởi vì nó phải phát triển để thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người. Từ quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, Market Profile ngày càng được phát triển và mở rộng hơn. Nó có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và phản ánh nhiều ý nghĩa, đem lại nhiều giá trị hơn cho các hoạt động kinh doanh.
Nhìn vào quá trình phát triển của Market Profile và cách thức hoạt động của nó. Ta có thể thấy rằng, Market Profile áp dụng được cho cả hai loại hình giao dịch: trong ngày và dài ngày. Thời gian và giá trị sẽ được phản ánh trong cả hai tình huống. Khi khoảng thời gian càng lớn, giá trị phản ánh càng được thể hiện nhiều. Ý nghĩa này được thể hiện dựa trên giao dịch thực hiện và giá trị tìm kiếm. Lưu ý rằng, trong Market Profile, không có tính giới hạn về thời gian.
Công thức tính của Market Profile cụ thể như sau: Giá + Thời gian= Giá trị.
Nhờ vào công thức này, giá luôn được phản ánh một cách tương đối ổn định. Tuy nhiên, giá trị phản ánh trong quá trình giao dịch mang theo các đặc điểm khác biệt. Theo từng thời điểm diễn ra, giá trị cũng có sự thay đổi tương ứng. Cũng chính vì vậy mà cho dù là giao dịch ngắn hạn hay dài hạn, Traders vẫn có thể phản ánh được giá trị thị trường một cách chính xác.
Nếu như thời gian vẫn còn tiếp diễn và thị trường vẫn tiếp tục giao dịch với sản phẩm đó, nhu cầu sẽ vẫn luôn được thực hiện tại một thời điểm cụ thể. Điều này cho thấy rằng sản phẩm đó sẽ luôn có một giá cố định tại mỗi thời điểm. Ngoài ra, nó còn tạo ra giá trị cho sản phẩm, các Traders sẽ được tiến hành giao dịch thông qua mức giá này. Giá trị mới cập nhật trên thị trường sẽ mang lại sự phản ánh về lợi ích thực tế mà người tham gia nhận được. Nó cũng phản ánh hiệu quả của việc lựa chọn và thực hiện giao dịch từ các chủ thể tham gia trong thị trường tài chính.
Giải nghĩa toàn bộ thuật ngữ trong Hồ sơ thị trường (Market Profile)
TPO – TPO, viết tắt của Time Price Opportunity (Cơ hội giá thời gian): Được hiểu là khối xây dựng căn bản trong Market Profile, mỗi chữ cái trong biểu đồ sẽ là đại diện của một TPO. Trong đó, mỗi TPO lại tương ứng với mỗi khoảnh khắc thị trường đạt đến một mức giá cụ thể. Các dải chữ cái liên tiếp và giống nhau trên biểu đồ thể hiện biên độ hoạt động của thị trường trong mỗi khoảng thời gian 30 phút.
Trong ví dụ như hình minh họa trên, ký tự ‘A’ biểu thị khoảng giá giao dịch trong 30 phút giao dịch ban đầu. Ký tự ‘B’ tương ứng với khoảng thời gian 30 phút kế tiếp. Các ký tự ‘C’ và ‘D’ thể hiện biên độ hoạt động của thị trường trong những khoảng 30 phút tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy.
*Chú thích hình dưới từ trên xuống:
- Đuôi bán
- Mỗi ký tự biểu thị một TPO
- ‘O’ – mức giá mở cửa
- ‘#’ – mức giá đóng cửa
- Point of Control: Vị trí có nhiều TPO xuất hiện khi giá di chuyển qua lại trong ngày
- Hình chữ nhật nhỏ màu đen trong hình biểu thị vị trí POC với 11 TPO (đếm lại chỉ còn thấy 10).
- Value Area: Vùng giá trị ở vị trí xảy ra 68%-70% số giao dịch, vị trí này được ký hiệu bằng vùng trong dấu ngoặc vuông màu đỏ
- Đuôi mua
Kích thước TPO (TPO Size) : Trong thực tế, các Traders cần phải xác định được kích thước của TPO thì mới có thể đảm bảo toàn bộ hồ sơ hiển thị rõ ràng. Để tăng độ chính xác của các chỉ số tham chiếu, Traders nên sử dụng có kích thước TPO càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên, với kích thước TPO lớn hơn, các nhà đầu tư có thể thấy được nhiều dữ liệu trong quá khứ. Ngoài ra, cũng có thể để các mức tham chiếu quan trọng nằm ngoài phạm vi hiển thị.
Khoảng giá ban đầu (Initial Balance – IB): IB chính là khoảng thời gian giao dịch đầu tiên. IB thường được biểu thị bằng khoảng giá cao và khoảng giá thấp, được thể hiện thông qua ký tự ‘A’ và ‘B’. Độ dài của IB càng lớn càng cho thấy sự tin tưởng của những người tham gia giao dịch, bao gồm cả người giao dịch dài hạn và ngắn hạn.
Điểm kiểm soát (Point of Control – POC): POC là mức giá mà hầu hết các giao dịch diễn ra trong khoảng thời gian cụ thể. Nó có thể được hiểu là mức giá có số lượng TPO nhiều nhất trên một hàng.
Vùng giá trị (Value Area): Vùng giá trị là phạm vi giá hợp lý, nơi này là địa điểm mà các nhà đầu tư (cả ngắn hạn và dài hạn) tham gia thị trường một cách tích cực và sôi động. Vùng này thường bao gồm khoảng 70% giao dịch trong ngày và được xác định là vùng giá hợp lý.
Value Area High – VAH: Đây là mức cao nhất trong vùng giá trị (được đánh dấu bằng hình dấu ngoặc vuông đỏ). YVAH – VAL của ngày trước đó được biểu thị bằng ĐƯỜNG GẠCH GẠCH MÀU ĐỎ.
Value Area Low – VAL: Đây là mức thấp nhất trong vùng giá trị (được đánh dấu bằng hình dấu ngoặc vuông đỏ). YVAL – VAL của ngày trước đó được ký hiệu bằng ĐƯỜNG GẠCH GẠCH MÀU XANH DƯƠNG.
Single Prints: Được hiểu là Singles Print khi chỉ có một TPO duy nhất trên một hàng.
Khoảng giá (Range): Thể hiện khoảng giá từ mức cao xuống mức thấp trong một khoảng thời gian cụ thể.
Khoảng mở cửa (Open Range): Là khoảng giá di chuyển của thị trường trong 10 phút đầu tiên của phiên giao dịch. Nó được giới hạn bởi đường thẳng màu xanh trong Khoảng giá ban đầu (Initial Balance – IB).
Phần mở rộng khoảng giá (Range Extension): Đề cập đến phần mở rộng của khoảng giá ở phía trên hoặc phía dưới Khoảng giá ban đầu (IB).
High Value Node (HVN): HVN nói đến vùng có mật độ TPO cao. Thường thì thị trường giao dịch nhiều tại mức giá này. HVN thường đóng vai trò như mức hỗ trợ hoặc kháng cự nếu như giá quay lại kiểm tra.
Low Value Node (LVN): LVN được hiểu là vùng có mật độ TPO thấp. Thị trường thường di chuyển nhanh qua mức giá này. LVN cũng thường đóng vai trò như mức hỗ trợ hoặc kháng cự trong trường hợp giá quay lại kiểm tra.
Khái niệm Market Profile là gì chỉ đơn thuần là ám chỉ công cụ tài chính hữu ích trên thị trường, giúp các nhà giao dịch có thêm cái nhìn về thị trường một cách toàn diện nhất. Thông qua những thông tin mà hồ sơ thị trường cung cấp, chắc chắn các nhà giao dịch sẽ biết cách Trading sao cho hiệu quả nhất, giúp tối ưu hóa lợi nhuận.
Tham khảo thêm:
Tick Volume là gì? Hướng dẫn sử dụng Tick Volume Forex
Order Flow là gì? Hướng dẫn áp dụng Order Flow trong trading
Counter Trend là gì? Cách thực hiện Counter Trend Trading
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.