John Arnold được biết đến là một trong số những nhà tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới, nhà quản lý tài ba, thiên tài đầu cơ, nhà từ thiện nổi tiếng không những thế ông còn có thêm biệt danh là “ông trùm khí đốt”. Dù có mang danh xưng gì thì cũng không thể phủ nhận được tài năng thật sự của John Arnold và điều đó được chứng minh qua những giao dịch trên thị trường năng lượng thu về siêu lợi nhuận của ông. Cùng hiểu rõ hơn cùng với web sanforex.vip thông qua bài viết này nhé.
John D. Arnold là ai?
Thần đồng toán học mang tên John D. Arnold
John D. Arnold là một người con được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu ở Dallas, Texas (Mỹ). Ông sinh năm 1974, có bố là luật sư và mẹ là kế toán. Những con số là những thứ luôn gắn bó trong suốt tuổi thơ của ông và chính vì điều đó đã giúp ông sớm bộc lộ khả năng thần đồng của mình đối với toán học.
John D. Arnold đã từng nói “Tôi nghĩ chính bản thân mình được sinh ra với năng khiếu bẩm sinh đó là nhìn thấy được những con số theo một cách đặc biệt nào đó”. Cùng với đó, thầy giáo trung học của ông đã kể lại một kỉ niệm về Arnold đó là một bài toán từng làm khó rất nhiều tiến sĩ nhưng Arnold đã giải chúng ngay lập tức mà không có bất kỳ khó khăn nào.
Khi trở thành sinh viên của trường Vanderbilt thì John D. Arnold lại gây được ấn tượng mạnh với những giáo sư tại trường đại học nơi đây về bộ óc siêu nhạy bén về các con số cũng như tài năng của chính thiên phú về tư duy kinh tế của ông.
Ngay độ tuổi 14, John D. Arnold đã tự điều hành được một công ty có tên là Blue Chip Cards. Đây là công ty chuyên mua và bán thẻ thể thao sưu tầm, lợi nhuận thu được sẽ là từ sự chênh lệch giá (thường sẽ là thẻ khúc côn cầu) trên khắp những tiểu bang của Mỹ mà sử dụng mạng Internet. Ông ước tính thời điểm đó ông đã kiếm được khoảng 50.000 đô la trước khi hoàn thành xong chương trình trung học.
Trong năm 2021 đã kiếm về cho kẻ khổng lồ năng lượng Enron 750 triệu USD
Năm 1995, John Arnold đã chính thức bắt đầu xây dựng sự nghiệp to lớn của mình thông qua việc đầu quân cho Tập đoàn Năng lượng Enron (Mỹ) ngay sau khi tốt nghiệp đại học Vanderbilt. Và điều đó giúp ông nhanh chóng thăng hoa trong lĩnh vực giao dịch khí đốt và cuối năm 90 của thế kỷ trước thì Arnold đã trở thành một ngôi sao sáng trên thị trường.
Vì những phi vụ đầu cơ về lĩnh vực khí đốt đáng ngưỡng mộ cũng như nhờ vào khả năng phân tích thiên tài lẫn lối tư duy logic kỳ tài của một doanh nhân thì năm 1996, Arnold được mệnh danh với cái tên là “The king of natural gas”. Nhờ vào việc khai thác tối ưu công nghệ Internet hiện đại nhất lúc bấy giờ mà ở tuổi 27, Arnold đã kiếm về cho Enron khoảng 1 tỷ USD.
Đồng nghiệp của Arnold ở Enron là Jeff Shankman đã nhận xét ông là một người khá chu đáo, thận trọng và luôn không ngừng học hỏi. Nhưng khác với phong thái điềm tĩnh và trầm lặng bên ngoài thì John D. Arnold lại chứng tỏ bản thân con người ông là một nhà đầu tư ưa mạo hiểm, có tính kỷ luật cao và quyết đoán trong mọi việc.
Khi gã khổng lồ Năng lượng Enron phải đối mặt với những rắc rối về kế toán cụ thể là những khoản nợ lên tới hàng tỷ USD trong năm 2001, John D. Arnold vẫn mang về cho công ty 750 triệu USD thông qua những giao dịch các hợp đồng khí đốt trị giá hơn 1 tỷ USD.
Cựu giám đốc điều hành của Salomon Brothers đã nói với tạp chí The New York Times rằng có rất ít thương vụ trong lịch sử của phố Wall có thể sánh bằng với sự thành công vượt trội của Arnold trong năm 2001.
Sơ lược thông tin về John Arnold và Quỹ đầu cơ Centaurus Energy
Trong 7 năm ông đã quản lý hơn 5 tỷ USD giá trị tài sản với lợi nhuận không thấp hơn 50%. Tính thời gian từ đầu năm 2002, Tập đoàn Enron đã vì chính sự bê bối kế toán mà bị nhấn chìm không những thế còn bị Ngân hàng UBS thu mua. Điều hiển nhiên lúc này đó là UBS đã nhanh chóng cho thấy được tham vọng to lớn muốn thâu tóm hết dàn trader chủ chốt của Enro, kể cả Arnold.
Không để UBS thực hiện hoàn toàn được điều trên khi Arnold đã quyết định ra đi với số tiền thưởng là 8 triệu đô, đây chính là mức thưởng cao nhất tính từ những thành công năm 2001 của ông. Và chính ông đã dành số tiền thưởng này cùng với một số đồng nghiệp lập nên một quỹ Centaurus vào năm 2002 khi ông mới 28 tuổi. Nhờ vào sự nổi tiếng trước đó của Arnold trên thị trường hàng hóa cũng như năng lượng mà quỹ Centaurus đã có bước phát triển nhanh chóng đi vào quỹ đạo và từng bước trở thành một cái tên đầu cơ năng lượng vững mạnh và uy tín trên thị trường bằng chứng là những thương vụ bạc tỷ lừng lẫy.
Một cựu đồng nghiệp Enro của Arnold – Jim Schwieger đã cho biết: “Arnold bước vào thị trường và chứng tỏ được mọi người đã sai”.
Và kết quả sau đó là Centaurus đã trở thành một trong những quỹ trong lĩnh vực khí đốt thành công nhất và thu về được một khoản lợi nhuận hấp dẫn mỗi năm và tính đến năm 2007. Cụ thể là quỹ đầu cơ Centaurus do Arnold quản lý đã quản lý được số tiền lớn 5 tỷ USD, không những thế còn dành cho những nhà đầu tư giá trị tài sản với mức lợi nhuận không thấp hơn 50%, tốt hơn khi có thể được nhận tỷ suất lợi nhuận lên đến 200%.
Tuổi 33 trở thành tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ thuộc năm 2007 và về hưu năm 38 tuổi
Nhờ vào những sự thành công của hoạt động quỹ đầu cơ Centaurus mà đã có những khoản lợi nhuận cực khủng. Chính những điều này đã giúp cho Arnold trong năm 2007 trở thành tỷ phú và được xếp hạng thứ 317 những người giàu nhất trên nước Mỹ. Ở tuổi 33 của mình thì John Arnold đã là một doanh nhân tài năng và đạt được những thành tựu to lớn hiếm ai có được. Tính đến thời điểm hiện tại thì tổng số tài sản của ông rơi vào khoảng 3.3 tỷ USD.
Nhưng đến năm 2012 ông đã gây sự hoang mang cho nhiều người khi tuyên bố nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 38. Và theo như Arnold chia sẻ thì ông sẽ dành thời gian cho công việc thiện nguyện cùng với người vợ Laura Arnold. Bà cũng được biết đến là một cựu sinh viên của trường danh giá Harvard và Yale, đồng thời là người đã lập nên quỹ từ thiện “The Laura and John Arnold Foundation”.
Để giải thích rõ hơn về quyết định này của mình thì Arnold cũng cho biết rằng: “Sau khoảng thời gian 17 năm làm trader năng lượng thì ông đã cảm thấy nên dùng quãng đời còn lại để có thể theo đuổi được những sở thích khác”. Sở thích mà ông đề cập đến đó là việc dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc tốt gia đình, đưa đón 3 cô con gái đi học cùng với nhiều hoạt động từ thiện khác.
Bật mí sự thành công của huyền thoại đầu cơ phố Wall – John Arnold và những câu nói nổi tiếng của ông
Kiên trì và kỷ luật chính là chìa khóa thành công
John D. Arnold luôn đưa ra những quyết định trong một tâm thế phán đoán bình tĩnh, chờ thời cơ đến trong khi những nhà đầu tư khác đang bị sự hoảng loạn chiếm lấy tâm trí. Một ví dụ điển hình cho điều đó chính là thương vụ đầu cơ khí đốt năm 2006, quỹ Centaurus của ông đã thu về được 1 tỷ USD với 317% lợi nhuận tổng thể. Sau khi đã chiến thắng quỹ đầu tư mang tên Amanranth của người giao dịch lừng danh Brian Hunter, được biết đến là một thế lực khủng trên thị trường năng lượng. Amanranth đã bị phá sản và bị lỗ 6 tỷ.
Bài học đến từ Arnold không phải chỉ đơn giản là ngẫu nhiên mà điều đó thể hiện được chuẩn xác tính kỷ luật là tiêu chí hàng đầu đối với một nhà đầu tư thành công. Nếu như đã dựa trên phán đoán logic để đưa ra quyết định thì việc quan trọng cần làm đó là phải kiên định với quyết định đó.
Tham gia đầu cơ không phải là điều xấu
Câu nói “Đầu cơ không phải là xấu” được biết đến là câu nói nổi tiếng của Arnold trong phiên điều trần trước Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai của Mỹ (CTFC) và tháng 8 năm 2009. Cụ thể phiên điều trần này đang nói đến vấn đề liệu bàn tay của các đầu cơ trong việc đẩy giá cả hàng hóa lên hay không, đặc biệt là giá của năng lượng đã vượt qua sự kiểm soát trong khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế 2008.
Đứng trước những cáo buộc của phiên điều trần về việc các quỹ đầu cơ đã khiến cho thị trường năng lượng có sự biến động mạnh thì Arnold đã đối diện và trả lời mạnh mẽ bằng những lý lẽ đanh thép: “Nói chung lại thì nếu có càng nhiều người tham gia giao dịch trên thị trường thì tính thanh khoản sẽ càng lớn và từ đó thị trường càng ít biến động”.
Dù có được gọi bằng những danh xưng như thế nào đi chăng nữa thì không ai có thể kiếm được nhiều lợi hơn so với Arnold trên sàn giao dịch khí đốt trong những năm khủng hoảng đó.
Đó cũng là điều chứng minh được tại sao đến năm 2005, quỹ Centaurus của Arnold đã không cần phải nhận thêm bất cứ khoản vốn nào từ những nhà đầu tư mới. Quỹ chỉ tập trung vào đầu tư tiền của chính Arnold cũng như có sự đóng góp của 30 nhân viên trong đó có 17 trader, nhờ đó là người đàn ông mang tên Arnold đã có thể mạo hiểm và đánh cược lớn theo ý muốn của chính bản thân mà không gặp phải bất cứ sự cản trở nào.
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng
Không giống với nhiều huyền thoại đầu tư khác, Arnold đã thẳng thắn khi chia sẻ mục tiêu cuối cùng đó chính là lợi nhuận. Dù ở bất kỳ trường phái đầu tư nào, giá trị hay là sự tăng trưởng, đầu tư dài hạn hay là đầu tư ngắn hạn thì lợi nhuận mới chính là thứ để có thể khẳng định được phong cách đầu tư đó liệu có phù hợp với trader hay không. Và chính những suy nghĩ đó đã giúp ông có thể từng bước đạt được thành công và thế giới đã chứng thực được điều đó thông qua Arnold, khi không có ai có thể kiếm được nhiều lợi hơn Arnold trên thị trường khí đốt trong giai đoạn thế giới rơi vào khủng hoảng trước năm 2010.
Tuy nhiên đến năm 2010, nhận thấy được không còn sự đam mê giao dịch trong chính bản thân ông chính vì thế Arnold đã ký Cam kết Cho đi, với hứa hẹn là sẽ cho đi ít nhất là một nửa tài sản của mình (khoảng 3 tỷ USD) và muốn có chiến lược cụ thể cho mục tiêu đó như những gì ông đã vạch ra khi tiến hành giao dịch.
Thông qua những hoạt động từ thiện tích cực của “The Laura and John Arnold Foundation” thì chính The Wall Street Journal đã phải thốt lên: “Trong toàn bộ lịch sử của Hòa Kỳ, có lẽ chưa có tỷ phú nào lại tự thân cống hiến hết bản thân mình cho hoạt động từ thiện khi còn trẻ đến như thế”.
Tập trung nhiều vào những thương vụ mang tiềm năng lớn
Thay vì tham gia đầu tư liên tục thì Arnold lại có phong cách đầu tư khác đó là chỉ đầu tư vào 1 đến 2 thương vụ trong mỗi năm. Nhưng mỗi lần như thế thì ông lại đánh cược rất lớn và lợi nhuận mà Arnold thu được từ điều đó lại đáng giá cả một gia tài.
Arnold đã chia sẻ về lý thuyết chính bản thân ông áp dụng khi tham gia đầu tư đó là: “Tôi cố gắng hết sức để mua nhiều thứ bất cứ khi nào chung ở mức giao dịch với mức giá hợp lý sau đó mới bán chúng đi khi đã phân tích được đường cong kỳ hạn đang ở mức cao hơn ngưỡng giá hợp lý trước đó”.
Với những chia sẻ trên của web sanforex thì có thể nhận thấy được sự thành công của John Arnold là sự kết hợp hoàn hảo từ trí tuệ của một nhà kinh tế, những kinh nghiệm quý báu trong những thời gian trải nghiệm trên thị trường năng lượng và tất nhiên là không thể thiếu đi sự kiên trì và kỷ luật đáng kinh ngạc của một đầu cơ bất bại. Và đến tận thời điểm này ngoài biết ông là một nhà từ thiện nổi tiếng thì ông còn được nhiều người nhớ đến là một trong những huyền thoại giao dịch thành công, trở thành hình tượng lý tưởng cho hàng triệu nhà giao dịch khác trên khắp thế giới.
Tham khảo thêm:
Michael Marcus và hành trình thành công trong giao dịch bền vững
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.