Đòn bẩy tài chính đang là một trong những công cụ được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong chiến lược kinh doanh của họ. Hiểu rõ được khái niệm đòn bẩy tài chính là gì là điều quan trọng giúp doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên nếu không thể nắm được công dụng của đòn bẩy tài chính, nó sẽ là một “con dao hai lưỡi” cực kỳ nguy hiểm. Vậy nên việc tìm hiểu đòn bẩy tài chính và nắm rõ ý nghĩa của nó mang lại đóng vai trò then chốt.
Định nghĩa đòn bẩy tài chính trên thị trường là gì?
Khái niệm đòn bẩy tài chính là gì?
Xét trên phương diện kinh tế học, đòn bẩy tài chính được giải thích là việc các doanh nghiệp sử dụng vốn đi vay để mang đi đầu tư. Việc này có thể hiểu là thay vì lấy tiền vốn có sẵn của doanh nghiệp, họ lại sử dụng vốn đi vay để đầu tư với mục đích tăng thêm tỷ suất lợi nhuận. Các doanh nghiệp hoặc vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên mỗi cổ phần sẽ chính là những người nhận được phần lợi nhuận này. Khoản vốn được nêu trên nằm trong nguồn vốn của công ty dựa vào bảng cân đối kế toán.
Trong đòn bẩy tài chính có hệ số nợ, đây là chỉ số thể hiện mức độ mà doanh nghiệp áp dụng công cụ đòn bẩy. Khi hệ số này càng cao càng cho thấy công ty ưa chuộng và sử dụng công cụ này rất nhiều lần. Ngược lại, đối với những doanh nghiệp có hệ số nợ càng thấp thì họ là những người không phụ thuộc và lạm dụng vào đòn bẩy tài chính.
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính chắc ở một mức độ cao chắc chắn sẽ mang lại càng nhiều cơ hội tăng tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng bạn cần phải nhớ một nguyên tắc rằng “lợi nhuận càng nhiều, rủi ro càng cao”. Chính vì vậy khi sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp của bạn. Đồng thời, mức độ đòn bẩy tài chính cao cũng thể hiện vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có tỷ trọng thấp hơn số nợ mà họ phải trả.
Ví dụ thực tế về đòn bẩy tài chính trên thị trường
Một cửa hàng kinh doanh sản phẩm công nghệ được thành lập sự góp vốn của hai người bạn là Tài và Chính. Trong đó:
- Tài có 10.000.000 VND và mua được 10 chiếc điện thoại với mức giá là 1 triệu VND cho mỗi chiếc. Trường hợp của Tài là sử dụng vốn gốc đang có để kinh doanh mà không sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính.
- Chính cũng có 10.000.000 VND và anh ta vay thêm 5 triệu để mua được 15 chiếc điện thoại cũng với giá 1 triệu VND cho mỗi chiếc. Trường hợp của Chính là ví dụ cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính để sở hữu được 15 chiếc điện thoại chỉ với vốn gốc là 10 triệu VND.
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính trong kinh tế là gì?
Đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp
Có thể nói rằng đòn bẩy mang đến nhiều lợi nhuận và cả rủi ro mang về cho một nhà doanh nghiệp. Nhưng phải thừa nhận rằng hiện nay đa số doanh nghiệp đều ưa chuộng công cụ này trong các hoạt động kinh doanh của mình nhằm gia tăng lợi nhuận. Vậy nên mức độ quan trọng mà đòn bẩy tài chính mang tới ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp hiện nay. Không chỉ các doanh nghiệp mà các nhà đầu tư cũng rất ưu ái công cụ này khi sử dụng nó một cách thường xuyên. Đặc biệt khi xét đến lĩnh vực bất động sản, đòn bẩy tài chính có một vai trò quan trọng nhất định ảnh hưởng các chiến lược của công ty:
- Duy trì hoạt động kinh doanh bằng việc bù đắp sự thiếu hụt vốn của doanh nghiệp và làm tăng tỷ suất sinh lời trong tương lai.
- Đòn bẩy tài chính là công cụ hữu ích giúp thúc đẩy lợi nhuận sau thuế của chủ doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu trước đó. Bên cạnh đó, đòn bẩy tài chính còn được xem như là công cụ để kìm hãm sự tăng lên của mức lợi nhuận này.
- Đòn bẩy tài chính còn đóng vai trò “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp. Vì đối với mỗi khoản vay và tiền lãi sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp mà nó chắc chắn sẽ phải khấu trừ vào thu nhập chịu thuế sau khi quyết toán. Vậy nên, các doanh nghiệp sẽ hưởng được lợi ích từ việc nộp thuế ít hơn nhưng mức sinh lời vẫn tăng trưởng.
Đòn bẩy tài chính trên sàn giao dịch ngoại hối
Không dừng lại ở đó, đòn bẩy tài chính còn là một công cụ quan trọng đối với các nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối. Công cụ này sẽ làm tăng số vốn của nhà đầu tư lên gấp mấy lần để có thể mang về khoản lời lớn hơn. Tại các sàn giao dịch ngoại hối hiện nay sẽ cung cấp nhiều mức đòn bẩy khác nhau, như tại sàn Exness có tỷ lệ đòn bẩy tối đa là 1:2000.
Cách tính đòn bẩy tài chính
Công thức tính đòn bẩy tài chính như thế nào?
Đòn bẩy tài chính sẽ được tính thông qua công thức dưới đây:
Trong đó các thuật ngữ được giải thích như sau:
- EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
- EPS: lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
Bên cạnh đó, để tính đòn bẩy tài chính sau khi nhận thêm một khoản lãi vay cần trả (I), sẽ áp dụng công thức dưới đây:
Với các thuật ngữ trong công thức như sau:
- F: chi phí cố định của sản phẩm.
- v: chi phí biến đổi tính trên 1 đơn vị của sản phẩm.
- p: giá bán sản phẩm.
- Q: số lượng sản phẩm.
- I: lãi vay doanh nghiệp cần trả
Ví dụ cách tính đòn bẩy tài chính
Để có thể hiểu rõ hơn về cách tính đòn bẩy tài chính là gì cũng như mức độ tác động của công cụ này lên doanh nghiệp như thế nào, hãy cùng xem qua ví dụ dưới đây:
Một doanh nghiệp X kinh doanh sản phẩm Y với tổng nguồn vốn ban đầu là 100 triệu VND. Trong 100 triệu VND đã bao gồm 50 triệu mà doanh nghiệp đi vay với lãi suất là 10%/năm. Dự tính trong năm 2021 doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được 10.000 sản phẩm với mỗi sản phẩm có giá là 20.000 VND. Biết rằng mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 14.000 VND và tổng chi phí kinh doanh cố định là 40.000.000 VND. Câu hỏi được đặt ra ở đây là hãy xác định mức độ tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh nghiệp trên.
Ta xác định các yếu tố trong công thức tính đòn bẩy tài chính như sau:
- I = 50.000.000 x 10% = 5.000.000 VNĐ
- F = 40.000.000 VNĐ
- v = 14.000 VNĐ
- p = 20.000 VNĐ
- Q = 10.000 sản phẩm.
Dựa vào công thức trên ta có được như sau:
EBIT = 10.000 x (20.000 – 14.000) – 40.000.000 = 20.000.000 VNĐ
Vậy: với EBIT là 20 triệu VND là mức lợi nhuận thu được trước khi tính thuế và lãi vai, doanh nghiệp A đã tăng/giảm 1% trên tổng số lợi nhuận này. Lúc này tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/giảm trong khoảng 1.34%
Lưu ý quan trọng khi sử dụng đòn bẩy tài chính
Như đã đề cập trước đó, việc lạm dụng đòn bẩy tài chính sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Vậy nên khi quyết định sử dụng công cụ này để tăng lợi nhuận nhận được, doanh nghiệp cần phải lưu ý các điểm sau:
- Chủ doanh nghiệp phải đưa ra một định hướng tốt cho doanh nghiệp của mình. Việc này sẽ hạn chế tối đa tình trạng khủng hoảng và đồng thời tránh được tình trạng ngưng đọng vốn của công ty.
- Hãy lựa chọn một nơi vay vốn uy tín cho mình, bao gồm: ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Đây là những nơi sẽ mang đến cho bạn mức lãi suất ổn định và hạn chế được rủi ro phá sản.
Đòn bẩy tài chính thật sự là một công cụ hữu dụng cho việc gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và cả trong giao dịch ngoại hối. Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức cũng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến nguồn vốn của công ty. Chính vì vậy khi quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính cần phải nâng cao năng lực của doanh nghiệp và đồng thời chọn nơi vay vốn uy tín. Vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ ưu nhược điểm và sử dụng một cách thông minh công cụ này.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.