Proof Of Concept là gì? Đối với các nhà đầu tư tiền điện tử thì đây có lẽ là một khái niệm tương đối mới lạ. Với lợi ích mà mình mang lại, POC có thể được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trong thị trường đầu tư, lĩnh vực kinh doanh, làm phim, kỹ thuật, y tế,… Như vậy, Proof-of-concept là gì và nó mang lại lợi ích gì cho người dùng. Bạn hãy cùng sanforex chúng tôi đi tìm câu trả lời qua những nội dung hấp dẫn ở bài viết sau đây nhé.
Proof-of-concept là gì? POC là gì?
Proof-of-concept hay Proof of concept được hiểu đơn giản chính là việc thực hiện hóa một ý tưởng hoặc một phương pháp nhất định nhằm để chứng minh về tính khả thi của giải pháp và tiềm năng của chính nó ở trong thực tế. Một POC sẽ thường nhỏ, có thể hoàn thành hoặc không bởi vì nó chỉ là một thử nghiệm để biết dừng lại nếu như có khả năng thất bại, hay đơn giản chỉ nhằm mục đích khẳng định tính khả thi. Thực tế cho thấy thời gian dự kiến để có thể thực hiện một dự án Proof of concept là khoảng từ 2 tuần cho đến 1 tháng tùy thuộc vào độ phức tạp của POC. Các dự án Proof of concept trong phát triển phần mềm thông thường sẽ cố gắng để trả lời những câu hỏi như sau:
- Công nghệ này sẽ đáp ứng được những nhu cầu nào của người sử dụng?
- Sản phẩm này sẽ hoạt động phải không và hoạt động ra sao?
- Người dùng khi sử dụng công nghệ mới này có thể làm việc hiệu quả không? Liệu nó có được quan tâm đến?
- Giải pháp đưa ra có khả thi hay không?
- …
AI của Proof of concept là gì?
AI Proof-of-concept là gì? AI POC là những dự án POC có sự áp dụng của trí tuệ nhân tạo. Các công ty thông qua AI POC cố gắng đưa ra các chứng minh rằng trong thực tế giải pháp AI sẽ cắt giảm được chi phí, cải thiện các trải nghiệm của người sử dụng hoặc là tạo điểm khác biệt cho doanh nghiệp bằng một cách nào đó.
Thông thường, AI POC sẽ được thực hiện dựa trên những thuật toán tương đối đơn giản thông qua cách thức sử dụng các dữ liệu đào tạo đã có sẵn hoặc sử dụng những bộ dữ liệu nội bộ trong quy mô nhỏ. Mục tiêu chính của việc này đó là nhằm chỉ ra một thuật toán có khả năng được đào tạo để có thể cùng một với lượng nhỏ dữ liệu đào tạo giải quyết một trường hợp cụ thể. Nếu như dự án Proof of concept thành công thì giai đoạn product sẽ tiếp tục được tiến hành.
Có thể thấy việc thực hiện các dự án AI POC không có gì là khó khăn cả, kết quả đạt được tương đối tích cực ngay cả khi chỉ mới ở giai đoạn đầu của dự án. Tuy nhiên đồng thời việc mở rộng các AI POCs thành một dự án thật sự, có sự ứng dụng dành cho toàn bộ doanh nghiệp và đạt được đến giai đoạn sản phẩm thương mại hóa thì lại là điều không hề dễ dàng. Phần lớn những dự án Proof of concept không thể nào đạt đến giai đoạn product và hiển nhiên chỉ số cũng ít có khả năng đạt được đến giai đoạn phát hành.
Vào năm 2019, đã có rất nhiều công ty áp dụng các giải pháp về trí tuệ nhân tạo và cũng gặt hái được những kết quả ấn tượng. Tuy nhiên, trong đó chỉ có một số ít là đã phát triển được các tính năng AI toàn diện và mang đến cho công ty những giá trị gia tăng thực sự. Bởi vì trong cách tư duy về những POC khác (không phải là AI POCs) vẫn còn suy nghĩ theo lối mòn cho nên nhiều dự án về AI Proof-of-concept đã rơi vào bế tắc sau khi đã hoàn thành và được chuyển sang giai đoạn product.
Sự khác biệt giữa AI product và AI POC đã khiến cho nhiều công ty bối rối bởi vì chất lượng của mô hình khó có thể nào được cải thiện ở trong giai đoạn product, có sự khác biệt giữa môi trường thực tế và môi trường thử nghiệm, thời gian phản hồi, yêu cầu về việc mở rộng hệ thống,… Chính vì những lý này và các dự án AI nếu như muốn thành công cần phải có sự suy nghĩ lớn ngay từ ban đầu thông qua việc xem xét về cấu trúc công ty, quy mô công ty, khách hàng, quy trình làm việc nội bộ cũng như là việc phân tích sơ bộ các giải pháp bài bản để rủi ro được giảm thiểu tối đa.
Sự ra đời của Proof of concept – POC
Proof of concept được ra đời và bắt đầu có sự phổ biến vào năm 1967 trong giới khoa học kỹ thuật. Theo nhiều thông tin thì Proof of concept được tạo ra bởi Bruce Carsten. Vào năm 1969, Proof of concept được định nghĩa là chứng minh cho một giai đoạn phát triển, trong đó phần cứng thử nghiệm được xây dựng và đồng thời thử nghiệm này cũng để chứng minh và khám phá ra tính khả thi của nó.
Như vậy POC là gì? POC là một thuật ngữ được tạo ra với mục đích phục vụ trong ngành kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên cho đến hiện tại thì nó đã không còn gói gọn trong lĩnh vực này nữa mà thay vào đó đã mở rộng phạm vi ra nhiều mảng khác nhau như kỹ sư, làm phim, thử nghiệm thuốc, kinh doanh, bảo mật,…
Lợi ích của Proof of concept
Sau khi tìm hiểu về Proof of concept là gì thì bạn đã biết được lợi ích mà nó mang lại là gì hay chưa? Đối với các doanh nghiệp, POC mang lại rất nhiều lợi ích lớn. Nó đóng góp rất lớn vào sự thành công của các sản phẩm ở khâu hoàn thiện cuối cùng trước khi được tung ra thị trường của nhiều nhãn hàng, thương hiệu. Như vậy. cụ thể lợi ích của Proof of concept là gì?
Có lẽ lợi ích lớn nhất mà POC mang lại đó chính là tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như là tránh bị mất quá nhiều tiền bạc, công sức vào những thứ không khả thi có cơ sở để có thể tranh luận về ý tưởng của các sản phẩm với các nhà đầu tư. Những điều mà POC mang chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn trong việc tranh luận biện chứng về các tính chất sản phẩm của mình.
Chẳng hạn như một công ty khởi nghiệm có khả năng sẽ phát triển Proof of concept chỉ với những tính năng cốt lõi nhằm kiểm tra về sản phẩm của họ có thật sự được các đối tượng mục tiêu chấp nhận hay là doanh nghiệp sẽ có thể phát triển thử về một phần chức năng mới, có độ phức tạp lớn hơn mà ngành công nghiệp trước đây chưa từng được thử nghiệm trong ứng dụng thương mại điện tử của họ ở hiện tại để xem liệu rằng về mặt kỹ thuật có khả thi để phát triển thành một phiên bản hoàn chỉnh, đầy đủ hay không.
Những ứng dụng của POC – Proof of concept
Proof of concept trong việc thử thị trường – Market
Trước khi một công ty được bắt đầu thành lập, chắc chắn ứng dụng POC sẽ được sử dụng bởi vì những tổ chức này sẽ phải thử nghiệm các dịch vụ, sản phẩm hoặc một ý tưởng kinh doanh nào đó của mình để biết được nó có thật sự tiềm năng và khả thi để thực hiện hay là không. Như vậy, trong những trường hợp riêng biệt như thế này thì có cần phải đưa ra các phương án hợp lý.
Theo như bản chất, ứng dụng này đối với các thử nghiệm ở trên thị trường sẽ cần được phải trải qua nhiều khâu như: Phân tích/nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ và xem thử các phản ứng của thị trường, tổng hợp và đánh giá,… Đây chính là những điều cơ bản nhất mà phần lớn doanh nghiệp nào cũng đều phải thực hiện. Đặc biệt hơn hết là đối với các doanh nghiệp mới có quy mô nhỏ mà lại có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể giúp cho doanh nghiệp tối giản được các chi phí rủi ro có khả năng xảy ra trong suốt khoảng thời gian tham gia vào thị trường.
Trong công nghiệp phát triển phần mềm thì Proof of concept là gì?
Bởi vì nhu cầu sử dụng phần mềm ngày càng gia tăng, cho nên hàng ngày đều có rất nhiều ứng dụng, phần mềm mới được ra mắt ngoài thị trường. Tuy nhiên, chỉ rất ít trong số đó có thể phát triển và tồn tại được. Nghĩa là ứng dụng Proof of concept chưa được họ sử dụng hoặc cũng có thể là chưa sử dụng một cách triệt để cho nên không thể phát triển toàn diện và tồn tại trên thị trường. Khi phần mềm hay ứng dụng được phát triển ngày một nhiều thì cần phải tạo ra được cho mình điểm mạnh, điểm thu hút thì mới có thể giúp phần mềm đó thành công được.
Như vậy, để chứng minh được rằng phần mềm/ứng dụng đó khả thi thì cần phải làm gì? Phần mềm đó có thể được thực hiện lập trình hay không và mức giá hợp lý là bao nhiêu?
Để trả lời chính xác cho câu hỏi trên thì có một ví dụ điển hình như sau: Proof of concept được áp dụng vào việc xây dựng phần mềm mobile. Ý tưởng được đưa ra lúc này chính là phần mềm đặt món ăn. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện khá nhiều ứng dụng như vậy rồi và đây còn phải là một ý tưởng mới mẻ đầy thu hút nữa.
Như vậy, để ứng dụng này có thể tồn tại, phát triển cũng như vượt qua được các đối thủ thì bạn cần phải chứng minh được điểm nổi bật và tính khả thi của nó. Và khi đó, ứng dụng POC sẽ được sử dụng đến để có thể tìm kiếm công nghệ tối ưu đối với việc tạo ra ứng dụng này. Và sau đs sẽ tiến đến bước sử dụng các chiến thuật thu hút khách hàng.
Trong ngành làm phim
Thực tế không phải nhà làm phim nào cũng đều cần phải sử dụng hay thực hiện ứng dụng POC này bởi vì mỗi nhà sản xuất sẽ đều có riêng cho mình cách xác định tính hiệu quả của bộ phim. Tuy nhiên, có 3 bộ phim là Sky Captain, Thế giới ngày mai, Sin City đã vô cùng thành công và một phần của sự thành công này chính đó chính là nhờ vào việc sử dụng POC bằng ách làm bằng chứng về khái niệm danh cho những kỹ thuật mới. Sau đó chính những kỹ xảo đã được chứng mình sẽ được dùng để áp dụng vào các cảnh quay của bộ phim.
Trong các ngành kỹ thuật
Proof of concept trong ngành kỹ thuật sẽ là bằng chứng của các khái niệm được sử dụng mỗi khi một ý tưởng về liên quan đến một sản phẩm nào đó xuất hiện. Hiểu theo một cách đơn giản thì một khái niệm của một sản phẩm điện hay một trang thiết bị khi được xây dựng thì chức năng của nó cần phải được chứng mình trước khi bắt đầu triển khai. Bên cạnh đó, khi những thiết bị này đã được chứng minh về tính hiệu quả và khả thi của mình thì chắc chắn khả năng thu hút các nhà đầu tư sẽ rất nhiều bởi vì các bằng chứng sự triển vọng và sự tiềm năng phát triển của thiết bị đó trong tương lai đều đã được thể hiện rõ ràng.
Trong phát triển kinh doanh
Có lẽ ai cũng biết rằng kinh doanh là một lĩnh vực hoạt động rất khắc nghiệt và bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào khi được kinh doanh cũng đều cần phải có tính thực tiễn, tính mở mẻ và khả thi với người tiêu dùng thì mới có thể phát triển và tồn tại được. Và hiển nhiên POC cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm và sự ưa chuộng trong lĩnh vực kinh doanh này. Một trong số các điểm đặc biệt của POC trong kinh doanh chính là bạn hoàn toàn có thể cho khách hàng sử dụng thử các sản phẩm. Từ đó mới thu thập các ý kiến, phản hồi của khách hàng. Như vậy, với những thông tin thu thập được thì sản phẩm và dịch vụ cũng sẽ được tối ưu hiệu quả hơn.
Trong lĩnh vực bảo mật
Đối với lĩnh vực bảo mật và mã hóa thông tin, phần mềm máy móc hiện nay được xem trọng hàng đầu. Và thông qua POC, khách hàng sẽ thấy được hệ thống đang được bảo mật như thế, hoặc cũng có thể là kiểm tra về độ an toàn của một hệ thống bảo mật khi bị truy cập trái phép hoặc bị xâm phạm. Việc sử POC đã được Winzapper đi đầu thực hiện.
Trong lĩnh vực thuốc y tế
Trong lĩnh vực phát triển hay sản xuất thuốc thì bên cạnh POC (Proof of concept), người ta còn sử dụng đến các thuật ngữ như là POP – Proof of Princuctor và POM – Proof of Mechanism.
Như vậy, vừa rồi là những chia sẻ liên quan về thuật ngữ Proof of concept là gì mà chúng tôi muốn giới thiệu với tất cả mọi người. Có thể thấy POC được áp dụng vào khá nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm chứng minh về tính khả thi và sự tiềm năng của một phương pháp hoặc ý tưởng nào đó ở trong thực tế. Qua đây, chúng tôi hy vọng rằng các kiến thức về POC sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình làm việc cũng như cuộc sống hàng ngày của mình nhé.
Xem thêm:
Benchmark là gì? Ứng dụng Benchmark trong quá trình đầu tư
Giả thuyết thị trường hiệu quả – Efficient Market Hypothesis là gì?
Petrodollar là gì? Tìm hiểu sức mạnh của hệ thống Petrodollar
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.