False Breakout là gì? Cho dù là người mới tham gia vào thị trường hay những nhà đầu tư lâu năm thì cũng cần phải học cách nhận biết sự phá vỡ giả. Nếu như không chú ý, bạn hoàn toàn có thể mất sạch số tiền trong tài khoản vì cái bẫy giá thị trường này. Để biết thêm về False Breakout và nắm bắt được hoàn toàn cái bẫy thị trường này thì đừng nên bỏ qua bài viết này của Forex Dictionary.
Khái niệm False break là gì?
False Breakout là gì? Thuật ngữ muốn ám chỉ về sự phá vỡ giả trên thị trường. Điều này sẽ xảy ra khi mà đường giá di chuyển qua mức hỗ trợ/ kháng cự quan trọng. Và trong khoảng thời gian này, thị trường không có đủ tiềm lực để có thể tiếp tục hướng di chuyển của giá. Chính vì vậy mà giá đã có xu hướng quay đầu, trở về phạm vi cũ của mức hỗ trợ/ kháng cự ban đầu.
Có rất nhiều Traders tìm kiếm sự vào lệnh ngay khi sự phá vỡ vừa mới xảy ra. Trong lúc này, các nhà giao dịch cần thật sự tỉnh táo để có thể đặt lệnh một cách khôn ngoan và hiệu quả nhất. Nếu như nhà giao dịch vào lệnh quá nhanh, ngay khi mà mức giá vừa trượt ra khỏi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, họ có thể rơi vào cái bẫy False Breakout của thị trường. Khi thật sự rơi vào một sự phá vỡ giả, Traders chắc chắn sẽ có sự thua lỗ không hề nhỏ trong tài khoản giao dịch thị trường.
Đôi khi False Breakout cũng sẽ đưa đến cho các Traders những tín hiệu trên thị trường. Cụ thể là báo hiệu cho các Traders biết hướng tham gia thị trường, các nhà giao dịch nên tham gia theo hướng ngược lại với hướng mà nó đang cố gắng breakout. Bởi vì ngay sau khi xảy ra hiện tượng False Breakout, khả năng cao là đường giá sẽ quay đầu và có sự biến động mạnh mẽ.
Ý nghĩa của sự phá vỡ giả – False Breakout trên thị trường Forex là gì?
Khi giao dịch thị trường, các Traders cần đặc biệt chú ý đến vùng kháng cự và hỗ trợ vì đây là hai khu vực thường xuyên xảy ra sự phá vỡ. Khu vực kháng cự/ hỗ trợ thường không cố định, nó có thể là các đường nằm theo phương ngang, các đường xu hướng hoặc lại những đường trung bình động trên biểu đồ thị trường. Thường thì mức giá sẽ đi qua hai khu vực quan trọng này và đóng cửa tại đó. Sau đó, nó sẽ tiếp tục di chuyển mà không có dấu hiệu quay đầu lại.
Trong khi đó, False Breakout lại cho thấy một mức giá đi qua ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự và có sự đảo chiều. Hầu như sự phá vỡ giả đều sẽ quay đầu ngược lại khi đang nằm trong khu vực của vùng hỗ trợ và vùng kháng cự trước khi đóng phiên giao dịch.
Từ False Breakout, nhận biết được rằng nguồn lực mua của thị trường đang có vẻ suy yếu và mức giá sẽ không được lên trên mức kháng cự. Hoặc ở trong trường hợp ngược lại, thị trường không có đủ lực bán và khiến cho mức giá không thể đi ra khỏi mức hỗ trợ.
Ngay khi thấy sự xuất hiện của False Breakout trên biểu đồ, các nhà giao dịch nên thoát lệnh giao dịch của mình càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp Traders hạn chế được tối đa ảnh hưởng tiêu cực của False Breakout trên giao dịch của mình. Nếu như càng giữ lệnh lâu, mức thua lỗ sẽ càng lớn, tỷ lệ thua lỗ của các nhà giao dịch cũng cao hơn. Bên cạnh những Traders nhanh chóng vào lệnh với kỳ vọng về một sự breakout thành công và dính phải bẫy False Breakout thì vẫn có những Traders có kinh nghiệm và không mắc phải bẫy giá này.
Những nhà giao dịch không mắc bẫy False Breakout có thể tìm kiếm một cơ hội giao dịch mới thông qua chiều hướng ngược lại so với sự phá vỡ giả.
Ví dụ thực tế đặt lệnh giao dịch False Breakout
Ở nội dung phía trên, bạn đã nắm bắt được chi tiết cách giao dịch với mô hình False Breakout. Tiếp theo đây, Forex Dictionary sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư một ví dụ minh họa để có thể hiểu rõ hơn về lệnh giao dịch này. Đồng thời cũng mang đến cho bạn các mức Cắt lỗ và Chốt lời khi thực hiện False Breakout.
Biểu đồ trên là về cặp tiền tệ GBP/USD vào giai đoạn cuối tháng 5/2017. Có thể thấy rõ rằng có một mức hỗ trợ quan trọng tại 1.2790 và đã trải qua ba lần kiểm tra. Một mẫu hình nến đột ngột đóng cửa dưới mức hỗ trợ thì có thể đưa ra nhận định chắc chắn rằng đây không phải là tín hiệu chính xác và đáng tin. Đồng thời, mức volume thực tế giảm xuống càng hỗ trợ quan điểm rằng thị trường sẽ có hiện tượng False Breakout.
Biểu đồ sẽ cho Traders thấy về một hiện tượng từ chối Breakout được biểu diễn thông qua mô hình Bull Engulfing. Lúc này là khoảng thời gian vàng mà Traders nên nhanh chóng thực hiện lệnh Buy.
Lưu ý: Traders đặt mức dừng lỗ bên dưới mô hình nến Engulfing và đặt điểm chốt lời khi volume giao dịch có xu hướng giảm xuống.
Phân biệt breakout và False Breakout thông qua những đặc điểm là gì?
Nhận biết breakout và False Breakout có thể được xem là một thách thức lớn đối với các Traders, cho dù là những nhà đầu tư mới tham gia giao dịch hay là đã có nhiều năm “lăn lộn” trên thị trường ngoại hối. Mặc dù khó nhưng nếu như chú ý thì Traders hoàn toàn có thể phân biệt được sự phá vỡ giả với phá sự phá vỡ thật sự trên thị trường. Dưới đây, bài viết sẽ cung cấp cho các nhà giao dịch một số chỉ báo có thể được sử dụng để phân biệt breakout và False Breakout, cũng như một vài tín hiệu có cấu trúc tương tự trên thị trường.
Bước đầu tiên là xem xét khối lượng giao dịch. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để xác định xem có xảy ra sự phá vỡ thật sự trên thị trường hay không? Khi một sự breakout thực sự xảy ra, khối lượng theo sau sẽ tăng lên đáng kể, cho Traders thấy được động lực của thị trường. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng sẽ xảy ra, vậy nên, các anh em cần lưu ý đối với trường hợp này.
Cách an toàn nhất để có tránh rơi vào bẫy phá vỡ giả trên thị trường chính là kiên nhẫn chờ đợi. Tuyệt đối đừng đưa ra những quyết định nhanh chóng khi mà giá chỉ vừa vượt qua ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ. Để chắc chắn hơn thì hãy đợi đến khi cây nến hiện tại kết thúc.
Các Traders nên ưu tiên sử dụng Time Frame hàng ngày trong quá trình xác định False Breakout trên thị trường. Lúc này, hãy kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi phiên giao dịch thực sự kết thúc. Đồng thời, bạn cũng cần phải xác định xem cây nến kết thúc đã nằm ngoài ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự hay chưa? Nếu như mức giá vượt qua phạm vi này và theo sau nó là sự đóng cửa với râu nến ngắn thì các Traders có thể tự tin nhận định rằng đây là một sự phá vỡ thật sự. Ngược lại, nếu không đảm bảo được toàn bộ yêu cầu kể trên thì đây sẽ là sự phá vỡ giả mà các Traders nên cẩn thận.
Bên cạnh những lưu ý trên, các nhà giao dịch cũng cần phải loại bỏ suy nghĩ rằng đi kèm với sự phá vỡ giả sẽ có sự quay đầu xu hướng. Thực tế cho thấy, khi False Breakout xảy ra, xu hướng có thể quay đầu hoặc là không. Có rất nhiều trường hợp xuất hiện sự phá vỡ giả và đường giá đảo chiều trở lại. Tuy nhiên, sự quay đầu của nó chỉ xảy ra trong ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ quan trọng và lại nhanh chóng đi theo hướng phá vỡ ban đầu. Lúc này, đây không còn là sự phá vỡ giả nữa mà chính là True Breakout.
Một lần nữa, chúng ta sẽ nhắc về sự kiên nhẫn khi giao dịch trên thị trường ngoại hối Forex. Thay vì nhanh chóng tham gia thị trường với tỷ lệ sập bẫy tương đối cao thì việc quan sát thị trường từ bên ngoài là phương pháp tối ưu nhất, giúp bạn bảo vệ được toàn bộ số dư trong tài khoản. Các Traders hoàn toàn có thể vào lệnh sau ngay khi nhận biết được sự xuất hiện của tín hiệu mạnh nhất trên thị trường.
Ngay khi có được nhận định chắc chắn về một sự phá vỡ giả xảy ra trên thị trường, Traders có thể thực hiện tham gia thị trường theo hướng ngược lại với hướng đi ban đầu của False Breakout. Khi tham gia giao dịch trong khoảng thời gian này, tiềm năng lợi nhuận mà Traders nhận được là rất lớn bởi vì xu hướng thị trường thường diễn ra mạnh mẽ và lâu dài sau một sự phá vỡ giả.
Tìm hiểu về 3 trường hợp thị trường thường xảy ra False Breakout
Bẫy phá vỡ giả dưới dạng bẫy tăng giá và bẫy giảm giá ở các khu vực cấp độ chính
Bẫy giảm (Bull Trap) hoặc bẫy tăng giá (Bear Trap) đề cập đến sự phá vỡ giả bao gồm 1 đến 4 cây nến tại các điểm kháng cự trong thị trường có xu hướng hoặc là diễn ra khi đường giá thị trường đi ngang. Sự phá vỡ giả (False Breakout) này chính thức được kích hoạt khi giá có sự di chuyển mạnh mẽ và tiến gần với các những mức kháng cự quan trọng.
Điều mà Traders cần nhớ liên quan đến sự phá vỡ giả này là nó đang đạt được một động lực dồi dào. Việc này có thể dẫn đến việc mọi người tin rằng các mức kháng cự sẽ nhanh chóng bị phá vỡ và thực hiện các giao dịch ngay lập tức. Nếu như không đủ kinh nghiệm giao dịch, các nhà giao dịch rất dễ rơi vào cái bẫy này.
Cụ thể hơn, một bẫy tăng giá được tạo ra khi giá tăng mạnh trong vùng kháng cự khiến tâm lý Traders bị thao túng và liên tục thực hiện lệnh mua. Tuy nhiên, một khi giá vượt qua vùng kháng cự, những “ông lớn” tài chính có sự can thiệp vào thị trường, khiến thị trường đảo chiều đi xuống và diễn ra không như những gì mà Traders dự đoán. Lúc này, một sự False Breakout đã chính thức xảy ra, các nhà đầu tư nhỏ lẻ không thể thoát khỏi tình trạng thua lỗ.
Ngược lại, bẫy giảm giá (Bear Trap) xuất hiện ở những vùng mức hỗ trợ và có động lượng mạnh. Cũng chính vì tâm lý không vững mà các nhà đầu tư liên tục đặt lệnh bán với mong muốn thu được nguồn lợi lớn trong tương lai. Và cũng giống như tình huống của Bull Trap, các ngân hàng sẽ bắt đầu can thiệp vào thị trường khiến cho mức giá tăng trở lại mà không phải là một đường giá giảm đúng như mong muốn ban đầu.
Sự phá vỡ giả xảy ra khi giá đang tích lũy
False Breakout thường xảy ra khi thị trường không có quá nhiều biến động, đường giá di chuyển theo chiều ngang. Bên cạnh đó, cũng cần chắc chắn rằng điều này nằm trong
nằm trong một phạm vi hẹp với ít động lực thị trường. Trong điều kiện thị trường như thế này, hầu hết các Traders đều sẽ tin rằng đây là một giai đoạn tích lũy để hình thành lên vùng cơ sở. Do đó, khi mức giá mới chỉ bắt đầu có dấu hiệu bứt phá khỏi phạm vi đường giá đi ngang, các nhà giao dịch sẽ háo hức tham gia vào thị trường với hy vọng rằng giá sẽ có thể bứt phá một cách mạnh mẽ.
Tuy nhiên, ngay khi tham gia giao dịch, Traders nhanh chóng bị thua lỗ một khoản lớn khi đường giá không đi theo xu hướng tăng lên mà quay trở lại xu hướng đi ngang trước đây. Mặc dù sau đó các nhà giao dịch đã nhận ra rằng mình bị rơi vào bẫy phá vỡ giả trên thị trường. Tuy nhiên, dù đã nhận ra đây là False Breakout đi chăng nữa thì cũng đã là quá muộn.
Không còn cách nào khác là Traders phải thực hiện lệnh dừng lỗ hoặc gánh chịu các khoản lỗ tài chính. Phương pháp hiệu quả nhất để tránh rơi vào loại bẫy này chính là kiên nhẫn theo dõi sự di chuyển của đường giá. Xem thử đường giá đã thực sự di chuyển ra ngoài phạm vi giá trước đó hay chưa rồi mới đặt lệnh tham gia thị trường.
Fakey với False Breakout
Fakey được biết là một loại hình phá vỡ giả khá phổ biến trên thị trường Forex. Cùng với sự kết hợp của False Breakout và mẫu nến Inside Bar nên tín hiệu này cho thấy một sự đảo chiều tương đối chắc chắn. Để hiểu hơn, các bạn có thể theo dõi qua ví dụ dưới đây:
Khi mà các anh em Traders nhận biết được tín hiệu này trên biểu đồ, có thể tìm kiếm lợi nhuận thông qua giao dịch theo chiều ngược lại với xu hướng của sự xảy ra của phá vỡ giả.
False Breakout là gì? Trong trường hợp Traders không nhận biết được các tín hiệu phá vỡ giả trên thị trường thì rất khó tránh khỏi sự thua lỗ trên thị trường. Chính vì vậy, đây là một kiến thức mà bạn nên tiếp thu để có thể đảm bảo an toàn cho tài khoản giao dịch thị trường của mình. rằng bài viết về mô hình phá vỡ giả này của chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức thú vị về giao dịch thị trường Forex.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.