CCI là gì? CCI là một một trong những chỉ báo động lượng và thường xuyên được Traders sử dụng khi tiến hành phân tích kỹ thuật. Dựa vào chỉ báo CCI (chỉ số kênh hàng hóa), các nhà đầu tư có thể đo được sự dao động giá của tài sản. Để hiểu hơn về chỉ báo này cũng như biết được cách sử dụng nó thì tìm hiểu ngay qua bài viết này của Forex Dictionary.
Chỉ số CCI là gì?
CCI là tên gọi tắt của Commodity Channel Index, được hiểu là chỉ báo về kênh hàng hóa. Chỉ báo CCI đã xuất hiện từ lâu, cụ thể là vào năm 1980 khi mà Donald Lambert sử dụng chỉ báo này trong phân tích kỹ thuật hàng hóa.
CCI thường được sử dụng với mục đích định lượng mối quan hệ giá trị tài sản, trung bình động cùng độ lệch trung bình. Lúc đầu, chỉ số CCI chỉ được dùng trong trường hợp phân tích thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, với những ưu điểm nổi trội của mình, chỉ báo này đã được các nhà đầu tư chú ý và được sử dụng rộng rãi trong các sàn giao dịch tài chính. Điển hình như chứng khoán, ngoại hối, hợp đồng tương lai,…
Ý nghĩa của chỉ báo Commodity Channel Index (CCI) là gì?
Trong thị trường giao dịch, chỉ báo CCI được dùng để xác định xu hướng chính của đường giá. Bên cạnh đó, chỉ báo này cũng chỉ ra thời điểm quá mua và quá bán cho các Traders. Ngoài những tính năng trên, CCI còn rất đặc biệt khi có thể sử dụng để phát hiện yếu điểm của các xu hướng, trong trường hợp giá và chỉ báo ngược chiều với nhau. Tín hiệu từ chỉ báo CCI sẽ hỗ trợ Traders trong quá trình đưa ra quyết định mở lệnh/ đóng lệnh trước một xu hướng mới.
Traders cũng có thể sử dụng chỉ báo CCI để xác định sự mạnh yếu của xu hướng thị trường hiện tại. Theo như thuật ngữ giao dịch thì hành động này được gọi là đo lường sức mạnh xu hướng thị trường.
Đặc điểm của chỉ báo động lượng Commodity Channel Index là gì?
Chỉ báo CCI thường dao động ở hai ngưỡng giá trị là +100 và -100. Nếu không có gì ảnh hưởng thì hầu như chỉ báo CCI sẽ đi dọc theo đường Zero. Đường Zero có thể được hiểu là mức giá trung bình cân bằng.
Lưu ý: Trong trường hợp thị trường biến động mạnh mẽ, mức di chuyển của chỉ báo CCI có thể mở rộng ra khoảng -200 và +200.
Trong trường hợp CCI vượt quá phạm vi 100 thì chỉ báo này sẽ được nhận diện như sau:
Sử dụng CCI với vai trò là chỉ báo chậm để phân tích các chỉ số quá khứ
- CCI +100: Thị trường đang ổn định, dự báo về một Uptrend bắt đầu.
- CCI -100: Thị trường dần suy yếu, đang trong giai đoạn hình thành một xu hướng giảm.
Sử dụng CCI với vai trò là chỉ báo sớm để dự đoán thị trường trong tương lai
- CCI +100: Tỷ giá đang trong tình trạng mua quá mức (overbought). Thị trường tăng với khoảng cách quá xa và rất dễ xảy ra trường hợp hồi giá hoặc có sự điều chỉnh giảm.
- CCI -100: Cho biết cặp tỷ giá đang nằm trong tình trạng bán quá mức (oversold). Thị trường đang có sự giảm quá xa, đồng thời, tín hiệu cho biết một sự điều chỉnh tăng.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra kết luận là chỉ báo CCI sẽ phát huy tốt nhất ở thị trường sideway. Ngược lại, trong thị trường trending market, chỉ báo động lượng này có phần hạn chế.
Bên cạnh đó, Traders cũng cần phải nắm chắc kiến thức về chỉ báo động lượng CCI. Đã có rất nhiều nhận định sai lầm về chỉ báo này làm mất đi sự hiệu quả khi tham gia giao dịch. Điều đặc biệt lưu ý khi sử dụng chỉ báo CCI chính là cần phải nhận biết được tín hiệu quá mua và quá bán. Ngoài ra, cũng cần phải có sự kết hợp thông minh giữa chỉ số CCI với những công cụ kỹ thuật khác để tăng xác suất thành công trong giao dịch thị trường.
Công thức tính chỉ báo kênh hàng hóa Commodity Channel Index
Với mục đích áp dụng hiệu quả chỉ số động lượng này trong giao dịch thị trường tài chính. Các Traders cần phải nắm rõ công thức tính của chỉ số CCI. Hiện nay, Traders không cần phải thực hiện tính thủ công bởi vì đã có sự hỗ trợ của máy tính. Tuy nhiên, Traders cũng nên tìm hiểu từng công thức tính của chỉ báo này để có thể hiểu được bản chất thật sự của nó. Quy trình công thức cụ thể của chỉ báo CCI cụ thể như sau:
- Tính giá trị trung bình của tài sản ở một giai đoạn nào đó
- Công thức CCI tính giá trị trung bình dao động của tài sản (thường được gọi là MA) ở trong nhiều giai đoạn
- Tính MD (độ lệch thông thường) dựa vào kết quả đường trung bình dao động (MA)
- Công thức tính chỉ báo CCI, dựa vào AP, MA và MD
Lưu ý: Donald Lambert không chỉ là người tiên phong trong việc sử dụng chỉ số động lượng CCI mà chính ông cũng là người đề xuất sử dụng 1/ 3 chu kỳ thị trường để làm đường giới hạn cho CCI. Nói đơn giản hơn, có nghĩa chu kỳ thường thấy của thị trường là 120 ngày. 1/ 3 chu kỳ 120 ngày là 40 này, lúc này n=40 và Traders sử dụng đồ thị ngày để tính toán.
Cách cài đặt chỉ báo CCI dễ dàng
Trên nền tảng MT4
MT4 (Meta Trader 4) là nền tảng cung cấp đầy đủ các chỉ báo kỹ thuật, hỗ trợ Traders trong việc phân tích thị trường. Cách cài đặt chỉ báo động lượng CCI tương đối đơn giản, cụ thể như sau:
Bước 1: Vào nút Insert, click chuột vào ô Indicators -> Oscillators -> Commodity channel index.
Bước 2: Màn hình giao diện sẽ hiển thị hộp thoại Commodity Channel Index.
Nhìn hình phía trên, tại mục Parameters (thông số) sẽ có các chi số như khung thời gian (Period), giá đang áp dụng (Apply to). Trong Meta Trader 4, chỉ số khung thời gian được mặc định là 14. Tuy nhiên, đây không phải là giá trị chuẩn nên được sử dụng trong chỉ báo động lượng CCI. Vậy nên, các Traders cần phải điều chỉnh khung thời gian sao cho phù hợp với thị trường mà bản thân giao dịch.
Set up khung thời gian phù hợp là điều cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, nếu như Period quá ngắn sẽ gây xuất hiện nhiều tín hiệu gây nhiễu. Điều này cản trở Traders trong việc tiếp cận giao dịch thị trường tài chính. Tuy nhiên, nếu để khung thời gian quá dài sẽ khiến tín hiệu của chỉ báo đến chậm hơn so với biến động thực tại của thị trường. Đây là một trong những lý do chính mà các Traders luôn bỏ lỡ các cơ hội đặt lệnh ăn lời.
Ngoài ra, khi sử dụng chỉ báo động lượng CCI, Traders cũng cần phải chú ý tăng khung thời gian lên nhanh chóng khi thấy chỉ báo CCI nằm ngoài phạm vi tối ưu là -100 và +100.
Trên TradingView
Nền tảng Tradingview đã cài đặt sẵn chỉ báo động lượng CCI. Chính vì vậy mà các Traders có thể khởi động chỉ báo CCI nhanh chóng, dễ dàng.
Bước 1: Vào giao diện chính của web TradingView sau đó chọn Chart “Biểu đồ” ở trong thanh công cụ.
Bước 2: Lựa chọn cặp tiền tệ để phân tích. Click chuột vào ký hiệu fx và tìm kiếm chỉ báo CCI – chỉ báo về kênh hàng hóa.
Bước 3: Vào cài đặt để điều chỉnh các thông số sao cho phù hợp nhất với chiến lược giao dịch của bản thân.
Bước 4: Điền xong số liệu vào các mục trong hội thoại rồi hoàn tất bằng cách nhấp chọn OK.
Cách cách giao dịch với chỉ báo kênh hàng hóa CCI
Chỉ báo CCI nổi trội với rất nhiều tính năng đặc biệt, phù hợp trong giao dịch thị trường tài chính. Chính vì vậy mà các Traders luôn ưu tiên sử dụng chỉ báo này trong mọi trường hợp. Vậy thì các trường hợp phổ biến nhất, thường dùng chỉ số CCI là gì? 3 trường hợp phổ biến áp dụng chỉ báo động lượng CCI gồm có:
- Sử dụng để dự đoán về một xu hướng tăng/ giảm trong thời gian ngắn (Uptrend/ Downtrend).
- Áp dụng trong điều kiện thị trường hồi giá (Retracement). Điều này thường xảy ra trong phạm vi quá mua/ quá bán.
- Đưa ra dự đoán phân kỳ tương đối chính xác.
Xác định ngưỡng quá mua/quá bán thông qua chỉ báo CCI
Khi thị trường đang dao động trong phạm vi giao dịch, chỉ báo động lượng CCI được sử dụng với mục đích đưa ra tín hiệu cho một sự quá mua hoặc quá bán. Hành động này sẽ cực kỳ hữu ích đối với những nhà giao dịch muốn giao dịch theo hướng breakout trong phạm vi.
Muốn giao dịch chỉ báo CCI với các điều kiện quá mua và quá bán thì các Traders cần phải xác định xu hướng chính của thị trường thời điểm hiện tại. Nếu như thị trường sideway thì việc sử dụng chỉ báo CCI sẽ là một chiến lược giao dịch thông minh của Traders. Để xác định được thị trường, các Traders cần phải tìm kiếm được mức đỉnh và mức đáy trên biểu đồ được tạo ra từ các hành động giá.
Với những giao dịch phá vỡ (breakout), Traders có thể nhận biết được giá phá vỡ biên trên của phạm vi giao dịch cùng với đà tăng mạnh. Đây là thời điểm tốt để các nhà giao dịch tìm kiếm một cơ hội mua. Điều kiện đi kèm lúc này là chỉ báo CCI phải tăng trên mức 100. Ở khía cạnh ngược lại, khi mà giá phá vỡ biên dưới của phạm vi giao dịch, các Traders cần phải xem thử chỉ báo CCI có giảm xuống dưới mức -100 hay không?
Trường hợp chỉ báo CCI được áp dụng như một chỉ báo chậm, gồm:
- Giá đang giao dịch ở trong khung giá.
- EMA13 cắt lên EMA26 nếu như giao dịch phá vỡ (breakout) đi theo hướng tăng giá. Ngược lại, EMA13 sẽ cắt EMA 26 theo hướng đi xuống nếu breakout đi theo hướng giảm giá.
- Mẫu hình nến thể hiện mạnh mẽ khi đường giá bị phá vỡ
- Chỉ báo CCI ở ngoài ngưỡng 100 nếu breakout tăng giá và dưới -100 nếu như breakout có xu hướng đi xuống.
Dựa vào biểu đồ trên, Traders sẽ nhận thấy giá đang giao dịch ở trong khung giá. Lúc này, EMA 13 chính thức cắt EMA 26 theo đường đi lên, đưa ra tín hiệu về một sự tăng giá trong tương lai. Cũng vào lúc này, chỉ báo CCI đưa ra nhận biết cho Traders thông qua tín hiệu trên mốc 100. Nhờ vào tín hiệu này, Traders có thể xác nhận được sức mạnh của bên mua. Bên cạnh đó, biểu đồ cũng cho thấy mẫu hình nến marubozu tăng đã phá vỡ ra khỏi khung giá. Từ hành động này, càng chắc chắn hơn về một lệnh mua thành công.
Áp dụng chỉ báo CCI để nhận biết các đợt hồi giá khi giá Oversold hoặc Overbought
Từ khái niệm CCI là gì, có thể biết được những khu vực nằm ngoài mức 100 hoặc 200 sẽ được gọi tắt là quá mua hoặc quá bán. Khi mà chỉ báo động lượng CCI di chuyển vượt quá phạm vi này, các nhà đầu tư sẽ có thêm cơ hội giao dịch thông qua các đợt hồi giá. Bởi vì những đợt hồi giá sẽ xuất hiện ngay khi chỉ báo CCI quay ngược trở lại. Nếu sử dụng CCI như một chỉ số sớm thì các nhà giao dịch nên giao dịch khi đường giá đang có một xu hướng rõ ràng.
- Để thực hiện giao dịch thành công, nhà giao dịch nên thực hiện theo các bước như sau:
- Lợi dụng sự cắt nhau của EMA 26 – 52 để xác định chính xác xu hướng hiện tại của thị trường.
- Giá sát với các đường EMA (đường trung bình động lũy thừa).
- Chỉ báo CCI tại mức Overbought/ Oversold.
Ở góc trái biểu đồ, khi mà EMA 26 cắt EMA 52 là một dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng giá. Qua những lần hồi giá về lại các đường EMA thì đây chính là cơ hội để anh em Traders thực hiện giao dịch mua. Lúc này, chỉ báo CCI cho Traders nhận biết một tín hiệu ở ngưỡng Overbought, là cơ sở cho việc giá sẽ sớm hồi lại và phát triển dựa trên xu hướng chính. Nếu như kết hợp các mẫu hình nến sẽ nâng cao tỷ lệ mở lệnh.
Phát hiện sự phân kỳ dựa vào chỉ báo động lượng CCI
Dựa vào sự phân kỳ giữa giá cùng chỉ báo CCI, đưa ra tín hiệu mạnh mẽ của sự bắt đầu xu hướng mới. Giống như những chỉ báo động lượng khác, chỉ báo CCI cũng được Traders sử dụng nhằm tìm kiếm sự phân kỳ. Các nhà đầu tư trên thị trường tài chính có thể so sánh chuyển động của giá với chuyển động của chỉ số CCI để phát hiện sự phân kỳ.
Khi mà giá tạo đáy thấp hơn, CCI tạo đáy cao hơn hoặc ngược lại CCI tạo đáy thấp hơn và giá tạo đáy cao hơn thì đây là lúc tín hiệu phân kỳ được hình thành. Khi nhận thấy tín hiệu này trên thị trường, Traders cần đặc biệt lưu ý trong hành động đặt lệnh giao dịch của mình.
Lưu ý rằng, các Traders chỉ nên áp dụng tín hiệu phân kỳ ở khu vực kháng cự – hỗ trợ. Đặc biệt là phải ở trong khung thời gian lớn hơn so với phân tích đa khung thời gian. Ngoài ra, Traders cũng nên sử dụng đồng thời chỉ báo CCI cùng các chỉ báo kỹ thuật khác nhằm nâng cao tỷ lệ thành công giao dịch tài chính của mình.
Điểm khác biệt của chỉ báo CCI và Stochastic là gì?
Gần giống với chỉ báo CCI, thị trường còn có một chỉ báo động lượng khác chính là Stochastic. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều nhà đầu tư có sự nhầm lẫn giữa chỉ báo CCI và bộ dao động – stochastic. Nhìn chung thì cả hai vẫn có nét tương đồng, tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ sẽ thấy hai chỉ báo này mang ý nghĩa hoàn toàn độc lập.
Mặc dù gần giống nhau về ý nghĩa nhưng cách tính của hai bộ dao động xung lượng này lại rất khác nhau. Cụ thể, Stochastic bị giới hạn trong khoảng 0 đến 100 nhưng chỉ báo CCI lại không bị kiểm soát bởi bất cứ sự ràng buộc phạm vi nào. Cũng bởi vì sự khác biệt về cách tính toán mà 2 chỉ báo động lượng này sẽ cho Traders thấy các tín hiệu khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Cũng như sẽ cho thấy sự khác biệt tại các mức quá mua và quá bán.
Nhược điểm khi sử dụng chỉ báo CCI trong giao dịch thị trường là gì?
Trong giao dịch thị trường tài chính, không một công cụ kỹ thuật hay chỉ báo này đạt độ chính xác tuyệt đối. Và tất nhiên là vẫn sẽ có những nhược điểm đi kèm bên cạnh những ưu điểm. Chỉ báo động lượng CCI cũng không ngoại lệ, cũng sẽ có những mặt tồn tại nhất định. Cụ thể như:
Mức Overbought và Oversold đôi khi mang tính chủ quan. Giao dịch thành công chủ yếu do năng lực phán đoán của các nhà giao dịch. Mặc dù chỉ báo CCI không đưa ra tín hiệu quá chậm. Nhưng với độ trễ của nó thì các Traders rất khó nắm bắt được toàn bộ cơ hội trên thị trường tài chính. Vậy nên, Forex Dictionary luôn khuyến khích các Traders cần phải kết hợp chỉ báo CCI cùng với các công cụ kỹ thuật khác nhằm tối ưu giao dịch.
Thông qua bài viết trên của Forex Dictionary, chắc chắn bạn đã biết thêm được nhiều kiến thức về chỉ báo CCI cũng như không còn mơ hồ với câu hỏi CCI là gì. Hy vọng rằng với những điều phía trên, các Traders sẽ giao dịch thành công và hiệu quả trên thị trường tài chính.
Xem thêm:
Hướng dẫn sử dụng chỉ báo ROC trong giao dịch
Cách thức vận dụng QQE hiệu quả
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.