Chiến tranh tiền tệ là gì? Currency war là cuộc chạy đua tranh giành lợi thế, địa vị của quốc gia trên mặt kinh tế cụ thể là tài chính và tiền tệ với quy mô quốc tế. Các quốc gia sẽ sử dụng mọi biện pháp để tác động vào giá trị đồng tiền một cách cố ý, dẫn đến các ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thế giới, gây sự không ổn định và mất niềm tin đến thị trường tài chính. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về Currency war là gì và ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế quốc tế.
Chiến tranh tiền tệ là gì?
Currency war là gì? Chiến tranh tiền là cuộc chiến kinh tế giữa các quốc gia, chiến tranh kinh tế diễn ra nghĩa là các chính phủ quốc gia đang tìm mọi cách để có thể tác động và làm thay đổi giá trị đồng tiền của quốc gia mình để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Phương thức hay được các quốc gia sử dụng nhiều nhất là làm tăng giá trị về xuất khẩu hoặc làm giảm giá trị về nhập khẩu. Để thuận lợi thực hiện phương thức này, chính phủ các nước phải cố gắng làm giảm đi giá trị về tiền tệ của nước họ.Khi đó giá trị hàng hóa của quốc giá đó sẽ rẻ hơn, dễ bán trên thị trường hơn. Tuy nhiên, hành động này liên tục diễn ra sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thế giới.
Các cuộc chiến tranh tiền tệ diễn ra đều bắt đầu với tham vọng sẽ tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu, kìm hãm lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế. Vậy các quốc gia đó đã điều chỉnh giá trị đồng tiền như thế nào?
Các nước khi gia nhập vào cuộc chiến tranh tiền tệ sẽ tiến hành mua hoặc bán đồng tiền của một quốc gia khi muốn làm giảm đi hoặc tăng lên giá trị của nó. Dĩ nhiên việc mua bán trao đổi trong nước sẽ không thể gây ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền đó nên buộc các giao dịch mua bán tiền tệ phải được diễn ra ở thị trường ngoại hối. Đây là các cách thức do các nhà đầu tư, tổ chức về tài chính hay các ngân hàng trung ương thực hiện.
Hành động này sẽ mang đến cho quốc gia tham gia đạt được một số lợi ích ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu phương thức này kéo dài sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, khi giá trị tiền tệ có biên độ dao động lớn sẽ gây ra nhiều rủi ro cho các cá nhân/doanh nghiệp tham gia thị trường đầu tư.
Ví dụ: Vào những năm 1980, với mục tiêu làm giảm đi giá trị đồng Yên so với đồng đô la Mỹ, Nhật Bản đã thực hiện việc mua vào số lượng lớn đồng Yên. Việc làm này đã có hiệu quả vì khi đó Nhật Bản đã thật sự tăng sản lượng xuất khẩu. Trong khi đó, Việc giảm bớt tỷ lệ về thâm hụt trong thương mại của Nhật Bản đã gây áp lực lên Mỹ nói riêng và các quốc gia khác nói chung. Để hồi đáp cho hành động này, các quốc gia khác bắt buộc phải làm mọi cách để giảm đi giá trị của đô la Mỹ, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của hàng hóa từ Mỹ để xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngày nay, các nước cũng như các tổ chức thương mại ở toàn cầu đều cố gắng phát triển các phương pháp để chống lại các hành động tác động của các nước khác vào đồng nội tệ của mình.
Thông tin chi tiết về cuộc chiến tranh tiền tệ
Biện pháp trực tiếp và hay được các quốc gia sử dụng nhất trong các cuộc chiến tranh tiền tệ là giảm đi giá trị của đồng tiền. Bất cứ quốc gia nào cũng có thể làm giảm giá trị của đồng tiền thông qua phương thức bán ra thật nhiều đồng tiền hơn so với nhu cầu thực tế, khi đó giá đồng tiền sẽ giảm. Điều này có nghĩa là sản phẩm của quốc gia đó sẽ rẻ hơn quốc gia khác ở thị trường quốc tế. Mặc dù hành động này có thể làm giảm giá trị tiền tệ để tăng sản lượng xuất khẩu nhưng cũng kéo theo hệ quả là lạm phát và giá của đồng nội tệ bị đẩy xuống thấp.
Ngoài hành vi làm tăng hay giảm giá trị tiền tệ, Currency War còn có khả năng là các hành vi áp dụng các chính sách ngăn cản thương mại thường thấy như thuế quan và tăng chi phí nhập cảnh. Đây là phương thức có thể tác động để làm tăng giá trị sản phẩm và dịch vụ của các nước nhập khẩu vào bất kỳ nước nào đó. Chính sách này được đưa ra với mục đích bảo vệ các ngành công nghiệp và doanh nghiệp nội địa. Khi sử dụng các biện pháp này, cơ quan đầu não và người đứng đầu của quốc gia cần suy tính một cách cẩn trọng vì có thể các hành vi này sẽ dẫn đến các cuộc chính tranh thương mại, tác động đến nền kinh tế toàn cầu
Một số nước sẽ lựa chọn điều chỉnh giá trị tỷ giá hối đoái trong các cuộc chiến tranh tiền tệ. Khi thay đổi tỷ giá hối đoái, chính phủ và ngân hàng trung ương khi đó có thể điều chỉnh về mức giá và lương ở thị trường quốc tế. Rủi ro của hành vi này là sẽ gây khó khăn cho các cá nhân, doanh nghiệp đang nợ ngoại tệ và giá trị đồng nội tệ cũng bị ảnh hưởng xấu.
Hậu quả của các cuộc chiến tranh tiền tệ là gì?
Tuy các cuộc chiến tranh tiền tệ có thể mang đến một số lợi ích cho quốc gia áp dụng nhưng nó cũng sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu đến nền kinh thế trên thế giới. Có thể kể đến như:
Lạm phát tăng và suy thoái nền kinh tế
Hệ quả tiêu cực dễ nhận thấy nhất trong các cuộc chiến tranh tiền tệ là lạm phát tăng cao và sự suy thoái của nền kinh tế. Nhìn theo bề nổi thì các quốc gia có thể tăng trưởng xuất khẩu hàng quá, tăng khả năng cạnh tranh thương mại. Nhưng phải chuẩn bị các chính sách bảo hộ thương mại kèm theo để bảo vệ các ngành sản xuất ở trong nước. Tóm lại, khi chiến tranh tiền tệ diễn ra thì đồng nghĩa với việc sẽ nổ ra cuộc chiến tranh thương mại và tác động đến nền kinh tế toàn cầu.
Khủng hoảng về tài chính
Khủng hoảng về tài chính có thể diễn ra nếu chiến tranh tiền tệ ở mức độ nguy hiểm. Với nền khi thế hiện đại hoá, toàn cầu hóa như hiện nay, khi các quốc gia nợ ngoại tệ không thể chi trả được thì chủ nợ có khả năng sẽ bị phá sản. Khi đó, các tổ chức về tài chính và các nhà đầu tư tài chính sẽ rơi vào trạng thái báo động, đối diện với rủi ro về tài chính và cuộc khủng hoảng tài chính sắp diễn ra.
Chưa nói đến việc chiến tranh tiền tệ nổ ra còn dẫn đến việc mất niềm tin ở nền kinh tế thế giới. Có nghĩa là các nhà đầu tư về tài chính sẽ dần mất đi độ tin cậy đối với các quốc gia có tình trạng thường xuyên hoặc đột ngột áp dụng các chính sách về thuế quan hay làm giảm giá trị của đồng tiền. Khi thị thị trường vận hành một cách thiếu chắc chắn thì những doanh nghiệp đa quốc gia sẽ phải đối mặt với các rủi ro lớn.
Công thức áp dụng để giảm những ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh tiền tệ là gì? Không có phương thức chung cụ thể nào áp dụng cho các cuộc chiến tranh tiền tệ. Phương thức hiệu quả nhất là sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho những chính sách về tài chính và kinh tế. Nên xử lý các cuộc chiến tranh tiền tệ một cách khéo léo, linh hoạt, giảm thiểu các xung đột và tăng cường gắng kết, hợp tác toàn cầu.
Chiến tranh tiền tệ có tác động đến cuộc sống của người dân không?
Chiến tranh tiền tệ thường gắn liền với các hậu quả đến nền kinh tế giới. Nhưng điều này không đúng hoàn toàn vì khi chiến tranh tiền tệ nổ ra thì đời sống người dân cũng sẽ bị tác động trực tiếp hay gián tiếp từ nó.
Thất nghiệp
Trong giai đoạn nền kinh tế đang bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng một cách nhanh chóng. Vào thời kỳ suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp bắt buộc phải cắt giảm chi phí bằng cách giảm giá trị của sản xuất. Phương pháp cắt giảm chi phí mà các doanh nghiệp thường chọn để có thể tiếp tục tồn tại là cắt giảm nhân sự và ngừng việc tuyển dụng. Do đó khi chiến tranh tiền tệ diễn ra đồng nghĩa với việc người lao động sẽ đối diện với tình trạng thất nghiệp.
Ngoại trừ việc thất nghiệp, chiến tranh tiền tệ còn kéo theo hệ luỵ là lạm phát làm cản trở cho việc tiêu thụ sản phẩm. Khi lạm phát xảy ra đồng nghĩa với việc đồng tiền bị mất giá, cùng một món hàng hoá nhưng phải trả nhiều tiền mới có thể mua được nó. Nói theo cách dễ hiểu hơn thì việc giá cả của sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ tăng lên đã cản trở cuộc sống sinh hoạt của người dân. Có thể thấy đây là tình trạng đáng báo động khi mà thất nghiệp đi kèm với việc lạm phát tăng giá bán của sản phẩm thiết yếu như năng lượng, chăm sóc sức khoẻ và thực phẩm.
Giảm giá trị cho việc đầu tư
Thị trường chứng khoán cũng chịu tác động trực tiếp từ chiến tranh tiền tệ. Các nhà đầu tư có thể gặp rủi ro mất đi tiền đầu tư khi giá cổ phiếu giảm hoặc có thể không thu hồi được nợ. Với tình trạng đó, tài sản và của cải của người dân sẽ có chiều hướng giảm, khó có khả năng tiết kiệm và đầu tư ở tương lai.
Bất ổn về chính trị
Đối với tình hình về chính trị, tác động của chiến tranh tiền tệ là gì? Trong chiến tranh tiền tệ thì vấn đề nhạy cảm nhất là các mối quan hệ giữa các nước, sẽ xảy ra xung đột nếu các chính sách không đi đúng hướng và gây khó khăn với việc giải quyết vấn đề quốc tế
Chiến tranh tiền tệ đã gây ra các cuộc khủng hoảng về tài chính nào?
Các cuộc khủng hoảng tài chính lớn trên thế giới thường được gây ra bởi các cuộc chiến tranh tiền tệ. Dưới đây là một số cuộc khủng hoảng tài chính:
Khủng hoảng tài chính vào năm 1990
Trong những năm 1990, Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu đã gia nhập cuộc đua về giảm lãi suất. Mục tiêu là có thể đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng cùng với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lúc này thị trường bất động sản trở nên “nóng bỏng tay” khi các quốc gia đang liên tiếp giảm phần trăm lãi suất làm giá nhà trở nên tăng cao đột biến. Thị trường bất động sản còn chưa nguôi ngoai thì vào ngày 11/9/2001 đã xảy ra khủng bố. Sự kiện này đã gây rủi ro và làm sụp đổ thị trường chứng khoán trong tình trạng thiếu sự ổn định.
Dưới tình hình gấp rút khi đối mặt với áp lực lớn thì ngân hàng trung ương Hoa Kỳ buộc phải tiếp tục tìm cách giảm lãi suất xuống dưới mức thấp kỷ lục nhằm khắc phục khó khăn hiện tại và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tình trạng này có thể gọi như mở đầu đầu cho làn sóng về tiền tệ giá rẻ, thị trường về bất động sản có thể trở nên bùng nổ khi giá nhà và tiêu dùng bị đẩy lên cao.
Khủng hoảng tài chính vào năm 2008
Thị trường bất động sản vào năm 2007 có phần ảm đạm, giá nhà có xu hướng giảm và các khoản vay thế chấp bắt đầu mất giá ở thị trường. Và cơn ác mộng khủng hoảng tài chính đã trở thành sự thật sau sự kiện sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers vào tháng 9 năm 2008.
Vào năm 2008 nền kinh tế thế giới ảm đạm khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đây là khởi nguồn cho làn sóng vỡ nợ lớn trên toàn thế giới. Các công ty về tài chính và ngân hàng nối tiếp nhau ra thông báo đóng cửa, tỷ thất nghiệp lên đến con số hàng triệu người và hàng tỷ đô la đã bốc hơi trên thị trường chứng khoán. Khởi nguồn cho các hệ quả này đều đến từ các cuộc chiến tranh tiền tệ mà các quốc gia lớn tạo ra để tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế cho họ
Những cuộc chiến tranh tiền tệ thường diễn ra như thế nào?
Nếu đã nắm chắc được định nghĩa về chiến tranh tiền tệ là gì thì cũng cần nên biết nó được diễn ra như thế nào. Chiến tranh tiền tệ được xem là một hình thức đối đầu và cạnh tranh giữa 2 hay nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Nếu chính phủ có khả năng kiểm soát tốt chính sách tiền tệ thì nó sẽ giúp quốc gia đó thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường. Nhưng dù có kiểm soát tốt đến đâu thì quốc gia đó cũng không tránh khỏi việc sẽ bị tác động tiêu cực do có sự thay đổi về giá của tiền tệ.
Dấu hiệu cho cuộc chiến tranh tiền tệ là gì?
Nguyên nhân xảy ra các cuộc chiến tranh tiền tệ thường đến từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có mức độ tăng trưởng về kinh tế lớn mạnh hơn khi so sánh với các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác. Giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ này luôn có sự cạnh tranh và đối đầu nhau, lúc này chính phủ quốc gia đó có thể áp dụng chính sách về tiền tệ để có lợi thế về khả năng cạnh tranh.
Vậy dấu hiệu nhận biết cho cuộc chiến tranh tiền tệ là gì? Chính phủ thường sẽ tìm cách để có thể làm giảm giá trị về tiền tệ để tăng sản lượng xuất khẩu và giảm sản lượng nhập khẩu. Ngoài ra còn có một hình thức khác là tăng lãi suất nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư ở nước ngoài.
Mâu thuẫn trong chính sách về kinh tế, chính trị giữa các nước.
Chiến tranh tiền ngoài việc thúc đẩy kinh tế nó còn được sử dụng như một công cụ dùng để trả đũa hoặc trừng phạt một quốc gia khác khi có mâu thuẫn liên quan đến chính sách về kinh tế, chính trị. Ví dụ hai cường quốc lớn mạnh trên thể giới hiện nay là Mỹ với Trung quốc đã luôn trả đũa nhau bằng các cuộc chiến tranh tiền tệ, điều này không chỉ là cạnh tranh thương mại thông thường mà còn xuất phát từ nguyên nhân bất đồng trong chính sách về kinh tế và chính trị giữa 2 quốc gia.
Các tổ chức về thương mại quốc tế thường kêu gọi và tuyên truyền cho việc điều phối và kiểm soát các cuộc chiến tranh tiền tệ. Khi một quốc gia có động thái điều chỉnh trị giá của tiền tệ một cách bất thường thì nền kinh tế của các quốc gia khác cũng có khả năng bị ảnh hưởng.
Chiến tranh tiền tệ với tình hình về kinh tế hiện nay
Dù trong thời kỳ nào thì chiến tranh tiền tệ vẫn sẽ có khả năng xảy ra. Vậy nguyên nhân nào sẽ dẫn đến chiến tranh tiền tệ ở hiện tại? Hãy tiếp tục theo chân bài viết để tìm hiểu thông qua nội dung bên dưới:
Chiến tranh tiền tệ tác động đến xu hướng tài chính và kinh tế toàn cầu
Mối liên hệ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phụ thuộc và bổ trợ lẫn nhau trong các hoạt động về tài chính và kinh tế. Do đó khi xảy ra chiến tranh tiền tệ nó có thể tác động tiêu cực đến tình hình tài chính và kinh tế với quy mô toàn cầu.
Các cuộc chiến tranh tiền tệ thường đến từ biện pháp áp dụng nó, đây cũng chính là nguyên nhân của sự dao động ở giá cả cùng với tỷ giá hối hoái. Hiệu ứng cánh bướm làm cho nó tiếp tục tác động đến thị trường cho ngoại hối và thị trường về tài chính trên toàn cầu. Các cường quốc lớn mạnh như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu đang sử dụng chính sách về tiền tệ nhằm thúc đẩy tiềm năng tăng phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi về kinh tế của quốc gia. Mỗi chính sách, quyết định về tỷ giá hối đoái, lãi suất và chính sách tiền tệ được thông báo và áp dụng đều có thể gây ra các cuộc cạnh tranh về giá trị của đồng tiền giữa các nước.
Tiền ảo có tác động như thế nào đến chiến tranh tiền tệ?
Các nhà đầu tư chắc hẳn biết rõ về Currency war là gì nhưng việc xác định tiền kỹ thuật số có ảnh hưởng đến cuộc chiến kinh tế này không thì vẫn khó xác định. Vì chưa có một tiền lệ nào thể hiện mối liên quan trực tiếp giữa tiền ảo và cuộc chiến tranh tiền tệ nào trước đó.
Tuy nhiên, dần có nhiều người nhìn nhận sự xuất hiện của tiền ảo và công nhận nó là loại tiền hợp pháp. Tiêu biểu có thể kể đến đồng tiền ảo Bitcoin đang dần được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu và được xem như là công cụ thanh toán chính thức. Các đồng tiền ảo ra đời có thể tạo ra môi trường cạnh tranh mới cho các nước và quỹ về tiện truyền thống. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi tài sản hữu hình sang các loại tiền ảo.
Các bài học được đúc kết từ các cuộc khủng hoảng về tài chính xảy ra trong lịch sử đã phần nào giúp các quốc gi có thể chuẩn bị các giải pháp, dự đoán tình huống để giảm đi các ảnh hưởng xấu của chiến tranh tiền tệ. Các chính sách liên quan đến tăng cường việc hợp tác quốc tế và xây dựng về quy định, cơ chế cho việc kiểm soát thị trường tài chính trên toàn cầu đã được kiến nghị và thông qua.
Đề xuất những quyển sách về cung cấp kiến thức về chiến tranh tiền tệ
Dưới đây là một vài quyển sách cung cấp các kiến thức liên quan đến chiến tranh tiền tệ mà bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn:
Chiến tranh tiền tệ của Song Hong Bing
Quyển sách “Chiến tranh tiền tệ” của tác giả Song Hong Bing là một quyển sách thích hợp cho những người mới tìm hiểu và chưa biết Currency war là gì. Song Hong Bing hay có tên Hán Việt là Tống Hồng Bình là một người Mỹ gốc Trung. Tác giả đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của lĩnh vực kinh tế – tài chính trong khoảng thời gian ông sinh sống và làm việc tại quê nhà Trung Quốc.
“Chiến tranh tiền tệ” là quyển sách phổ biến nhất của ông gồm có 2 tập. Trải dài các trang sách người đọc có thể tìm hiểu từ dễ đến khó những điều được giấu đằng sau các sự kiện kinh tế – tài chính lớn nhỏ trên phạm vi toàn cầu. Nội dung quyển sách chủ yếu phản ánh quan điểm, góc nhìn của tác giả về hệ thống tài chính của toàn cầu.
Có 5 nội dung quan trọng mà tác giả đã làm rõ trong quyển sách này. Cụ thể như sau:
- Tác giả mở đầu bằng câu hỏi “Người giàu nhất trên thế giới này thật sự là ai?”. Nhiều người sẽ nghĩ ra một cái tên của vị tỷ phú nào đó xuất hiện trên báo chí, nhưng trong quyển sách của Song Hong Bing thì người giàu nhất là các ông trùm ở giới ngân hàng. Những người này thường không phô trương trên báo chí và cũng không nhẵn mặt với công chúng.
- Nội dung tiếp theo tác giả cho chúng ta đi tìm hiểu về các ông lớn tài phiệt nắm giữ nền kinh tế nước Mỹ. Bên cạnh đó tác giả cũng đề cập đến cuộc chiến không có hồi kết giữa các đời tổng thống Mỹ và ngân hàng quốc tế.
- Một góc nhìn của ngân hàng về tình hình suy thoái, đây là cơ hội vàng để ngân hàng có thể kiếm tiền và lợi nhuận
- Sự thật về những nhà tài phiệt. Liệu họ có lo lắng khi suy thoái không? Câu trả lời là không, họ là người mong chờ suy thoái và khủng hoảng.
- Những cái bẫy của quỹ tiền tệ quốc tế dành cho các nước đang phát triển sảy chân
Các cuộc chiến tranh tiền tệ của James Rickards
Một trong những tác phẩm về chiến tranh tiền tệ nổi tiếng là quyển sách “Các cuộc chiến tranh tiền tệ” của tác giả James Rickards. Quyển sách này sẽ cho bạn một hành trình sơ lược để tìm hiểu chi tiết về 2 cuộc chiến tranh về tiền tệ đã diễn ra trong lịch sử. Thông qua đó bạn có thể học hỏi thêm về lý thuyết tài chính – tiền tệ
Xoay quanh quyển sách bạn sẽ thấy sự tranh giành, xâu xé nhau giữa các đồng tiền mạnh, bạn sẽ nhận ra chúng không yên bình như bạn nghĩ. Người đọc còn có thể trải nghiệm một góc nhìn theo hướng dự đoán khi nước Mỹ bỏ qua các sai lầm của người đi trước thì sẽ như thế nào.
So với quyển sách “Chiến tranh tiền tệ” của tác giả Song Hong Bing thì quyển sách này được viết dựa trên các sự kiện có thật trong quá khứ và phân tích theo tình hình hiện tại của sự phát triển tài chính. James Rickard đã dựa vào hiểu biết và kiến thức của mình tích lũy được mà lồng ghép các góc nhìn cá nhân của mình để có thể phân tích chi tiết về chính sách và chiến lược phù hợp để chống lại những thách thức đến từ những cuộc chiến tranh tiền tệ.
Nội dung ở bài viết này chắc đã một phần nào giúp bạn hiểu rõ chiến tranh tiền tệ là gì. Hy vọng bạn có thể giúp bạn trở thành nhà đầu tư tiềm năng, tính toán đầu tư trước tình hình suy thoái trong tương lai. Để có thể đặt thêm 1 viên gạch trở thành chuyên viên tài chính tiềm năng hãy đọc thêm 2 quyển sách được giới thiệu ở trên để tích lũy thêm kiến thức nhé!
Xem thêm:
Những thông tin chính về định chế tài chính
Nguyên do chế độ bản vị vàng bị sụp đổ là gì?
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.