Mối quan hệ giữa giá dầu vàng và đô la Mỹ có thể diễn biến theo hướng cùng chiều hoặc cũng có thể là ngược chiều. Điều này có thể hiểu đơn giản đó là khi giá dầu mỏ gia tăng thì giá trị của đồng đô la Mỹ sẽ suy giảm. Để có thể tìm hiểu rõ ràng và chi tiết nhất về mối quan hệ giữa vàng dầu và đô la hay mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu thô, trader hãy theo dõi những nội dung hấp dẫn của được Sàn Forex chia sẻ sau đây nhé.
Dầu thô có vai trò như thế nào đối với kinh tế thế giới
Giá dầu thô
Dầu thô còn được gọi là Oil, đây được xem là một nguyên liệu quan trọng hàng đầu đối với phần lớn các nền kinh tế toàn cầu. Dầu thô còn được xem là đầu vào quan trọng cho ngành sản xuất. Điều này đã gây ra tình trạng đó là khi giá dầu có sự thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của nhiều nước khác cũng như làm biến động đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng chính là nguyên nhân mà OPEC – Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ mặc dù gồm có những nền kinh tế không lớn thế nhưng tầm ảnh hưởng trên diễn đàn thế giới lại rất lớn.
Bởi vì đóng một vai trò vô cùng quan trọng ở trong nền kinh tế, thế cho nên dầu thô được rất nhiều tổ chức và quốc gia đầu cơ. Hình thức đầu tư dầu thô phổ biến nhất chính là quyền chọn và giao dịch hợp đồng tương lai. Đồng thời, đây cũng chính là loại hàng hóa được giao dịch rất phổ biến ở nhiều sàn giao dịch.
Xét về phương diện cơ cấu này, vàng và dầu thô chính là hai loại hàng hóa được bổ sung cho nhau. Nó có xu hướng biến động giá cùng chiều với nhau và là hai mặt hàng đầu cơ nhận được sự yêu thích hàng đầu Đặc biệt vào thời điểm kinh tế phát triển không được ổn định, các trader sẽ càng tăng cường vào việc đầu tư vàng và dầu nhằm mục đích bảo vệ tài sản của mình. Tuy nhiên, với tứ cách là hàng hóa, vai trò của dầu còn lớn hơn so với vai trò là hàng hóa để đầu cơ, điều này khác hoàn toàn so với vàng.
Nhìn chung lại, giá vàng và giá dầu sẽ có xu hướng biến động thị cùng chiều cùng khi mà nền kinh tế có sự phát triển bình thường. Tuy nhiên, giá dầu có khả năng sẽ thoát ly ra khỏi giá vàng khi nền kinh tế bắt đầu có sự suy thoái nghiêm trọng khiến cho nhu cầu về dầu với vai trò là đầu vào cho ngành sản xuất bị giảm sút một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư vàng lại tăng vọt với vai trò như là một tài sản trú ẩn.
Ngoài mối quan hệ với vàng thì diễn biến của giá dầu thô với tỷ giá hối đoái của đồng đô la (USD) còn có một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Vì vậy, mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu thô cũng là một nội dung hấp dẫn mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở những phần sau.
Quy luật biến động của giá dầu thô
Giá dầu thô sẽ có sự diễn biến theo từng mùa. Giá dầu thông thường sẽ gia tăng trước mùa đông. Bởi vì những quốc gia nằm ở Bắc bán cầu sẽ phải gia tăng lượng dự trữ nhiên liệu. Do đó, việc chi tiêu cho dầu thô và những sản phẩm liên quan của dầu thô sẽ được gia tăng để nhằm có đủ năng lượng sưởi ấm cho mùa đông. Lúc này, trên quy mô toàn cầu, lượng cầu dầu thô sẽ bị ảnh hưởng và giá dầu bị đẩy lên cao.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những chính sách của các tổ chức quốc tế. Điển hình nhất có thể kể đến việc OPEC dựa vào việc áp đặt về hạn ngạch khai thác dầu mỏ đối với những quốc gia thành viên trong trường hợp giá dầu đang sụt giảm mạnh trên thị trường thế giới. Một quyết định chung đối với việc cắt giảm sản lượng khai thác dầu hàng ngày đối với những quốc gia này sẽ có khả năng ngăn chặn bớt đi sự suy giảm của giá dầu thô ở trên thị trường.
Xem thêm: Mã dầu Forex và cách giao dịch hiệu quả
Giá dầu thô ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như thế nào?
Kể từ năm 1997 đến 2007, tức là trong vòng 10 năm, giá dầu thô đã gia tăng lên đến 10 lần và vào năm 2007 nó đã chạm ngưỡng 100 USD/thùng lần đầu tiên. Nền kinh tế Hoa Kỳ đóng vai trò là một quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới bởi vì việc gia dầu tăng nhanh này đã phải gánh chịu khá nhiều sự ảnh hưởng tô lớn.
Khi giá dầu có sự gia tăng thì giá của những loại nhiên liệu chính được chế xuất bởi dầu thô cũng sẽ được gia tăng lên. Trong khi đó, chắc hẳn ai cũng biết được rằng nhiên liệu là một trong số các yếu tố đầu vào hàng đầu vô cùng quan trọng đối với nhiều ngành kinh tế.
Việc một quốc gia phải gia tăng khoản chi trả dành cho xăng dầu và những loại nhiên liệu khác sẽ làm suy giảm đi ngân sách chi tiêu vào dịch vụ và hàng hóa. Đồng thời, các sản phẩm được sản xuất ở trong nước cũng sẽ gia tăng giá thành và doanh thu các nhà máy cũng phần nào bị ảnh hưởng. Điều này sẽ không chỉ khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm đi mà nó còn khiến cho nhiều quốc giá suy giảm về sức cạnh tranh xuất khẩu.
Giá cả của hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ có sự gia tăng lên theo giá dầu. Lý do là bởi vì chi phí vận chuyển gia tăng. Việc gia tăng giá bán hàng hóa đến tăng người dùng sẽ làm cho nhu cầu mua các loại hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất ra bị giảm sút.
Đồng thời, giá nhiên liệu gia tăng cũng sẽ làm cho các nhà xuất khẩu bắt buộc phải gia tăng giá thành hàng hóa bán ra nước ngoài. Từ đó, khả năng cạnh tranh của họ ở trên trường quốc tế cũng sẽ có sự suy giảm.
Biến động của giá dầu có sự tác động lớn nhất đến quốc gia nào?
Khi giá dầu có sự biến động, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở đây sẽ là những quốc gia xuất khẩu dầu thô với một tỷ trọng lớn. Không những thế, nó có thể là tất cả những nền kinh tế ở hiện đại, trong đó gồm cả Hoa Kỳ – một nền kinh tế hàng đầu của thế giới cũng sẽ bị tác động vô cùng mạnh mẽ. Vì vậy, khi tham gia giao dịch vào thị trường ngoại hối, phần lớn những nhà đầu tư sẽ đều đặt một mối quan tâm hàng đầu đến giá dầu và tình hình kinh tế Hoa Kỳ.
Kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc đến nay, nền kinh tế Hoa Kỳ đã có 9 trên 10 lần suy thoái kinh tế đều xuất phát từ tình trạng giá dầu thô gia tăng quá cao. Như vậy, điều này cũng đã phần nào đủ để minh họa rằng sự ảnh hưởng của thứ “vàng đen” kia đến nền kinh tế của Hoa Kỳ. Có thể nói rằng giá dầu có một sự ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với nền kinh tế của quốc gia này – nền kinh tế hàng đầu thế giới. Không những thế, bởi vì mối quan hệ giữa vàng dầu và đô la đôi khi cũng được xem là một tác nhân gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Hoa Kỳ mà trader cần quan tâm đến.
Mối quan hệ giữa giá dầu vàng và đô la Mỹ (USD)
Mối quan hệ ngược chiều giữa USD và dầu thô
Như đã chia sẻ ở phần trên, nguồn đầu vào của quá trình sản xuất không thể nào thiếu dầu. Mọi sự biến động của giá dầu mỏ sẽ có sự ảnh hưởng khá lớn đến toàn bộ dây chuyền sản xuất cũng như toàn bộ nền kinh tế của thế giới. Đặc biệt là khi mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu cũng vô cùng chặt chẽ. Vì vậy, nếu như muốn nền kinh tế phát triển một cách ổn định thì các quốc gia có nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Mỹ,… sẽ đều phải hướng đến việc xây dựng những kho dự trữ dầu mỏ cũng như gia tăng lượng dự trữ vàng. Nguyên nhân là vì hai loại hàng hóa này sẽ không bị mất giá trị.
Tuy nhiên, dầu mỏ có vai trò hàng hóa lớn hơn so với vai trò hàng hóa tích trữ. Lịch sử đã cho thấy rằng đồng USD và giá dầu thô sẽ có biến động ngược chiều và có mối tương quan nghịch với nhau. Tức là khi giá dầu mỏ có sự gia tăng thì đồng tiền USD sẽ bị suy giảm giá trị. Trong khi đó, khi giá dầu tăng thì giá vàng cũng sẽ gia tăng theo. Lý do là bởi vì những quốc gia có xu hướng nhận vàng về để tích trữ cho nên nhu cầu vàng toàn cầu sẽ có sự gia tăng lên và kéo theo đó chính là sự gia tăng của giá vàng. Đây cũng chính là sự biểu hiện của quan hệ giữa giá dầu và giá vàng mà trader cần phải quan tâm đến.
Thông thường, giá thùng dầu sẽ được tính theo giá trị của đồng USD (tức là đồng tiền đô la Mỹ) trên khắp thế giới. Như vậy, nếu như đồng đô la gia tăng lên mạnh thì trader sẽ phải ra ít tiền hơn để mua vào một thùng dầu và ngược lại, khi đồng đô la yếu đi thì trader cũng sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua một thùng dầu. Đặc biệt, trader hoàn toàn có thể theo dõi được sự thay đổi của giá dầu thô so với chỉ số đồng USD theo các dữ liệu được công bố. Thông qua đây, nó cũng sẽ là cách giúp trader có thể phân tích được mối quan hệ giữa giá dầu vàng và đô la Mỹ.
Ngoài ra, Hoa kỳ còn được biết đến là một nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới. Xuyên suốt lịch sử Hoa Kỳ nhập khẩu dầu, việc gia tăng giá dầu đã khiến cho cán cân thương mại bị thâm hụt của Hoa Kỳ cũng gia tăng lên. Đây chính lý do khiến cho quốc gia này phải chi trả nhiều USD hơn khi mua một thùng dầu.
Sự thay đổi về mối quan hệ giữa dầu thô và USD
Hiện nay, hiện trạng thị trường dầu mỏ đã bị phá vỡ bởi sự đột phá về công nghệ khoan dầu. Bởi vì công nghệ khoan khai thác dầu thô ngày càng có sự phát triển vượt bậc. Đặc biệt là khi xuất hiện thêm công nghệ khai thác Fracking – Công nghệ nứt vỡ thủy lực. Từ đó, lượng dầu được Hoa Kỳ khai thác cũng đã được gia tăng lên một cách đáng kể. Lượng dầu xuất khẩu của Hoa Kỳ cũng ngày càng tăng dần lên còn lượng nhập khẩu thì giảm đi.
Vào năm 2011, Hoa Kỳ đã trở thành nhà xuất khẩu ròng những sản phẩm về dầu mỏ tinh chế và đồng thời cũng trở thành nhà xuất khẩu dầu mô đứng thứ 3 toàn cầu đứng sau Nga và Ả Rập Saudi. Hoa Kỳ hiện nay cũng đang tự túc đến khoảng 90% trên tổng mức tiêu thụ năng lượng (số liệu được cung cấp bởi Cơ quan Thông tin và Quản lý năng lượng – EIA). Điều này đã phần nào phản ánh được vai trò của quốc gia này đối với ngành công nghiệp dầu mỏ toàn thế giới.
Như vậy, giá dầu khi gia tăng lên cao sẽ dần mất sức ảnh hưởng đến đồng USD nếu xét theo chiều hướng phát triển dài hạn. Loại hàng hóa này sẽ khó có khả năng làm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ bởi vì quốc gia này sẽ không phải bỏ ra quá nhiều USD cho việc mua dầu như trước nữa.
Có thể nói, mối quan hệ đối nghịch giữa USD và dầu thô đang dần dần bị đảo lộn, điều này đã phần nào khiến cho giá đầu cũng như đồng đô la Mỹ có sự bất ổn. Khi đó, mối quan hệ giữa vàng và dầu cũng nên được xem xét lại.
Mức sản xuất dầu của Hoa Kỳ cũng đã có một sự ảnh hưởng lớn dành cho giá dầu toàn cầu, trước đó chính là Ả Rập Saudi. Thậm chí trong khoảng thời gian tới, Hoa Kỳ còn dự định sẽ bắt đầu giao dịch dầu tương tự như là một loại tiền điện tử. Nếu như quốc gia này tiếp tục có sự gia tăng về tỷ trọng xuất khẩu dầu so với nhập khẩu thì chắc chắn doanh thu đến từ dầu sẽ dần đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như đồng USD có thể bắt đầu được thực thi tương tự như là một loại dầu điện tử.
Mối quan hệ ngược chiều giữa đầu thô và đồng USD trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2020
Năm 2020 chính là một năm mà nhân loại phải chứng kiến nền kinh tế cố rất nhiều sự biến động bởi vì đại dịch Covid – 19. Bắt đầu chính là việc giá dầu có sự suy giảm mạnh ở trong một khoảng thời gian dài làm cho thị trường và nền kinh tế trở nên có nhiều bất ổn.
Đứng trước tình hình suy thoái như vậy, các hoạt động sản xuất và kinh doanh bị thu hẹp đã khiến cho nhu cầu về dầu với vai trò là hàng hóa, nhiên liệu cũng bị giảm sút mạnh mẽ. Trong khi đó, mặc dù đã cắt giảm sản lượng, thế nhưng những quốc gia sản xuất dâu vẫn phải tiếp tục sản xuất bởi vì nguồn thu của họ phụ thuộc chính vào dầu. Bởi vì vậy mà giá dầu đã giảm ở trong một khoảng thời gian dài và có thời điểm giá dầu thậm chí chạm đến ngưỡng dưới 0.
Đứng trước bối cảnh giá dầu sụt giảm mạnh như vậy, đồng USD lại có xu hướng gia tăng lên, còn giá vàng lại chững lại. Đây chính là mối quan hệ giữa giá vàng và USD cũng như dầu thô theo xu hướng ngược.
Diễn biến của giá dầu thô và đồng USD trong thời kỳ khủng hoảng vì Covid – 19
Ở phiên giao dịch ngày 20/4/2020, giá dầu thô WIT giao vào tháng 5 đã có sự suy giảm xuống dưới mức 0 USD một thùng lần đầu tiên trong lịch sử. Đồng thời, nó cũng đã chốt ở phiên với mức -37.63 USD một thùng. Vào năm 1983, kể từ khi bắt đầu ghi nhận số tiền thì đây được xem là phiên giảm mạnh kỷ lục nhất của giá dầu. Không những thế, phiên này cũng đã được ghi nhận ở mức đóng cửa thấp chưa từng có. Giá dầu Hoa Kỳ giảm đã kéo theo các giá dầu khác như dầu Brent ở thị trường Châu Âu, Châu Á và Trung Đông suy giảm theo, tuy nhiên không giảm quá mạnh mà vẫn nằm ở mức 21 USD – 23 USD một thùng.
Bởi vì phải chịu sự ảnh hưởng từ việc gia dầu giảm xuống mức thấp kỷ lục, ở đầu phiên giao dịch vào ngày 21/4/2020 theo giờ Việt Nam tỷ giá ngoại tệ đã có sự biến động mạnh trên thị trường ngoại hối. Chỉ số USD Index (DXY), đã đứng ở mức 99.88 điểm khi đo lường về sự biến động của đồng bạc xanh với sáu đồng tiền chính khác (JPY, CAD, EUR, GBP, CHF, SEK), tăng 0.1% so với mức nằm ở phiên trước đó. Trong khi đó, giá vàng ở trên thế giới đã có sự suy giảm nhẹ ở mức 2 USD/ounce so với mức chốt phiên trước ngày 20/4, dao động khoảng 1,689 USD/ounce.
Việc đồng USD đang gia tăng mạnh mẽ đã tạo ra nhiều áp lực lên giá dầu thô, gói phần khiến cho giá dầu bị giảm sâu. Tuy nhiên, dịch Covid – 19 vẫn là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhu cầu suy sử dụng dầu bị giảm và cung vượt cầu. Khi đó, những nơi dự trữ dầu cũng đã không còn sức chứa làm cho việc đầu tư dự trữ dầu từ đây cũng trở nên vô cùng khó khăn. Chính điều này đã làm cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào hàng hóa này có sự e dè và quan ngại nhiều hơn.
Mức phân hóa của đồng đô la Mỹ khi giá dầu suy giảm
Giá đầu vẫn tiếp tục suy giảm đã chứng tỏ được phần nào rằng tình hình dịch bệnh diễn ra đã kéo theo rất nhiều sự bất ổn, đặc biệt nhất chính là thị trường Hoa Kỳ. Điều này đã làm cho vàng có xu hướng gia tăng lên.
Trong khi đó, đồng USD lại đang ở mức phân hóa. Các trader quan tâm đến những loại tài sản an toàn thì sẽ tiến hành mua vào đồng đô la Mỹ. Còn ngược lại, những trader có sự quan ngại về tình hình kinh tế Hoa Kỳ thì lại làm cho đồng này trở nên mất giá. Bởi vì thái độ phân hóa ở trên thị trường mà đồng USD vào thời điểm đó sẽ chỉ nhích nhẹ hoặc là đi ngang chứ không gia tăng mạnh mẽ. Từ đó, điều này cũng tác động ít nhiều đến mối quan hệ dầu và vàng.
Tóm lại, mối quan hệ giữa giá dầu vàng và đô la Mỹ sẽ có thể nghịch chiều hoặc là cùng chiều với nhau. Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ phải gánh chịu sự ảnh hưởng tiêu cực khi giá dầu gia tăng đột biến và khiến cho đồng USD suy yếu đi. Tuy nhiên, theo đà phát triển công nghệ khai thác của Hoa Kỳ thì mối quan hệ giữa vàng dầu và đô la này đang có sự yếu đi. Vì vậy, khi xem xét về đồng USD và giá dầu thô thì trader cần phải cân nhắc đến việc tìm hiểu về các thông tin khác liên quan đến nền kinh tế thế giới. Nếu như có thắc mắc, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết có tại web sanforex.vip nhé.
Xem thêm:
Mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất là như thế nào?
Phân tích liên thị trường – Intermarket Analysis (IA) là gì?
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.