Vàng là một trong những kênh đầu tư tiềm năng nhất hiện nay, vậy đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng? Với nền kinh tế bất ổn như hiện tại, giá vàng không ngừng lên xuống liên tục nhưng hầu hết ai cũng đều muốn nắm giữ vàng để đầu tư dài hạn. Khi biết được những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng sẽ giúp cho nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư hợp lý nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Ảnh hưởng của đồng USD tới giá vàng
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng đầu tiên chính là giá đồng đô la Mỹ. Cụ thể, đồng USD và giá vàng tỷ lệ nghịch với nhau, nếu đồng USD giảm giá thì giá vàng sẽ tăng cao. Nếu đồng USD tăng mạnh thì việc sở hữu vàng trở nên khó khăn, số lượng người mua giảm dần, khi nhu cầu giảm thì giá vàng cũng sẽ giảm.
Có thể nói, vàng là một công cụ hạn chế lạm phát, mất giá của tiền tệ và đặc biệt là đối với đồng USD. Khi đồng bạc xanh đang có dấu hiệu tiêu cực thì nhà đầu tư thường có động thái lưu trữ vàng nhiều hơn. Khi nguồn cầu tăng cao buộc vàng phải lên giá để cân bằng thị trường.
Thế nhưng có những lúc vàng và đồng USD cũng tỉ lệ thuận với nhau. Cụ thể, trong quá khứ đã có thời điểm cả đồng bạc xanh và vàng đều tăng giá do tác động của lượng cung và cầu.
Hiện nay, việc thắt chặt tiền tệ đang được thực hiện, lãi suất tiền gửi vẫn sẽ neo cao trong thời gian sắp tới. Do đó, nhà đầu tư có thể suy nghĩ đến lựa chọn gửi tiền tiết kiệm thay vì mua vàng.
Vấn đề lạm phát trên toàn thế giới
Vấn đề lạm phát cũng thuộc các yếu tố ảnh hưởng giá vàng. Cụ thể, khi nền kinh tế đi cùng với lạm phát, giá vàng sẽ tăng cao. Người tiêu dùng hay nhà đầu tư thường có động thái dồn hết tiền để mua vàng để bảo vệ tài sản, khi cầu tăng thì giá tăng. Có thể thấy lạm phát tỷ lệ thuận với giá vàng và chúng ảnh hưởng qua lại cho nhau.
Vàng đã là một tài sản an toàn trước lạm phát và suy thoái kể từ thời cổ đại, và khi đồng USD mất giá trị so với các loại tiền tệ khác, việc sở hữu và lưu trữ vàng trở thành một điều vô cùng xa xỉ.
Tuy nhiên, trái ngược với những biến động thường thấy, hiện nay giá vàng vẫn “dừng chân một chỗ”, có khi còn giảm sâu. Giá vàng lẽ ra phải được hưởng lợi từ lạm phát cao ở Mỹ. Giá xăng dầu, hàng công nghiệp và nông nghiệp cũng giảm. Một số ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất để phòng tránh lạm phát và Cục Dự trữ Liên bang đang làm như vậy một cách quyết liệt với mong muốn phá tan đợt lạm phát lớn nhất trong 40 năm vừa qua.
Nhu cầu đầu tư vàng tăng lên
Mục đích của việc đầu cơ vàng là hưởng chênh lệch giữa mua vàng giá thấp và bán vàng giá cao. Nhận định vàng có tín hiệu tiếp tục tăng giá, giới đầu cơ chắc chắn sẽ có xu hướng mua thật nhiều vàng để nắm giữ. Đợi giá vàng đạt đỉnh mới bán ra. Do đó, càng có nhiều người mua (nhu cầu tăng) thì giá vàng càng lên cao.
Hiện nay, các nước đang có số lượng đầu cơ vàng lớn là Ấn Độ và các nước khu vực Trung Đông. Nguyên nhân là do văn hóa của họ, có những lễ hội liên quan đền vàng.
Cần chú ý rằng sự biến động của giá vàng là không thể xác định được, nó không tuân theo bất kỳ quy luật nào, và cũng có rủi ro đảo chiều giá. Vì thế, nếu đã quyết định đầu cơ vào vàng thì phải suy nghĩ kỹ lưỡng, không mua theo kiểu lướt sóng mà nên nắm giữ ít nhất từ 3-6 tháng. Hoặc ít nhất sẽ phải đa dạng hóa nguồn vốn sang nhiều con đường đầu tư khác để giảm thiểu rủi ro có thể xảy đến.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng – Quỹ ETF
Những quỹ ETF vàng như iShare Gold Trust (IAU), quỹ SPDR Gold Shares (GLD) cũng ảnh hưởng đến giá vàng đáng kể. Các quỹ hoán đổi danh mục này chuyên cung cấp chứng chỉ đầu tư vàng cho các nhà đầu tư. Hiện tại, khối lượng vàng mà quỹ này đang lưu trữ là vô cùng nhiều.
Những nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và làm giá vàng tăng chính là số lượng mua vào các quỹ ETF. Và khi các quỹ này bán vàng ra thì giá vàng cũng sẽ giảm.
Tác động của quy luật cung – cầu vàng
Cung vàng
Mỗi năm, nước ta sẽ nhập khẩu vàng từ các nơi trên khắp thế giới. Nếu giá vàng trong nước thấp hơn so với giá vàng của thế giới thì những doanh nghiệp đang nắm giữ vàng sẽ xuất khẩu vàng để kiếm lợi nhuận. Ngược lại, nếu giá vàng trong nước cao hơn thì họ sẽ nhập khẩu về để bán cho người dân, nhà đầu tư trong nước.
Thế nhưng lượng cung vàng sẽ được điều chỉnh theo hạn ngạch cho phép của Ngân hàng Nhà nước và sẽ chậm hơn so với nhu cầu. Vì vậy, giá vàng sẽ tăng cao hơn, đây là cơ hội của việc đầu tư và buôn lậu vàng. Những điều này sẽ làm cho các hoạt động mua bán vàng nội địa càng trở nên phức tạp.
Cầu vàng
Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thị trường về tiêu thụ vàng, theo báo cáo Hội đồng vàng thế giới năm 2021. Số lượng nắm giữ vàng miếng cũng cao đáng kể vì người dân Việt Nam có xu hướng lưu trữ vàng rất lâu. Tính hết cả năm 2021, lượng cầu về vàng ở nước ta đạt 31 tấn. Trong năm 2022, lượng cầu đã tăng 12.6 tấn trong quý II năm 2021 lên 14 tấn trong quý II năm 2022.
Lượng cầu về vàng chủ yếu đến từ nhu cầu trang sức, lưu trữ dài hạn, làm nguyên liệu sản xuất và xu hướng đầu tư đang tăng mạnh.
Khi lượng cầu càng cao thì giá vàng cũng sẽ tăng cao và lượng cầu giảm thì giá vàng giảm để tạo sự cân bằng cho thị trường.
Giá dầu tác động đến giá vàng
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng tiếp theo chính là giá dầu được tính bằng đồng bạc xanh. Chính vì điều này mà khi đồng USD biến động thì giá dầu cũng thay đổi, dẫn đến giá vàng tăng hoặc giảm.
Nói một cách cụ thể hơn thì giá vàng không bị tác động trực tiếp từ giá dầu mà nó sẽ bị tác động bởi các yếu tố liên quan đến giá dầu. Ví dụ như tỷ giá USD, yếu tố chính trị – xã hội,…
Nếu giá dầu tăng thì là do tỷ giá đồng đô la Mỹ giảm, nhà đầu tư sẽ ưa chuộng lưu trữ vàng nhiều hơn do sự tăng mạnh bất ngờ của vàng.
Chính sách của Ngân hàng Trung Ương
Chính sách của Ngân hàng Trung Ương và cụ thể là chính sách tiền tệ. Tỷ giá đồng bạc xanh so với Việt Nam Đồng (USD/VND) sẽ làm giá vàng nội địa và ngoại địa có sự chênh lệch.
Ở Việt Nam, Ngân hàng Trung ương có chính sách về nhập khẩu vàng để quản lý ngoại hối liên quan đến việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, sang năm 2012, khi giá vàng trong nước tăng mạnh, chênh lệch lớn với giá vàng quốc tế, cần phải bổ sung lượng dự trữ càng sớm càng tốt để hạ giá vàng, cân bằng thị trường. Chính việc Ngân hàng Trung ương ban hành hạn ngạch nhập khẩu đã làm trì hoãn việc tăng nguồn cung và gây ra sự hỗn loạn trên thị trường vàng.
Bên cạnh đó, giao dịch vàng có tài khoản vẫn bị cấm ở nước ta, các sàn giao dịch vàng sẽ không được cho phép và chỉ giao dịch vàng vật chất. Điều này làm mất đi mô hình đầu tư mang lại nhiều cơ hội làm giàu cho các nhà đầu tư, đồng thời đây là miếng mồi ngon cho những kẻ làm giả vàng, ảnh hưởng xấu đến giá vàng và quy định thị trường vàng.
Ảnh hưởng của nền kinh tế – chính trị
Trong quá khứ, vào thời điểm nền kinh tế – chính trị biến động, vàng vẫn giữ được giá trị trong số các tài sản khác. Cho đến nay, dù kinh tế khó khăn những kênh hàng hóa này vẫn được nhiều người yêu thích và mong muốn được nắm giữ.
Ví dụ, trong năm 2020, giá vàng đã tăng 13% trong bối cảnh lo ngại về tác động của đợt bùng phát Covid-19 và các biện pháp phong tỏa kinh tế. Các nhà đầu tư đã rút tiền từ các hình thức đầu tư khác để mua vàng với số lượng lớn nhằm đối phó với sự biến động ngày càng mạnh của thị trường. Cũng trong giai đoạn đầu năm 2022, khủng hoảng địa chính trị ở Nga và Ukraine làm cho vàng trở nên rất quý hiếm và tăng rất cao. Lượng cầu vàng tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý đầu tiên.
Huyền thoại Warren Buffett cũng khuyến nghị rằng, thị trường đang biến động chính là thời điểm thích hợp để đầu cơ vàng dài hạn.
Sản xuất vàng
Theo dữ liệu của Hội đồng vàng thế giới năm 2017, tổng nhu cầu về vàng là 4071 tấn và ngành công nghệ chỉ là 332,8 tấn. Còn lại 371,4 tấn dùng để đầu tư, 2.135,5 tấn dùng cho ngành trang sức, nhu cầu tiền xu là 1.029,2 tấn, và các quỹ ETF vàng cũng lưu trữ khoảng 202,8 tấn. So với năm 2001, khi giá vàng xuống thấp kỷ lục, dự trữ vàng trang sức là 3.009 tấn, vàng đầu tư là 357 tấn và ngành công nghệ cần 363 tấn vàng.
Bên cạnh đó, theo thống kê, khoảng 2.500 tấn vàng được sản xuất hàng năm, trong khi ước tính tổng nguồn cung vào khoảng 165.000 tấn. Tuy mức sản xuất có vẻ không cao so với tổng nguồn cung, nhưng chi phí sản xuất vàng vẫn có thể tác động đến giá vàng toàn cầu. Nếu chi phí tăng lên, các doanh nghiệp sản xuất buộc phải bán vàng để giữ vốn và tăng lợi nhuận.
Nới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng hay còn gọi là QE, là một phương pháp mà trong đó các ngân hàng Nhà nước mua cổ phiếu để tăng lượng cung tiền và khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều tiền hơn. Ngoài FED thì ngân hàng Anh, ngân hàng Nhật Bản và ngân hàng Trung ương châu Âu cũng áp dụng cách này.
Khi lượng cung tiền cao, nó làm giảm lãi suất và khuyến khích các nhà đầu cơ nắm giữ vàng do chi phí cơ hội thấp. Tuy nhiên, chiến lược này cũng gây lạm phát và nếu quá nhiều, sẽ là nguyên nhân khiến giá vàng tăng cao hơn. Cục Dự trữ Liên bang tuyên bố kết thúc QE vào ngày 29 tháng 10 năm 2014. Việc tăng lãi suất và lạm phát giảm tốc đã gây áp lực giảm giá vàng, đây cũng là cơ hội tốt nhất cho nhiều nhà đầu tư mua vàng vào để nắm giữ trong dài hạn.
Với tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng ngày hôm nay, bạn có thể căn cứ vào những yếu tố này để phân tích và quyết định thời điểm đầu tư vàng tốt nhất. Kênh đầu tư này được dự đoán là sẽ rất tiềm năng trong tương lai và đáng để bạn khai thác. Ngoài ra, khi lựa chọn đầu tư vào vàng, bạn cần có cách đầu tư vàng hiệu quả. Truy cập trang web sanforex.vip để khám phá thêm bạn nhé!
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.