Bạn đã nghe qua hiện tượng thiên nga đen trong giao dịch tài chính chưa? Theo Nassim Nicholas Taleb, sự kiện thiên nga đen hoàn toàn không có cơ sở để xuất hiện nhưng với xác suất cực hiếm, nó vẫn có thể xảy ra và tác động rất lớn vào thị trường. Điển hình như thành công của Facebook, sự kiện Brexit (nước Anh rút khỏi EU) có thể được gọi là hiện tượng thiên nga đen. Vậy sự kiện này có nghĩa là gì? Hiệu ứng thiên nga đen ảnh hưởng đến thị trường ra sao?
Hiện tượng thiên nga đen – Black Swan là gì?
Lý thuyết thiên nga đen dùng để chỉ một sự kiện bất ngờ, sức ảnh hưởng của nó rất lớn và thường được diễn giải theo một cách không phù hợp để làm cho nó ít ngẫu nhiên hơn và dễ dự đoán hơn so với bản chất thực tế.
Tên gọi thiên nga đen bắt nguồn từ câu nói cổ đại rằng thiên nga đen không hề tồn tại. Câu nói này đã được nhắc lại để nói về một bài học khác sau khi thiên nga đen được cho là đã xuất hiện trong thiên nhiên.
Thuật ngữ ngữ được Nassim phát triển và lý giải cho các vấn đề dưới đây:
- Vai trò không cân xứng của các sự kiện kịch tính, không thể lường trước và hiếm gặp vượt xa mong đợi truyền thống trong các lĩnh vực lịch sử, khoa học, tài chính và công nghệ.
- Do sử dụng các biện pháp khoa học (bản chất của xác suất nhỏ), không thể tính xác suất của các sự kiện hiếm gặp.
- Thành kiến tâm lý làm mù quáng mọi người, cả cá nhân và các nhóm người, trước vai trò quan trọng của các sự kiện không chắc chắn (không mặc định) và hiếm gặp trong các vấn đề lịch sử.
Thông qua các giải thích của Nassim, để nhận biết một sự kiện thiên nga đen, chúng ta cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Sự kiện này gây ra sự bất ngờ (đối với người theo dõi).
- Sự kiện này có tác động lớn.
- Sau tình huống đầu tiên được lưu lại của một sự kiện, nó được hiểu như thể nó đã được dự đoán trước; tức là, thông tin liên quan đã có sẵn nhưng không được đưa vào kế hoạch giảm thiểu rủi ro. Nói cách khác, giải thích các sự kiện bằng cách thích hợp hóa xác suất xuất hiện của chúng.
Các hiện tượng thiên nga đen ảnh hưởng đến nền kinh tế và tài chính
Bong bóng dot-com
Bong bóng dot-com năm 2001 là một sự kiện thiên nga đen đầu thế kỷ 21, có tác động lớn đến nền kinh tế Mỹ và thế giới. Trong giai đoạn này, hệ thống Internet có sự phát triển rõ ràng và cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ được đầu tư rất nhiều.
Rất nhiều các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã IPO và giá cổ phiếu của họ tăng vọt. Các quỹ đầu cơ mạo hiểm cũng đổ tiền vào hàng loạt doanh nghiệp công nghệ với mức định giá lớn. Giá cổ phiếu lúc đầu tăng mạnh, làm cho chỉ số thị trường chứng khoán tăng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thị trường tăng vọt và bong bóng đã xảy ra và sụp đổ, thị trường chứng khoán giảm mạnh và suy thoái trong đầu những năm 2000.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn thế giới và nguyên nhân là do sự sụp đổ của thị trường bất động sản Hoa Kỳ. Sự bùng nổ của bong bóng bất động sản đã xảy ra việc các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán phải cung cấp các khoản vay mua nhà. Hệ quả là hàng loạt định chế tài chính lớn lao đao, thậm chí sụp đổ (chẳng hạn như Lehman Brothers).
Thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ, gây hậu quả cho các thị trường khác trên thế giới. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa vào ngày 9 tháng 3 năm 2009 ở mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997. Chỉ số đã giảm 20% chỉ trong 6 tuần.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại thị trường chứng khoán châu Âu. Tại châu Á, mặc dù thị trường chứng khoán Nhật Bản đang trong giai đoạn ổn định nhưng chỉ số Nikkei cũng xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 10/2008. Riêng ở Việt Nam, chỉ số VN-Index đã giảm tận 70% trong quý đầu tiên của năm 2008, một trong những mức giảm lớn nhất trên thế giới.
Lạm phát tại Zimbabwe
Năm 2008 cũng là năm đánh dấu sự kiện thiên nga đen diễn ra ở Zimbabwe khi chạm tỷ lệ lạm phát cao cao nhất từ trước đến nay với 79,6 tỷ phần trăm. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế các nước Châu Phi.
Zimbabwe bước vào kỷ nguyên lạm phát khủng vào tháng 3 năm 2007. Lạm phát không kết thúc cho đến khi quốc gia châu Phi từ bỏ tiền tệ vào năm 2009. Sự khủng hoảng lạm phát tại Zimbabwe là một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất cho đến nay. Lạm phát nghiêm trọng thứ hai trong lịch sử, trước đó là cuộc khủng hoảng siêu lạm phát năm 1946 của Hungary.
Giá tăng gấp đôi sau mỗi 15,6 giờ. Phản ánh rất rõ nhất là Ngân hàng trung ương tiếp tục phát hành tiền mệnh giá cực cao, tháng 1 năm 2008 phát hành tiền mệnh giá 20 triệu đô la Mỹ, đến ngày 21 tháng 7 năm 2008 phát hành tiền mệnh giá 100 tỷ đô la Mỹ.
Ngân hàng trung ương Thuỵ Sĩ không tác động đến tỷ giá của CHF và EUR năm 2015
Một hiện tượng thiên nga đen điển hình và tác động sâu sắc đến lĩnh vực chứng khoán chính là Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ không can thiệp tỷ giá CHF so với EUR trong tháng 1 năm 2015.
Thị trường tài chính và thị trường chứng khoán hoàn toàn không lường trước được. Các ngân hàng lớn như Citigroup và Deutsche Bank đã bị thiệt hại khoảng 150 triệu USD do đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) dao động tới 30% so với đồng Euro. Thị trường dường như bị xáo trộn. Vàng đã tăng trên 45$ trong một ngày. Hiệu ứng thiên nga đen SNB tàn khốc này chỉ là một ví dụ về nhiều sự kiện trong năm 2000.
Sự kiện Brexit
Sự kiện Brexit cũng là một trong những minh họa về lý thuyết thiên nga đen rõ ràng nhất. Ngày 23/6/2016, cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu. Brexit là viết tắt cho British và Exit, có nghĩa là Anh rút khỏi khối EU. Sự kiện này chính thức xảy ra vào ngày 31/1/2020, đánh dấu 47 năm Anh còn nằm trong khối Liên minh Châu Âu và các tổ chức khác thuộc khối này.
Tác động rõ rệt nhất của sự kiện Brexit là sự sụt giảm lớn nhất của đồng bảng Anh trong 30 năm. Sau đó là hai lần sụt giảm nghiêm trọng nữa và tiếp tục duy trì giá giảm trong năm 2017 và 2019. Kết quả là đẩy GBP xuống mức thấp mới so với EUR và USD vào tháng 8 năm 2021.
Làm thế nào để đối phó và phòng tránh hiện tượng thiên nga đen?
Về bản chất, sự kiện thiên nga đen là một sự kiện có xác suất không thể đoán trước và các biện pháp phòng ngừa thường không hiệu quả lắm. Ngoài ra, hiệu ứng tâm lý lây lan sau hiện tượng thiên nga đen càng mở rộng tầm ảnh hưởng của sự kiện, tạo thành hiệu ứng domino rõ rệt trong các ngành nghề khác.
Đối với vai trò là một nhà giao dịch trên thị trường tài chính, điều bạn cần nắm đó là luôn cẩn thận và cảnh giác trước những hiệu ứng thiên nga đen, đồng thời luôn duy trì tâm lý “bảo vệ tiền trong tài khoản là trên hết”. Chính vì thế, các bạn đừng quá tin tưởng vào những gì đã diễn ra trong quá khứ để hướng tới tương lai. Luôn xem xét rủi ro trước lợi nhuận khi giao dịch trên thị trường.
Cụ thể, các bạn hãy lưu ý đến 3 yếu tố sau để phòng tránh các hiện tượng thiên nga đen có thể xuất hiện:
Quản lý rủi ro
Hãy ghi nhớ rằng, dừng lỗ (stop loss) là bảo hiểm của bạn trên thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường Forex. Và luôn đặt mức dừng lỗ cho mọi trường hợp giao dịch. Bạn không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ (không phải all in không tất tay). Giao dịch nhiều khu vực nhỏ và nói không với các giao dịch mà rủi ro lại tương đương hay lớn hơn nhiều so với lợi nhuận.
Cập nhật các tin tức thị trường nhanh chóng
Các sàn giao dịch ngoại hối luôn có hệ thống tin tức và hỗ trợ kịp thời. Đặt thông báo cho lịch kinh tế và quan sát các sự kiện vĩ mô là điều bắt buộc trong thị trường giao dịch Forex, một thị trường đầy biến động. Điều này nhằm đảm bảo bạn luôn theo kịp các sự kiện quan trọng – với nguy cơ tiềm ẩn hình thành thiên nga đen.
Cẩn thận khi đưa ra quyết định giao dịch
Khi đối mặt với các trường hợp mang tính rủi ro cao, hãy từ từ suy nghĩ và đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Nếu cần, hãy chấp nhận dừng lỗ và hoàn thiện danh mục đầu tư của bạn trước khi bạn dừng chúng. Tìm hiểu các phương pháp giao dịch phòng ngừa rủi ro, điển hình như Hedge giúp phòng ngừa rủi ro cho tài khoản của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần có một dòng tiền thuộc lĩnh vực đầu tư khác để phòng tránh rủi ro. Tốt hơn hết chính là đa dạng kênh đầu tư của mình.
Ba yếu tố chính của việc phòng ngừa rủi ro trước các hiện tượng thiên nga đen nêu trên sẽ bảo vệ bạn khỏi những rủi ro bất ngờ và không đoán trước được. Ngay cả những nhà giao dịch dày dạn kinh nghiệm và các ngân hàng lớn cũng có thể kết thúc tồi tệ nếu họ không coi trọng sự biến động của thiên nga đen.Minh họa: sự kiện “Thị trường Niken gây sốc sau 18 phút ngày 8/3/2022”.
Giai đoạn short squeeze nhắm vào ông trùm Trung Quốc Xiang Guangda gây ra sự điên cuồng kéo dài 18 phút và làm xuất hiện tình trạng đóng băng không thời hạn đối với giao dịch niken khi các trader và ngân hàng lớn rơi vào tình trạng hỗn loạn vì các cuộc gọi ký quỹ, với một loạt rủi ro vỡ nợ của công ty. Các nhà giao dịch kinh hoàng nhìn giá tăng mạnh. Niken đạt mức cao nhất mọi thời đại vào lúc 5:42 sáng, tăng 30.000 đô la chỉ sau vài phút. Sau 6 giờ sáng, giá niken vượt mốc 100.000 USD/tấn.
Chưa đầy 24 giờ, giá Niken tăng vọt 250% và khiến cho lĩnh vực giao dịch hàng hóa rơi vào tình thế náo loạn. Hơn nữa, điều này đã tạo nên khoản lỗ hàng tỷ đô la Mỹ cho các nhà giao dịch bán khống, làm cho sàn giao dịch Kim loại London (LME) dừng giao dịch lần đầu sau 3 thập kỷ.
Các ngân hàng và công ty môi giới như JPMorgan, BNP Paribas và Standard Chartered rơi vào tình trạng “khủng hoảng”. Họ buộc phải “cover” bằng việc đặt các vị thế bán khống cho riêng họ trên LME. Bây giờ, họ phải trả một khoản tiền gửi lớn trên sàn giao dịch, dù họ không được nhận tiền gửi từ khách hàng. Một số sau đó đã tranh nhau mua lại các hợp đồng niken, đẩy giá kim loại này lên cao hơn nữa.
Sau đó, LME đã có một quyết định gần như chưa từng có. Cụ thể, họ quyết định hủy tất cả giao dịch trị giá khoảng 3,9 tỷ USD diễn ra vào sáng 8/3. Động thái này giúp các nhà giao dịch không phải trả tiền ký quỹ khi Niken ở mức 80.000 đô la dựa trên giá đóng cửa của ngày hôm trước là 48.078 đô la. Kể cả ở những mức giá đó, các khách hàng LME sẽ không thể trả khoản tiền ký quỹ khoảng 500 triệu đô la liên quan đến các vị thế bán khống của họ trên sàn giao dịch.
Với bằng chứng thực tế về hàng hóa Niken này, bạn có thể thấy rằng nếu các ngân hàng và nhà giao dịch không bỏ qua tin tức rằng công ty Niken lớn nhất Trung Quốc sắp phải đối mặt với một đợt siết chặt ngắn hạn, nếu họ chuẩn bị và mở các vị thế để phòng ngừa rủi ro hoặc ít nhất là đặt mức cắt lỗ chặt chẽ hơn cho các vị thế bán khống, họ đã không nhận được lệnh gọi ký quỹ 80.000 đô la.
Xem thêm: Sell in May là gì? Hiện tượng Sell in May and Go Away
Hiện tượng thiên nga đen trên thị trường hay những sự kiện bất ngờ, khó lường, khó dự đoán, chúng có tác động lớn đến bất kỳ ngành nghề và sản phẩm kinh doanh nào. Do đó, hiểu bản chất của các sự kiện và xác định sự kiện thiên nga đen sẽ giúp bạn có tầm nhìn tốt hơn khi tham gia vào thị trường tài chính đầy biến động. Cuối cùng, bạn đừng để “nước đến chân mới nhảy”, hãy có kế hoạch quản lý rủi ro và chiến lược giao dịch hợp lý ngay từ khi bắt đầu. Chúc các anh em thành công!
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.