Chỉ số PPI là gì? Chỉ số PPI là một thước đo lạm phát hiệu quả trong nền kinh tế và cũng là dữ liệu vô cùng quan trọng được giới đầu tư quan tâm và theo dõi vào mỗi tháng. Trong thị trường Forex, chỉ số này cũng có nhiều tác động quá lớn mà các trader cần đặc biệt chú ý. Để hiểu rõ hơn PPI là chỉ số gì và chỉ số PPI ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Forex? Các trader hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết với những nội dung hấp dẫn được chia sẻ ngay sau đây nhé.

Tổng quan về chỉ số PPI

PPI là chỉ số gì?

PPI có tên gọi đầy đủ là Producer Price Index hay Chỉ số giá sản xuất. Như vậy, PPI là chỉ số gì? Đây là một nhóm chỉ số đo lường về sự thay đổi trung bình dựa theo thời gian của giá bán của những nhà sản xuất hàng hóa cũng như cung cấp dịch vụ mà trong nước nhận được. Giá này sẽ là mức giá cơ bản chưa bao gồm cả thuế.

Bên cạnh đó, chỉ số PPI còn là chỉ số đo lường về mức giá chung của các sản phẩm ở trung gian cũng như các sản phẩm được buôn bán từ quan điểm của chính người bán. Điều này hoàn toàn ngược lại với những thước đo khác, ví dụ như CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) hay đo lường về sự thay đổi của giá cả từ quan điểm của người mua.

Tìm hiểu chi tiết về chỉ số PPI

Tìm hiểu chi tiết về chỉ số PPI

Vào mỗi tháng, sẽ có khoảng 10.000 chỉ số giá sản xuất PPI phụ được công bố dành cho các sản phẩm và cả những nhóm sản phẩm riêng lẻ. Chỉ số PPI này sẽ theo dõi sản lượng của phần lớn các ngành ở trong những lĩnh vực sản xuất hàng hóa tại Mỹ, trong đó gồm có sản xuất, khai thác, nông nghiệp, đánh bắt, khí đốt tự nhiên, điện xây dựng, lâm nghiệp và những ngành khác thuộc lĩnh vực sản xuất.

Chỉ số PPI ở các quốc gia hầu hết được công bố vào hàng tháng ngoại trừ New Zealand và Úc sẽ công bố vào hàng tháng. Đặc biệt, chỉ số này được xem là chỉ số lâu đời nhất được tính toán và công bố hàng tháng bởi Cục Lao động và Lao động Mỹ (BLS). Từ năm 2019, chỉ số PPI tại Việt Nam sẽ được tính toán và công bố bởi Tổng cục Thống kê vào hàng năm.

Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD) cập nhật chỉ số PPI của những quốc gia OECD và những nền kinh tế lớn không thuộc OECD theo thời gian thực dựa theo lịch phát hành chỉ số này của mỗi quốc gia. Không những thế, IMF (Quỹ tiền tệ thế giới) cũng sẽ cung cấp về lịch phát hành chỉ số PPI trước tại trang web chính thức của tổ chức. Vì vậy, để có thể tra cứu về chỉ số PPI của từng quốc gia, trader có thể truy cập vào website economy.com.

Diễn giải về chỉ số PPI

Tương tự như những chỉ số khác, chỉ số PPI cũng sẽ có cách diễn giải giống vậy. Nó giống như một công cụ được đơn giản hóa đối với việc đo lường những chuyển động trong một chuỗi số. Nhóm sản phẩm hoặc một sản phẩm bắt đầu cùng với mức 100 trong suốt khoảng thời gian cơ sở. Toàn bộ những chuyển động ở trong tương lai của giá sản xuất sau đó sẽ được so sánh với giai đoạn ở trước.

Chỉ số PPI hiện tại của một vài quốc gia chẳng hạn như Hoa Kỳ cũng sẽ có chỉ số cơ sở đặt ở mức là 1982 = 100. Trong khi đó, phần còn lại của chỉ số cơ sở này sẽ tương ứng với tháng trước – tức là tháng công bố chỉ số. Vì vậy, nếu như một sản phẩm có PPI cơ sở ở mức 100 và đồng thời nó đạt 110 ở trong tháng tiếp theo thì có nghĩa rằng giá của sản phẩm này đã có sự gia tăng lên 10% so với giai đoạn ở trước đó.

Chỉ số giá có sự biến động từ tháng này qua tháng khác thông thường sẽ được biểu thị ở dạng % thay đổi thay vì là sự thay đổi của điểm chỉ số. Lý do là bởi vì sự thay đổi của điểm chỉ số sẽ bị mức của chỉ số ảnh hưởng, trong khi đó % lại không thay đổi.

Chỉ số PPI được công bố vào hàng tháng của Hoa Kỳ

Chỉ số PPI được công bố vào hàng tháng của Hoa Kỳ

Chỉ số PPI của Hoa Kỳ vào tháng 04/2021

Chỉ số PPI của Hoa Kỳ vào tháng 04/2021

Chỉ số PPI có công thức tính như thế nào?

Công thức để tính toán chỉ số PPI là gì? Chỉ số này sẽ áp dụng công thức Laspeyres đã có sự sửa đổi để phục vụ cho việc so sánh doanh thu kỳ gốc của một bộ sản phẩm với doanh thu ở kỳ hiện tại.

Công thức dưới đây được cho là gần đúng so với quy trình tính toán thực tế:

Công thức tính toán chỉ số PPI

Công thức tính toán chỉ số PPI

Trong đó cụ thể sẽ là:

  • Po: Là giá của hàng hóa ở trong thời kỳ gốc – thời kỳ cơ bản.
  • Pi: Là giá của hàng hóa ở thời kỳ hiện tại.
  • Qo: Là số lượng hàng hóa đã được vận chuyển ở trong thời kỳ gốc.

Với công thức này, chỉ số PPI sẽ là giá trị trung bình có trọng số đối với những mối tương quan về giá, như tỷ lệ về giá dành cho mỗi mặt hàng = Pi/Po. Biểu thức QôP sẽ thể hiện lên các trọng số có ở trong biểu mẫu giá trị.

Để có thể cải thiện về mức độ chính xác của chỉ số PPI ước tính sự thay đổi về giá cả, những mặt hàng phần lớn sẽ được lấy trọng số dựa theo quy mô cũng như tầm quan trọng của chính chúng. Những chỉ số theo dõi về dịch vụ và các hàng hóa riêng lẻ sẽ được kết hợp tạo nên các chỉ số tổng hợp. Để tính trọng số các chỉ số dòng sản phẩm thì dữ liệu sẽ chủ yếu đến từ những cuộc điều tra kinh tế bởi Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. Những chỉ số này sẽ được cập nhật theo khoảng thời gian 5 năm một lần.

Những cấu trúc được phân loại của chỉ số PPI

Như đã chia sẻ, chỉ số PPI sẽ tính toán về sự thay đổi của giá thông qua cách thức sử dụng ba cấu trúc phân loại chính như sau:

Phân loại dựa theo cấp độ ngành

Đo lường về những sự thay đổi ở trong tổng sản lượng ròng theo ngành. Đồng thời cũng sẽ là giá bán tổng hợp dành cho sản lượng đối với một ngành bán ra so với ngoài ngành. Chỉ số PPI sẽ công bố khoảng 535 chỉ số giá ngành có sự kết hợp cùng với khoảng hơn 4000 chỉ số phụ của các dòng sản phẩm cũng như là danh mục sản phẩm cụ thể khác và cũng như khoảng hơn 500 chỉ số dành cho những nhóm ngành. Các mã chỉ số của NAICS (Hệ thống phân loại ngành ở Bắc Mỹ) cung cấp khả năng so sánh cùng với các loại dữ liệu khác theo ngành dành cho những chương trình kinh tế khác, gồm có sản xuất, năng suất, tiền lương và việc làm và thu nhập.

Phân loại dựa theo hàng hóa

Sắp xếp các dịch vụ và sản phẩm giống nhau tổng thể, thành phần vật chất cũng như là các mục đích sử dụng cuối cùng của bất kể phân loại ngành. PPI tổng cộng đã công bố khoảng hơn 3700 chỉ số giá hàng hóa và đồng thời cùng khoảng 800 chỉ số giá dịch vụ được điều chỉnh theo mùa và không theo mùa. Đặc biệt sẽ được sắp xếp theo dịch vụ, sản phẩm và mục đích của việc sử dụng.

Phân loại chỉ số PPI dựa theo hàng hóa

Phân loại chỉ số PPI dựa theo hàng hóa

Phân loại dựa theo Nhu cầu cuối cùng hay Nhu cầu trung gian (FD-ID)

Phân loại dịch vụ và hàng hóa dựa theo việc người mua là người sử dụng cuối cùng được hiểu là “nhu cầu cuối cùng” hay còn được dùng để làm đầu vào cho việc sản xuất một loại hàng hóa khác, điều này có tên gọi là “nhu cầu trung gian”.

Core PPI index – PPI lõi là gì ?

Bên cạnh tìm hiểu về chỉ số PPI là gì thì chỉ số PPI lõi cũng là điều mà các trader nên tìm hiểu qua. Theo như tìm hiểu của chúng tôi thì PPI lõi sẽ đo lường về sự thay đổi diễn ra ở trong giá bán dịch vụ và hàng hóa được bán ra từ các nhà sản xuất, trong đó sẽ không bao gồm năng lượng và thực phẩm. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn đến PPI lõi.

Lý do là vì giá năng lượng và thực phẩm sẽ có sự thay đổi nhanh chóng. Giá năng lượng còn có thể bị thời tiết ảnh hưởng, ví dụ như bão sẽ gây ảnh hưởng đến giàn khoan dầu, từ đó sản lượng khai thác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tương tự điều này cũng sẽ hoàn toàn có thể xảy ra đối với thực phẩm.

Đây cũng được xem là lý do giải thích vì sao phải loại trừ đi hai lĩnh vực năng lượng và thực phẩm nhằm để thấy được xu thế lạm phát thật sự của chỉ số PPI. Nếu như giá hàng hóa có sự biến động lớn, thị trường có khả năng sẽ chỉ tập trung vào PPI lõi như là một dạng thống kê có độ tin cậy cao nhất.

Chỉ số PPI có tầm quan trọng như thế nào?

Tìm hiểu về ý nghĩa của chỉ số PPI

Như đã biết, chỉ số PPI được giới đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp và chính phủ sử dụng một cách rộng rãi. Như vậy, chỉ số PPI ý nghĩa gì đối với thị trường và có những công dụng chính là gì? Trader hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé:

Là chỉ báo kinh tế hữu dụng

PPI là chỉ số cung cấp cho các giám đốc điều hành kinh doanh, các chuyên gia kinh tế và các nhà đầu tư nguồn thông tin về xu hướng giá cả ở nhiều giai đoạn khác nhau trong suốt quá trình sản xuất. Điều này vô cùng hữu ích đối với những doanh nghiệp khi đưa ra quyết định đầu tư vốn, cho các đầu tư tìm kiếm các manh mối về sự lạm phát ở tương lai cũng như giúp cho các nhà phân tích dễ dàng theo dõi xu hướng kinh tế hơn.

Bên cạnh đó, chỉ số PPI còn lại một chỉ số cực kỳ hữu dụng đối với xu hướng của giá cả và đồng thời nó cũng phản ánh trước về xu hướng chỉ số giá tiêu dùng CPI. Một khi giá cả sản xuất gia tăng thì một vài tháng sau đó chỉ số này cũng sẽ có sự gia tăng theo. Lý do là vì những công ty sẽ có sự chuyển tiếp chi phí sang cho người tiêu dùng.

Tầm quan trọng cần phải biến đến của chỉ số PPI

Tầm quan trọng cần phải biến đến của chỉ số PPI

Đặc biệt, chỉ số PPI cũng có chức năng to lớn trong việc mô tả về mức độ thay đổi giá cả trung bình ở trong một rổ hàng hóa cố định đã được các nhà sản xuất mua và đồng thời có sự đo lường về sự lạm phát ở trong khu vực sản xuất của một quốc gia nhất định nào đó. Một khi PPI đã gia tăng lên theo mặt bằng mới thì sức cạnh tranh của cả quốc gia đó sẽ bị suy giảm. Từ đó thu hút đầu tư và tinh thần doanh nghiệp cũng sẽ suy giảm theo.

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ % sự thay đổi của PPI sẽ đo lường được mức chi phí lạm phát cũng như dự đoán được sự thay đổi chuẩn bị xảy ra của CPI. Các ngân hàng trung ương và chính phủ các quốc gia, đặc biệt hơn hết là FED (Cục dự trữ liên bang) sẽ dùng dữ liệu này vào việc xây dựng các chính xác tiền tệ và tài khóa.

Là một công cụ “giảm phát – Deflator” của những dữ liệu kinh tế khác

Chẳng hạn như dữ liệu mà chỉ số PPI mang lại sẽ được dùng vào việc tính toán mức tăng trưởng “thực sự” của GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) của một quốc gia thay vì thể hiện về mức tăng trưởng trên danh nghĩa của quốc gia đó.

Trở thành nền tảng cho việc điều chỉnh hợp đồng

Thông thường, dữ liệu PPI sẽ được sử dụng cho các công việc như điều chỉnh hợp đồng mua bán. Những hợp đồng này sẽ chỉ định số tiền được thanh toán tại một thời điểm nào đó trong tương lai và thông thường sẽ gồm có một điều khoản về việc điều chỉnh giải thích dành cho sự thay đổi của giá đầu vào.

Chẳng hạn như hợp đồng dài hạn đối với mặt hàng bánh mì có khả năng được điều chỉnh dựa theo sự thay đổi của giá lúa mì thông qua cách thức tính % thay đổi của chỉ số PPI với lúa mì so với giá của hợp đồng với lúa mì.

Chỉ số PPI với những tác động đến nhà đầu tư và thị trường Forex

Bên cạnh ý nghĩa thì chỉ số PPI ảnh hưởng như thế nào đến thị trường và các nhà đầu tư? Thông thường, người ta sẽ dễ bị đánh lừa rằng PPI sẽ có xu hướng ít hoặc thậm chí là không ảnh hưởng hay tác động gì đến đồng USD. Điều này được giải thích rằng khi ở trong một nền kinh tế thực có khoảng thời gian chậm hơn giữa việc gia tăng giá từ nhà sản xuất thì kết quả nhận về cuối cùng đó là lạm phát cao hơn khiến cho người mua phải chi tiền nhiều hơn. Tuy nhiên, các trader không nên đánh giá thấp đến sự ảnh hưởng của chỉ số PPI đối với tiền tệ. Lý do là vì chỉ số này cũng sẽ có khả năng dự báo sớm CPI tương tự như lãi suất.

Những tác động có sự ảnh hưởng đến thị trường Forex của chỉ số PPI

Những tác động có sự ảnh hưởng đến thị trường Forex của chỉ số PPI

Chắc hẳn ai cũng biết được rằng khi lạm phát, giá cả tăng cao hơn với các dự báo của các nhà phân tích và chính phủ sẽ hình thành nên áp lực. Nếu như dữ liệu công bố có sự khác biệt càng nhiều so với dữ liệu dự báo thì nó sẽ càng khiến cho thị trường ngoại hối bị ảnh hưởng. Và đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi “Chỉ số PPI ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Forex?”

Để xem xét chỉ số PPI, các chuyên gia thông thường sẽ sử dụng các phương pháp cụ thể đó là:

  • So sánh chỉ số PPI ở tháng gần nhất đối với 2 – 2 tháng trước.
  • Xem xét về sự thay đổi trung bình của dữ liệu PPI được công bố trong khoảng thời gian từ 6 hoặc 12 tháng trước.
  • Xác định tỷ lệ lạm phát giữa từng năm.

Sự tương quan và khác nhau giữa chỉ số CPI và chỉ số PPI là gì?

Mối tương quan giữa hai chỉ số

Cả hai chỉ số PPI và CPI sẽ đều được xem là một công bố dữ liệu vô cùng quan trọng, được sử dụng bởi các Ngân hàng trung ương để nhằm đánh giá về sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, hai chỉ số này cũng có tầm quan trọng đáng kể đối với việc điều chỉnh lãi suất.

Theo nguyên tắc chung, FOMC (Ủy ban thị trường mở liên bang) sẽ thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm giúp duy trì tỷ lệ lạm phát ở nơi nào đó ở mức 2% trong trung hạn. Nếu như chỉ số CPI hay PPI vượt qua mức này thì FED có khả năng sẽ xem đây là một mối đe dọa đối với nền kinh tế. Ngay lập tức, FED sẽ đưa ra những động thái về việc gia tăng mức lãi suất để lạm phát bị kiềm chế lại. Mặc khác, khi lạm phát thấp hoặc tiêu cực diễn ra trong khoảng thời gian dài thì điều này có nghĩa rằng Ngân hàng trung ương sẽ xem xét những hành động có sự kích thích lên nền kinh tế. Chẳng hạn như việc thực hiện những biện pháp nới lỏng định lượng hoặc là cắt giảm lãi suất.

Điểm tương quan giữa chỉ số PPI và chỉ số CPI

Điểm tương quan giữa chỉ số PPI và chỉ số CPI

Không những thế, chỉ số PPI còn được xem như là một chỉ báo tốt về việc gây áp lực cho lạm phát. Cho nên trong mắt các nhà đầu tư ý nghĩa hàng đầu của chỉ số PPI đó là khả năng dự đoán CPI.

Sự khác nhau giữa chỉ số CPI và PPI

Trong khi cả chỉ số CPI và PPI đo lường giá cả đối với một nhóm dịch vụ hay hàng hóa cố định sẽ đều có sự thay đổi theo thời gian. Thì điều khác biệt giữa hai chỉ số này sẽ bắt nguồn từ 3 lý do chính sau đây:

  • Thành phần của tập hợp dịch và hàng hóa
  • Những loại giá được thu thập đối với các dịch vụ và hàng hóa được theo dõi.
  • Phạm vi các lĩnh vực về dịch vụ mà hai chỉ số này theo dõi.

Tập hợp mục tiêu của dịch vụ và hàng hóa mà chỉ số PPI theo dõi là tất cả những sản phẩm của các nhà sản xuất tại Mỹ ở trên thị trường, bao gồm dịch vụ, hàng hóa cũng như là sản phẩm xây dựng được mua làm nguyên liệu đầu vào bởi nhà sản xuất để duy trì các hoạt động sản xuất hoặc đầu tư hàng hóa, vốn và dịch vụ được người dùng trực tiếp từ các nhà sản xuất dịch hoặc gián tiếp đến từ một nhà bán lẻ và những sản phẩm được bán cho chính phủ và xuất khẩu.

Tập hợp mục tiêu của những loại hàng hóa mà CPI theo dõi là tập hợp dịch vụ và hàng hóa được những hộ gia đình ở thành thị Hoa Kỳ mua để phục vụ cho mục đích tiêu dùng.

Nhóm mục tiêu của các mục khác nhau giữa chỉ số PPI và CPI ở trong một vài lĩnh vực đó là:

  1. CPI gồm có nhập khẩu, trong khi đó PPI lại không gồm có nhập khẩu.
  2. CPI sẽ tính cả tiền thuế tương đương của chủ sở hữu còn PPI thì lại không.
  3. CPI chỉ gồm có những thành phần thuộc tiêu dùng cá nhân được chi trả trực tiếp bởi người tiêu dùng, trong khi đó PPI sẽ bao gồm những thành phần của tiêu dùng cá nhân mà người tiêu dùng không cần phải chi trả. Chẳng hạn như các dịch vụ y tế bởi các công ty bảo hiểm hoặc chính phủ chi trả.
  4. CPI không bao gồm xuất khẩu, còn PPI thì lại không.
  5. CPI không bao gồm những khoản mua của chính phủ, trong khi đó PPI thì lại không.
  6. PPI sẽ bao gồm cả doanh số bán hàng cho doanh nghiệp tương tự như là một yếu tố đầu vào dành cho sản xuất, trong đó gồm có cả đầu tư vốn. Ngược lại CPI thì không.
Chỉ số PPI có gì khác biệt so với chỉ số CPI

Chỉ số PPI có gì khác biệt so với chỉ số CPI

Giá của mặt hàng được thu nhập trong chỉ số PPI được hiểu là doanh thu mà các nhà sản xuất được nhận, trong đó không bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng bởi vì chúng không thể hiện lên doanh thu dành cho các nhà sản xuất. Trong khi đó, trong CPI, giá của một mặt hàng được thu thập là chi tiêu đến từ tiền túi của người tiêu dùng dành cho loại mặt hàng đó bao gồm cả những khoản thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng bởi vì chúng là các khoản chi tiêu của người tiêu dùng cho các mặt hàng cần thiết.

Ngược lại với CPI thì chỉ số PPI lại không theo dõi các dịch vụ này một cách đầy đủ. PPI sẽ mở rộng phạm vi theo dõi ra bên ngoài các khu vực như sản xuất, khai thác, tiện ích và nông nghiệp giữa những năm 1980 và vào năm 1985 chính thức theo dõi các chỉ số giá dịch vụ. Cho đến hiện tại, chỉ số này vẫn đang thực hiện kế hoạch mở rộng phạm vi theo dõi sang những lịch vực dịch vụ khác trong nền kinh tế.

Chỉ số PPI tính đến năm 2007 đã theo dõi khoảng 72% những ngành dịch vụ được đo lường dựa theo doanh thu được cung cấp bởi Cục điều tra dân số. Trong đó, CPI sẽ là chỉ số theo dõi nhiều lĩnh vực dịch vụ hơn mà dịch vụ thuê nhà và giáo dục là quan trọng nhất.

Không những thế, giữa PPI và CPI còn có sự khác biệt đến từ các mục đích sử dụng. PPI có công dụng chính đó là giúp các dòng doanh thu giảm phát để nhằm đo lường được mức tăng trưởng của sản lượng ở thực tế. Trong khi đó chỉ số CPI lại có công dụng chính là điều chỉnh các luồng chi tiêu và thu thập cho các sự thay đổi ở trong chi phí sinh hoạt.

Bài viết vừa rồi chính là những giải đáp về chỉ số PPI là gì mà rất nhiều trader quan tâm và thắc mắc khi tham gia vào thị trường Forex. PPI được biết đến là một chỉ báo kinh tế mà trader cần theo dõi vào hàng tháng một cách chặt chẽ. Nó được sử dụng tương tự như chỉ báo sớm lạm phát và điều chỉnh lạm phát. Vì vậy, hy vọng rằng các nội dung mà SanForex.co chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp trader có thêm được nhiều kiến thức bổ ích và hữu dụng hơn nữa nhé.

Xem thêm:

Chỉ số PCE là gì? Ý nghĩa và ảnh hưởng của PCE là gì?

Chỉ số VN30 là gì? Cần đáp ứng điều gì để được vào VN30?

Tầm quan trọng của Purchasing Managers Index là gì?

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan