Giấy phép FCA là gì mà rất nhiều trader khi tham gia giao dịch forex đều rất quan tâm và muốn tìm hiểu? Có thể thấy, loại giấy phép này không khác gì một loại tài sản vô hình quý giá của các sàn Broker. Giấy phép FCA giúp các sàn Broker khẳng định được vị thế và sự uy tín của mình trên sàn giao dịch, thế nhưng để sở hữu được loại giấy phép này lại không phải là điều đơn giản. Chính vì thế bài viết sau đây sẽ giúp các trader hiểu rõ chi tiết về giấy phép FCA với những thông tin bổ ích hơn nữa.
Định nghĩa giấy phép FCA là gì?
FCA là một loại giấy phép có tên gọi đầy đủ là Financial Conduct Authority. Đây chính là Cơ quan quản lý tài chính được ra đời tại Vương Quốc Anh vào ngày 01/04/2013 và cũng là kế nhiệm của tổ chức FSA – Financial Conduct Authority.
FCA có chức năng cấp phép, quản lý và kiểm soát tài chính. Cho đến thời điểm hiện tại thì giấy phép này cũng đã quản lý hơn khoảng 59.000 công ty dịch vụ tài chính cũng như thị trường ngoại hối tại Vương Quốc Anh.
Giấy phép FCA có mục tiêu hoạt động như thế nào?
Trên trang web chính thức của cơ quan quản lý FCA có nêu rõ, sứ mệnh của cơ quan này đó chính là “Chúng tôi giúp các thị trường tài chính hoạt động hiệu quả để có thể mang đến cho người sử dụng những cơ hội công bằng”.
Financial Conduct Authority có mục tiêu hoạt động chính là:
- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
- Đảm bảo tính toàn vẹn của thị trường ngoại hối ngày càng gia tăng.
- Thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh công bằng giữa các broker.
Những điều kiện cần thiết để một broker có giấy phép FCA là gì?
Để có thể nhận được giấy phép của FCA thì các sàn giao dịch ngoại hối cần phải đáp ứng được các điều kiện tương đối khó khăn. Các điều kiện đó sẽ được thể hiện rõ ràng ngay sau đây:
Nguồn vốn tối thiểu
Ở Vương Quốc Anh, có đến ba danh mục giấy phép về các dịch vụ môi giới ngoại hối. Mỗi danh mục sẽ có sự tương ứng khác nhau so với từng điều kiện liên quan về nguồn vốn tối thiểu.
- Giấy phép đại lý: Dành cho các broker có vai trò không khác gì một Market Maker (Nhà tạo lập thị trường). Để có được giấy phép đại lý thì nguồn vốn được yêu cầu tối thiểu phải là 730.000 bảng Anh.
- Giấy phép trung gian: Đây là loại giấy phép dành cho các broker STP với số vốn được yêu cầu tối thiểu là 125.000 bảng Anh.
- Giấy phép nhà môi giới bị hạn chế: Các broker khi sở hữu loại giấy phép này sẽ không được phép nắm giữ tiền của các khách hàng mà thay vào đó chỉ được bán và tiếp thị những sản phẩm tài chính liên quan. Trong trường hợp này thì số vốn tối thiểu được yêu cầu là 50.000 bảng Anh.
Những sàn Forex khi nhận được giấy phép trung gian và giấy phép đại lý sẽ có quyền cung cấp cho các khách hàng của mình các nền tảng giao dịch như cổ phiếu, hàng hóa, hợp đồng chênh lệch (CFD), forex,… Và ngược lại, các broker khi đã có được giấy phép hạn chế thì sẽ chỉ được giới thiệu khách hàng đến một công ty trung gian hoặc đại lý khác.
Nhằm đảm bảo rằng các công ty sẽ có thể đáp ứng được các nghĩa vụ liên quan đến vấn đề tài chính của mình thì giấy phép FCA sẽ đưa ra các quy định về số vốn tối thiểu.
Điều kiện về khía cạnh con người
Trình độ và kinh nghiệm của nhân sự chính là điểm cốt lõi để một công ty có thể thành công. Và đây cũng chính là những điều kiện mà FCA bắt buộc các broker cần phải đáp ứng được.
Các broker để có thể nhận được giấy phép hoạt động thì cần phải chọn ra những người ở trong công ty đang nắm giữ các vị trí chủ chốt và quan trọng nhất. Đặc biệt, người này cần phải vượt qua được những bài kiểm tra đến từ FCA và nhận được sự chấp thuận của FCA thì broker đó mới có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp phép.
Các quy định về sự hiện diện của các nhóm điều hành công ty bên trong của Anh Quốc
- Giám đốc điều hành – Chief Executive Officer: Là người đại diện cho bộ não của công ty.
- Giám đốc tuân thủ – Chief Compliance Officer: Người này sẽ là đại diện cho sự kiểm soát những quy định được công ty ban hành.
Cả hai người này được FCA yêu cầu cần phải làm việc đồng thời cùng nhau tại Vương Quốc Anh thay vì làm việc tại một văn phòng hay một chi nhánh ở một quốc gia khác. Không những thế, cả hai vị giám đốc này cũng cần phải hoàn thành được bài kiểm tra về sự phù hợp thì sàn môi giới đó mới có khả năng nhận được giấy cấp phép của FCA.
Kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là một trong số các điều kiện vô cùng quan trọng mà công ty môi giới nào cũng phải có. Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp cho công ty đó có nhiều cơ hội nhận được giấy phép CFA nhiều hơn.
Không những thế, tùy vào từng quy mô hoạt động của mỗi công ty mà FCA còn đưa ra một vài điều kiện nữa về mảng doanh thu, công nghệ, đội ngũ nhân viên kế toán, các quy tắc tuân thủ,…
Cách thức quản lý các sàn Broker của FCA như thế nào?
Như đã chia sẻ rất nhiều lần, FCA – Financial Conduct Authority sẽ thực hiện giám sát cho toàn bộ quy tắc ứng xử cũng như hành vi của các công ty môi giới đã có được sự cấp phép của cơ quan này để nhằm đảm bảo thị trường ngoại hối được hoạt động một cách minh bạch và công bằng. Các nhà môi giới khi đó cần phải tuân thủ theo những quy định giám sát đến từ FCA đó là:
Tách biệt quỹ của các khách hàng
Toàn bộ các khoản tiền gửi của khách hàng sẽ đều phải có sự tách biệt ra so với tài khoản của sàn môi giới. Sàn broker khi đó cần phải đảm bảo về tính minh bạch và phù hợp của các khoản tiền đó. Không những thế, các khoản tiền gửi các khách hàng cần phải được gửi tại những ngân hàng có độ uy tín cao.
Báo cáo và kiểm toán
Nghĩa vụ báo cáo và kiểm toán của các nhà môi giới cần phải được thực hiện đối với cả FCA và cả khách hàng.
- Đối với khách hàng: Các broker cần phải cung cấp các báo cáo về tài khoản như lịch sử giao dịch, số dư,…) vào từng tháng.
- Đối với FCA: Các broker cần phải cung cấp báo cáo an toàn vốn mỗi ngày, báo cáo tài chính theo tháng dựa theo nguyên tắc kế toán chung, báo cáo tài chính theo quý và theo năm đã được kiểm toán hoàn chỉnh.
Tuyên bố rủi ro
Toàn bộ những sàn môi giới khi đã sở hữu được giấy phép FCA cũng đều cần phải tiến hành thực hiện những cảnh báo rủi ro về việc đầu tư ngoại hối cho toàn bộ các khách hàng của mình.
Tỷ lệ đòn bẩy
Trong giao dịch ngoại hối, đòn bẩy được biết đến là một vấn đề vô cùng quan trọng. Thông qua sự kiểm soát của FCA, các broker không thể nào cung cấp một đòn bẩy có mức tỷ lệ quá cao dành cho các khách hàng của chính mình. Bởi vì đòn bẩy càng cao thì khoản rủi ro xảy ra trên chính tài khoản của khách hàng đó sẽ càng lớn.
Dịch vụ khách hàng
Trong các quy định của FCA thì có lẽ đây là một trong số các quy định nghiêm khắc nhất bởi vì nó có sự ảnh hưởng đến quyền lợi của người dùng một cách trực tiếp. Những broker đã có được giấy phép Financial Conduct Authority cần phải hoạt động theo tôn chỉ “Lấy khách hàng để làm trung tâm”. Tức là các broker không được thực hiện bất cứ điều gì gây hại hoặc gây tổn thương đến tài sản của khách hàng.
Trong đó sẽ gồm có những hành vi như tham gia giao dịch thị trường với vị thế chống đối lại so với khách hàng, thao túng giá cả của thị trường, tư vấn cũng như đưa cho các trader lời khuyên về những giao dịch bất thường mang lại nhiều bất lợi,… Toàn bộ các hành vi này đều sẽ bị xử lý nghiêm khắc bởi FCA.
Ngoài ra, broker cần phải cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân của khách hàng, tuyệt đối không được bán, sử dụng hoặc công khai vào những mục đích thương mại, bất chính.
Bên cạnh các nguyên tắc bắt buộc cần phải tuân thủ như trên thì các sàn giao dịch forex khi đã có được giấy phép của FCA cũng cần phải tuân theo một vài quy định khác nữa. Cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
- Đội ngũ quản lý cũng cần phải là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ cao để đem tư vấn đưa ra cho khách hàng những quyết định đúng đắn nhất.
- Cung cấp các thông tin liên quan đến đội ngũ quản lý.
- Đưa ra các bằng chứng về việc bồi thường cho khách hàng,…
Tóm lại, có thể thấy với các quy định cũng như kiểm soát chặt chẽ vừa rồi Financial Conduct Authority đã vô cùng thành công trong việc đưa ra các mục tiêu hoạt động trong tương lai gần và tương lai xa của mình. Bằng chứng này được thể hiện qua việc các broker được quản lý bởi FCA đã có khoảng thời gian hoạt động vô cùng lâu dài, minh bạch và hiệu quả từ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra vào năm 2008.
Vì sao những sàn Forex lại rất uy tín khi được FCA cấp phép hoạt động?
Việc nhận được sự cấp phép hoạt động của FCA giống như là một loại chứng nhận cho sự uy tín dành cho các trader forex đang tham gia hoạt động trên thị trường. Bởi vì có thể nhận thấy rằng ở Anh thì hệ thống quản lý tài chính cũng nằm trong top nghiêm khắc nhất toàn cầu.
Như vậy, sứ mệnh của cơ quan FCA là gì? Đó chính là một sự đảm bảo về sự minh bạch và công bằng cho khách hàng. Nếu như các sàn giao dịch forex không đủ điều kiện đáp ứng được những thỏa thuận mà FCA đưa ra thì sẽ nhận án phạt rất nặng từ cơ quản quản lý này cả về mặt tài chính cũng như danh tiếng.
Các quyền lợi nhận được khi giao dịch tại các sàn Forex đã được FCA cấp phép
Một trong số các quyền lợi không thể thiếu mà hầu như trader nào cũng cần phải được đảm bảo đó chính khoản tiền gửi của họ cần phải được đảm bảo an toàn. Các trader khi tham gia giao dịch sẽ có một môi trường vô cùng tốt và không xảy ra các trường hợp gian lận nào khác.
Tiếp đến, nếu như có sự phát hiện về sự gian lận hoặc chỉ cần là một sự không rõ ràng về tài chính của các broker thì trader hoàn toàn có quyền khiếu nại với FCA một cách trực tiếp. Người đứng ra bảo vệ, giải quyết các vấn đề mà trader khiếu nại sẽ chính là cơ quan này.
Cuối cùng, khi lựa chọn sàn Forex để thực hiện giao dịch, giấy phép CFA sẽ bồi thường cho các trader số tiền 85.000 bảng Anh (theo quyết định trước ngày 01/04/2021 là khoảng 50.000 bảng Anh) nếu như các broker này phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
Cách thức kiểm tra những sàn môi giới nào đã được cấp giấy phép FCA
Cách thức để kiểm tra xem liệu rằng một sàn broker nào đó đã được cấp giấy phép FCA là gì? Để làm được điều này, các trader chỉ cần thực hiện theo những bước như sau:
- Bước 1: Trader tiến hành truy cập vào website chính thức của FCA.
- Bước 2: Trader di chuyển chuột đến mục “Enter a name or reference number”, sau đó nhấn chọn vào ô “Search – Tìm kiếm”.
- Bước 3: Tiến hành kiểm tra các thông tin trên sàn được trung chủ cung cấp cho trùng khớp với đăng ký ở trên giấy phép FCA hay không.
Một số sàn forex uy tín được cấp phép bởi FCA
Exness
Trên thị trường chứng khoán, sàn giao dịch Exness có độ phổ biến vô cùng rộng rãi khi nhận được sự cấp phép hoạt động của rất nhiều cơ quan tài chính lớn trên thế giới chứ không riêng gì FCA – Financial Conduct Authority.
Khi giao dịch tại Exness, các trader sẽ được tham gia giao dịch hàng chục, hàng trăm công cụ tài chính khác nhau thông qua hai nền tảng giao dịch nổi bật đó là MT5 và MT4. Thông qua hai nền tảng giao dịch này, mức phí spread dành cho các trader sẽ vô cùng cạnh tranh với nhau.
XTB
Tại thị trường Việt Nam thì XTB là một cái tên nổi tiếng với mạng lưới hoạt động rộng lớn và đặc biệt là văn phòng hoạt động của broker này đã có mặt tại hơn 10 quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Không những thế, sàn XTB không chỉ cung cấp cho các trader nền tảng giao dịch MT4 mà còn cung cấp rất nhiều nền tảng với các tính năng vượt bậc như xStation 5 – nền tảng giao dịch nhận được vô số giải thưởng lớn nhỏ danh giá. Với mức phí cạnh tranh, sản phẩm giao dịch đa dạng và nền tảng tốt đã giúp XTB ngày càng phát triển và thu hút người dùng.
OANDA
Được biết đến là một broker gạo cội, OANDA đã khẳng định được vị trí và tiềm lực của mình trên thị trường cũng như trong lòng các trader. Sàn giao dịch này nhận được rất nhiều giấy phép từ các cơ quan tổ chức tài chính uy tín khác nhau như ASIC, FSA, Cơ quan tiền tệ Singapore,…
Đối với sàn OANDA, các trader sẽ được tham gia đầu tư với hàng trăm sản phẩm đa dạng khác nhau mà không lo bị các khoản phí hoa hồng. Đây là một nền tảng vô cùng tốt trong việc phục vụ và hỗ trợ các nhu cầu giao dịch của trader một cách tối đa nhất.
FxPro
FxPro hiện đang là sàn giao dịch nhận được giấy phép cấp của CySEC cũng như của FCA. Sàn broker cần hiện đang cung cấp cho trader ba nền tảng giao dịch cơ bản nhất đó chính là cTrader, MT4 và MT5 cùng với nhiều loại tài khoản khác nhau để có thể đáp ứng hiệu quả nhu cầu và nguồn vốn của trader.
Những câu hỏi hay gặp về giấy phép CFA
FCA – Giấy phép CFA là gì?
FCA có tên gọi đầy đủ là Financial Conduct Authority – đây là một Cơ quan quản lý tài chính được chính thức ra đời ngày 01/04/2012 tại Anh. Đây là kế nhiệm của tổ chức Financial Services Authority – FSA.
Các broker có giấy phép CFA tại sao lại uy tín?
Trên thị trường ngoại hối, những sàn forex đang sở hữu giấy phép CFA sẽ được xem là một người quyền lực bởi vì đây chính là chứng nhận cho sự uy tín của sàn broker đó.
Những sàn forex hiện đang sở hữu giấy phép FCA uy tín là gì?
Hiện nay, các sàn môi giới ngoại hối hàng đầu đang sở hữu giấy phép hoạt động FCA đó là XTB, Exness, eToro, XM,…
Như vậy, thuật ngữ giấy phép FCA là gì đã vừa được bật mí chi tiết nhất qua bài viết của chúng tôi. Có thể nhận thấy để có được loại giấy phép này, các trader cần phải thực hiện và duy trì đầy đủ các điều kiện của tòa nhà. Tuy nhiên, khi tham gia giao dịch tại các sàn Broker có sở hữu loại giấy phép này thì trader sẽ được đảm bảo quyền lợi nhiều hơn cũng như hạn chế được các trường hợp gian lận, chiếm đoạt tài sản. Như vậy, để hiểu cụ thể hơn nữa về các loại giấy phép Forex, các trader hãy thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi nhé!
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.