Các loại biểu đồ Forex là một trong những phần quan trọng với những trader giao dịch theo hành động giá nói riêng và cả thị trường tài chính nói chung. Thông qua các loại biểu đồ Forex, trader có thể xác định được xu hướng chung trên thị trường để ra quyết định đầu tư. Trong bài viết này, Forex Dictionary sẽ lần lượt trình bày chi tiết một vài dạng biểu đồ Forex thông dụng, cũng như cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả.
Biểu đồ Forex là gì?
Hiểu đơn giản, biểu đồ Forex là một hình ảnh trực quan được biểu diễn dưới dạng đường, biểu đồ thanh, hoặc bất kỳ hình thức nào khác để mô tả quá trình chuyển động của giá, bao gồm giá mua và giá bán của các cặp tiền. Những biến động trong biểu đồ Forex có thể được thể hiện trong nhiều khung thời gian khác nhau, từ phút, giờ, đến ngày, tháng hoặc năm.
Cụ thể, đường nằm ngang trên biểu đồ Forex mặc định là trục x biểu diễn khoảng thời gian biến động của giá. Trục này có thể xác định từ bất kỳ điểm nào từ dữ liệu được đánh dấu (mức biến động nhỏ nhất về giá của một cặp tiền) cho đến dữ liệu mỗi năm. Trong khi đó, đường thẳng đứng trên biểu đồ sẽ được mặc định là trục y và biểu diễn cho mức giá của một cặp tiền tệ.
Các loại biểu đồ Forex được dùng để làm gì?
Các loại biểu đồ Forex hầu hết được tích hợp trong các nền tảng của các nhà môi giới ngoại hối như một phần không thể thiếu trong các phần mềm của họ. Khi đó, người dùng có thể sử dụng được ngay sau khi mở tài khoản Demo hay những tài khoản trực tiếp. Không những thế, các loại biểu đồ Forex còn được cung cấp miễn phí từ các công ty bên thứ ba. Ngoài ra, chính các loại biểu đồ Forex cũng có sẵn nhiều dạng khác nhau để người dùng tùy ý lựa chọn trong quá trình phân tích giao dịch.
Khi các nhà đầu tư sử dụng các loại biểu đồ Forex để nghiên cứu, phân tích thì phương pháp này được gọi chung là phân tích kỹ thuật. Cụ thể, họ sẽ dựa trên biểu đồ của các cặp tiền Forex và phân tích chuyển động giá trong quá khứ và cố gắng dự đoán hướng đi tiếp theo của giá. Liệu giá của một cặp tiền sẽ tăng hay giảm trong tương lai? Qua đó, ra quyết định đầu tư và mang về kết quả giao dịch cho các nhà đầu tư.
Các loại biểu đồ Forex thông dụng
Biểu đồ Bar Chart
Biểu đồ Bar Chart còn được gọi là biểu đồ thanh được dùng để biểu diễn giá của tài sản hoặc các loại chứng khoán khác nhau dưới dạng các thanh giá trong một khoảng thời gian nhất định. Cụ thể, mỗi thanh sẽ thể hiện giá mở cửa, cũng như mức giá cao, giá thấp và giá đóng cửa (OHLC). Mặc dù người dùng có thể tùy chỉnh để biểu đồ chỉ hiển thị mức giá giá cao, giá thấp và giá đóng cửa (HLC).
Từ hình minh họa trên, các bạn có thể thấy giá mở cửa sẽ được đánh dấu bằng một đường ngang nhỏ nằm phía bên trái của đường thẳng đứng. Trong khi đó, giá đóng cửa lại là một đường ngang nhỏ nằm ở phía bên phải của đường thẳng đứng.
Về ưu điểm
Điểm cộng lớn nhất của biểu đồ Bar Chart là nó minh họa đầy đủ các thông tin một cách trực quan, dễ quan sát, tối giản và gọn gàng để giúp trader nhanh chóng xác định hướng di chuyển của giá. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể vẽ được đường trendline chính xác nhờ biểu đồ Bar Chart sau khi xác định xu hướng.
Về nhược điểm
Tuy nhiên, biểu đồ Bar Chart không được các trader mới đánh giá cao vì hơi khó nhìn do chưa quen và khó có thể phân tích sâu hơn khi theo trường phái Price Action, mặc dù biểu đồ này cung cấp đầy đủ cả 4 thông số của 1 cây nến (OHLC: Open – High – Low – Close).
Biểu đồ Line Chart
Một trong các loại biểu đồ Forex tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc là biểu đồ Line Chart, hay còn được gọi là biểu đồ đường. Đơn giản, biểu đồ này chỉ là một đường có điểm bắt đầu là mức giá đóng cửa của khung thời gian trước và điểm kết thúc là mức giá đóng cửa của khung thời gian kế tiếp. Khi các điểm này được nối lại thì trader sẽ có được một bức tranh tổng quan về quá trình di chuyển của giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Về ưu điểm
Điểm cộng lớn nhất của dạng biểu đồ này nằm ở sự đơn giản nên dù là trader mới tham gia vào thị trường cũng có thể nhận diện xu hướng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, người dùng cũng dễ dàng nắm bắt được những biến đổi của giá theo thời gian. Cuối cùng là việc biểu đồ đường loại bỏ gần như hoàn toàn các biến động nhiễu và chỉ tập trung vào giá đóng cửa.
Về nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì biểu đồ đường được đánh giá là thiếu chi tiết vì điểm cộng đơn giản của nó. Theo đó, các trader chỉ có thể quan sát được xu hướng của thị trường trong nháy mắt nhưng chưa đủ dữ liệu để cảm nhận được cách thức xây dựng xu hướng. Ngoài ra, giữa đỉnh và đáy có phạm vi khá hẹp trong một khoảng thời gian ngắn dẫn đến không cung cấp đủ các dữ liệu về giá. Đồng thời cũng tạo ra nhiều tín hiệu sai lệch trong những khung thời gian thấp hơn khi được sử dụng sai cách.
Giả sử với biểu đồ đường được xét trong khung thời gian 4 giờ, thì các trader chỉ quan sát được giá đóng cửa sau 4 giờ nhưng không nắm được việc giá đã tăng hay giảm ra sao trong thời gian 4 giờ đó.
Có thể nói, nhược điểm lớn nhất của dạng biểu đồ này là sự thiếu sót thông tin và trader cần có khoản dừng để quan sát kỹ lưỡng những khoản hồi giá. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định thành công của một giao dịch.
Biểu đồ Caro Point and Figure Chart
Biểu đồ điểm Point and Figure (P&F) còn được các nhà đầu tư gọi là biểu đồ Caro, được dùng để theo dõi những biến động về giá của cổ phiếu, trái phiếu, hay hàng hóa, cũng như hợp đồng tương lai và không tính đến yếu tố thời gian.
So với các loại biểu đồ khác như biểu đồ nến với đặc trưng đánh dấu mức độ biến động của tài sản vào các khoản thời gian nhất định thì biểu đồ P&F lại dùng cột X và O xếp chồng lên nhau. Trong đó, mỗi cột sẽ là một lượng biến động giá nhất định với biểu tượng X thể hiện giá đang tăng, ngược lại với biểu tượng O cho biết giá đang giảm.
Điểm mấu chốt khi sử dụng đồ thị điểm Point and Figure là bước thiết lập đơn vị giá, tức là đơn vị đo lường mức chuyển động của giá trên biểu đồ. Như đã trình bày, biểu đồ P&F không tính đến yếu tố thời gian nên chỉ có trục giá. Trong đó, X cho biết giá cổ phiếu đang tăng, trong khi O thể hiện giá cổ phiếu giảm. Các bạn cần lưu ý rằng các điểm này chỉ xuất hiện trên biểu đồ trong trường hợp giá di chuyển tối thiểu 1 đơn vị giá theo 2 hướng.
Về ưu điểm
Mặc dù biểu đồ Caro không được nhiều trader yêu thích tại thời điểm hiện tại vì chỉ số ít trader có thể sử dụng được nó, nhưng P&F Chart lại giữ một vai trò tương phản với các biểu đồ khác như biểu đồ đường do cung cấp nhiều dữ liệu hơn. Nhờ đó, các nhà đầu tư có thêm nhiều thông tin hữu ích cho quá trình phân tích thị trường của mình.
Về nhược điểm
Do biểu đồ Forex này đặc trưng với 2 ký tự X và O, thế nên mọi khái niệm về xu hướng, thuật ngữ Breakout, cũng như mô hình giá, hay các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cũng sẽ được điều chỉnh lại dựa trên ký tự X và O. Chính điều này cũng gây nhiễu và khiến nhiều nhà đầu tư bị nhầm lẫn trong quá trình ra quyết định giao dịch.
Biểu đồ nến Candlesticks
Biểu đồ Candlesticks có nguồn gốc từ Nhật Bản với thời gian từ hơn 100 năm trước khi xuất hiện biểu đồ thanh và biểu đồ Caro. Cụ thể vào những năm 1700, Homma đã phát hiện được việc mối liên hệ giữa giá cả và cung cầu của gạo chịu tác động mạnh mẽ bởi cảm xúc của người bán.
Tương tự với biểu đồ thanh, biểu đồ nến hàng ngày mô tả mức giá mở cửa, giá cao, giá thấp và giá đóng cửa trong khoảng thời gian một ngày. Trong đó, phần rộng nhất của nến được gọi là “thân nến”.
Về cơ bản, phần thân này thể hiện phạm vi của mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa của giao dịch trong một ngày. Trong trường hợp phần thân được tô màu hay có màu đen thì mức giá đóng cửa hiện tại thấp hơn so với giá mở cửa. Khi phần thân có màu khác hoặc trống thì trader có thể hiểu rằng giá đóng cửa lúc này cao hơn so với mức giá mở cửa.
Xem thêm cách độc biểu đồ nến tại đây
Về ưu điểm
Nhìn chung, biểu đồ nến cung cấp đầy đủ thông tin về giá của một cặp tiền tại một thời điểm. Qua đó, các nhà đầu tư có được cái nhìn toàn cảnh về các yếu tố của xu hướng, cũng như tâm lý thị trường khi đó. Ngoài ra, biểu đồ nến cũng khá dễ quan sát và buộc phải sử dụng nếu trader giao dịch theo trường phái nến Nhật hoặc theo hành động giá.
Về nhược điểm
Vì biểu đồ nến thể hiện toàn bộ thông tin của giá, kể cả nhiễu và những biến động không quan trọng khác nên khiến nhiều trader nhầm lẫn trong quá trình ra quyết định.
Biểu đồ cấu hình thị trường Market Profile
Forex Chart thông dụng cuối cùng là biểu đồ cấu hình thị trường được nhiều trader giao dịch trong ngắn hạn và dài hạn ưa chuộng bởi sự tiện lợi. Thông thường, dạng biểu đồ này dựa trên các dữ liệu về giá và khối lượng. Khi kết hợp các yếu tố này cùng với cách hiển thị nêu trên và khung thời gian trên cùng một biểu đồ để chỉ ra các khu vực giá trị, cũng như điểm kiểm soát của Forex hoặc cổ phiếu.
Market Profile không hạn chế thời gian do công thức xác định của chúng là: Giá + Thời gian = Giá trị.
Từ hình minh họa có thể thấy, khối lượng trên biểu đồ cấu hình thị trường xuất hiện dưới dạng biểu đồ ngang với các đường ngang dài nhất mô tả khối lượng giao dịch lớn nhất. Mức giá này là mức kiểm soát thị trường nhiều nhất nên được gọi là điểm kiểm soát.
Về ưu điểm
Khi sử dụng biểu đồ cấu hình thị trường độc lập thì trader sẽ quan sát được giá dao động với các vùng giá trị được phân chia theo thời gian với những dấu hiệu thể hiện biến động của thị trường. Nếu các bạn quan sát quá trình phát triển của biểu đồ Market Profile và nguyên lý vận hành của nó thì có thể dùng chúng trong cả giao dịch ngày và dài hạn.
Về nhược điểm
Điểm trừ của biểu đồ Forex này là việc nó làm chậm thời gian khi trader điều chỉnh khung thời gian trong quá trình sử dụng. Khi đó, các bạn sẽ phải kiên nhẫn với các chỉ báo khi dùng biểu đồ này. Ngoài ra, Market Profile còn khiến các biểu đồ bị tắc nghẽn và khó có thể quan sát khi sử dụng cùng với bất kỳ công cụ hoặc chỉ báo khác. Không những thế, các nhà đầu tư cũng phải mất khá nhiều thời gian để thực sự hiểu về dạng biểu đồ này.
Các loại biểu đồ Forex và chỉ số kỹ thuật
Các loại biểu đồ Forex sẽ có những cài đặt tùy chỉnh khác nhau về chỉ số kỹ thuật như là giá, khối lượng và lãi suất mở. Nhiều trader ưu tiên sử dụng các chỉ số này do chúng được tạo ra để phân tích các biến động của giá trong ngắn hạn. Trong đó có 2 chỉ số kỹ thuật cơ bản như là:
- Chập bản đồ (Overlays): gồm có đường trung bình trượt (MA) và Dải bollinger.
- Chỉ báo dao động (Oscillators): chẳng hạn như chỉ số MACD và chỉ số RSI.
Phần lớn các phần mềm biểu đồ sẽ cho trader nhiều lựa chọn về chỉ số kỹ thuật nên các bạn cần tìm ra loại phù hợp nhất với mình. Trong nhiều trường hợp, các chỉ số kỹ thuật có thể được xem như một phần của hệ thống giao dịch tự động. Theo đó, các phần mềm biểu đồ Forex cũng cho phép người dùng trải nghiệm phiên bản dùng thử hoặc tài khoản thực với nhiều dạng biểu đồ khác nhau trước khi mở tài khoản.
Nên dùng biểu đồ giá nào khi giao dịch Forex?
Trong các loại biểu đồ Forex thì biểu đồ nến đang được sử dụng nhiều nhất, dù biểu đồ nến và biểu đồ thanh đều thể hiện cụ thể hành vi của giá trong mỗi phiên giao dịch. Trong khi đó với biểu đồ đường, mặc dù nó không gây nhiễu nhưng lại cung cấp ít thông tin nên cũng không được ưa chuộng.
Nhìn chung, biểu đồ nến Nhật khá quan trọng với phần thân nến và bóng nến giữ vai trò chủ chốt trong quá trình phân tích hành động của giá. Có thể nói, đó cũng là những kiến thức căn bản nhất khi trader chọn giao dịch theo trường phái phân tích hành động giá. Ngoài ra, biểu đồ nến còn được đánh giá cao vì thể hiện rõ ràng hành vi của giá. Trong đó mô hình đảo chiều, nến tiếp diễn đều dựa trên cấu trúc của các cây nến Nhật.
Khi nến Nhật có phần thân màu xanh hoặc đỏ còn bóng nến xuất hiện dưới dạng 2 thanh mỏng ở phía trên và phía dưới của thì với biểu đồ thanh, thân và bóng nến lại ngăn cách với nhau nhờ một thanh ngang rất nhỏ. Vậy nên khó có thể phân biệt được thân nến và bóng nến khi quan sát của một đồ thị lớn.
Tóm lại, sự tập trung của mỗi người khi quan sát biểu đồ sẽ quyết định biểu đồ nào phù hợp. Hầu hết các nhà đầu tư chuyên nghiệp, những trang web về kinh tế tài chính, cũng như các bài báo, bài phân tích đều dựa trên mô hình nến Nhật do đơn giản và rõ ràng. Vậy nên, bạn cũng có thể bắt đầu với biểu đồ nến Nhật khi giao dịch Forex.
Các loại biểu đồ Forex thông dụng, mục đích sử dụng cũng như những khía cạnh khác đã được Forex Dictionary trình bày cụ thể. Nhìn chung, mỗi dạng biểu đồ sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định nên loại nào phù hợp nhất sẽ được xác định dựa trên kiểu đầu tư và chiến lược của bạn. Thế nên, các trader cần có kiến thức tổng quát về các dạng biểu đồ Forex cơ bản để ra quyết định sáng suốt. Từ đó, giao dịch chính xác và mang về lợi nhuận cao hơn. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc có được cái nhìn toàn cảnh về các loại biểu đồ Forex và ưu nhược điểm của chúng. Chúc các bạn thành công.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.