Margin Level là gì? Margin Level là một tham số cần thiết phải xác định được trước khi tiến hành mở một vị thế giao dịch. Đối với những nhà giao dịch vừa mới tham gia vào thị trường Forex, có thể sẽ cảm thấy chưa quen lắm với thuật ngữ này. Cùng chúng tôi tìm hiểu những kiến thức liên quan đến Margin Level trong bài viết ngày hôm nay bạn nhé!
Margin Level là gì?
Margin Level dịch sang tiếng Việt được gọi là mức ký quỹ. Đây là tỷ lệ phần trăm giữa tài sản đầu tư và tài sản thế chấp. Margin Level cho thấy rủi ro hiện tại mà các tài khoản của nhà đầu tư đang mắc phải, bên cạnh đó tìm kiếm giải pháp phòng ngừa. Ngoài ra, khi quan tâm đến Margin Level thường xuyên sẽ giúp nhà giao dịch quản lý được tài sản cá nhân để tiến hành vào lệnh hoặc có nên tiếp tục giữ các vị thế đang mở hay không.
Giá trị mà Margin Level đem lại
Các sàn giao dịch Forex thường xem xét các Margin Level để quyết định xem có nên mở thêm lệnh hay không.
Mỗi sàn giao dịch sẽ đặt ra các Margin Level khác nhau nhưng đa phần sẽ nằm mức 100%. Điều này có nghĩa là nếu vốn chủ sở hữu bằng hoặc nhỏ hơn Margin Level đã dùng đến, bạn sẽ không thể mở lệnh.
Với tình huống này, bạn sẽ cần phải đóng các lệnh đang mở của mình để mở một vị thế mới.
Công thức tính Margin Level là gì?
Vậy làm sao để xác định Margin Level chính xác? Chúng ta sẽ có công thức tính như sau:
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
Ngoài ra, công thức tính mức ký quỹ đã được thiết lập tự động trên hệ thống giao dịch MT4 và MT5. Nó sẽ được hiển thị trên nền tảng để nhà giao dịch dễ dàng quan sát.
Minh họa về cách tính Margin Level
Chúng ta sẽ cùng làm một ví dụ về cách áp dụng công thức này vào thực tế. Nếu bạn đang sở hữu 1000 USD trong tài khoản và muốn mở một vị thế USD/JPY với 1 lot.
Bước 1: Tính mức ký quỹ bắt buộc
Bạn đang muốn mở 1 lệnh với 1 lot nhỏ tương ứng 10.000 USD cho cặp tiền USD/JPY. Mức ký quỹ yêu cầu là 4%. Vậy sẽ cần bao nhiêu ký quỹ bắt buộc để tiến hành mở lệnh?
Đầu tiên, chúng ta sẽ có giá trị trên danh nghĩa của vị thế này là 10.000 USD vì bạn muốn mở lệnh là 1 lot nhỏ 10.000.
Ta sẽ có: Ký quỹ bắt buộc = Giá trị danh nghĩa x Yêu cầu ký quỹ
=> 400 USD = 10.000 USD x 0,04
Bước 2: Tính mức ký quỹ đã sử dụng
Vì bạn chỉ muốn mở một vị thế nên sẽ chỉ có 1 giao dịch duy nhất này. Có thể suy ra mức ký quỹ bắt buộc cũng sẽ là ký quỹ đã dùng.
=> Ký quỹ đã dùng = 400 USD
Bước 3: Tính vốn nhà đầu tư
Ta sẽ có công thức: Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi
Ví dụ với tình huống này, bạn đang chiếm ưu thế về giá. Đồng thời, lệnh bạn đang mở cũng đang giữ mức hòa vốn. Có nghĩa là Floating P/L là 0 USD
Lúc này: 1.000 USD = 1.000 USD + 0 USD
Vậy vốn chủ sở hữu hiện có trong tài khoản là 1.000 USD.
Bước 4: Tính Margin Level
Sau khi đã có đầy đủ các dữ liệu phía trên, chúng ta sử dụng nó vào công thức tính Margin Level. Cụ thể:
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
250% = (1.000 USD / 400 USD) x 100%
Suy ra, Margin Level ở đây bằng 250%
Nếu Margin Level bằng hoặc nhỏ hơn 100% tức là bạn không thể mở vị thế trên sàn giao dịch. Tuy nhiên, ví dụ trên với mức ký quỹ là 250% thì bạn hoàn toàn có thể mở một ví thế mới.
Hãy nhìn minh họa dưới đây, bạn có thể sử dụng chúng để ghi nhớ về các nguyên tắc Margin Level. Khi mức ký quỹ của bạn đang ở mức trên 100% thì đèn sẽ xanh có nghĩa là cho phép bạn vào lệnh. Nếu dưới 100% thì đèn sẽ đỏ, tức là không thể vào lệnh.
Áp dụng tính Margin Level dành cho các nhà giao dịch Forex
Chúng ta sẽ cùng phân tích thêm một minh họa cụ thể cho việc áp dụng Margin Level vào giao dịch Forex.
Nếu bạn muốn mở lệnh với cặp tiền tệ EUR/USD cùng các mong muốn sau:
- Loại tài khoản: Tiêu chuẩn
- Khối lượng giao dịch: 100.000
- Tài sản hiện có: 10.000 USD
Bạn lựa chọn cặp EUR/USD và muốn mở lệnh cùng khối lượng 1 lot, mức ký quỹ yêu cầu là 2%. Chúng ta cũng sẽ làm tương tự các bước phía trên.
Bước 1: Tính mức ký quỹ bắt buộc
Đồng EURO sẽ là đơn vị tiền tệ cơ sở của cặp EUR/USD và bạn giao dịch với tài khoản tiêu chuẩn nên giá trị danh nghĩa của 1 lot sẽ là 100.000 EUR.
Ta có công thức: Ký quỹ bắt buộc = Giá trị danh nghĩa x Yêu cầu ký quỹ
=> 2.000 EUR = 100.000 EUR x 0,02
Vì giao dịch theo cặp tiền tệ chính EUR/USD sẽ phụ thuộc vào đồng USD nên ta cần đổi 2000 EUR sang USD.
Ví dụ tỷ giá hiện tại là 1.0869 nên ta sẽ có công thức:
Ký quỹ bắt buộc (USD) = 2.000 x 1.0869 = 2173,8 USD
Bước 2: Tính mức ký quỹ đã dùng.
Vì bạn cũng chỉ mở một lệnh nên mức ký quỹ đã dùng cùng sẽ là mức ký quỹ bắt buộc.
Như vậy: Ký quỹ đã sử dụng = 2173,8 USD
Cùng lúc sẽ có ba xu hướng của floating P/L gồm:
Xu hướng 1: Floating P/L dương
Khi lệnh đã được thỏa thuận, ví dụ tỷ giá EUR/USD tăng lên mức 1.0969, ta sẽ đi đến bước sau:
Bước 3: Tính Floating P/L
Floating P/L = Khối lượng vào lệnh x (Mức giá hiện tại – Mức giá vào lệnh)
=> Floating P/L = 100.000 x (1.0969 – 1.0869)/10 = 100 pips
Ngoài ra, Pip/Lot tiêu chuẩn của EUR/USD là 10$ nên:
Floating P/L = 100 pips x $10 = $1.000
Bước 4: Tính vốn nhà đầu tư
Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi (Floating)
= $10.000 + $1.000 = $11.000
Bước 5: Tính mức ký quỹ
Margin Level = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
= ($11.000/$2173.8) x 100% = 506.03%
Xu hướng 2: Floating P/L âm
Với tình huống này, ví dụ tỷ giá của cặp EUR/USD giảm còn 1.0769, ta đi đến bước tiếp theo.
Bước 3: Tính Floating P/L
Floating P/L = Khối lượng vào lệnh x (Mức giá hiện tại – Mức giá vào lệnh)
= 100.000 x (1.0769 – 1.0869)/10 = -100pips
Mặt khác, Pip/Lot tiêu chuẩn của EUR/USD là 10$, suy ra:
Floating P/L = -100 pips x $10 = -$1.000
Bước 4: Tính vốn nhà đầu tư
Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi (Floating)
= $10.000 – $1.000 = $9.000
Bước 5: Tính mức ký quỹ
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
= ($9.000/$2173,8) x100% = 414,02%
Xu hướng 3: Floating P/L = 0
Với tình huống này, ví dụ tỷ giá của cặp tiền tệ này không đổi là 1.0896. Ta tiến hành bước tiếp theo:
Bước 3: Tính Floating P/L
Floating P/L = Khối lượng vào lệnh x (Mức giá hiện tại – Mức giá vào lệnh)
= 100.000 x (1.0869 – 1.0869)/10 = 0 pips
Mặt khác, Pip/Lot tiêu chuẩn của EUR/USD là 10$, suy ra:
Floating P/L = 0 pips x $10 = $0
Bước 4: Tính vốn nhà đầu tư
Vốn chủ sở hữu = Số dư tài khoản + Lãi (hoặc lỗ) thả nổi (Floating)
= $10.000 + $0 = $10.000
Bước 5: Tính mức ký quỹ
Mức ký quỹ = (Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ đã sử dụng) x 100%
= ($10.000/$2173,8) x100% = 460,02%
Từ 3 xu hướng trên, ta có thể đi đến kết luận chung như sau:
- Với Floating P/L<0, nếu giao dịch với khối lượng lớn, trader sẽ khó khớp lệnh.
- Với Floating P/L>0, nếu khối lượng giao dịch lớn, tỷ lệ khớp lệnh của trader sẽ cao hơn.
Margin Level là một trong những công thức quan trọng cần nắm trong giao dịch Forex. Thông qua bài viết Margin Level là gì, cách tính mức ký quỹ mà chúng tôi cung cấp, anh em sẽ có thể áp dụng nó một cách dễ dàng nhất trong những phiên giao dịch của mình. Chúc anh em giao dịch thành công!
Xem thêm:
Call Margin là gì? Tránh khi bị Margin Call như thế nào?
Margin là gì?Margin trading như thế nào trong giao dịch forex?
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.