Bid Ask là gì và được hiểu như thế nào là chính xác nhất? Chắc hẳn đối với các trader mới tham gia vào giao dịch forex thì khái niệm về giá Bid và giá Ask sẽ còn rất xa lạ. Để có thể tính toán và xác định được mức giá hợp lý khi thực hiện việc mua, bán thì mức giá Bid và Ask sẽ là yếu tố rất quan trọng. Do vậy, các chia sẻ chi tiết về giá Bid và giá Ask trong giao dịch forex sẽ được Forex Dictionary chia sẻ sau đây.
Giải thích đôi nét về giá Bid và giá Ask
Khái niệm Bid và Ask được các trader sử dụng nhiều trong việc thông tin về các giao dịch ngoại tệ. Cụ thể ở đây sẽ đề cập đến tình trạng giá cả bán và mua của một cặp tiền tệ nhất định nào đó.
Thuật ngữ giá Bid và giá Ask được sử dụng cực kỳ phổ biến mà hầu hết các nhà giao dịch và đầu tư tài chính đều biết đến. Tuy nhiên, đối với những người không tham gia vào giao dịch tài chính thì thuật này có thể nói là hoàn toàn xa lạ. Đây là một thuật ngữ dùng để nói về các thông tin chuyên ngành nhằm tạo nên một cách hiểu thống nhất và chính xác tuyệt đối nhất. Đôi khi ở một vài người thường sẽ xảy ra tình trạng nhầm lẫn và phân vân giữa việc giá Bid là bán hay mua.
Nếu như nói giá Bid là giá mua còn giá Ask là giá bán thì điều này không hoàn toàn chính xác bởi vì nó sẽ gây ra nhiều sự lẫn lộn khi sử dụng. Với thuật ngữ này, nó cũng rất ít được diễn đạt trong các cuốn từ điển thuật ngữ (theo tiếng Anh).
Như vậy, giá Bid là gì? Phần lớn sẽ được giải thích như rằng, “Giá mà người mua tiền năng có thể sẵn sàng chi trả cho một loại tài sản” (Tiếng Anh: The price that a potential buyer is willing to pay for a security). Hoặc ở một số tài liệu khác, giá Bid sẽ được hiểu là “Giá mà người mua sẵn sàng đưa ra” (Tiếng Anh: The price offered by a willing buyer). Và cũng tương tự như vậy, khi được hỏi liệu rằng giá Ask là gì thì câu trả lời ở đây sẽ là “Giá mà một loại tài sản được rao bán” (Tiếng Anh: The price at which a security is offered for sale).
Tuy nhiên, sự thật cho thấy giá Bid Ask không phải đơn giản như vậy. Nếu như không giải thích giá Bid Ask là gì theo như các kiến thức chuyên ngành thì nó sẽ khiến cho các trader hiểu rằng đây là việc mua bán giữa các nhà đầu tư với nhau.
Ở đây, đầu mối sẽ là tại các sở giao dịch (exchanges) hoặc thị trường cơ chế giao dịch phi tập trung (OTC). Có thể khi nhắc đến điều này nhiều trader sẽ nghĩa rằng nó rất phức tạp, tuy nhiên hiểu đơn giản, thị trường (OTC hay exchange) sẽ là buyer (người mua) của toàn bộ các trader nào muốn bán và nó cũng là seller (người bán) của bất kỳ người nào muốn mua.
Trên các phương tiện, khi theo dõi các thông tin chính thức được truyền đi thì việc bán hay mua cần phải được hiểu một cách chính xác đó là thị trường đại diện bán hay là đứng ra mua. Dù cho hai trader một người cần bán và một người muốn mua đang ngồi gần cạnh bên nhau thì vẫn phải đảm bảo đúng và tuân thủ theo nguyên tắc trung gian này. Việc mua bán trực tiếp sẽ không bao giờ được thực hiện.
Nhìn chung lại, có thể thấy giá Ask và giá Bid là các mức giá mà thị trường sẵn sàng bán và sẵn sàng mua.
- Giá Bid: Đây sẽ là mức giá mà thị trường có thể sẵn sàng mua.
- Giá Ask: Đây là mức giá mà thị trường đã sẵn sàng để bán.
Vậy chính xác thuật ngữ giá Bid Ask là gì?
Dù cho ở bất kỳ thị trường nào thì giá niêm yết sẽ luôn luôn bao gồm hai giá đó là giá Ask (hiện ở phía bên phải) và giá Bid (hiện ở phía bên trái). Trong đó, giá Ask sẽ luôn cao hơn hoặc cũng có thể là bằng với giá Bid.
- Giá Bid: Là loại giá mà trader sẽ bán đi một cặp tài sản nào đó, đồng thời kỳ vọng rằng nó sẽ đi xuống và thấp hơn so với giá của thị trường.
- Giá Ask: Là loại giá mà trader sẽ thực hiện mua vào cặp tài sản nào đó, đồng thời đặt kỳ vọng rằng nó sẽ đi lên và thông thường là sẽ cao hơn mức giá của thị trường.
Ví dụ về cặp EUR/USD có giá Bid và giá Ask được niêm yết lần lượt là 1.04182 và 1.04186.
- Dựa vào điều này, có thể thấy trader nếu như muốn bán 1 EURO thì khi đó trader cần phải bán ra ở mức giá là 1.04182 USD.
- Trong trường hợp trader muốn mua vào 1 EURO thì khi đó sẽ phải thực hiện mua ở mức giá là 1.04186 USD.
Một ví dụ cụ thể về giá Ask và giá Bid mà trader có thể tham khảo như sau. Chẳng hạn như khi mua vàng, trader đến tiệm vàng và ngày hôm đó có giá giao dịch hiển thị là 36.000.000 VNĐ/36.200.000 VNĐ. Điều này có ý nghĩa rằng để mua một cây vàng với giá Ask thì trader cần phải bỏ ra số tiền là 36.200.000 VNĐ. Sau khi trader đã mua và hoàn thành giao dịch, nếu như ngay lúc đó trader muốn bán vàng ra để lấy lại tiền thì khi đó giá mà người chủ tiệm vàng đồng ý mua vào sẽ là giá Bid, tức là 36.000.000 VNĐ.
Giá Bid và giá Ask đối với thị trường giao dịch forex
Trong trường hợp trader tiến hành một lệnh mua vào thì lúc đó giá mà trader phải mua sẽ là giá Ask. Sau khi đã khớp lệnh, giá Bid sẽ là mức giá để tính toán xem liệu rằng lệnh đang chạy này lời lỗ như thế nào.
Nếu như trader tiến hành vào một lệnh bán thì khi đó trader sx phải mua với mức giá Bid. Và hiển nhiên, sau khi lệnh đã được khớp giá sàn thì việc tính toán lời lỗ sẽ được dựa vào giá Ask.
Thông qua điều này, ta có thể thấy được hầu hết bất kỳ trader nào khi thực hiện một lệnh giao dịch, có thể là lệnh Sell hay lệnh Buy thì tài khoản của trader sẽ luôn hiển thị là bị âm khi lệnh đã được khớp. Chính vì điều này mà trader cần phải tìm kiếm cho mình chiến lược và phương pháp riêng để tìm điểm vào lệnh sao cho thích hợp cũng như mang lại giao dịch hiệu quả hơn.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa giá Ask và giá Bid trong cùng Spread
Dựa vào ví dụ về vàng ở bên trên thì trader có thể nhận thấy rằng khi mua vào và khi bán ra trader sẽ gần như luôn bị lỗ một khoản tiền là 200.000 VNĐ.
Trong giao dịch forex, khoản tiền chênh lệch này sẽ được gọi là Spread và có đơn vị tính là Pip. Điều này sẽ còn phụ thuộc và được quyết định bởi sàn và thị trường. Hiện nay, để có thể thu hút thêm nhiều trader tham gia vào giao dịch thì mức spread này sẽ thường được giảm xuống ở mức tương đối thấp. Thậm chí, mức phí chênh lệch này ở một số sàn giao dịch còn được đặt bằng 0. Và chủ yếu sàn sẽ tìm kiếm lợi nhuận từ việc thu phí hoa hồng đối với mỗi lot giao dịch thay vì phụ thuộc nhiều vào mức phí spread như giai đoạn trước.
Những ảnh hưởng của giá Bid và giá Ask
Như đã chia sẻ, Spread sẽ chính là mức giá chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid. Và đồng thời, đây cũng chính là khoản phí giao dịch mà trader cần phải chi trả cho các sàn khi vào lệnh.
Đây là một điều hiển nhiên khi giao dịch forex, tuy nhiên trên thực tế lại có rất nhiều trader không để ý. Đặc biệt là các trader mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch.
Do vậy, để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của giá Bid Ask là gì đối với giao dịch forex, thì forexdictionary sẽ chia sẻ chi tiết như sau.
Sự chênh lệch khi giá Bid và giá Ask lớn
Chẳng hạn như trader thực hiện giao dịch với mức spread (chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask) là 3 pip cho một 1 lot EUR/USD. Thì khi đó, mức chi phí mà trader cần phải bỏ ra khi giao dịch là sẽ là 30$.
Sự chênh lệch khi giá Bid và giá Ask nhỏ
Trong một điều kiện giao dịch khá, nếu như spread có mức chênh lệch chỉ là 1 pip thì lúc này, lệnh giao dịch 1 lot EUR/USD chỉ có mức chi phí là 10$.
Tuy nhiên, trong trường hợp trader thực hiện giao dịch với mục tiêu chốt lời có thể lên đến vài trăm pip thì mức spread là 1 hay là 3 pip sẽ không còn là vấn đề mà trader quá bận tâm đến.
Thế nhưng nếu như trader là một nhà giao dịch lướt sóng (Scalper) thực hiện giao dịch chốt lời chỉ với một vài pip cho đến vài chục pip, thì mức spread này sẽ ảnh hưởng tương đối lớn đến tổng thể kết quả giao dịch của trader về lâu về dài.
Làm thế nào để tránh chênh lệch giá Bid và Ask lớn?
Trong chi phí giao dịch, chênh lệch giá Bid và Ask là một phần quan trọng không thể nào thiếu được. Các trader trong quá trình giao dịch hầu như sẽ không thể tránh khỏi được các loại chi phí như thế này. Tuy nhiên, trader vẫn có thể hạn chế cũng như né tránh được vấn đề chênh lệch giá Bid và giá Ask lớn thông qua các cách như sau:
- Trader chỉ nên tập trung vào việc giao dịch trên các cặp tiền tệ chính.
- Nên thực hiện giao dịch ở tại các khung thời gian lớn.
- Lựa chọn cho mình một Broker cung cấp mức spread thấp.
Tất cả những cách thức này sẽ được giải thích cụ thể như sau:
Nên tập trung thực hiện các giao dịch ở các cặp tiền tệ chính
Các cặp tiền tệ chính và phổ biến hiện nay được các trader sử dụng nhiều trong giao dịch đó sẽ là những cặp tiền có USD. Chẳng hạn như GBP/USD hay EUR/USD.
Những cặp tiền chính này sẽ có khối lượng giao dịch lớn cũng như có tính thanh khoản tương đối cao. Từ đây, có nghĩa rằng chúng sẽ có mức chênh lệch giá Bid và Ask thấp.
Trong khi giao dịch, trader nên hạn chế lựa chọn các cặp tiền chéo hoặc các cặp tiền ngoại lai. Nguyên nhân là vì khối lượng giao dịch và số lượng của những cặp tiền tệ như vậy so với các cặp chính sẽ nhiều hơn rất nhiều cho nên tính thanh khoản cũng sẽ bị hạn chế. Từ đây, nó sẽ khiến cho chi phí giao dịch đến từ mức chênh lệch giá giữa giá Bid và giá Ask cũng sẽ bị dội cao hơn rất nhiều.
Thực hiện các giao dịch ở những khung thời gian lớn
Khi giao dịch trên những khung thời gian lớn, trader sẽ có khoảng phạm vi chốt lời và dừng lỗ rộng lớn hơn. Khi mà mức chốt lời và dừng lỗ có phạm vi rộng lớn hơn thì cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask của giao dịch.
Chẳng hạn như khi trader mua vào 1 lot EUR/USD ở khung M5 (tức là 5 phút) thì trader sẽ có thể thiết lập mức dừng lỗ là 10 pip. Thì khi đó, mức spread sẽ là 3pip, nghĩa là để chạm vào mức dừng lỗ thì giá chỉ cần giảm xuống thêm 7 pip nữa mà thôi. Hay nói theo cách đơn giản hơn thì so với khoảng dừng lỗ của trader thì mức chênh lệch này sẽ chiến khoảng 30%.
Tuy nhiên, nếu như trader lựa chọn mua 1 lot EUR/USD tại khung thời gian D1 và tiến hành thiết lập mức dừng lỗ là 100 pip. Với mức chênh lệch spread vẫn là 3 pip, vậy thì để chạm vào mức dừng lỗ đã đặt, giá phải di chuyển một khoảng dài lên đến 97 pip. Khi đó, so với mức cắt lỗ của trader thì mức chênh lệch chỉ chiếm có 3% mà thôi.
Từ đây, ta có thể kết luận được rằng khi giao dịch ở khung thời gian càng lớn thì mức dừng lỗ cũng sẽ được rộng thêm hơn. Điều này đã giúp trader giảm được một khoản chi phí spread đáng kể khi tính theo tỷ lệ %. Và đây chính là lợi ích mà trader có thể nhận được khi thực hiện giao dịch ở khung thời gian lớn.
Chọn lựa Broker có mức spread thấp
Trên thực tế hiện nay, phần lớn chi phí giao dịch ở những Broker lớn và uy tín sẽ thấp hơn so với các Broker nhỏ. Chính vì vậy mà trader sẽ dễ dàng thực hiện giao dịch hơn khi chọn lựa chọn sàn giao dịch cung cấp mức spread thấp và phù hợp.
Hiển nhiên, khi lựa chọn Broker để giao dịch thì mức độ uy tín của Broker đó vẫn sẽ luôn được uy tiên xem xét hàng đầu. Bởi vì hiện nay có rất nhiều Broker lừa đảo và chiếm đoạt tiền nạp của trader thông qua việc cung cấp các sản phẩm giao dịch với mức spread thấp.
Cách thức xem giá Bid và giá Ask trên biểu đồ của nền tảng giao dịch MT4
Trên phần mềm giao dịch MT4, biểu đồ giá được thiết lập mặc định sẽ không hiển thị mức giá Bid và giá Ask. Chính vì điều này mà đôi khi sẽ có rất nhiều trader hoang mang và gặp khó khăn trong việc xem giá Bid và giá Ask trên nền tảng phần mềm MT4. Để hiểu rõ hơn về cách thức xem giá Bid Ask là gì trên phần mềm này, Forex Dictionary sẽ hướng dẫn chi tiết qua các cách thức như sau:
Bước 1: Nhấn chuột phải và chọn “Properties”
Đầu tiên, trên bất kỳ nơi nào của giao diện biểu đồ, trader nhấn chọn chuột phải và nhấn chọn mục “Properties”.
Bước 2: Điều chỉnh màu sắc cá đường ngang giá Bid và giá Ask
Tiếp đến tại cửa sổ của “Properties”, trader cần phải tiến hành lựa chọn màu sắc của đường ngang giá Bid và Ask như sau:
- Màu của giá Bid sẽ chính là màu của Grid.
- Màu của giá Ask sẽ là chính là màu của “Ask line”.
Như trong hình ảnh minh họa bên dưới đây, màu giá Bid sẽ được chọn là màu đỏ và giá Ask sẽ được chọn là màu xanh dương.
Bước 3: Chọn thẻ tab “Common” và điều chỉnh các tính năng
Tiếp theo ở bước này, trader cần nhấn chọn vào thẻ tab “Common”. Sau khi hiển thị bảng điều chỉnh, trader nhấn tích chọn vào mục “Show Ask line”. Đồng thời cũng nhấn bỏ chọn mục “ Show grid” và nhấn chọn “OK”.
Như vậy, chỉ với vài bước đơn giản mà trader đã có thể xem và nhìn nhận tổng quan giá Bid và giá Ask ngay trên biểu đồ của phần mềm MT4.
Như vậy, bài viết vừa rồi là những chia sẻ chi tiết về BID ASK là gì mà Forex Dictionary muốn đem đến cho các trader. Có thể thấy mức phí giao dịch giữa sự chênh lệch giá Bid và Ask cũng là yếu tốt mà trader cần quan tâm đến bởi vì có nó sự ảnh hưởng mật thiết đến các khoản lợi nhuận cũng như thua lỗ trong quá trình giao dịch. Vì vậy, hy vọng rằng với các thông tin vừa rồi, trader sẽ nắm được các cách né tránh sự chênh lệch giá lớn giữa giá Bid và Ask nhé.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.