Trong giao dịch forex, indicator xác định xu hướng chắc hẳn là một điều vô cùng quen thuộc đối với các trader. Nhắc đến nhóm chỉ báo xu hướng hầu hết ai ai cũng sẽ nghĩ ngay đến các cái tên như RSI, MACD Histogram, MA hay Ichimoku Kinko Hyo,.. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về khái niệm, cách sử dụng cũng như các tín hiệu mà các chỉ báo xác định xu hướng này đem lại, trader hãy cùng Forex Dictionary tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau đây nhé.
Đôi nét về chỉ báo xác định xu hướng
Chỉ báo xu hướng hay chỉ báo xác định xu hướng được biết đến là một công cụ hỗ trợ dựa trên các công thức riêng biệt được các trader phát triển. Các chỉ báo xác định xu hướng thường được các trader sử dụng kết hợp cùng với những lý thuyết xác định xu hướng khác như sóng Elliott, lý thuyết Dow,… nhằm mục đích hình thành một hệ thống giao dịch có xác suất thành công cao.
Những Indicator xác định xu hướng hiệu quả nhất trong giao dịch forex
Trong giao dịch, để có thể xác định được xu hướng của thị trường một cách hiệu quả với độ chính xác thì chắc hẳn trader phải cần đến sự hỗ trợ từ những công cụ, chỉ báo phân tích kỹ thuật khác. Trong đó, các chỉ báo xác định xu hướng là sự lựa chọn đầu tiên mà trader không được bỏ qua. Ở đây, ta có thể kể đến một vài chỉ báo nổi bật như Parabolic SAR, RSI, MACD Histogram hay các đường trung bình MA,…
Cách sử dụng hiệu quả chỉ báo Parabolic SAR
Khái niệm về chỉ báo Parabolic SAR
Parabolic SAR là chỉ báo có tên gọi đầy đủ là “Parabolic Time/Price System”. Tuy nhiên về sau Parabolic SAR được đổi thành cụm viết tắt “Parabolic stop and reverse”. Chỉ báo này thường được các nhà phân tích kỹ thuật gọi đơn giản là PSAR hoặc SAR.
Đúng theo ý nghĩa của cái tên, chỉ báo PSAR sẽ được sử dụng để xác định xu hướng cũng như thông báo cho trader các thời điểm nên đóng giao dịch và xu hướng đảo ngược. Đây là một trong các kỹ thuật giao dịch được J. Welles Wilder – một nhà phân tích kỹ thuật và một trader có ảnh hưởng lớn phát triển.
Trader có thể sử dụng chỉ báo Parabolic SAR để tìm kiếm sự đảo ngược giá tiềm năng của những tài sản giao dịch như tiền tệ, chứng khoán, hàng hóa,… Đồng thời, nó cũng đem đến cho trader các điểm vào lệnh và thoát lệnh hiệu quả.
Trên biểu đồ giá, chỉ báo Parabolic SAR sẽ vẽ một mô hình có dạng đường cong nhằm mô tả các mức đảo chiều và mức dừng tiền năng. Với hình dạng mô hình đường cong này, Wilder đã có sự gợi nhớ đến một đường cong quen thuộc là parabol – đường mà có thể bắt gặp thường xuyên trong cơ học cổ điển và hình học. Và đây có lẽ cũng là lý do mà ông đặt tên cho chỉ số này là Parabolic.
Công thức tính chỉ báo Parabolic SAR
Công thức tính toán chỉ báo Parabolic SAR bằng tay hơi khá phức tạp và phần lớn các trader sẽ lập biểu đồ bằng cách nhờ đến việc sử dụng phần mềm giao dịch. Chỉ báo Parabolic SAR được biết đến là công cụ phân tích kỹ thuật canh giá và thời điểm. Vì vậy mà nó sẽ được sử dụng chủ yếu với mục đích xác định các điểm đảo chiều và điểm dừng tiềm năng trên biểu đồ.
Công thức của chỉ báo Parabolic SAR sẽ được tính toán như sau:
PSARn+1 = PSARn + AF * (EP – PSAn)
Trong đó:
- PSAn và PSAn+1: Lần lượt là giá trị của các điểm trong Parabolic SAR ở thời điểm hiện tại và ở thời điểm tiếp theo sau đó tùy vào từng khung thời gian.
- EP (Extreme Price): Chính là mức giá thấp nhất của một xu hướng giảm hoặc giá cao nhất của một xu hướng tăng.
- AF (Acceleration Factor): Được biết đến là chỉ số gia tốc, nó thường được mặc định là 0.02 (điều này đã được đưa ra trong quá trình thử nghiệm và nghiên cứu từ tác giả J. Welles Wilder).
Tuy nhiên hiện nay, việc tính toán chỉ số Parabolic SAR sẽ không còn là mối bận tâm của các trader nữa bởi vì hầu hết chỉ số này sẽ được tính toán sẵn và hỗ trợ bởi các phần mềm giao dịch như MT4, MT5.
Khởi chạy Parabolic SAR trên nền tảng MT4
Trong phần mềm giao dịch MT4, chỉ báo Parabolic SAR được cài đặt mặc định sẵn. Vì vậy, trader có thể sử dụng chỉ báo này bất kỳ lúc nào cần sau khi đã cài đặt MT4 thành công.
Để tìm kiếm chỉ báo này, trader tiến hành vào danh sách Indicator hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N. Sau đó chọn “Indicators”, tiếp đến chọn “Trend” và nhấn chọn “Parabolic SAR”. Sau khi nhấn đúp chuột vào chỉ báo Parabolic SAR, phần mềm MT4 sẽ khởi chạy cửa sổ hội thoại như hình minh họa bên dưới.
Cách thức thiết lập chỉ báo Parabolic SAR trên nền tảng MT4
Khi thiết lập chỉ báo Parabolic SAR, trader cần chú ý chính đến 2 thiết lập như hình trên:
- Step – Bước nhảy: Đây là kích thước của hệ số gia tốc AF theo như ở công thức tính PSAR đã được chia sẻ. Ở đây mặc định giá trị là 0.02.
- Maximum – Giá trị tối đa của AF: Hệ số gia tốc sẽ được bắt đầu với giá trị là 0.02. Sau đó, nó sẽ có sự gia tăng theo kích thước bước với từng mức cao mới hoặc cũng có thể là thấp đối với những vị trí ngắn lên đến mức giá trị được tham số lớn nhất xác định. Như hình trên, giá trị tối đa trong MT4 được mặc định là 0.20.
Như vậy, hệ số gia tốc tốt nhất khi cài đặt chỉ số Parabolic SAR là gì? Điều này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào phong cách giao dịch của riêng mỗi trader. Cây trả phù hợp nhất ở đây sẽ được quyết định bởi khung thời gian đang diễn ra giao dịch hay mục tiêu chiến lược giao dịch,… Thông qua thử nghiệm, trader có thể khám phá ra các giá trị phù hợp nhất với mình, mặc dù trên MT4 những giá trị được mặc định chắc chắn sẽ là những điểm hợp lý nhất cho việc bắt đầu.
Nói chung, hệ số gia tốc AF nếu như càng nhỏ thì nó sẽ càng ít có độ bám sát. Ngược lại, hệ số này càng cao thì nó sẽ có xu hướng càng lại gần với giá hơn.
Chính vì vậy mà trên chỉ số PSAR, việc xu hướng đảo ngược sẽ càng dễ dàng xảy ra khi mà hệ số gia tốc lúc đó càng cao. Tuy nhiên, AF không nên được thiết lập quá cao nếu không thì đường PSAR sẽ có khả năng thường xuyên bị đảo ngược. Khi đó, kết quả mang về đó là sẽ không đi đúng theo từng mỗi xu hướng.
Và hiển thiện, việc trader muốn độ nhạy thấp hơn hay cao hơn so với giá để dẫn đến việc xảy ra đảo chiều ít hay nhiều đề sẽ phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược giao dịch của từng trader. Ví dụ, để thực hiện scalping trading, các cài đặt chỉ số Parabolic SAR tốt nhất có lẽ sẽ cần đến việc xu hướng đảo chiều nhiều lần hơn là giao dịch ở trên khung thời gian dài hạn theo xu hướng. Vì vậy, một scalping trader có AF cao hơn sẽ nhận được sự đánh giá cao hơn và thích hợp hơn.
Theo như Wilder, ông đã nhận thấy rằng:
- Theo phong cách giao dịch của ông, giá trị 0,020 được xem là giá trị mặc định phù hợp nhất.
- Mọi giá trị AF ở khoảng từ 0.018 cho đến 0.021 sẽ hoạt động vô cùng tốt.
- Khuyến nghị trader không nên đặt giá trị lớn nhất cao hơn 0.22.
Nhóm các chỉ báo xu hướng đảo chiều phổ biến
Chỉ báo MACD
MACD là một trong các chỉ báo xu hướng rất mạnh trong việc xác định xu hướng, đặc biệt nhất là khi xu hướng chuẩn bị có sự đảo chiều.
Quan sát vào biểu đồ dưới đây, trader có thể nhận ra có sự đảo chiều chuẩn bị diễn ra thông qua MACD khi Histogram màu xanh lam và đường màu cam di chuyển cắt qua mức 0. Trader cần lưu ý rằng nếu như có 2 đường cùng nhau cắt qua thì sẽ có độ chính xác cao hơn và uy tín hơn.
Với vị dụ này, dễ dàng nhận ra xu hướng ở hiện tại vẫn đang là xu hướng giảm. Tuy nhiên khi giá di chuyển tiếp cận vào vùng Lower High MACD Histogram thì lại cung cấp một tín hiệu cắt lên mức 0 (như hình 1) và đưa ra các dấu hiệu cho thấy sắp đảo chiều. Và kết quả sẽ được thể hiện qua hình thứ 2.
Chỉ báo Stochastic
Để xác nhận xu hướng đã có sự đảo chiều, Stochastic sẽ là chỉ báo xác định xu hướng vô cùng tốt. Trong khi giao dịch diễn ra, đã có rất nhiều tình huống vùng kháng cự, hỗ trợ bị giá phá qua nhằm báo hiệu về sự đảo chiều. Sau đó, một sự phá vỡ giả đã được giá tạo ra và xu hướng ban đầu được tiếp tục. Điều này đã làm cho các trader bị thua lỗ khá nhiều.
Tuy nhiên, nếu như giá khi phá qua vùng kháng cự và hỗ trợ mà gặp phải Stochastic thì cũng sẽ đưa ra những dấu hiệu đi xuống đối với lệnh bán bắt đầu từ vùng 80 và đi lên đối với lệnh mua từ vùng 20. Lúc này, trader sẽ nhận thêm được một sự ủng hộ khi mà xu hướng đã đảo chiều thật sự.
Với ví dụ sau đây, trader có thể thấy tại Higher Low đã có giá phá qua và chỉ số Stochastic đồng thời cũng đưa ra dấu hiệu về việc bắt đầu đi xuống từ vùng 80. Đây chính là yếu tố giúp trader có thể xác nhận được giá đã đảo chiều với xác suất chính xác cao. Và như vậy, kết quả nhận về lúc này đó là giá quay lại test tại vùng vai trí rồi sau đó di chuyển xuống mạnh mẽ.
Chỉ báo repaint
Indicator repaint chính là những chỉ báo thay đổi liên tục các chỉ số của chúng dựa trên giá ở hiện tại. Indicator repaint sẽ có hai loại như sau:
- Đầu tiên đó chính là Indicator repaint thể hiện các tín hiệu mua bán. Trader chỉ cần dựa vào những tín hiệu Sell và Buy đã được nó thể hiện ra để tiến hành vào lệnh. Chẳng hạn như ví dụ sau đây, mũi tên màu xanh sẽ là báo hiệu để vào lệnh Buy. Ngược lại, mũi tên màu đỏ sẽ vào lệnh Sell.
- Thứ hai đó chính là chỉ báo repaint vẽ lại xu hướng tương tự như đường MA. Chỉ báo đường trung bình động MA cũng là một chỉ báo repaint. Theo như lý thuyết khi đường MA nằm bên dưới giá khi giao dịch thì xu hướng sẽ tăng. Ngược lại, khi đường MA nằm bên trên giá thì đó sẽ là một xu hướng giảm. Tuy nhiên, đường MA mới sẽ có sự thay đổi theo giá nếu như giá đã hình thành được xu hướng giảm hoặc tăng.
- Trader có thể nhận thấy bên dưới đây, hình 1 thể hiện một xu hướng đã có sự đảo chiều chuyển từ giảm thành tăng. Thế nhưng giá sau đó vẫn đang nằm bên dưới của đường MA và đồng thời nếu như giá thật sự để giá di chuyển vượt lên nằm bên trên đường MA thì giá lúc này có lẽ đã đi rất ra rồi. Có thể thấy, mặc dù MA cũng là một chỉ báo xác định xu hướng repaint thế nhưng để đem lại xác suất thắng lại khi giao dịch cùng với đường MA này thì lại có rất nhiều phương pháp khác nhau.
Chỉ báo xác định xu hướng RSI
Khi nhắc đến indicator xác định xu hướng trong giao dịch forex thì RSI được biết đến là một chỉ có phổ biến và phần lớn được sử dụng cực kỳ nhiều. Với chỉ báo nổi bật này, trader cần nắm được một vài ý chính như phần chia sẻ dưới đây.
RSI là chỉ báo như thế nào?
RSI được viết đầy đủ là Relative Strength Index. Đây là chỉ số sức mạnh tương đối được sử dụng để đo động lượng nhằm xác định những trạng thái quá bán hoặc quá mua của thị trường. Như đã chia sẻ, bởi vì không phải là chỉ báo vẽ lại cho nên các chỉ báo đo động lượng khi sử dụng chỉ báo RSI để dự đoán xu hướng được xem là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Khi sử dụng RSI cần né tránh các sai lầm nào?
Đối với nhiều trader mới bắt tay vào sử dụng phương pháp sẽ dễ dàng mắc phải sai lầm cứ thấy giá quá mua tức là nằm bên trên đường 70 là sẽ tiến hành vào lệnh Sell hoặc vào lệnh Buy khi giá quá bán, tức là nằm bên dưới đường 30. Quá bán hay quá mua ở đây nhằm thể hiện động lực của thị trường đã không còn đủ nhiều để đẩy giá đi xuống hoặc lên cao nữa mà thôi. Trader có thể quan sát qua ví dụ sau đây về việc giá đang ở mức quá mua thế nhưng lại không giảm mà lại tăng lên tiếp sau đó.
Hướng dẫn sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả
Phân tích đa khung thời gian
Đầu tiên, trader cần phải xác định được xu hướng hiện tại của khung lớn. Ở đây, trader có thể phát hiện ra rằng giá đã phá vỡ mô hình tam giác tích lũy trên biểu đồ. Không những thế, giá cũng chưa di chuyển lên được vùng quá mua. Vì vậy, trader có thể dự đoán được giá sau đó vẫn sẽ tăng lên tiếp tục. Lúc này, khi vào khung nhỏ hơn và thấy được khung nhỏ sẽ cho ra các tín hiệu liên quan đến dấu hiệu quá bán, trader cần tiến hành vào lệnh mua lên theo như xu hướng của khung thời gian lớn. Kết quả trả về cuối cùng sẽ là một lệnh win hoàn hảo.
Sử dụng đến RSI sau khi đã xác định được xu hướng lớn
Như vậy, có thể thấy xu hướng lớn lúc này đã đưa ra tín hiệu về việc quá mua và giá đã nằm ở bên trên đường 70. Trader cần chờ đợi một sự xác nhận bằng cách vào khung thời gian nhỏ hơn và xem xét dấu hiệu cấu trúc bị phá vỡ để xác định giá sẽ có xu hướng đảo chiều đi xuống.
Trong khung nhỏ này, trader sẽ thấy được rằng giá đã phá qua vùng Higher Low (vùng được đánh dấu bằng màu xám) và khung nhỏ cũng đã chuyển đổi thành một xu hướng giảm. Lúc này, trader chờ đợi giá retest lại ở đỉnh cũ kết hợp cùng với tín hiệu RSI quá mua. Cuối cùng, tiến hành vào một lệnh Sell sẽ giúp trader có được một lệnh win tuyệt vời.
Sử dụng RSI phân kỳ trong giao dịch
Trader nên biết rằng RSI phân kỳ cũng chỉ một trong các dấu hiệu của chỉ báo xu hướng tiếp diễn hoặc đảo chiều. Vì vậy, trader cần vào khung thời gian nhỏ hơn khi xác nhận để xem xét cấu trúc của nó có bị thay đổi không rồi sau đó mới đưa ra quyết định vào lệnh.
- Đầu tiên: Phân kỳ giảm sẽ xuất hiện khi mà giá tạo nên đỉnh mới cao hơn nhưng dấu hiệu mà RSI đưa ra lại đi xuống. Khi đó, trader có thể dự đoán giá có khả năng đảo chiều. Trước khi vào lệnh, trader nên kết hợp cùng với những yếu tố khác như phá đi cấu trúc ở khung nhỏ.
- Thứ hai: Khi giá hình thành nên đáy thấp hơn nhưng RSI lại hình thành nên đáy cao hơn thì phân kỳ tăng sẽ xuất hiện. Khi đó, trader cần sử dụng phân tích đa khung thời gian hoặc cũng có thể phân tích theo khung lớn hơn như đã chia sẻ bên trên để việc vào lệnh được chắc chắn hơn.
- Thứ ba: Phân kỳ ẩn tăng – đây được biết là loại phân kỳ được sử dụng để giao dịch theo xu hướng. Khi nhận thấy giá là một cấu trúc tăng và hình thành các đáy sau cao hơn so với các đáy trước, thế nhưng RSI lại hình thành nên cấu trúc đáy có xu hướng giảm dần thì trader cần thực hiện lệnh Buy theo xu hướng.
- Thứ tư: Sự xuất hiện của phân kỳ ẩn giảm sẽ xảy ra khi mà xu hướng giảm giá của thị trường hình thành nên đỉnh sau thấp hơn so với đỉnh trước. Tuy nhiên RSI lại đưa ra các dấu hiệu cho thấy đỉnh sau được hình thành cao hơn đỉnh trước. Lúc này, trader cần vào lệnh Sell theo chính xu hướng giảm đó.
Moving Average – MA
Một trong các chỉ báo xu hướng nổi bật không thể bỏ qua hiện nay đó chính là MA – Moving Average. MA là loại chỉ báo có cách sử dụng và tính toán đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả không thua kém gì các chỉ báo xác định xu hướng khác.
Đường trung bình trượt MA nổi bật với tác dụng giúp đường giá được mượt hơn, giá di chuyển mềm mại hơn và giúp cho trader nhận biết xu hướng được dễ dàng hơn.
Dựa vào chỉ báo MA này, trader sẽ có 2 cách để xác định xu hướng như sau:
- Dựa vào đường giá và vị trí của đường MA: Nếu như giá liên tục nằm ở bên trên của đường MA thì thị trường lúc này đang ở trong một xu hướng tăng. Ngược lại, thị trường sẽ ở trong một xu hướng giảm nếu như giá nằm bên dưới của đường MA liên tục.
- Dựa vào vị trí ở giữa của các đường MA: Thị trường đang ở một xu hướng tăng sẽ được thể hiện qua việc đường MA nhanh nằm bên trên đường MA chậm. Và ngược lại, đường MA chậm khi nằm trên đường MA nhanh thì thị trường sẽ ở xu hướng giảm.
Ngoài việc là một trong các chỉ báo xác định xu hướng hiệu quả, MA còn được sử dụng tương tự như các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ khi thị trường đang có xu hướng rõ ràng. Cụ thể, đường MA trong một xu hướng tăng sẽ đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ. Còn trong xu giảm nó sẽ đóng vai trò là ngưỡng kháng cự. Dựa vào điều này, trader có thể giao dịch thuận theo xu hướng khi mà giá có sự phản ứng lại ở các mức cản này. Hoặc khí giá phá vỡ đi những mức cản này thì có thể giao dịch đảo chiều.
Chỉ báo xác định xu hướng MA sẽ bao gồm 3 loại trung bình trượt đó là:
- Trung bình trượt đơn giản (SMA).
- Trung bình trượt hàm mũ (EMA).
- Trung bình trượt có trọng số (WMA).
Nhìn chung, các loại MA này đều được sử dụng với mục đích xác định xu hướng và sẽ đều mang chức năng tương tự không khác gì một đường trung bình trượt MA.
Thông thường, đường MA sẽ sử dụng các chu kỳ kỳ 20, 50, 100 và 200. Để hiểu hơn về đường MA dưới cương vị là một indicator xác định xu hướng trong giao dịch forex, trader hãy tìm hiểu thêm qua các bài viết khác của Forex Dictionary nhé.
MACD Histogram
Hiện nay, khi nhắc đến nhóm chỉ báo xu hướng, chỉ báo MACD Histogram đang rất được trader ưa chuộng vì chỉ báo này vừa có thể nhận dạng được xu hướng mà cũng vưa có thể xác định được lực của xu hướng đó.
MACD Histogram sẽ có các giá trị được tính toán dựa trên các đường trung bình di động. Vì vậy mà chỉ báo này có chức năng nhận dạng xu hướng của thị trường không thua kém gì khi so sánh với MA. Không những thế, khi sử dụng công thức tính toán trung bình trượt hàm mũ cũng sẽ hạn chế được một phần độ trễ của chỉ báo và giúp trader kịp thời phát hiện được xu hướng.
Chỉ báo MACD Histogram sẽ bao gồm 3 thành phần chính đó là đường MACD, phần Histogram và đường Signal (tín hiệu). Từ 3 thành phần này sẽ có thể tạo ra được rất nhiều tín hiệu giao dịch khác nhau và nó được thực hiện tương tự như chức năng của một chỉ báo động lượng và chỉ báo xu hướng.
Để xác định hiệu quả xu hướng của thị trường, MACD Histogram sẽ bao gồm các tín hiệu như sau:
- Vị trí giữa đường Signal và đường MACD: Khi đường Signal nằm bên dưới đường MACD thì chứng tỏ thị trường đang ở xu hướng tăng. Ngược lại khi đường Signal nằm trên đường MACD thì tức là thị trường đang ở một xu hướng giảm.
- Độ dốc của Histogram: Nếu như Histogram hướng lên thì điều này có nghĩa xu hướng thị trường đang tăng. Còn nếu Histogram hướng xuống thì có nghĩa thị trường đang ở xu hướng giảm. Tín hiệu này trong dài hạn sẽ phát huy được tính hiệu quả cao hơn.
Trên cương vị đảm nhận chức tăng như một chỉ báo động lượng, chỉ báo MACD Histogram sẽ đưa ra các tín hiệu hỗ trợ trader trong việc xác định lực của xu hướng ở hiện tại. Đặc biệt, những tín hiệu hội tụ/phân kỳ giữa đường giá và đường MACD hay giữa đường giá và Histogram sẽ cảnh báo việc xu hướng có thể đảo chiều khi mà xu hướng ở hiện tại đang trên đà yếu dần đi.
Ngoài các tín hiệu được nên bên trên, chỉ báo MACD Histogram còn đưa ra những tín hiệu khác với độ chính xác và hiệu quả cao không hề kém.
ADX – Average Directional Movement Index
Trong giao dịch forex, ADX là một indicator xác định xu hướng xác định xu hướng vô cùng quen thuộc. Trong việc nhận dạng xu hướng của thị trường cũng như xác định cường độ của xu hướng đó thì Average Directional Movement Index làm vô cùng tốt.
Chỉ báo Average Directional Movement Index sẽ bao gồm 3 thành phần:
- Đường ADX dao động từ 0 – 100 với nhiệm vụ chính là đo lường cường độ lực của xu hướng.
- Hai đường +DI và đường -DI sẽ có chức năng trong việc xác định xu hướng của thị trường.
Cụ thể hơn nữa, để xác định cường độ lực của xu hướng cần phải thông qua các tín hiệu như sau:
- Khi đường ADX nằm ở bên dưới đường 2: Cho thấy không có xu hướng rõ ràng trên thị trường, tức là thị trường đang dao động ngẫu nhiên hoặc đang đi ngang sideway.
- Khi đường ADX vượt lên phía bên trên đường 2: Cho thấy có sự hình thành xu hướng trên thị trường. Tuy nhiên vẫn cần thêm các tín hiệu khác trong việc nhận dạng xu hướng cụ thể đang tăng hay giảm.
- Khi đường ADX vượt bên trên đường 50: Xu hướng đang có cường độ tăng mạnh lên và thị trường di chuyển tiếp tục theo như xu hướng lúc ban đầu.
Đối với việc xác định xu hướng thị trường, ADX sẽ có các tín hiệu như sau:
- -DI nằm bên dưới +DI và đồng thời ADX vượt lên bên trên đường 25: Thị trường đang ở xu hướng tăng.
- -DI nằm bên dưới +DI và ADX đồng thời vượt lên bên trên đường 25: Thị trường ở trong xu hướng giảm.
Ichimoku – Ichimoku Kinko Hyo
Một trong các chỉ báo xu hướng nổi bật không thể thiếu mà chúng tôi muốn nhắc đến nữa đó chính là chỉ báo Ichimoku – Ichimoku Kinko Hyo. Trong số những chỉ báo nằm trong nhóm chỉ báo xu hướng bên trên, đây được xem là chỉ báo toàn năng nhất trong giao dịch forex.
Mây Ichimoku hay Ichimoku đều có thể làm tốt công việc xác định xu hướng của thị trường nhờ vào tính chất của những đường trung bình với vai trò là các ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh. Hoặc cũng có thể xác định chính xác động lực của xu hướng cùng với việc xác định các điểm ra lệnh hoặc vào lệnh tiềm năng. Nhờ vào tính toàn năng của mình mà chỉ báo Ichimoku đã trở nên vô cùng đặc biệt khi tự chính nó có thể hình thành nên một hệ thống giao dịch vô cùng hoàn chỉnh mà không sử dụng thêm công cụ phân tích nào khác.
Chỉ báo Ichimoku sẽ đưa ra các tín hiệu hiệu quả trong việc xác định xu hướng của thị trường như sau:
- Vị trí giữa đường giá và đường Kijun-Sen: Khi đường giá nằm bên trên đường Kijun – Sen thì tức là thị trường đang có xu hướng tăng. Ngược lại thị trường sẽ có xu hướng giảm khi đường giá nằm ở bên dưới của đường Kijun – Sen.
- Vị trí giữa đường giá và đường Tenkan – Sen: Nếu như giá nằm bên trên đường Tenkan – Sen thì tức là xu hướng thị trường đang tăng. Còn nếu giá nằm bên dưới của đường Tenkan – Sen thì chứng tỏ thị trường đang có xu hướng giảm.
- Vị trí giữa đường giá và đường Chikou – Span: Khi đường giá nằm bên dưới đường Chikou – Span thì tức là xu hướng thị trường đang tăng. Ngược lại khi giá nằm bên trên đường Chikou – Span thì xu hướng thị trường đang giảm.
- Vị trí giữa đường giá và mây Kumo: Khi mây Kumo nằm bên dưới đường giá thì có nghĩa thị trường đang ở xu hướng tăng. Ngược lại khi mây Kumo nằm bên trên đường giá thì thị trường đang ở trong một xu hướng giảm.
Bên cạnh đó, chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo còn khá nổi bật cùng với chiến lược breakout mây Kumo trong giao dịch. Khi giá đâm thủng qua đám mây Kumo và đồng thời đóng cửa bên ngoài đám mây rõ ràng thì lúc này thì trường có thể sẽ xuất hiện một xu hướng mới. Khi chiến lược này và các tín hiệu xác nhận xu hướng từ các thành phần khác của chỉ báo Ichimoku kết hợp lại với nhau thì trader sẽ thu về rất nhiều lợi nhuận tiềm năng.
Như vậy, indicator xác định xu hướng đã được Forex Dictionary giới thiệu cụ thể với đầy đủ các thông tin qua bài viết vừa rồi. Ngoài giao dịch forex thì các chỉ báo xu hướng trên cũng hoạt động vô cùng tốt và hiệu quả ở các thị trường tài chính khác chẳng hạn như cổ phiếu. Chính vì vậy, để có được kết quả giao dịch thành công hoàn hảo nhất, trader hãy tìm hiểu sâu hơn cũng như luyện tập giao dịch thường xuyên với các chỉ báo này nhé.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.