Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái gồm những yếu tố nào? Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình giao dịch của trader rất nhiều. Tại sao lại như vậy và đâu là các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết ngày hôm nay.
Định nghĩa tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ, là tỷ lệ trao đổi của hai loại tiền khác nhau của hai đất nước. Giải thích theo một cách khác, tỷ giá hối đoái là giá trị tiền tệ của một đất nước được tính bằng tiền tệ của một đất nước khác. Hoặc khi bạn muốn mua một đơn vị tiền tệ của một nước khác, bạn cần một số lượng đơn vị tiền tệ hiện có để trao đổi, kinh doanh tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái được phân loại như thế nào?
Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá hối đoái
Với đối tượng, chúng ta sẽ có hai loại tỷ giá. Cụ thể là:
- Tỷ giá hối đoái chính thức: Tỷ giá này do ngân hàng Nhà nước xác định và phát hành. Dựa vào loại tỷ giá này, các ngân hàng tư nhân, tín dụng sẽ xác định tỷ giá mua vào, bán ra hay trao đổi một cặp đơn vị tiền tệ.
- Tỷ giá hối đoái thị trường: Tỷ giá này sẽ căn cứ vào quy luật cung cầu trên thị trường để xác định tỷ giá tiền tệ.
Căn cứ vào giá trị
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Đây là tỷ giá của một đơn vị tiền tệ theo giá hiện tại. Không tính đến các vấn đề ảnh hưởng nào của lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái thực tế: Tỷ giá hiện tại của một đơn vị tiền tệ nhưng tính đến các vấn đề ảnh hưởng của lạm phát. Khối lượng tiền tệ được mua thể hiện luôn cả giá trị của hàng hóa liên quan. Chúng ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái thực phản ánh sức mạnh kinh tế của nước đó.
Căn cứ vào hình thức chuyển đổi
- Tỷ giá điện hối: Tỷ giá này được ngân hàng niêm yết. Tức là tỷ giá chuyển đổi ngoại hối bằng điện và dựa vào loại tỷ giá này để xác định những tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối: Tỷ giá này chuyển ngoại hối bằng thư. So với tỷ giá thư hối thì tỷ giá điện hối thường sẽ cao hơn.
Căn cứ vào giai đoạn giao dịch
- Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá được ngân hàng cho phép mua vào.
- Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá được ngân hàng cho phép bán ra.
Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
- Tỷ giá giao ngay (SPOT): Tỷ giá niêm yết tại giai đoạn giao dịch do các doanh nghiệp tín dụng hoặc do cả hai phía chấp nhận. Tuy nhiên, mọi quyết định phải trong phạm vi và quy định của ngân hàng. Hai bên giao dịch cần tiến hành thanh toán trong 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày đã thỏa thuận.
- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): Tỷ giá giao dịch được doanh nghiệp tín dụng tự quy định hoặc thông qua thỏa thuận từ cả hai phía. Và quy định phải tuân thủ theo tỷ giá kỳ hạn của ngân hàng lúc hợp đồng đang trong thời điểm đi đến thỏa thuận.
Những chế độ tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái thả nổi
Tỷ giá hối đoái thả nổi hay còn gọi là tỷ giá linh hoạt. Tỷ giá này dựa theo quy luật cung cầu trên thị trường Forex. Chi tiết hơn, sự biến động tỷ giá này sẽ thông qua nhu cầu thị trường và không ảnh hưởng bởi nhà nước. Tiền tệ sử dụng tỷ giá hối đoái thả nổi gọi là đồng tiền thả nổi.
Tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá hối đoái cố định (tỷ giá hối đoái neo) là bất cứ giá trị đơn vị tiền tệ sẽ gắn liền với giá trị của một đơn vị tiền tệ khác, hoặc là thước đo giá trị vàng, bạc,…Nói một cách đơn giản, nếu một giá trị tham khảo bị điều chỉnh, có thể tăng hoặc giảm thì đồng tiền neo sẽ giống như vậy. Đồng tiền áp dụng chế độ này được gọi là đồng tiền cố định.
Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết
Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiếc hay có tên gọi khác là tỷ giá hối đoái linh hoạt. Chế độ này nằm ở giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Vì theo thực tế, không một đơn vị tiền tệ nào có thể thả nổi toàn bộ vì thực chất đồng tiền luôn luôn biến động. Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết căn cứ vào quy luật cung cầu của thị trường. Thêm vào đó là sự theo dõi của ngân hàng trung ương.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái hiện nay
Quy luật cung – cầu thị trường
Cung cầu ngoại tệ được coi là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nếu tiền tệ là một loại hàng hóa được trao đổi, mua vào và bán ra bình thường thì tất nhiên tỷ giá hối đoái cũng sẽ chịu tác động của cung cầu thị trường. Cụ thể, nếu cung ngoại tệ vượt cầu, tỷ giá sẽ giảm. Ngược lại, nếu cầu thị trường vượt cung, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, vì lúc này giá ngoại tệ tăng làm cho đồng tiền của quốc gia mất giá.
Cán cân thanh toán quốc tế
Không khó để nhận ra khi cán cân thanh toán có xu hướng bị thâm hụt thì nhu cầu ngoại hối ngày càng tăng. Việc này khiến tỷ giá hối đoái tăng lên. Tương tự như vậy, nếu cán cân thanh toán có xu hướng thặng dư thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm do cầu nội tệ tăng và ngoại tệ giảm.
Tỷ lệ lạm phát
Có thể bạn đã biết, một đất nước nào cũng sẽ kỳ vọng giá trị tiền tệ của nước mình sẽ ngang bằng với giá trị tiền tệ của các quốc gia phát triển khác. Vì thế, để làm được việc này, nước này phải duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức ổn định. Nhất là khi các yếu tố kinh tế khác không đổi, lạm phát ngày càng gia tăng thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm sâu, giá trị đồng tiền nội địa cũng giảm và ngược lại.
Lãi suất
Lãi suất cũng rất giống với tỷ lệ lạm phát về mối quan hệ chặt chẽ của chúng với tỷ giá hối đoái. Xét theo lý thuyết, các nguồn vốn trên thị trường sẽ có động thái di chuyển từ khu vực có lãi suất thấp sang khu vực có lãi suất cao. Vì thế, nếu lãi suất nội địa tăng sẽ trở thành cơ sở để thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài, điều này giúp cho nguồn ngoại hối trong nước tăng lên. Sau đó tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ sẽ giảm đi.
Nợ công
Giống như vậy, nợ công cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ở tương lai. Nợ công sẽ là yếu tố quan trọng nhất gây ra thiếu hụt ngân sách nhà nước. Và khi một đất nước thiếu hụt ngân sách, chính phủ sẽ lập tức hành động. Cụ thể là huy động vốn từ các quốc gia khác dưới dạng vay nợ. Hệ quả là cung ngoại tệ trong nước sẽ tăng đột ngột và nhanh chóng, tỷ giá hối đoái của ngoại tệ lúc này giảm so với ngoại tệ.
Ngoài ra, việc vay nợ từ các quốc gia khác sẽ làm cho đất nước này phải chấp nhận nợ nhiều khoản, đây cũng là lý do dẫn đến lạm phát cao. Nếu đối mặt với tình huống thậm tế, đất nước này không còn lựa chọn nào khác ngoài việc in tiền để trả nợ, thì lượng tiền được in bổ sung sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát tăng nhanh hơn. Tất nhiên, mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái luôn tác động qua lại như đã đề cập.
Thu nhập
Thu nhập cũng chịu trách nhiệm cho những ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến tỷ giá hối đoái của một đất nước. Điển hình là khi thu nhập của một đất nước có sự gia tăng, người dân nước đó sẽ có hành vi ưa chuộng tiêu dùng hàng nhập khẩu hơn. Đây là lúc nhu cầu ngoại hối tăng và tỷ giá hối đoái tăng. Trường hợp này là trực tiếp. Một cách gián tiếp, khi dân chúng có thu nhập tăng, tức là họ đang có mức sống tốt, họ sẽ có xu hướng dùng nhiều hơn. Việc này sẽ dẫn đến lạm phát thấp hơn và tỷ giá hối đoái cao hơn.
Thâm hụt tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai được xem là cán cân thương mại của một đất nước so với các đối tác thương mại. Nếu đất nước bị thâm hụt tài khoản vãng lai, quốc gia đó có thể thấy rằng mình cần nhiều ngoại hối hơn mức sẵn sàng và có thể xuất khẩu. Ngoài ra, họ mang đến cho thị trường ngoài nước nhiều nội tệ hơn khi so sánh với lượng tiêu dùng hàng hóa thực trên thị trường đó. Hệ quả là nhu cầu về ngoại hối bị thừa thãi, tỷ giá hối đoái từ đó mà sẽ bị sụt giảm.
Yếu tố chính trị
Chính trị ổn định, hòa bình, không xảy ra chiến tranh sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp các công ty, đất nước yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, người dân đất nước đó cũng có xu hướng tiêu dùng cao hơn. Đối với những đất nước có tình hình chính trị yên ổn, chính phủ cũng sẽ đưa ra nhiều chính sách ưu tiên hơn để hỗ trợ nâng cao nền kinh tế và chú ý hơn đến các nhà giao dịch thị trường.
Yếu tố kinh tế
Cũng giống với yếu tố chính trị, điều kiện về nền kinh tế cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Nếu nền kinh tế của quốc gia đó cũng phát triển, thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên thì đây là căn cứ để các nhà đầu tư ngoài nước quan sát và quyết định bỏ vốn nhằm để tăng thu nhập và mở rộng thị trường. Khi ấy, nguồn cung ngoại hối trong nước cũng sẽ tăng lên, và tất nhiên tỷ giá hối đoái cũng sẽ tăng.
Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
Như chúng ta đã biết, tỷ giá hối đoái thật sự rất quan trọng vì nó phản ánh sự phát triển kinh tế của một đất nước. Ngoài yếu tố về chính trị, xã hội, chính phủ của một quốc gia phải luôn lưu tâm, có chính sách cũng như điều chỉnh hợp lý tỷ giá để nền kinh tế ổn định và phát triển hơn. Nội dung dưới đây sẽ cho bạn biết tỷ giá hối đoái quan trọng ra sao và nó ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế.
- Tỷ giá hối đoái là một công cụ hỗ trợ nhận biết sức mạnh mua đồng trong nước so với đồng ngoài nước. Dựa vào đó, chúng ta có thể xác định được giá trị hàng hóa, tỷ lệ lao động trong nước so với ngoài nước.
- Ngoài ra, tỷ giá hối đoái của một đất nước còn tác động đến xuất nhập khẩu của đất nước đó. Cụ thể khi tỷ giá hối đoái tăng thì giá hàng hóa xuất khẩu sẽ thấp hơn nếu so sánh với các sản phẩm đồng loại của thị trường nước ngoài. Vì vậy ta có thể thấy sự tác động của tỷ giá đối với tính cạnh tranh của hàng hóa.
- Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến lạm phát và sự phát triển kinh tế cả nước. Giá hàng hóa nhập khẩu sẽ cao hơn nếu tỷ giá hối đoái cao. Điều này gây ra lạm phát và bạn có thể suy ra hướng ngược lại.
Vậy là bạn đã biết các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của một đất nước bao gồm những yếu tố nào. Vì tỷ giá và cặp tiền tệ rất quan trọng cho một cuộc giao dịch nên kiến thức này sẽ giúp bạn chọn lọc được thông tin để dự đoán về xu hướng thị trường. Chúc bạn sẽ luôn thành công.
Xem thêm:
Rủi ro tỷ giá là gì? Cách phòng tránh rủi ro tỷ giá hiệu quả
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.