Fiat là gì? Fiat hay tiền pháp định, là một khái niệm rất quan trọng trong kinh tế, tài chính và trong cuộc sống của chúng ta. Đây là một loại tiền không có giá trị nội tại và nó được xác lập là tiền theo quy định của Chính phủ. Hiểu một cách đơn giản, VND, USD, EUR, GBP,… là tiền pháp định (Fiat). Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm Fiat, nguồn gốc ra đời của tiền pháp định và các thông tin liên quan.
Tiền định danh – Fiat là gì?
Fiat hay các bạn gọi là tiền pháp định, tiền định danh, được định nghĩa khác nhau như sau:
- Bất cứ loại tiền nếu nếu được Chính phủ tuyên bố là hợp pháp.
- Ngân sách Nhà nước phát hành không được sửa đổi theo luật pháp cho bất cứ điều gì khác, cũng không được định giá bởi các tiêu chuẩn khách quan nào.
- Trong chế độ bản vị vàng, một lượng tiền khi phát hành cần tương ứng với một lượng vàng như một khoản ký quỹ. Thế nhưng, tiền định danh được phát hành không cần phải được đảm bảo bởi một lượng chuyển đổi cụ thể.
- Tính chất của tiền pháp định là không có giá trị nội tại, tuy nhiên nó được chấp nhận vì do Chính phủ quy định. Chính phủ bắt buộc người dân phải đóng thuế, trao đổi mua bán hàng hóa bằng tiền định danh.
- Nếu không thực hiện theo quy định của Chính phủ, họ sẽ dùng vũ lực và súng để nhốt những người vi phạm. Do đó, các Chính phủ có hệ thống quân đội và cơ quan có quyền lực mạnh nhất sẽ có tiền Fiat quyền lực nhất và tần suất giao dịch nhiều nhất.
- Bởi Chính phủ là tổ chức duy nhất được in và phát hành tiền pháp định, điều này đã tạo nên những làn sóng dư luận về một mô hình Ponzi có phạm vi rộng và trong lâu dài nó sẽ sụp đổ. Những người phía sau sẽ luôn nhận được những đồng tiền với giá trị thấp hơn so với những người trước đó bởi sự ảnh hưởng của lạm phát khi in tiền quá nhiều.
Tóm gọn lại, bạn có thể hiểu Fiat là gì với khái niệm ngắn dưới đây:
Fiat hay còn gọi là tiền pháp định, được quy định bởi Chính phủ, khác với một hàng hóa có tính chất vật lý. Sức mạnh của Chính phủ giúp thiết lập giá trị của loại tiền này, và nó khiến cho Fiat trở nên quyền lực. Đa số các quốc gia trên thế giới đều áp dụng chế độ tiền Fiat để mua hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và tiết kiệm.
Tiền định danh Fiat đã thay thế cho chế độ bản vị vàng và các hệ thống dùng hàng hóa làm cơ sở để thiết lập giá trị của tiền định danh.
Nguồn gốc ra đời và phát triển của Fiat như thế nào?
Thế kỷ 11 – 13
Fiat được hình thành ở nhiều thế kỷ trước tại Trung Quốc. Cụ thể, vào thế kỷ 11, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) lần đầu tiên phát hành tiền giấy. Lúc này, nó có vai trò để trao đổi vàng, bạc và lụa.
Vào thế kỷ thứ 13, Kublai Khan nắm quyền, ông thiết lập chế độ tiền định danh. Những chuyên gia sử học đánh giá Fiat đã góp phần vào sự sụp đổ của Đế chế Mông Cổ vì tình trạng chi tiêu quá nhiều và siêu lạm phát xuất phát từ tính chất suy vi của Đế chế này.
Thế kỷ 17
Vào giai đoạn này, tiền định danh được sử dụng ở các nước Châu Âu. Cụ thể, là Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hà Lan. Tuy nhiên, chế độ này đã mau chóng sụp đổ tại Thụy Điển và Chính phủ sau đó đã chuyển sang áp dụng chế độ bản vị bạc.
Thế kỷ 18 và 19
Trong thời điểm này, New France của Canada, các thuộc địa Mỹ, tiếp theo là Chính phủ liên bang Hoa Kỳ cũng đã thử áp dụng chế độ tiền Fiat và thu về nhiều kết quả khác nhau.
Thế kỷ 20
Vào thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã quay về áp dụng chế độ tiền lấy hàng hóa làm cơ sở, với một giới hạn nhất định.
Năm 1933, Chính phủ đã hủy bỏ việc đổi tiền giấy lấy vàng.
Năm 1972, thời Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ đã chấm dứt chế độ bản vị vàng. Nixon đã hủy bỏ hệ thống này với phạm vi toàn cầu, chuyển toàn bộ sang tiền pháp định. Và đó là nguồn gốc vì sao chúng ta sử tiền Fiat cho đến nay.
Đặc điểm giữa tiền Fiat và bản vị vàng là gì?
Bản vị vàng
Chế độ bản vị vàng cho phép chuyển từ tiền giấy sang vàng.
Trên thực tế, toàn bộ tiền giấy được đảm bảo thông qua một lượng vàng hữu hình và được nắm giữ bởi Chính phủ. Trong một chế độ tiền lấy hàng hóa làm cơ sở, Chính phủ và Ngân hàng chỉ được bổ sung tiền vào nền kinh tế khi họ nắm giữ một lượng vàng dự trữ tương đương về giá trị. Với chế độ bản vị vàng, Chính phụ sẽ giới hạn mức độ in tiền và làm cho giá trị của tiền tăng dựa vào những yếu tố kinh tế.
Những ai ủng hộ chế độ bản vị vàng nhận thấy rằng, chế độ tiền lấy hàng hóa làm cơ sở ổn định hơn vì được đảm bảo bởi một thứ được gọi là vật chất và vì nó có giá trị.
Tiền Fiat
Mặt khác, đối với hệ thống tiền định danh, có thể không được chuyển nó sang một thứ nào khác.
Dựa vào chế độ tiền định danh Fiat, Chính phủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của tiền và giá trị của nó gắn liền với các yếu tố kinh tế. Chính phủ và Ngân hàng Trung ương có quyền kiểm soát chế độ tiền tệ. Qua đó, thể hiện điều liên quan dưới dạng sự kiện tài chính và khủng hoảng với các công cụ khác nhau, ví dụ tạo Ngân hàng dự trữ phân đoạn và tiến hành nới lỏng định lượng.
Những người thuộc phe chế độ tiền Fiat không ủng hộ chế độ bản vị vàng do sự bất ổn của giá vàng. Với chế độ bản vị vàng, giá trị của tiền lấy hàng hóa làm cơ sở, Fiat cũng có nhiều biến động. Tuy nhiên, với hệ thống tiền pháp định, Chính phủ sẽ can thiệp dễ dàng hơn để đối phó với các tình hình kinh tế bất ổn.
Lợi ích và rủi ro khi sử dụng Fiat là gì?
Những chuyên gia kinh tế và chuyên gia tài chính không đồng lòng ủng hộ sử dụng chế độ tiền Fiat. Bên đồng ý và bên phản đối đã có những cuộc tranh cãi nảy lửa để phân tích các lợi ích và rủi ro nếu áp dụng chế độ tiền tệ này. Vậy những ưu điểm và nhược điểm của Fiat là gì?
Lợi ích của tiền pháp định là gì?
- Sự hạn chế về số lượng: Tiền định danh không bị tác động bởi yếu tố này. Ngược lại chế độ bản vị vàng sẽ bị hạn chế và dễ bị khan hiếm.
- Chi phí: Để in và phát hành tiền pháp định, chi phí hợp lý so với chế độ tiền dựa vào hàng hóa.
- Can thiệp nhanh chóng: Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, suy thoái kinh tế, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương có thể can thiệp để đối phó với những sự kiện tiêu cực này.
- Thương mại quốc tế: Tiền Fiat được áp dụng ở các đất nước trên toàn thế giới. Chính vì vậy, đây là một loại tiền có tính chấp nhận cao, thuận tiện cho thương mại quốc tế.
- Sự tiện ích: Tiền định danh không phụ thuộc vào lượng vàng dự trữ. Ngược lại, với chế độ bản vị vàng, cần có kho lưu trữ, giám sát và những yêu cầu khó khăn khác.
Rủi ro của tiền pháp định là gì?
- Không có giá trị nội tại: Với yếu tố này, cho phép Chính phủ tạo ra tiền mà không cần gì cả. Tuy nhiên có thế xảy ra tình trạng lạm phát, gây sụp đổ nền kinh tế của một quốc gia.
- Rủi ro trong quá khứ: Trong quá khứ đã ghi nhận sự thất bại của tài chính do áp dụng chế độ tiền Fiat. Và điều này làm cho hệ thống này mang một số rủi ro nhất định.
Sự khác biệt giữa tiền điện tử và tiền Fiat là gì?
Điểm giống nhau giữa Fiat – Tiền định danh và Crypto – Tiền điện tử chính là cả hai không được đảm bảo dưới dạng hàng hóa vật lý. Và đây cũng chính là điểm giống duy nhất của hai loại tiền này.
Bên cạnh đó, có rất nhiều bạn đặt câu hỏi về sự khác nhau của tiền pháp định và tiền điện tử. Chúng ta hãy cùng quan sát bảng dưới đây:
Fiat – Tiền định danh | Crypto – Tiền điện tử | |
Tổ chức kiểm soát | Fiat do Chính phủ và Ngân hàng Trung ương kiểm soát. | Tiền điện tử có tính chất là phi tập trung, nó được kiểm soát bởi một sổ cái kỹ thuật số phân tán, hay gọi tắt là Blockchain. |
Hệ thống tạo thành | Fiat được tạo ra bởi các Ngân hàng Trung ương và không từ thứ gì cả. Nó được tạo ra dựa trên sự phán đoán của họ về nhu cầu nền kinh tế của đất nước. | Lấy điển hình là Bitcoin, và đa số là các loại tiền điện tử, chúng có nguồn cung nhất định và được kiểm soát. |
Phạm vi sử dụng | Chế độ tiền pháp định được áp dụng bởi Chính phủ của các nước và do Chính phủ kiểm soát, bắt buộc sử dụng bởi người dân trong việc lưu thông và trao đổi hàng hóa,… | Tiền điện tử là một dạng tiền kỹ thuật số, không sở hữu tính chất vật lý và giới hạn. Nó không được kiểm soát bởi Chính phủ. Nhu cầu sử dụng dựa trên nhu cầu của cá nhân, các tổ chức và Chính phủ có thể không chấp nhận. |
Truy vết giao dịch | Tiền Fiat được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Dễ dàng để truy vết giao dịch. | Các giao dịch tiền kỹ thuật số không thể thay đổi. So với chế độ tiền Fiat thì để truy vết giao dịch tiền điện tử là khó khăn và phức tạp.
Đặc biệt, thị trường tiền mã hóa có quy mô hạn chế, vì vậy nó dễ biến mất so với thị trường truyền thống. Đây là một trong những nguyên nhân mà tiền điện tử vẫn chưa phổ biến và chưa được Chính phủ ở một số nước chấp nhận. |
Các trường hợp chế độ tiền Fiat sụp đổ trong quá khứ
Có hai trường hợp về sự thất bại của hệ thống tiền định danh trong quá khứ mà chúng ta có thể tìm thấy ngay. Đó là tiền của Zimbabwe và tiền của Venezuela.
Nguyên nhân đằng sau sự thất bại của hệ thống tiền Fiat này phần lớn là do tình hình lạm phát phi mã và Chính phủ không còn năng lực kiểm soát hệ thống tiền tệ – tài chính. Bên cạnh đó là sự từ chối chuyển đổi, giao dịch với đồng tiền định danh đó với các loại tiền tệ khác bởi các Chính phủ.
Sự thất bại của đồng Dollar Zimbabwe
Đầu tiên, chúng ta phải kể đến tình hình siêu lạm phát ở Zimbabwe từ giai đoạn năm 2007 đến năm 2009 và đỉnh điểm chính là vào năm 2009. Việc lạm phát nghiêm trọng đã xảy ra khi tỷ lệ lạm phát mỗi tháng trên mức 50%.
Cụ thể, Zimbabwe bắt đầu chuyển sang giai đoạn lạm phát vào tháng 3 năm 2007. Sự kiện này dừng lại khi quốc gia này đã từ bỏ đồng tiền chính của mình vào năm 2009. Cuộc khủng hoảng do siêu lạm phát của quốc gia Châu Phi cho đến hiện tại được đánh giá là cuộc lạm phát lớn thứ hai trong lịch sử, trước nó là siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá tăng gấp đôi sau 15,6 giờ.
Hành động thể hiện rõ rệt nhất chính là Ngân hàng Trung ương liên tiếp phát hành tiền giấy bạc với mệnh giá lớn. Cụ thể phát hành giấy bạc giá trị 20 triệu đô la vào tháng 1 năm 2008, đỉnh điểm là mệnh giá 100 tỷ đô la vào 21 tháng 7 năm 2008.
Chỉ với một giai đoạn ngắn ngủi, tình hình lạm phát nghiêm trọng đã biến Zimbabwe biến thành một đất nước nghèo đói nhất châu lục. Trước đó, đây là một đất nước có khả năng phát triển vượt bậc về nền kinh tế bởi các nguồn tài nguyên có sẵn giá trị.
Những hệ lụy kéo theo như 80% người lao động thất nghiệp. Hệ thống giao dịch, y tế và các lĩnh vực khác cùng đồng loạt sụp đổ. Hoàn cảnh thiếu thốn nghiêm trọng các hàng hóa cơ bản, thêm vào đó là sự bất ổn về kinh tế, chính trị liên quan cuộc bầu cử quốc tế.
Ở Zimbabwe, nhiều “tỷ phú” không xu dính túi. Có thể nói, kinh tế của quốc gia Nam phi đã hoàn toàn sụp đổ. Lúc này, họ sử dụng tiền điện tử Bitcoin như một hình thức thanh toán bất đắc dĩ.
Sau đây là bảng so sánh hàng hóa – tiền định danh Dollar Zimbabwe ở thời kỳ lạm phát nghiêm trọng:
Sự thất bại của tiền Fiat Bolivar của Venezuela
Tiếp theo, chính là tình hình lạm phát ở Venezuela, trong giai đoạn nhiệm kỳ của Tổng thống Chavez, nó vẫn luôn trong mức nghiêm trọng. Năm 2010, sự kiện này đã làm cho việc tăng lương của người lao động trở thành một điều không thể vì đồng tiền liên tục mất giá trị.
Năm 2014 – 2015
Tình trạng lạm phát vào giai đoạn này đạt 69%, đây là mức cao nhất thế giới ở thời gian đó. Vào năm 2015, tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng lên 181% và năm 2016 là 800%. Nghiêm trọng nhất là năm 2017 với 4.000% và 2018 là 1.698.488%.
Năm 2016 – 2017
Tháng 11 năm 2016, Venezuela chính thức bắt đầu giai đoạn siêu lạm phát. Kể từ đầu năm 2018, Chính phủ Venezuela đã “về cơ bản” không đưa ra các dự báo lạm phát chính thức.
Lạm phát đã tác động nặng nề đến người Venezuela đến mức nhiều người trong số họ đã nhảy vào trò chơi điện tử trực tuyến vào năm 2017. Ví dụ: mục đích của trò chơi “RuneScape” là kiếm được nhiều tiền ảo trong trò chơi, sau đó đổi tiền ảo này cho những người chơi khác ở ngoài nước để lấy tiền thật.
Trong nhiều tình huống dỡ khóc dỡ cười, những người chơi game này kiếm được nhiều tiền hơn những người làm công ăn lương ở Venezuela, cho dù họ chỉ kiếm được vài đô la mỗi ngày.
Trong dịp Giáng sinh năm 2017, một vài cửa hàng ở Venezuela đã quyết định không dán nhãn giá trên các mặt hàng khuyến mãi vì giá tăng quá mạnh mẽ. Do đó, khách hàng sẽ cần hỏi nhân viên cửa hàng về giá tiền của từng mặt hàng muốn mua.
Phát hành đồng Fiat Sovereign Bolivar
Vào thời điểm tháng 8 năm 2018, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố sẽ ngăn chặn tình hình lạm phát nghiêm trọng. Cụ thể, quốc gia này sẽ phát hành đồng nội tế mới, có tên là Sovereign Bolivar (đồng Bolivar tối cao).
Đồng Sovereign Bolivar sẽ mất đi 5 số 0 so với đồng tiền nội tệ cũ. Tức là 1 đồng Sovereign Bolivar sẽ có giá trị tương đương 100.000 đồng Bolivar cũ.
Những mệnh giá của đồng Sovereign Bolivar lần lượt là 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500. Vào ngày 20 tháng 8 năm 2018, đồng tiền này đã chính thức được phát hành.
Các trường hợp sụp đổ của đồng tiền kỹ thuật số giả
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự bùng nổ và thậm chí là sự hấp dẫn đối với Bitcoin (một loại tiền điện tử). Sau Bitcoin, nhiều cá nhân và tổ chức đã phát hành tiền điện tử giả. Chúng được ra mắt với mục đích gây quỹ và sau đó lấy tiền bỏ trốn.
Đa số những vụ huy động vốn với các loại tiền điện tử lừa đảo này đi cùng với hai yếu tố chính dưới đây:
- Lãi suất hấp dẫn.
- Blockchain.
- Công nghệ 4.0.
Trên thực tế, không có công nghệ nào được sử dụng trong những đồng tiền này.
Những đồng tiền này thực chất là những con số ảo. Các loại tiền ảo lừa giả mạo được tạo ra với việc nhập số vào hệ thống rồi bán cho các nhà đầu tư mới bị lừa vào hệ thống. Những thứ tiền ảo giả danh này hoàn toàn không được hỗ trợ bởi tiền Fiat. Nó cũng không thể được sử dụng để mua hoặc bán bất cứ hàng hóa hay sản phẩm cụ thể nào.
Lừa đảo tiền ảo iFAN, Pincoin
Sáng ngày 8 tháng 4 năm 2018, rất nhiều người kéo đến trụ sở Công ty CP Modern Tech kéo băng rôn lên án Modern Tech và nhóm phát triển iFan, Pincoin lừa gạt chiếm tài sản lên đến 15 nghìn tỷ đồng, “cầu cứu” ” sự can thiệp của công an. Sau đó, một số nạn nhân đã gửi đơn tố cáo ông Vũ Hữu Lợi (đồng sáng lập kiêm Giám đốc Phát triển Quốc tế iFan) và nhóm sáng lập Modern Tech đến PC03.
Cuối tháng 5/2018, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an, C03) phối hợp điều tra với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an TP.HCM (PC03, Công an TP.HCM) điều tra vụ việc nhà đầu tư (NĐT) tố cáo đường dây “tiền ảo” lừa đảo 32.000 NĐT với số tiền 15.000 tỷ đồng, liên quan đến Công ty CP Modern Tech, tọa lạc tại lầu 9 một tòa nhà trên đường Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Q.1, HCM), để làm rõ hành vi kêu gọi đầu tư vào iFan, Pincoin. Đến nay, cơ quan điều tra (CQĐT) đã nắm được kết quả xác minh sơ bộ vụ án này.
Theo thông tin sơ bộ mà cơ quan công an có được, tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Modern Tech là ông Hồ Xuân Văn (30 tuổi, HKTT ở Huế). Có 7 người sáng lập và điều hành Modern Tech, bao gồm:
- Hồ Xuân Văn với số vốn 13 tỷ đồng, bằng 13% cổ phần trong doanh nghiệp
- Bùi Ngọc Mỹ (ở Bình Dương)
- Hồ Phú Ty (ở Tây Ninh)
- Lương Huỳnh Quốc Huy (ở Long An)
- Lưu Trọng Tuấn (ở Q.8, TP.HCM)
- Nguyễn Đức Trọng (ở Đồng Nai)
- Nguyễn Trung Hiếu (ở Lâm Đồng) đóng góp 12 tỷ đồng/người
- Vũ Hữu Lợi (với Tuyên Quang) góp 15 tỷ đồng.
Những cái tên này đều kinh doanh trong hệ thống đa cấp. Đồng tiền kỹ thuật số iFan là dự án của công ty iFan PTE.LTD, trụ sở tại Singapore, được phát hành dưới dạng token mã hóa.
Theo Cơ quan điều tra, số tiền kiếm được từ nhà đầu tư bằng thủ đoạn lừa gạt là 5 triệu USD. Số tiền này do Diệp Khắc Cường giữ 1 nửa, những người khác giữ số còn lại.
Khoảng thời gian sau đó, Diệp Khắc Cường xích mích với một số người trong nhóm lãnh đạo sáng lập iFan như Vũ Hữu Lợi, Bùi Ngọc Mỹ, Hồ Xuân Văn, Hồ Phú Ty,… về vấn đề tiền bạc nên nhóm này không bao gồm Cường và kêu gọi đầu tư iFan độc lập. Nhóm của Lợi cùng với 7 cá nhân khác tổ chức bán iFan riêng vào tháng 11/2017 tại trung tâm hội nghị quận 10. Lần này đã có trên 1.000 nhà đầu tư tham gia, họ mua và thanh toán cho iFan bằng hình thức mua Bitcoin và Ethereum.
Lúc đó, Hồ Phú Tỷ đã chuyển toàn bộ thông tin của trang web myifan[.]io sang trang web ifan[.]io. Tháng 12/2017, Vũ Hữu Lợi và nhóm của anh ta tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư iFan tại Hà Nội, đồng thời cung cấp gói lãi suất cao lên tới gần 60%. Phương án trả lãi được tiến hành theo hình thức đa cấp, nhiều nhà đầu tư kêu gọi người thân, bạn bè đầu tư vào đồng tiền điện tử giả mạo này để thu về lãi suất hấp dẫn.
Các nhà đầu tư cũng lấy tiền mặt để mua Bitcoin và Ethereum để mua iFan. Lần này, hầu hết các nhà đầu tư đều mua lại iFan từ những nhà đầu tư đã sở hữu iFan trước đó. Lãi suất có được nhà đầu tư sẽ không nhận được bằng tiền mặt mà sẽ là iFan. Đến tháng 1 năm 2018, dự án này thông báo không hoạt động nữa. Số tiền của nhà đầu tư sẽ được trả bằng iFan, với giá 5 USD/iFan.
Đến hiện tại, theo cơ quan chức năng, đồng tiền này là không có giá trị, nhà đầu tư đã tham gia vào dự án này với suy nghĩ sẽ bán đi đều trở nên vô nghĩa.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu Fiat là gì và so sánh Fiat cùng với các loại tiền khác. Nhìn chung, Fiat hay tiền định danh, là loại tiền được thiết lập bởi Chính phủ hay Ngân hàng Trung ương. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam đang áp dụng chế độ tiền pháp định Fiat. Với chế độ tiền tệ này, có rất nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nhất định. Hy vọng bài viết ngày hôm nay đã cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống tiền tệ, tài chính thế giới.
Tham khảo thêm:
xStation là gì? Cách cài đặt và thao tác sử dụng xStation
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.