Để đưa ra các quyết định giao dịch đúng đắn, các chỉ báo hay trên TradingView sẽ là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Dựa vào các chỉ báo kỹ thuật, trader sẽ dễ dàng dự đoán được biết động của thị trường, các điểm vào lệnh, thoát lệnh cũng như xu hướng giá tại thời điểm hiện tại và tương lai. Chính vì sự hữu ích của nó, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các trader về các chỉ báo trên TradingView phổ biến hiện nay và cách để chọn lựa cho mình một best indicator TradingView hiệu quả nhất.
Lý do các chỉ báo kỹ thuật trên TradingView nhận được sự đánh giá cao từ các trader?
So với các nền tảng biểu đồ khác thì TradingView được xây dụng với kho chỉ báo cực kỳ đa dạng và linh hoạt với hoạt động vô cùng hiệu quả.
Cho đến hiện tại, nền tảng TradingView cung cấp với hơn 100 chỉ báo khác nhau được tích hợp sẵn với hơn 5000 chỉ báo tùy chỉnh được các trader chuyên nghiệp sáng tạo nên dựa vào nhu cầu giao dịch thực tế của họ. Với hệ thống chỉ báo này, nó sẽ như là một trợ thủ đắc lực giúp cho các trader dễ dàng theo dõi các diễn biến ở trên thị trường chuẩn xác và nhanh chóng nhất.
Không những thế, các chỉ báo trên TradingView còn giúp các trader trở nên tự tin hơn nữa với phương pháp giao dịch của mình và từ đó xác suất giao dịch thành công cũng tăng lên. Một vài chỉ báo cung cấp rõ ràng các tín hiệu mua bán và được kết hợp sử dụng cùng nhau để tạo thành một chiến lược phân tích hiệu quả hơn.
Các chỉ báo hay trên TradingView nhận được sự đánh giá cao của giới trader bởi vì những ưu điểm sau đây:
- TradingView cung cấp các loại chỉ báo có hiệu quả phân tích vô cùng mạnh mẽ như Moving Average, MACD, RSI, Bollinger Bands, Mây Ichimoku,… cùng với nhiều loại chỉ báo khác được các trader nổi tiếng tạo nên. Đặc biệt hơn hết những chỉ báo thông dụng đều sẽ không mất phí sử dụng.
- Khi áp dụng các chỉ báo trên TradingView, trader có thể đặt cảnh báo giá cũng như xem các tín hiệu giao dịch một cách dễ dàng thông qua hình thức gửi về SMS, email hoặc ở dưới dạng pop-up.
- Trader có thể dễ dàng tùy chỉnh và thêm các best indicator TradingView yêu thích để phù hợp hơn với phòng cách giao dịch của mình.
- Trong quá trình phân tích biểu đồ, bộ công cụ vẽ hỗ trợ trader cùng với 12 dạng biểu đồ khác nhau sẽ giúp trader áp dụng hiệu quả và dễ dàng các chỉ báo hơn theo như ý muốn của bản thân.
Top các chỉ báo hay trên TradingView – Best indicator TradingView
Trong giao dịch Forex, sẽ có đến hàng trăm hàng nghìn chỉ báo kỹ thuật với nhiều mục đích sử dụng đa dạng. Chính vì vậy để tìm được cho mình một chỉ báo kỹ thuật phù hợp sẽ không phải là điều dễ dàng gì đối với các trader non trẻ.
Chính vì vậy, chúng tôi sẽ chia sẻ đến trader top 5 các chỉ báo hay trên TradingView được yêu thích nhiều nhất cũng như mang lại xác suất thắng vô cùng cao như sau:
Chỉ báo sức mạnh tương đối – Relative Strength Index (RSI)
Tên tiếng Anh của chỉ báo RSI là Relative Strength Index Indicator ra đời vào năm 1978 bởi J. Welles Wilder. Khi giao dịch Forex, đây được xem là chỉ báo được các trader tin tưởng và sử dụng nhiều nhất.
RSI là chỉ báo thuộc nhóm chỉ báo động lượng và được dùng để đo lượng sự thay đổi về mức giá gần nhất. Từ đó sẽ giúp các trader xác định các điểm quá mua hoặc quá bán của một loại tài sản.
Chỉ báo RSI được đánh giá cao bởi vì độ tin cậy và tín hiệu mạnh mẽ trong việc hỗ trợ trader tìm kiếm cũng như xác định xu hướng giá hay tìm điểm vào lệnh tiềm năng. Các đặc điểm giúp chỉ báo RSI luôn nổi bật sẽ bao gồm:
- RSI luôn hiển thị ở dưới dạng bộ dao động, di chuyển ở trong vùng cực trị từ 0 cho đến 100. Nếu như đường RSI vượt qua ngưỡng 10 thì đó sẽ được xem là vùng quá báo, báo hiệu rằng gia đã đi lên đỉnh và điều chỉnh giảm giá chuẩn bị xuất hiện. Ngược lại, nếu như đường RSI đi xuống vượt qua ngưỡng 30 thì sẽ gọi là vùng quá bán nhằm dự đoán giá đã có xu hướng chạm vào đáy và sự điểm chỉnh tăng giá sắp sửa xảy ra.
- Chỉ báo RSI của hỗ trợ trader trong việc xác định tính hội tụ, phân kỳ cũng như dự đoán xu hướng của thị trường.
- RSI dễ dàng kết hợp với nhiều công cụ phân tích khác như chỉ báo Bollinger Bands, đám mây Ichimoku, MACD, ngưỡng kháng cự/hỗ trợ,…
Chỉ báo Khoảng dao động thực tế trung bình – Average True Range (ATR)
Chỉ báo ATR được gọi thân quên là Khoảng dao động thực tế trung bình. Đây là một trong các chỉ báo trên TradingView được sử dụng rộng rãi trong việc đo lường về độ biến động mà giá gây ra bởi các khoảng trống giá (Gap) hoặc những biến động giới hạn (Limit move). Chỉ báo này vào năm 1978 đã được J. Welles Wilder Jr thiết lập và định nghĩa ở trong cuốn sách “Tư tưởng mới trong hệ thống kỹ thuật giao dịch”.
Một vài đặc điểm nổi bật mà trader không thể bỏ qua của chỉ báo ATR đó là:
- Chỉ báo ATR được sử dụng hiệu quả trong việc tìm kiếm vùng vào lệnh/thoát lệnh bởi vì nó báo hiệu về những sự thay đổi ở trong biến động giá, đặc biệt nhất là ở các vùng giá có sự chuyển động mạnh mẽ hoặc tại vị trí có giá tích lũy.
- Chỉ báo ATR hỗ trợ trader xác định điểm Take Profit (Chốt lời) hoặc Stop Loss (Cắt lỗ) cũng như giúp chúng được thiết lập một cách phù hợp và linh hoạt.
- ATR còn giúp trader dễ dàng xác định được điểm đảo chiều. Cụ thể, nếu như ATR dịch chuyển vượt qua 70% ngưỡng trung bình thì tỷ lệ xảy ra đảo chiều sẽ vô cùng cao. Ngược lại, giá sẽ có chiều đi ngang Sideway hoặc tiếp tục xu hướng nếu như ATR thấp.
- Để có thể tính toán chỉ báo này, trader chỉ cần dựa vào độ chênh lệch diễn ra giữa mức giá ở đáy và đỉnh so với mức giá ở hiện tại khi đang thực hiện giao dịch. ATR có chu kì mặc định là 14 phiên (có thể là ngày, tháng hoặc năm,…) phụ thuộc vào từng khung thời gian giao dịch khác nhau.
Chỉ báo Đường trung bình động hội tụ phân kỳ – Moving Average Convergence Divergence (MACD)
Chỉ báo Moving Average Convergence Divergence còn được gọi là đường trung bình động hội tụ phân kỳ và là một chỉ báo động lượng phổ biến đối với giao dịch Forex. Dựa vào các đường EMA, đường MACD được tính toán và xây dựng nhằm thể hiện lên mối quan hệ giữa những đường trung bình cùng với chu kỳ khác. Thông qua đó, trader sẽ tìm ra hội tụ/phân kỳ hay động lượng giá, cung cấp các tín hiệu mua/tín hiệu bán và xác định được xu hướng của giá.
Chỉ báo MACD có những đặc điểm thu hút trader sử dụng như sau:
- Chỉ báo MACD vô cùng phức tạp với cấu tạo gồm 4 phần: Đường MACD (EMA chu kỳ 26 và EMA chu kỳ 12), đường Zero, khu vực Histogram và đường tín hiệu.
- Chỉ báo MACD có thể được sử dụng độc lập tương tự như khi đường MACD cắt qua đường trung tâm hoặc cắt đường Signal nhằm tìm kiếm tín hiệu giao dịch. Tuy nhiên, để rủi ro được hạn chế tối đa thì trader nên kết hợp chỉ báo MACD này cùng với các mô hình nến đảo chiều, RSI, Stochstactic,… để tín hiệu được xác định chính xác hơn.
Không những thế, trader cũng nên tham khảo thêm chỉ báo MacD Custom Indicator-Multiple Time Frame được tác giả Chris Moody tạo ra. Loại chỉ báo này được mặc định ở đa khung thời gian với nhiều ưu điểm như sau:
- Xác định khung thời gian biểu đồ một cách tự động.
- Màu sắc đường MACD khi cắt qua đường tín hiệu có thể bị thay đổi dễ dàng.
- Trader được phép tùy chỉnh tắt dòng tín hiệu, đường MACD, Histogram và chỉ để hiển thị mỗi biểu đồ.
Chỉ báo Đám mây Ichimoku – Ichimoku Cloud
Một chỉ báo phiên giao dịch TradingView nổi bật khác mà trader không thể bỏ qua đó chính là chỉ báo Đám mây Ichimoku, hay còn được gọi là Ichimoku Kinko Hyo. Đây là một loại chỉ báo kỹ thuật linh hoạt, hiển thị các ngưỡng kháng cự/hỗ trợ, động lượng cũng nhu xu hướng của thị trường. Ichimoku Kinko Hyo hiểu theo tiếng Nhật Bản đó chính là “Sự cân bằng của biểu đồ ở trong nháy mắt”. Do đó, chỉ báo đám mây Ichimoku sẽ cung cấp cho trader một bức tranh về hành động giá và toàn cảnh thị trường một cách trực quan, tổng thể và rõ ràng nhất.
Khi đến với Ichimoku Cloud, trader sẽ thấy chỉ báo này có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Chỉ báo Ichimoku gồm có 5 đường khác nhau và trader bắt buộc phải kết hợp các đường này với nhau khi phân tích.
- Trader có thể nhanh chóng xác định xu hướng thị trường bằng cách thức đơn giản như sau:
- Nếu như giá dịch chuyển đi lên trên đám mây màu xanh, điều này cho thấy xu hướng Uptrend.
- Nếu như giá dịch chuyển đi xuống bên dưới của đám mây màu đỏ thì tức đây là xu hướng Downtrend.
- Nếu như giá có sự di chuyển ở bên trong đám mây Ichimoku thì nghĩa là thị trường sẽ đi ngang.
- Màu sắc của các đám mây thay đổi thể hiện sự điều chỉnh xu hướng của thị trường.
- Trader cần tập trung vào đường cơ sở và đường chuyển đổi khi tìm kiếm điểm vào lệnh ở đám mây Ichimoku.
- Để đa dạng hơn trong các chiến lược giao dịch, trader có thể kết hợp sử dụng chỉ báo Ichimoku Cloud cùng với tín hiệu Price Action hoặc là những chỉ báo các nhằm xác định tín hiệu đường cơ sở, tín hiệu chuyển đổi,…
Chỉ báo Squeeze Momentum Indicator
Cuối cùng, khi nhắc đến các chỉ báo hay trên TradingView trader sẽ cần phải nhớ đến chỉ báo Squeeze Momentum Indicator được phát triển bởi LazyBear – một tác giả nổi tiếng ở trên TradingView.
LazyBear đã tạo ra Squeeze Momentum Indicator dựa trên chỉ báo động lượng của tác giả John Carter có tên gọi là “TTM Squeeze”. Với chỉ báo này, trader sẽ xác định được các điểm thoát lệnh và vào lệnh dựa vào Momentum (động lượng) và được hiển thị thông qua sự thay đổi màu sắc.
Những ưu điểm nổi bật của chỉ báo Squeeze Momentum Indicator đó là:
- Squeeze Momentum Indicator là một chỉ báo động lượng và có hình dáng gần giống với chỉ báo dao động Oscillator với những vùng bóng mờ màu xanh lá cây hoặc màu đỏ.
- Thời điểm xảy ra “siết – Squeeze” sẽ được hiển thị thông qua các dấu cộng có màu trắng. Rất có thể xu hướng sẽ tiếp tục và chạy nhờ vào sự xuất hiện của những đợt Squeeze này.
Hướng dẫn cách lựa chọn chỉ báo kỹ thuật trên TradingView hiệu quả nhất
Như đã chia sẻ, kho chỉ báo phiên giao dịch TradingView khổng lồ đôi khi sẽ khiến trader không biết nên lựa chọn chỉ báo kỹ thuật nào là phù hợp. Để tiết kiệm công sức cũng như thời gian, trader có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
Đầu tiên, trader hãy truy cập vào danh mục chỉ báo kỹ thuật của trên hệ thống giao dịch TradingView.
Sau đó, để tìm kiếm cho mình một chỉ báo hay trên TradingView, trader có thể thực hiện theo 3 cách như sau:
- Cách 1: Chọn những chỉ báo trên TradingView đã có sẵn được gọi ý ở trong mục Technical Indicators. Đây sẽ là những chỉ báo phổ biến được sử dụng nhiều và đã được chứng minh về tính hiệu quả từ các trader chuyên nghiệp hàng đầu.
- Cách 2: Lựa chọn những chỉ báo được các trader nổi tiếng (có lượng Followers và Boosts cao) tạo ra thông qua cách thức nhấn chọn vào tên tác giả ở trong phần “op Authors: Technical Indicators” để tham khảo danh mục chỉ báo của họ.
- Cách 3: Trader có thể lựa chọn những chỉ báo được TradingView gợi ý. Trader có thể dựa vào phần bình luận của người sử dụng và đồng thời dựa vào lượng Boost đã dùng chỉ báo này để đánh giá về độ hiệu quả và tin cậy của chúng. Như vậy, nếu như chỉ báo đó có số lượng Boots lớn và có nhiều lượt bình luận tích cực thì đây khả năng cao sẽ là một chỉ báo tốt.
Một vài câu hỏi khi sử dụng các chỉ báo trên TradingView
Chỉ báo nào trên TradingView giúp trader xác định đường kháng cự và hỗ trợ?
Nếu như trader đang muốn tìm cho mình một chỉ báo hay trên TradingView để hỗ trợ nhận định vùng kháng cự và hỗ trợ hiệu quả thì có thể tham khảo qua những chỉ báo sau:
- Đường trung bình động MA.
- Đường Trendline.
- Kênh Keltner hoặc dải Bollinger.
- Dãy Fibonacci.
Chỉ báo nào chỉ báo tốt nhất trên TradingView?
Tùy thuộc vào nhu cầu giao dịch của trader cũng như tình hình thị trường mà vào mỗi thời điểm sẽ có những chỉ báo kỹ thuật trên TradingView tốt nhất và phù hợp nhất. Theo các chuyên gia lành trong cộng động trader thì những chỉ báo được đánh giá cao sẽ là:
- Chỉ báo sức mạnh tương đối – RSI (Relative Strength Index).
- Chỉ báo ATR – Average True Range.
- Chỉ báo MACD.
- Chỉ báo Ichimoku Cloud – Đám mây Ichimoku.
- Chỉ báo Squeeze Momentum Indicator.
Những chỉ báo nào được xem là chỉ báo sớm?
Chỉ báo sớm được hiểu là chỉ báo kỹ thuật sử dụng các dữ liệu giá ở trong quá khứ nhằm dựa vào đó dự đoán các biến động giá sẽ xảy ra ở trong tương lai. Các chỉ báo sớm phổ biến sẽ gồm có:
- Fibonacci Retracement – Chỉ báo Fibonacci thoái lui.
- Chỉ báo kháng cự và hỗ trợ.
- Kênh Donchian.
- Chỉ báo Market Sentiment như báo cáo COT, IG Client Sentiment.
Cách để thêm các chỉ báo kỹ thuật trên TradingView?
Trên TradingView, để có thể thêm chỉ báo trader có thể xem qua các thao tác như sau:
- Bước 1: Đăng nhập thành công tài khoản TradingView.
- Bước 2: Nhấn chọn tab “Chart”, sau đó mở biểu đồ cần theo dõi. Tiếp đến trên thanh công cụ nhấn chọn vào mục “Indicator”.
- Bước 3: Lựa chọn chỉ báo phù hợp. Như vậy chỉ báo này đã được thêm vào trên biểu đồ.
Qua bài viết trên, trader có thể nhận thấy các chỉ báo hay trên TradingView vô cùng nhiều và có đặc điểm, chức năng khác nhau. Thông qua những chỉ báo kỹ thuật này, trader sẽ được hỗ trợ tuyệt đối và tự tin hơn rất nhiều trong quá trình đi tìm kiếm cơ hội giao dịch của mình. Chính vì thế mà qua bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng trader sẽ tìm kiếm cho mình được một best indicator TradingView phù hợp và có được hiệu suất giao dịch cao nhất nhé.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.