Chu kỳ kinh tế là gì? Có thể bạn đã biết, nền kinh tế của một quốc gia sẽ trải qua những giai đoạn biến động để phát triển hơn. Thông thường, một quốc gia sẽ không có nền kinh tế ổn định quá lâu, sẽ có những sự thay đổi trong từng thời điểm. Và sau mỗi lần như vậy, tạo thành chu kỳ kinh tế. Để thành công trong lĩnh vực giao dịch tài chính, các bạn cần nắm được kiến thức liên quan đến chu kỳ kinh tế để gia tăng lợi nhuận. Cùng tìm hiểu!
Khái niệm chu kỳ kinh tế là gì?
Chu kỳ kinh tế hay chu kỳ kinh doanh, thuật ngữ tiếng anh của nó là Business Cycle hay Trade Cycle, Economic Cycle.
Chu kỳ kinh tế là một loại biến động có thể xác định được trong hoạt động kinh tế nói chung của một hay các quốc gia trên thế giới, mà cụ thể xác định thông qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực. Nói một cách đơn giản, chu kỳ kinh tế là những thay đổi mang tính thời gian của một nền kinh tế.
Một chu kỳ kinh tế gồm có các hoạt động mở rộng sản xuất trong đó nhiều hoạt động kinh tế diễn ra gần như song song với nhau, sau đó là các giai đoạn thu hẹp, giảm đi và phục hồi liên quan đến các chu kỳ mở rộng. Quá trình này diễn ra xuyên suốt, nhưng trong khoảng thời gian ngắn hơn, từ một năm đến 10 hoặc 12 năm.
Ngoài ra, còn có khái niệm liên kết chu kỳ kinh tế với chu kỳ tiền tệ. Theo đó, có thể hiểu chu kỳ kinh tế của doanh nghiệp là giai đoạn từ khi bỏ tiền mua các nguồn lực ngắn hạn (nguyên vật liệu, nhiên vật liệu…) vào sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm. Sau đó xuất bán và đem lại nguồn doanh thu. Khái niệm này được sử dụng nhiều trong tính toán lập kế hoạch, xác định chi phí kinh doanh.
Những lý do hình thành chu kỳ kinh tế là gì?
Theo quan điểm của Sismondi (Chuyên gia kinh tế hàng đầu người Thụy Sĩ), chu kỳ kinh tế là kết quả từ những yếu tố của thị trường ảnh hưởng nên ví dụ như lượng tiêu dùng thấp, sản xuất quá nhiều,…
Các nhà kinh tế tin rằng những thay đổi trong lượng cung tiền là lý do chính gây ra các biến động trong hoạt động kinh tế. Họ khuyến nghị chính phủ áp dụng nguyên tắc cung ứng tiền cố định, chính xác với tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng sản lượng trong nước (GDP). Hãy còn được gọi là nguyên tắc Friedman.
Theo quan điểm thời xa xưa, chu kỳ kinh tế được hình thành từ các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài, ví dụ dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh,…
Ví dụ:
Nền kinh tế phát triển, công ty sẽ tăng lương cho nhân viên. Khi đó, người lao động tăng thêm thu nhập, nhiều tiền hơn, điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng hàng hóa nhiều, sản xuất cũng sẽ phát triển.
Quá trình này giúp cho công ty tăng trưởng, mở rộng quy mô, hình thành sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
Tuy nhiên, có thể xảy ra lượng hàng hóa sản xuất quá nhiều, buộc công ty phải giảm giá để thu hút tiêu dùng. Kết quả là lợi nhuận công ty sụt giảm, doanh nghiệp cắt giảm lương, nguồn lao động, cuối cùng là nền kinh tế suy thoái.
Các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế – Business Cycle
Một chu kỳ kinh tế sẽ có lần lượt 3 giai đoạn: Suy thoái, khôi phục và tăng trưởng. Chúng ta sẽ cùng phân tích các giai đoạn khác nhau.
- Giai đoạn suy thoái (Recession): Nhu cầu giảm mạnh đồng thời sản xuất cũng trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao.
- Giai đoạn khôi phục (Recovery): Giai đoạn này có sự tăng lên của tổng lượng cầu. Song song với đó là sự tăng trưởng về sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.
- Giai đoạn tăng trưởng, phát triển kinh tế (Expansion): Giai đoạn này lượng cầu sẽ tăng mạnh, vượt qua sản lượng lý tưởng và từ đó hàng hóa tăng giá trị. Nguyên nhân do cầu lớn hơn cung.
- Giai đoạn suy giảm (Depression): Trong giai đoạn này, lúc đầu sản xuất và tỷ lệ việc làm có sự sụt giảm nhỏ. Lúc này lượng cầu cũng giảm làm cho sản lượng giảm theo, kéo theo tình trạng thất nghiệp nhiều hơn. Quay trở lại giai đoạn suy thoái.
Những tác động của chu kỳ kinh doanh
Những tác động của chu kỳ kinh tế là gì? Chúng ta sẽ nhìn thấy rõ rệt nhất là trong giai đoạn suy thoái. Khi suy thoái xảy ra, hoạt động kinh tế dừng lại đáng kể và sản lượng giảm. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ suy thoái kinh tế cao hơn mức thông thường. Có thể nói, giai đoạn suy thoái đã mang lại những tác động tiêu cực cho nền kinh tế.
Ngược lại, giai đoạn phục hồi có tác động tích cực đến nền kinh tế. Sản lượng sản xuất tăng và hoạt động kinh tế bùng nổ. Trong quá trình khôi phục, do nhu cầu nhân lực của các công ty tăng mạnh nên tỷ lệ thất nghiệp trên thị trường giảm. Lúc này mức thu chi của người lao động đã được cải thiện trở lại.
Trong đó:
- Quá trình suy thoái kinh tế: Những hoạt động như đầu tư, sản xuất, nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu của người dân…) và các hoạt động kinh tế khác đều bị giảm sút. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến GDP của nước này, vốn có xu hướng giảm mạnh.
- Quá trình khôi phục của chu kỳ kinh tế: Vào thời điểm này, nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu tăng trưởng chậm. Các hoạt động của nền kinh tế từ đầu tư, sản xuất, lãi suất bắt đầu tăng nhưng tăng chậm. Điều này làm cho giá trị hàng hóa, dịch vụ có sự gia tăng, GDP cũng tăng nhẹ.
- Quá trình phát triển trong chu kỳ kinh tế: Tiền lương tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và các công ty thuê thêm thêm nhân viên để tăng sản lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng và kéo theo nhu cầu về dịch vụ sẽ tăng nhanh, cùng với đó là GDP tăng trưởng mạnh.
Mỗi chu kỳ kinh tế đều có những động thái và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Sau đó, GDP của một đất nước cũng tăng hoặc giảm mạnh theo chu kỳ kinh doanh, thể hiện sức khỏe của nền kinh tế đó.
Chu kỳ kinh tế Việt Nam
Ở Việt Nam, cứ 10 năm lại xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế. Suy thoái kinh tế ở nước ta giảm dần vào những năm cuối của thập kỷ. Tuy nhiên, đây là một sự kiện suy thoái bất ngờ. Chu kỳ kinh tế của Việt Nam bắt đầu bằng sự tăng trưởng và tâm lý bầy đàn, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sản lượng GDP.
Hai chu kỳ kinh tế được nhắc đến nhiều nhất ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1997 và 2008. Đây là hai cuộc suy thoái kinh tế ảnh hưởng nặng nề nhất đối với nước ta bởi thị trường tài chính. Giai đoạn khủng hoảng xảy ra vào lúc mà nền kinh tế nước nhà còn yếu, không có sức mạnh để chống lại các áp lực bên ngoài.
Chu kỳ kinh tế mới đây nhất đạt đáy chu kỳ bắt bắt đầu từ năm 2019 – 2021. Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến phục hồi, giá trị GDP tăng, lạm phát ở mức ổn định.
Hướng dẫn đầu tư theo chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế 10 năm của các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ hình thành từ các cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ. Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế đang hoành hành trong xã hội, vẫn có rất nhiều người trở thành tỷ phú nhờ đầu tư thông minh.
Dưới đây là một số phương pháp đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư bảo vệ tài sản của mình và gia tăng lợi nhuận qua mỗi chu kỳ kinh tế.
- Đầu tư vàng: Có thể nói, cho dù trong lịch sử có xảy ra bao nhiêu biến động thì vàng vẫn luôn là tài sản có tính thanh khoản cao nhất và đảm bảo nhất. Hãy cân nhắc xem đầu tư vào vàng để kiếm lời có phải là lựa chọn thích hợp nhất dành cho bạn?
- Đầu tư bất động sản: Đầu tư bất động sản luôn là kênh đầu tư an toàn và hợp lý nhất. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên cân nhắc trong việc lựa chọn loại hình bất động sản thích hợp với từng giai đoạn thị trường.
- Đăng ký bảo hiểm nhân thọ và đầu tư tài chính: Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, bảo hiểm nhân thọ luôn là sự lựa chọn sáng suốt.
- Mua cổ phiếu an toàn: Đầu tư vào cổ phiếu giúp nhà đầu tư giảm trượt giá tiền tệ và kiếm tiền lãi hàng tháng.
Đầu tư chứng khoán theo chu kỳ kinh tế
Theo chu kỳ kinh tế, nhà đầu tư sẽ có những suy nghĩ và phương pháp đầu tư chứng khoán thông minh. Sau đây là một số bài học và thông tin quan trọng để đầu tư chứng khoán theo chu kỳ kinh doanh thành công nhất.
Sự tương quan giữa thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế
Thị trường chứng khoán thể hiện kỳ vọng tương lai của các tổ chức và nền kinh tế. Biểu đồ chu kỳ kinh doanh tương tự như thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, biểu đồ chứng khoán thường có trước biểu đồ chu kỳ kinh doanh của một đất nước.
Khi nền kinh tế đi vào suy thoái, thị trường chứng khoán chạm đáy. Khi nền kinh tế giảm xuống đáy, thị trường chứng khoán có tín hiệu cải thiện, tăng nhẹ. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi (Recovery), giá trị thị trường chứng khoán tăng mạnh mẽ. Cuối cùng, khi nền kinh tế phát triển mạnh nhất, thị trường chứng khoán sụt giảm.
Từ mối quan hệ chặt chẽ giữa thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế, nhà đầu tư có thể nhận biết đâu là thời điểm mua bán thích hợp nhất. Dự đoán mức tăng giá cổ phiếu để có lựa chọn phương án đầu tư sáng suốt nhất.
Cách chọn cổ phiếu đầu tư theo chu kỳ kinh tế
Dưới góc độ chu kỳ kinh tế, được thúc đẩy bởi các chính sách tiền tệ điều tiết hỗ trợ của nhà nước, một số lĩnh vực sẽ có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Nhà đầu tư cần phân tích đặc điểm của từng ngành theo chu kỳ kinh tế để có quyết định đầu tư chính xác.
- Ở đáy của chu kỳ kinh tế, các nhóm ngành như tài chính, ngân hàng, logistics thường được hồi sinh nhờ dòng tiền bơm vào của nhà nước. Sự phục hồi của nhu cầu kinh tế sẽ mở rộng phạm vi tăng trưởng của ngành logistics. Do đó, sẽ có lợi cho nhà đầu tư khi lựa chọn các cổ phiếu blue chip trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, logistics và các lĩnh vực khác.
- Giai đoạn khôi phục: Các lĩnh vực như công nghiệp, công nghệ, xây dựng, vật tư,…. sẽ rất hợp lý để đầu tư. Lúc này, các cụm công nghiệp này bắt đầu có tín hiệu tăng trưởng và bứt phá, mang đến khả năng sinh lời lý tưởng.
- Giai đoạn cao điểm: Các nhóm hàng tiêu dùng, trang sức, kim loại, năng lượng, y tế, du lịch và các nhóm ngành khác sẽ có tốc độ tăng trưởng và phát triển mạnh do nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh.
- Giai đoạn suy thoái: Đa số các ngành nghề không có lợi cho đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, mặc dù là giai đoạn suy thoái nhưng vẫn có các lĩnh vực có thể kiếm lời. Ví dụ như bất động sản, ngân hàng,…hãy phân tích thật kỹ trước khi lựa chọn mã cổ phiếu đem lại cơ hội sinh lời.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu chu kỳ kinh tế là gì. Có thể nói đối với một nền kinh tế quốc gia, đều đi qua chu kỳ kinh tế từ suy thoái đến tăng trưởng vượt bậc. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn chi tiết nhất về các chu kỳ kinh tế, từ đó sẽ có những hành động sáng suốt trong quá trình đầu tư ở các giai đoạn chu kỳ kinh tế khác nhau.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.