Carl Icahn là ai? Khi nhắc đến cái nên “Kẻ cướp” phố Wall khiến cho nhiều công ty trên sàn chứng khoán phải khiếp sợ thì tất nhiên không thể không nhớ đến cái tên Carl Icahn. Như vậy, Carl Icahn có cuộc đời, sự nghiệp cũng như con đường đầu tư đầy thành công cũng như gian nan, thử thách như thế nào? Các trader hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về Carl Icahn qua các thông tin hấp dẫn ở bài viết sau đây nhé.
Carl Icahn là ai?
Carl Icahn được biết đến là một trong số các nhà đầu tư vĩ đại nhất toàn cầu, ông nổi tiếng với sự lạnh lùng cũng như tham vọng có thể kiếm tiền bằng bất cứ giá nào. Carl Icahn sinh ngày 16/04/1936. Ông là một doanh nhân người Mỹ được biết đến thông qua việc mua lại cũng như tái cấu trúc những công ty lớn. Trong lịch sử kinh doanh, ông đã tham gia vào rất nhiều thương vụ lớn như việc mua lại, Texaco, TWA và RJR Nabisco. Không những thế, Carl Icahn còn được biết đến là một trong số nhà đầu tư đứng đầu của phố Wall cũng như nằm trong top những người giàu có nhất trên toàn thế giới.
Chính Carl Icahn cũng đã tự thừa nhận rằng mình chính là một chuyên gia làm giàu bằng cách “đào mỏ” ở phố Wall. Nhìn chung thì nếu như không có sự xuất hiện “quậy” như Carl Icahn thì chắc hẳn thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ cũng sẽ rất nhàm chán.
Hiện nay khi nhắc đến top 10 nhà đầu tư giàu có nhất Hoa Kỳ thì Carl Icahn đứng thứ 3 sau Warren Buffett và George Soros. Chính nhờ vào số tài sản khổng lồ của mình mà đã khiến Carl Icahn biến thành một người vô cùng nguy hiểm. Cụ thể đó chính là ông có thể thâu tóm những công ty mà trước đi không ai nghĩ rằng có thể thâu tóm được. Cho đến hiện tại thì Carl Icahn đang có tài sản ròng lên đến 16,5 tỷ USD và trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới ông đang xếp vị trí thứ 106.
Tóm tắt về tiểu sử và tìm hiểu về sự nghiệp của Carl Icahn
Carl Icahn sinh ra tại Far Rockaway, Queens, New York trong một gia đình người Do Thái. Ông là người con duy nhất trong gia đình với mẹ là một giáo viên và cha của ông lại theo đuổi nhiều công việc khác nhau như luật sư, giáo viên hay cantor. Carl Icahn sau khi tốt nghiệp xong trung học đã theo học tại Đại học Princeton và sau đó vào năm 1957 đã lấy được bằng cử nhân triết học.
Carl Icahn – cậu sinh nghèo kiếm tiền học bằng cách chơi Poker
Bởi vì tình hình tài chính và nguồn gốc khó khăn của gia đình cho nên khi Carl Icahn thi vào đại học thì cha mẹ ông đã không nghĩ rằng con mình có thể đậu vào những trường đại học danh giá nhất của Mỹ. Tuy nhiên, Carl Icahn sau đó đã xuất sắc tốt nghiệp tại Đại học Princeton – một ngôi trường thuộc Ivy League của Hoa Kỳ.
Gia đình của Carl Icahn tại thời điểm đó chỉ có thể giúp ông thanh toán tiền học, còn lại Carl Icahn phải tự lo tiền ăn. Vì vậy, để có được thu nhập ông đã làm rất nhiều nghề khác nhau. Cuối cùng, một hội chơi Poker đã cuốn hút ông và ông quyết định học chơi bài.
“ Đầu tiên, tôi không biết cách chơi và số tiền của tôi đã bị họ ăn sạch. Sau đó, chỉ trong vòng 2 tuần tôi đã bắt đầu học ba cuốn sách về cách chơi bài Poker và từ đó tôi đã có thể chơi hơn họ gấp 10 lần. Đối với tôi khi ấy, đây chỉ là một trò chơi mang lại nhiều lợi nhuận. Cứ vào mỗi mùa hè, tôi có thể kiếm được 2.000 USD, nếu tính theo tỷ giá thập niên 50 thì tương đương với 50.000 USD”, ông Carl Icahn đã nhớ lại. Có lẽ tính cách đầu tư ăn thua của ông đã được rèn luyện qua quá trình chơi Poker thời đó và khiến ông đặt lợi ích của mình lên hàng đầu sau khi ông bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán.
Carl Icahn – bỏ học trường Y để bắt đầu công việc môi giới chứng khoán
Trong quá trình học đại học, Carl Icahn đã đăng ký học chuyên ngành Triết học tại Đại học Princeton trước khi ông nhận được một suất học tại NYU Medical. Mặc dù vậy thì Carl Icahn cũng đã từ bỏ trường học chỉ sau hai năm và nói rằng ông “chán ghét” nó.
Vào năm 1960, Carl Icahn từ bỏ trường Y và gia nhập vào quân đội. Tuy nhiên, tiềm năng thật sự của ông chỉ được ông chính thức nhận ra khi trở thành một nhà môi giới chứng khoán vào năm 1961 tại Dreyfus. Mặc dù thời điểm thị trường tăng giá đang bùng bổ cũng là khoảng thời gian Carl Icahn gia nhập vào Dreyfus, thế nhưng Hoa Kỳ vào cuối năm 1961 đã sớm phải trải qua một “Cú trượt dốc của Kennedy” và sau đó đã sụp đổ.
Với những trải nghiệm này, Carl Icahn vào năm 1963 đã nhanh chóng trở thành một nhà quản lý quyền chọn của Tessel, Patrick & Co và vào năm 1964 là Gruntal & Co. Nhờ vào công việc này mà Carl Icahn đã từng bước gia nhập vào thị trường ngách không có sự cạnh tranh trong lĩnh vực môi giới truyền thông, quyền chọn sẽ cho phép Carl Icahn phát huy sự sáng tạo khi ông bắt đầu đi tìm hiểu về các chi tiết của thị trường một cách sâu và tinh tế hơn.
Sau đó, Carl Icahn đã tự nhận ra mình bản thân mình cần phải “Theo đuổi một thứ gì đó lo lớn hơn”. Carl Icahn đã thông qua người thân và bạn bè vay mượn được số tiền 400.000 USD để chơi chứng khoán. Và điều này đã giúp ông mỗi năm thu về được 1,2 đến 2 triệu USD. Chính vào sự thành công đó mà công đã có thể thành lập ra cho mình công ty riêng. Mặc dù công ty của Carl Icahn đã không công khai hồ sơ hoạt động tốt như thế nào trong khoảng 10 năm nay, thế nhưng đã có rất nhiều báo cáo ở những năm 80 đã ước tính rằng Icahn & Co đã có giá trị tài sản ròng là 100 triệu USD. Tuy nhiên, so với những điều mà Carl Icahn có được sau này thì đây cũng chỉ là những số tiền lẻ mà thôi.
Khi chia sẻ về bước ngoặt này, Carl Icahn đã nói rằng “Tôi bắt đầu vào việc kinh doanh chênh lệch giá bởi vì tôi khá giỏi toán và nó sau này đã trở thành bản năng của tôi”. Carl Icahn còn cho rằng “Mọi thứ cuối cùng tự nhiên chuyển thành việc mua các công ty có định giá thấp và đây cũng là một hình thức kinh doanh chênh lệch giá theo một cách nào đó”.
Icahn Enterprises kể từ năm 2000 đã tạo ra được nguồn lợi nhuận lên đến 840% khi so với của Berkshire là 250%. Những quỹ đầu tư của Carl Icahn vào mỗi năm đã mang lại cho ông mức lợi nhuận trung bình rơi vào khoảng 25%.
Vào năm 2012, danh mục đầu tư do Carl Icahn quản lý (bằng nhân viên và tiền của ông) đã mang đến khoảng lợi nhuận lên đến hơn 20% nhờ vào những vụ đặt cược vào CVR Energy và Hain Celestial.
Carl Icahn đã trở thành một người nguy hiểm bởi vì chính nguồn tài sản khổng lồ của mình và được gọi là “Sói giá của phố Wall”. Sự nguy hiểm này được thể hiện qua việc ông đã thâu tóm những công ty mà trước đây không ai có thể nghĩa rằng sẽ thâu tóm được nó.
Tỷ phố Leon Black – nhà đồng sáng lập nên Apollo Global Management đã từng đưa ra nhận xét rằng: “Carl Icahn rất thích tiền và thích cảm giác được chiến thắng. Ông ấy thông minh và có đôi phần tàn nhẫn.
Carl Icahn – Sói giá của phố Wall với biệt danh là “Kẻ cướp công ty”
Thông thường, các danh mục đầu tư cá nhân sẽ được Carl Icahn công bố theo từng quý cho nên rất nhiều chuyên gia có thể hoàn toàn phân tích được phong cách kiếm tiền của ông. Mặc dù các bí quyết đó rất dễ để thực hiện theo thế nhưng nó lại rất khó để đặt được thành công.
Theo như báo cáo danh mục đầu tư mới nhất, phần lớn số cổ phiếu của Carl Icahn đều được mua trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây. Cụ thể, những cổ phiếu qua tay ông đều sẽ không được nắm giữ nhiều hơn 18 tháng.
Cũng giống với các nhà đầu tư khác, Carl Icahn sẽ thường mua một số lượng lớn cổ phần chi phối của các công ty nhỏ hoặc không có nhiều sự thu hút. Sau đó, ông tìm kiếm tích cực một vị trí ở trong vai trò quản lý công ty và tiến hành kêu gọi bầu chọn ra một ban giám đốc mới hoàn toàn hoặc thoái vốn tài sản để cổ đông có thể có được nhiều giá trị hơn. Sau đó thông qua quyết định sử dụng lợi nhuận hoặc vay mượn thêm để tiến hành mua lại cổ phiếu. Điều này sẽ giúp cho cổ phiếu được đẩy giá tăng lên trong ngắn hạn. Hay nói theo cách khác thì Carl Icahn sẽ sẵn sàng bán hết tài sản của công ty, thực hiện các chính sách mua lại cổ phiếu hoặc cũng có thể làm bất kỳ điều gì có thể mang về lợi nhuận một cách nhanh nhất dù cho doanh nghiệp đó có thể bị phá sản hoặc bị thâu tóm sau đó.
Ngoài ra, vào thập niên 1970, do lạm phát đang tăng lên cho nên giá trị của những loại tài sản hữu hình như hàng hóa, bất động sản hay nhà xưởng đều có sự tăng vọt. Cho nên khi cổ phiếu của những công ty được rao báo với mức giá thấp hơn so với giá trị sổ sách và thông qua lạm phát đã khiến cho phần chiết khấu chi giá trị thâm lý thậm chí còn cao hơn cả so với giá trị sổ sách. Chính điều này đã mang đến cho Carl Icahn một biên độ an toàn vô cùng rộng lớn.
- Vào năm 1978, Carl Icahn đã còn không quan tâm nhiều đến việc đầu tư vào những vụ mua lại nữa mà ông muốn tự bản thân mình thực hiện. Carl Icahn đã tiến hành mua vào một lượng cổ phiếu lớn của Tappan (công ty này là công ty gia đình đang chuyên sản xếp bếp và các thiết bị khác có trụ sở tại Ohio). Sau khi Carl Icahn chính thức trở thành cổ đông lớn, công ty sau một cuộc chiến ủy quyền đã được bán cho nhà sản xuất thiết bị AB Electrolux của Thụy Điển. Khi đó, Carl Icahn đã gia tăng giá cổ phiếu của mình lên gấp đôi và thu về số tiền khoảng 2,7 triệu đô la.
- Vào năm 1985, Carl Icahn mua lại hãng hàng không TWA dựa vào số tiền vay nợ. Đây chính là một thương vụ thất bại nhất của Carl Icahn bởi vì công ty hàng năm đều làm ăn ở mức thua lỗ lên đến 9 con số. Carl Icahn sau đó đã bắt đầu chia công ty thành nhiều phần nhỏ để có thể bán tài sản dần dần, từ đó trả khoản tiền nợ đã vay để mua TWA. Vào năm 1991, Carl Icahn đã bán cho đối thủ tuyến đường bay có lợi nhất của TWA với giá trị là 445 triệu USA. Sau đó ông đã rời bỏ TWA sau khi nó gần như là phá sản. TWA sau đó tiếp tục sa sát và kết quả là vào năm 1992 đã tuyên bố phá sản.
- Sau đó, Carl Icahn thực hiện hàng loạt thương vụ tương tự mua lại số lượng lớn cổ phiếu để có thể chi phối và điều chỉnh tăng giá cổ phiếu mang lại lợi nhuận cho mình. Trong khoảng thập niên 2000, đã xảy ra rất nhiều vụ tranh chấp quyền điều hành cũng như giành mua cổ phiếu diễn ra tại ACF Industries, US Steel, American Railcar Industries,… Hiển nhiên, để có thể nắm được quyền chi phối, American Railcar Industries sẽ không bao giờ thực hiện đầu tư dàn trải. Thay vào đó ông chỉ đưa vào danh mục đầu tư của mình một loại cổ phiếu nếu như ông thật sự bị nó thuyết phục.
- Vào năm 2004, Carl Icahn đã huy động được số tiền 3 tỷ USD để tiến hành mở một quỹ phòng hộ có tên là Icahn Partners để thực hiện các nỗ lực vô ích nhằm giành được quyền kiểm soát của Mylan Laboratories, Blockbuster Video và Time Warner. Sau đó 4 năm khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào năm 2008 đã gây ra các làn sóng tàn phá nền kinh tế Hoa kỳ thì vào năm 2010, các quỹ của Blockbuster Video, Time Warner đã bị lỗ đến hơn 35% và ông đã phải nhận về mức lỗ 180 triệu USD khi bán phần lớn cổ phiếu Blockbuster của mình. Sau đó 1 năm, Blockbuster Video, Carl Icahn đã đóng cửa quỹ phòng hộ của mình với những nhà đầu tư bên ngoài.
- Vào năm 2011 đến năm 2014 và bắt đầu di chuyển sự chú ý của ông đến lịch vực công nghệ. Vào năm 2012, Carl Icahn đã tiến hành mua cổ phiếu Netflix của Hoa Kỳ và cũng đã từng tham gia vào eBay, Apple, Clorox và Family Dollar. Đối với Netflix, nó đúng với triết lý trái ngược của mình, Carl Icahn đã tích lũy được 10% cổ phần từ công ty khi mà cổ phiếu của Netflix ở gần mức thấp nhất trong vòng 52 tuần. Sau khi Carl Icahn tiết lộ về số cổ phần của mình trong một hồ sơ pháp lý của công ty, “Icahn Lift” cũng đã khiến cho giá trị của phiếu tăng vọt lên đến 14%. Khi đó, Hội đồng quản trị của Netflix đã phản ứng thông qua việc sử dụng đến chiến lược phòng thủ cũng như đưa ra các kế hoạch về quyền cổ đông. Vào năm 2015, tức là thời điểm bán cổ phần Netflix, từ khoản đầu tư ban đầu là 321 triệu USD, Carl Icahn đã thu về được số tiền hơn 1,9 tỷ USD.
- Một vài công ty nổi tiếng như Paypal, Cheniere Energy hay AIG đều bị Carl Icahn mua với số lượng lớn cũng như thúc giục cần phải có các thay đổi nhằm gia tăng lợi nhuận trong ngắn hạn dành cho các cổ đông. Ông Carl Icahn đã kêu gọi công khai hội đồng quản trị AIG hãy chia nhỏ tập đoàn bảo hiểm thành các doanh nghiệp nhỏ hơn. Ông đưa ra quan điểm đó là nếu như chia nhỏ, công ty sẽ có thể hoạt động được tốt hơn khi quản lý chung và mang đến nguồn lợi nhuận ngắn hạn hiệu quả hơn cho các cổ đông. Điều này cũng đã xảy ra tương tự với Paypal khi mà Carl Icahn ủng hộ kế hoạch tác công ty này ra riêng khỏi Ebay. Cổ phiếu của Cheniere Energy khi đó được Carl Icahn mua vào khoảng thời gian năm 2015 với tham vọng gia tăng lợi nhuận của cổ đông nhanh chóng trong ngắn hạn. Cổ đông của công ty thông qua đó cũng đã đưa ra các quyết định về việc cắt giảm đi các chi tiêu đầu tư, thay đổi CEO và để cho Carl Icahn lên nắm quyền điều hành.
- Tháng 02/2022, Carl Icahn đã đề cử 2 giám đốc tranh cử vào hội động quản trị của MCD (McDonald’s) tại cuộc họp thường niên 2022. Mặc dù chỉ sở hữu 200 cổ phiếu của MCD thế nhưng Carl Icahn cũng đã tham gia vào nỗ lực ngăn chặn McDonald’s tìm kiếm nguồn cung thịt lợi từ những nhà cung cấp sử dụng lợi nái đang trong quá trình mang thai trong suốt một thập kỷ qua. Vào tháng 04/2022, Carl Icahn đã cáo buộc công ty khi “công ty không thực hiện được các cam kết và kêu gọi cổ đông của McDonald’s”, “đặc biệt là những nhà quản lý tài sản lớn để có thể tập trung nguồn lực vào ESG”, ủng hộ ông được đề cử vào hội đồng quản trị của công ty này.
Như vậy, qua đây chúng ta cũng có thể hiểu về Carl Icahn là ai rồi phải không nào. Bởi vì phong cách kinh doanh của Carl Icahn là như vậy cho nên ông nổi tiếng là một trong số những “kẻ cướp công ty” lớn nhất ở thập niên 80 và cũng được xem là “kẻ thù” của những công ty tại Mỹ. Không những thế, Carl Icahn cũng đã là người làm nên khái niệm “Icahn Lift”, tức là một hiện tượng nói về việc giá cổ phiếu tăng lên sau khi ông mua cổ phiếu của một công ty nào đó. Carl Icahn chính là hình tượng và nguồn cảm hứng được xây dựng thành nhân vật Gordon Gekko ở bộ phim 1987 phố Wall.
Từ Carl Icahn chúng ta có thể học hỏi được điều gì?
Carl Icahn đã từng chia sẻ rằng quan điểm đầu tư của ông chính là sẽ xác định những cổ phiếu có tỷ lệ giá trên thu nhập, tức là P/E thấp hoặc cũng có thể là có giá trị sổ sách vượt quá định giá của thị trường hiện tại.
Các bí quyết đầu tư của Carl Icahn thông thường rất dễ làm theo, tuy nhiên kết quả nhận về lại rất khó để thành công. Cũng giống như các nhà đầu tư khác, Carl Icahn sẽ mua một số lượng cổ phiếu lớn để chi phối các công ty nhỏ hoặc các công ty đang không thu hút được thị trường. Sau đó, ông sẽ tích cực tham gia vào hội đồng quản trị của công ty hoặc có được một vị trí quan trọng nào đó trong công ty rồi sử dụng vị thế của mình đứng ra kêu gọi hội đồng quản trị thông qua các quyết định sử dụng lợi dụng hoặc vay mượn thêm để có thể mua lại cổ phiếu. Từ đó, giúp cho giá cổ phiếu này được đẩy lên cao hơn trong ngắn hạn. Hay nói theo cách khác thì Carl Icahn sẽ không ngần ngại trong việc bán đi tài sản của công ty, thực hiện các chính xác mua lại cổ phiếu hay thậm chí là có thể thực hiện bất kỳ điều gì để có thể thu lợi nhuận về một cách nhanh nhất, bất chấp doanh nghiệp đó có thể bị phá sản hay bị thâu tóm về sau.
Hiển nhiên cách làm của Carl Icahn đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ rất khó để áp dụng. Tuy nhiên, ông vẫn giúp cho các trader thấy được sự quyết đoán, dám đi ngược lại với thị trường để có thể gặt hái được các thành công. Đối với các trader, Carl Icahn như là một nguồn cảm hứng để có thể giúp họ hoàn thành được những mục tiêu giao dịch. Sau đây sẽ là một vài bài học mà Carl Icahn đã để lại trong hành trình giao dịch của mình dành cho thế hệ giao dịch trẻ sau này:
- Một nhà đầu tư nên tìm các mục tiêu dài hạn và đam mê vào đầu tư giá trị. Đầu cơ không xấu, tuy nhiên nó không thể giúp nhà đầu tư xây dựng giá trị sản trong khoảng thời gian dài.
- Nếu như một người đầu tư vào cổ phần của một công ty, họ sẽ có thể thu về được các lợi ích tối đa nếu như người này tham gia thường xuyên vào các hoạt động của công ty.
- Carl Icahn sẽ chỉ đầu tư vào các công ty hoặc tài sản mà ông cho rằng đó là hiệu quả.
- Theo như Carl Icahn, trên thị giao dịch điều phổ biến nhất không phải lúc nào cũng đúng.
- Carl Icahn là một nhà đầu cơ tích cực và đồng thời cũng là một nhà đầu tư dài hạn. Ông đã chứng minh rằng bất cứ ai cũng đều có thể trở thành cả hai nếu như có quá trình suy nghĩ chính xác để khai thác những cơ hội trên thị trường.
- Tìm kiếm tài sản bị định giá thấp mà nhà đầu tư nghĩ trong tương lai có thể sẽ được đánh giá cao.
- Không đầu tư hay giao dịch vào bất cứ cổ phiếu nào nếu như không có kế hoạch theo ý của mình.
- Hạn chế quan tâm đến lợi nhuận và cố gắng săn lùng những công ty có khả năng phát triển về giá trị.
Sau đây chính là một vài câu danh ngôn nổi tiếng của Carl Icahn mà các trader nên biết đến:
- “Triết lý đầu tư của tôi, nói chung ngoại trừ đi các trường hợp ngoại lệ thì là mua thứ gì đó khi không ai muốn mua nó”.
- Lý do chính khi tôi bắt đầu vào Wall Street đó là vì tôi cần tìm kiếm nhiều tiền nhanh chóng”.
- “Trong ngành này, nếu như bạn giỏi, bạn sẽ có đúng 6 lần trên 10 lần. Bạn sẽ không bao giờ đúng được 9 lần trên 10 lần.
- “Trong thời điểm đầy biến động, nguy hiểm lớn nhất không phải là biến động mà đó chính là hành động theo logic của ngày hôm qua”.
- “Khi bạn vẫn còn trẻ, hãy làm việc để học hỏi thay vì để kiếm tiền”.
- “Tôi kiếm tiền. Chẳng có gì là sai so với điều này cả. Đó là điều mà tôi muốn làm. Đó là cái mà tôi có mặt tại đây để làm. Đó là điều mà tôi cảm thấy thích thú”.
- “Bạn cần phải loại bỏ cảm xúc ra khỏi quá trình đầu tư”.
- “Các CEO được trả lương để làm các công việc tồi tệ. Nếu hệ thống không bị rối lung lên thì những kẻ như tôi sẽ không thể kiếm các đồng tiền như thế này”.
- “Khi mà phần lớn các nhà đầu tư gồm cả các chuyên gia, tán thành về một điều gì đó thì đó sẽ là lúc họ thường sai”.
- “Tôi sẽ thâu tóm công ty nếu như anh không có sự thay đổi, hoặc nếu như hội đồng quản trị không làm việc này việc kia”.
- “Bài học trong kinh doanh đó là” Nếu như có một người bạn thì hãy mua một con chó”.
- “Tôi nhìn các công ty giống như là các doanh nghiệp trong khi các nhà phân tích khác của phố Wall lại nhìn vào lợi nhuận của hàng quý. Tôi mua tài sản và cổ phiếu tiềm năng, còn phố Wall lại mua lợi nhuận. Bởi vì vậy, họ sẽ để lỡ đi mất một vài điều mà tôi thấy trong các trường hợp nhất định”.
- “Một vài CEO đã đề nghị tôi hãy tổ chức bữa tiệc nghỉ hưu. Tuy nhiên tôi lại là một người rất cạnh tranh được lớn lên tại Queens. Tôi không muốn bỏ đi phần đời còn lại của mình để chơi Golf tại Florida”.
Như vậy, vừa rồi là sự chia sẻ về Carl Icahn là ai với các thông tin nổi bật ở bài viết trên. Có thể thấy Carl Icahn là một nhà đầu tư vô cùng nổi tiếng với nhiều quan điểm đầu tư rất hay, hiệu quả và độc đáo. Chính nhờ vào điều này mà ông đã gặt hái được rất nhiều thành công và có được một sự nghiệp tuyệt vời ở phố Wall mà bất cứ ai cũng phải ngưỡng mộ. Để có thể tìm hiểu nhiều hơn nữa về cuộc đời, sự nghiệp cũng như phong cách đầu tư của những nhà đầu tư khác, trader hãy ghé thăm web sanforex.vip thường xuyên nhé.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.