Call Margin là gì? Giao dịch Margin có thể mang lại lợi nhuận đáng kinh ngạc cho các Traders. Tuy nhiên đi kèm với nó là một mức rủi ro đáng kể mà các nhà đầu tư cần cân nhắc. Điển hình như khi nhận thông báo “Call Margin” từ sàn giao dịch thị trường. Tuy nhiên, nếu bạn đã tham gia giao dịch Forex trong một thời gian dài thì tình huống này là điều khó tránh. Để hiểu hơn về Margin Call và cách xử lý nó thì đọc ngay bài viết này nhé!
Định nghĩa thuật ngữ Call Margin là gì?
Những câu hỏi liên quan đến Call Margin như là “khi nào bị Call Margin”, “Cách phòng tránh Call Margin” thường được các Traders thắc mắc. Trước tiên, chúng ta cần hiểu được thế nào là Margin Call để có góc nhìn chi tiết về thuật ngữ này.
Call Margin được dịch sang tiếng Việt là “cuộc gọi ký quỹ”. Đây là một trong những nỗi sợ của các Traders giao dịch. Và chắc chắn không một nhà giao dịch nào muốn chạm mặt nó trên thị trường ngoại hối. Bởi vì điều này cho biết khoản đầu tư của bạn đang có sự thâm hụt đáng kể.
Trong trường hợp giao dịch có đòn bẩy, các nhà giao dịch phải thực hiện số tiền ký quỹ cần thiết để giữ một vị thế mở. Số tiền ký quỹ sẽ phụ thuộc vào quy mô và số lượng vị thế mở của bạn. Traders càng sở hữu nhiều vị thế mở thì sẽ càng có nhiều tiền ký quỹ. Nếu số tiền ký quỹ trong tài khoản của bạn giảm xuống dưới mức tối thiểu được chỉ định, nhà môi giới sẽ gửi cho bạn thông báo “Margin Call”.
Tiếp tục trả lời câu hỏi Call Margin là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những nội dung dưới đây. Được biết, Margin Call là một thông báo mà sàn giao dịch thị trường muốn gửi đến cho nhà đầu tư trong trường hợp số tiền ký quỹ thấp hơn tỷ lệ giới hạn do sàn giao dịch thiết lập. Dựa vào thông báo này, các Traders sẽ nhanh chóng đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời cho tài khoản giao dịch của mình. Khi mà Margin Call xuất hiện, sẽ có hai tùy chọn sau để các nhà đầu tư lựa chọn:
- Thực hiện đóng toàn bộ hoặc đóng một phần các lệnh đặt đang trong trạng thái thua lỗ và đưa mức ký quỹ về lại điểm an toàn.
- Nạp tiền bổ sung vào tài khoản để tiếp tục duy trì những lệnh đặt đang thua lỗ.
Thường thì các nhà môi giới sẽ cho phép các nhà giao dịch từ 2 đến 5 ngày để trả lời các cuộc gọi ký quỹ. Nếu nhà giao dịch không có phản hồi đối với thông báo Call Margin mà sàn đưa ra thì sàn giao dịch sẽ chính thức can thiệp vào giao dịch thị trường của bạn. Điển hình nhất là sàn sẽ đóng lệnh của các nhà đầu tư để có thể bù đắp cho số tiền đang thâm hụt của tài khoản.
Khi nào bị Call Margin? Công thức tính Call Margin là gì?
Tỷ lệ Margin Level giới hạn cho Margin Call ở mỗi sàn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường đạt mức 100% , 150%, đôi khi là 80%.
Nhiều nhà giao dịch thắc mắc rằng lỗ bao nhiêu thì bị call margin và cách xử lý nó. Tuy nhiên, trước đó thì các nhà giao dịch cần phải nắm được cách tính của lệnh Call Margin. Cụ thể, công thức tính mức ký quỹ như sau:
Mức ký quỹ ( Margin Level) = Vốn chủ sở hữu/ Số tiền ký quỹ được sử dụng x 100%
Khi lần đầu mở vị thế giao dịch, Margin Level của các nhà đầu tư đều tương đối cao. Trong quá trình thực hiện giao dịch, chiều hướng thị trường đi ngược lại với xu hướng kỳ vọng ban đầu của Traders thì mức ký quỹ sẽ tự động giảm xuống. Lúc này, các Traders không thể mở thêm một vị thế nào khác nữa.
Nếu số tiền ký quỹ giảm xuống dưới giới hạn sàn cho phép, các Traders sẽ nhận được thông báo Call Margin. Nếu Traders không có động thái can thiệp, Margin Level sẽ giảm xuống mức 0 ( có thể giảm xuống mức âm).
Ví dụ cụ thể để Traders hiểu kỹ hơn về lệnh Call Margin
Nếu muốn hiểu hơn về Margin Call, đọc ngay ví dụ dưới đây để biết cách tính Margin Call:
Nếu bạn có $5.000 trong tài khoản ngân hàng của mình và bạn muốn mở một vị thế cho 1 lô của cặp tiền tệ USD/JPY. Ký quỹ cho sàn là 100 phần trăm. Đòn bẩy bạn nên sử dụng là 1:25, có nghĩa là mức ký quỹ tối thiểu là $4000.
Ví dụ như bạn có 5.000$ trong tài khoản ngân hàng và muốn mở một vị thế bán cho 1 lot cặp tiền ngoại tệ USD/ JPY. Ký quỹ sàn yêu cầu là 100%, với mức đòn bẩy 1:25, mức ký quỹ tối thiểu bắt buộc là 4000$.
Trong trường hợp này, số tiền ký quỹ bạn sử dụng sẽ là 4.000$ và phần còn lại của 1.000 đô la sẽ là số tiền ký quỹ khả dụng. Nhìn chung, bạn vẫn sẽ sở hữu mức vốn ban đầu là 5.000$ trong tài khoản của mình vì giao dịch vẫn chưa được tiến hành, không có tổn thất hoặc khoản thanh toán nào xảy ra.
Khi bạn tiến hành mở một vị thế bán 1 lot cặp tiền ngoại tệ USD/JPY, Traders mong muốn mức giá sẽ giảm. Tuy nhiên, thị trường không thay đổi theo hướng bạn nghĩ và giá bắt đầu tăng. Lúc này, hãy suy nghĩ về một kịch bản thị trường đang đi ngược lại chiều hướng bạn mong muốn khiến bạn bị thâm hụt 1000$. Số tiền hiện tại trong tài khoản hiện là 4000$.
Áp dụng công thức tính Margin Level = Vốn chủ sở hữu/ ký quỹ sử dụng x 100%. Số tiền dựa trên ví dụ sẽ là: 4.000/4.000*100% = 100%. Mức phần trăm này bằng với mức ký quỹ mà thị trường yêu cầu.
Tại thời điểm này, sàn giao dịch sẽ gửi thông báo cho bạn một “Margin Call” yêu cầu Traders bổ sung tiền vào tài khoản của mình để tiếp tục duy trì lệnh hoặc đóng bớt những giao dịch thua lỗ.
Nếu giá vẫn có dấu hiệu tăng trong khi Margin Level giảm dưới mức 100%, Traders không có động thái can thiệp tài khoản thì sàn giao dịch sẽ đóng toàn bộ vị thế thua lỗ của các nhà giao dịch.
Cách xử lý thông minh nhất nếu Traders bị Call Margin
Những brokers không bắt buộc phải thông báo Call Margins đến các nhà giao dịch. Tuy nhiên, hầu hết các nhà môi giới đều đưa ra cảnh báo đối với Traders.
Trong một số trường hợp nhất định, công ty môi giới có thể ngay lập tức đóng hoặc thanh lý vị thế của khách hàng nếu khoản lỗ vượt quá mức ký quỹ duy trì và sẽ không có cảnh báo trước đó. Điều này thường xảy ra khi thị trường trải qua biến động giá nhanh chóng. Tuy nhiên, phần lớn các nhà giao dịch sẽ có thể điều chỉnh vị trí của họ sau khi nhận được thông báo từ công ty môi giới.
Có nhiều chiến lược hợp lý mà các nhà giao dịch có thể sử dụng khi bị Call Margin, chẳng hạn như:
- Bổ sung tiền vào tài khoản: Khi tăng lượng vốn trong tài khoản giao dịch, nhà giao dịch sẽ có thể giữ nguyên vị thế giao dịch hiện tại. Tuy nhiên, đây không phải là một lựa chọn lý tưởng trong trường hợp giá vẫn tiếp tục di chuyển theo hướng xu hướng mạnh, ngược lại với chiều hướng kỳ vọng của các nhà đầu tư.
- Đóng vị thế giao dịch: Nếu nhà giao dịch không thể tăng số tiền trong tài khoản để giữ vị thế, nó sẽ bị đóng ngay khi bị dính Call Margin. Điều này sẽ giúp cho các Traders không bị rơi vào trường hợp thanh lý tự động của công ty môi giới, dẫn đến một mức lỗ sâu hơn.
- Hạ tỷ trọng vị thế giao dịch vị thế: Nếu như không muốn đóng toàn bộ vị thể đã mở, các Traders có thể cân nhắc áp dụng chiến lược giảm tỷ trọng. Thường thì các Traders sẽ hạ xuống một nửa hoặc là 2/ 3 số lượng mua bán ban đầu ( trong trường hợp xu hướng có khả năng đảo chiều).
Những biện pháp tránh Margin Call và Stop Out mà Traders nên biết
Nếu Traders không muốn dính phải Call Margin trong giao dịch thị trường. Các nhà giao dịch cần phải nắm bắt được cách ngăn chặn nó, không những cần quan tâm Margin Call mà Stop Out cũng là điều mà các Traders cần tránh. Bởi vì trong một vài trường hợp, Margin Call có thể được khắc phục. Trong khi đó, đối với Stop Out thì điều này là không thể. Điều tốt nhất mà bạn có thể chắc chắn đối với vị thế giao dịch của mình là tránh để nó xảy ra.
Được biết, khoảng cách từ Call Margin đến Stop Out là tương đối ngắn, đặc biệt là khi thị trường không ổn định, Stop Out với Margin Call xảy ra đồng thời. Thường thì những biện pháp đối phó sẽ liên quan đến việc quản lý các giao dịch sao cho phù hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy điều này mang đến thử thách và cũng không biết phải làm gì tiếp theo nếu gặp phải trường hợp này thì có thể cân nhắc lựa chọn một số đề xuất bên dưới của Forex Dictionary:
- Nguyên tắc đầu tiên là không mở nhiều lệnh cùng một lúc. Vì khi có nhiều lệnh đặt hơn thì số tiền ký quỹ cũng sẽ tăng lên trông thấy. Trong lúc này, khi mà vốn chủ sở hữu chỉ cần giảm đi một chút thì cũng đã chạm vào mức stop out.
- Nguyên tắc thứ hai mà các Traders nên biết chính là sử dụng công cụ cắt lỗ ( Stop Loss).
- Forex Dictionary hiểu rằng, khi Traders đặt Stop Loss dừng lỗ, các nhà giao dịch có thể gặp phải một vài tình huống không như mong muốn. Điển hình như là giá vừa chạm vào mức stop loss thì sẽ phản ứng bằng cách bật lại mạnh mẽ. Mặc dù đây là điều không mong muốn, tuy nhiên, xét trên một khía cạnh giao dịch lâu dài thì công cụ Stop Loss vẫn luôn là điều cần thiết trong giao dịch.
- Ngoài ra, những nhà đầu tư cũng nên xem xét những phương pháp phòng ngừa rủi ro. Một yếu điểm mà bất kỳ Traders nào cũng cần khắc phục đó chính là không biết cách phòng ngừa rủi ro. Nói một cách đơn giản, bạn sẽ không thể tồn tại trong giao dịch thị trường ngoại hối một cách lâu dài nếu không thực hiện các chiến lược bảo vệ để tránh thua lỗ.
- Khi nhà môi giới của bạn đưa ra một cuộc gọi ký quỹ lớn hơn Stop Out thì các Traders nên nạp thêm tiền vào tài khoản của mình ngay lập tức để giao dịch.
- Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý và chỉ chấp nhận đối với các lệnh đặt nằm trong khoảng rủi ro bản thân cho phép khi thị trường có những diễn biến bất lợi.
- Cuối cùng, hãy luôn trong trạng thái cảnh giác khi thực hiện giao dịch ngoại hối. Các Traders chỉ nên vào lệnh ngay khi có cơ hội và không giao dịch dựa trên cơ sở “chủ quan”. Đặc biệt, cần phải tránh xa hội chứng FOMO nếu không muốn bị thua lỗ.
Những nhà giao dịch có kinh nghiệm thường chỉ giao dịch trong khoảng 2.5% đến 5% mức vốn mà họ sở hữu.
Nếu bạn là một Traders mới tham gia thị trường và linh hoạt trong việc tính toán cũng như không biết cách theo dõi các thông tin của những thông số quan trọng, hãy thử với giao dịch demo trước. Giao dịch demo cho phép bạn kiểm tra tất cả các tính năng của sàn giao dịch mà không có nguy cơ mất tiền.
Hiểu ý nghĩa của Margin Call là gì và làm thế nào để phòng tránh nó là điều quan trọng mà các Traders cần biết trước khi thực hiện giao dịch. Sau khi đọc xong bài viết này, chúng tôi mong rằng các nhà giao dịch đã hiểu được Call Margin là gì đồng thời biết cách xử lý bình tĩnh nhất nếu như nhận được cuộc gọi ký quỹ ngoài ý muốn từ sàn giao dịch.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.