Thuật ngữ bán non là gì thường xuất hiện trên thị trường, đặc biệt là trong các giao dịch chứng khoán. Thông thường, hiện tượng bán non sẽ xuất hiện sau làn sóng bán tháo do những tin tức tiêu cực của thị trường. Vậy bán non nghĩa là gì? Vì sao lại xuất hiện bán non và cách giao dịch khi diễn ra bán non ra sao? Hãy cùng Forex Dictionary giải đáp hiện tượng này, cũng như chiến lược kiếm lợi nhuận nhờ bán non bạn nhé.
Bán non là gì? Bán khống là gì?
Bán khống là gì?
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hiện tượng bán khống là gì trước khi đi vào khám phá thuật ngữ bán non. Chẳng hạn như trong trường hợp giá vàng đang ở mức 50 triệu/ cây thì bạn sẽ thấy mức giá này đang quá cao. Sau khi phân tích thị trường, cân nhắc về các yếu tố khác nhau thì bạn nhận ra giá trị thực tế của 1 cây vàng lúc này chỉ khoảng 40 triệu đồng, thay vì 50 triệu. Khi đó, các bạn sẽ nghĩ đến việc mượn từ mẹ một cây vàng để bán và lấy về 50 triệu trước. Kế đến, các bạn sẽ chờ đến khi giá vàng giảm về mức 40 triệu để chạy ra tiệm vàng và mua trả lại cho mẹ. Lúc này, các bạn sẽ lời được 10 triệu từ chênh lệch giữa lúc mua và bán.
Từ ví dụ nêu trên, có thể liên hệ thực tế với thực trạng diễn ra trên thị trường với nhiều loại cổ phiếu khác nhau. Cụ thể, có nhiều loại cổ phiếu được định giá cao hơn so với giá trị thực nên các nhà đầu tư sẽ chọn cách bán khống nhằm hưởng lợi khi cổ phiếu giảm giá.
Bán non là gì?
Tiếp theo, bài viết sẽ giới thiệu về thuật ngữ bán non là gì. Cụ thể, bán non còn được gọi là Short Squeezes và là hiện tượng xuất hiện sau những đợt bán khống. Sau khi các nhà đầu tư thay nhau lao vào bán tháo khiến giá giảm đột ngột. Động thái này làm cho giá của các loại cổ phiếu hàng hóa thấp hơn so với giá trị thực tế. Sau đó, các quỹ đầu tư hay còn gọi là bigboy sẽ tham gia bắt đáy bằng số tiền khổng lồ mình đang có khiến giá của các cổ phiếu tăng lên mạnh mẽ. Khi thị trường xuất hiện trạng thái bán khống thì các nhà đầu tư sẽ bảo vệ túi tiền của mình bằng cách đóng các vị thế bán khống hiện tại, hay còn gọi là cắt lỗ để không mất thêm tiền.
Trở về với ví dụ bán vàng đã trình bày, giả sử khi bạn bán vàng của mẹ với mức giá 50 triệu nhưng giá vàng lại tăng thay vì giảm như dự đoán. Cụ thể, mức giá lúc này là 60 triệu thì các bạn sẽ phải bù thêm 10 triệu chênh lệch để mua lại 1 cây vàng cho mẹ mình. Tóm lại, bán non được xem như hậu quả của đợt bán tháo quá mức.
Bán non thường xuất hiện ở thị trường nào? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bán non là gì?
Những thị trường thường xuất hiện bán non
Hiện tượng bán non thường xuất hiện trong các đợt tăng dài hạn của thị trường. Cụ thể là với thị trường chứng khoán, vàng, tiền điện tử, hay dầu. Lý do là vì các sản phẩm này đều có hạn trong khi tiền luôn được chính phủ in hàng năm. Về bản chất, tiền luôn rơi vào trạng thái lạm phát và trở nên mất giá trong dài hạn. Vậy nên nếu những thị trường nêu trên có trải qua đợt giảm giá sâu như thế nào thì trong dài hạn, nhìn chung vẫn là xu hướng tăng. Chính vì lý do này mà các nhà đầu tư nên mua trong trường hợp thị trường giảm giá thay vì FOMO và ào ạt bán khống theo tâm lý chung.
Vì sao thị trường xuất hiện bán non?
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bán non có thể do những yếu tố sau:
- Vị thế mua có lợi nhuận sẽ được các quỹ đầu tư đóng lại khiến giá giảm. Trong khi đó, các nhà đầu tư không nhận ra được đây là một đợt hồi giá trong đà tăng của xu hướng. Sau đó, giá quay về đợt tăng trước đó và các nhà đầu tư đang trong trạng thái bán khống sẽ đi vào đợt bán non.
- Nguyên nhân có thể đến từ các tin tức tiêu cực trên thị trường, hoặc những động thái siết chặt trong các chính sách từ phía ngân hàng trung ương.
- Cuối cùng là do các sự kiện về chính trị, chiến tranh hoặc do dịch bệnh khiến bán non xuất hiện trên thị trường.
Mặc dù có rất nhiều lý do dẫn đến sự xuất hiện của trạng thái bán non nhưng kết quả cuối cùng vẫn luôn giống nhau. Sau đợt giá giảm thì tăng trưởng luôn mạnh mẽ khiến các nhà đầu tư bán khống sẽ phải chịu thua lỗ, đồng thời kết thúc trạng thái hiện tại. Một phần nguyên nhân dẫn đến động thái này là do hành vi đóng các vị thế khi có bán khống sẽ luôn gắn liền với việc các quỹ đầu tư tăng mua tích trữ một cách đột ngột.
Khi đó, đà tăng trở nên lớn mạnh hơn khiến giá nhanh chóng tăng lên. Các nhà đầu tư cũng sẽ nhận thấy việc các thị trường bất động sản bắt đầu tăng nhanh chóng mặt sau khi rã băng do trạng thái đóng băng trước đó. Một ví dụ đơn cử khác là việc các thị trường chứng khoán phục hồi mạnh mẽ sau khi xảy ra dịch bệnh.
Chiến lược giao dịch với hiện tượng bán non
Chiến lược sử dụng đường trendline
Chiến lược tận dụng hiện tượng bán non là gì mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn là sử dụng cấu trúc thị trường cùng với đường trendline trong quá trình giao dịch. Từ hình minh họa phía dưới, dễ dàng nhận thấy cổ phiếu Tesla đang trải qua một đợt bán tháo mạnh mẽ khiến giá giảm từ mức 200 USD/ cổ phiếu còn 60 USD/ cổ phiếu. Lúc này, các bạn có thể vẽ ra một đường trendline và giá hiện tại vẫn đang dao động trong phạm vi phía dưới đường vừa vẽ.
Thế nhưng sau khi giá chạm mức 60 USD thì xuất hiện một đợt hồi để kiểm lại đường trendline với mức giá là 100 USD. Tuy nhiên, giá không thể tạo ra một đáy thấp hơn con số 60 USD cho thấy đợt bán tháo dần đi vào đợt kết thúc. Lúc này, các nhà đầu tư cần chờ đến khi giá phá vỡ đường trendline để có thể xác nhận lực mua. Cuối cùng, giá đã tăng lên mạnh mẽ và tạo cơ hội để xuất hiện trạng thái bán non để các nhà đầu tư bán khống buộc phải cắt lỗ để bảo toàn túi tiền.
Chắc hẳn sẽ có nhiều nhà đầu tư sẽ cách bán khống ở mức giá 100 USD tại thời điểm giá hồi về kiểm tra đường trendline. Chúng ta đều biết rằng giá luôn cố gắng hình thành các đỉnh và đáy thấp dần trong một xu hướng giảm. Nếu không, giá có thể tăng lên và vượt mức Low High báo hiệu khả năng xuất hiện đợt phá vỡ xu hướng.
Chiến lược đọc hành động giá
Ngoài cách tận dụng đường trendline thì trader có thể kết hợp với phương pháp giao dịch theo hành động giá từ những dấu hiệu đầu tiên trên thị trường. Hình minh họa dưới đây cho thấy sự xuất hiện của mô hình nến sao mai sau khi giá giảm. Có thể thấy, nến Bullish Engulfing lúc này đã nhấn chìm toàn bộ cây nến đó phía trước cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư có sự thay đổi mạnh mẽ.
Đó cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy đợt bán tháo đang chững lại và có khả năng đảo chiều. Kế đến, giá tiếp tục tăng và phá vỡ đường trendline, cũng như các đỉnh cũ để kết thúc đà bán tháo. Thời điểm lý tưởng để giao dịch là lúc giá vượt đỉnh nến Engulfing. Nếu bỏ lỡ cơ hội này thì các bạn có thể chờ đến khi giá phá vỡ đường trendline.
Một vài lưu ý khi giao dịch với hiện tượng bán non
Một vài lưu ý về Short Squeeze là gì sẽ được Forex Dictionary giới thiệu đến bạn đọc để giúp các nhà đầu tư có được cái nhìn toàn diện nhất về hiện tượng này. Cụ thể:
- Như đã trình bày, đây không phải là giao dịch bắt đáy vì trong dài hạn, các sản phẩm trên thị trường chứng khoán, vàng và hàng hóa đều sẽ có xu hướng tăng. Thế nên hoàn toàn hợp lý khi trader chọn cách giao dịch sau một đợt bán khống.
- Hãy kết hợp giao dịch đa khung thời gian trong trường hợp thực hiện giao dịch ở thị trường Forex. Lý do là vì đợt bán tháo xuất hiện trong khung thời gian đang xét có thể là đợt hồi của một khung thời gian lớn hơn.
- Trader có thể tận dụng chiến lược này ở bất kỳ khung thời gian nào nhưng quan trọng là chờ tín hiệu của các mô hình hành động giá, cũng như động thái phá vỡ đường trendline hoặc cấu trúc của giá để vào lệnh an toàn hơn.
- Đừng quên chú ý đến các sự kiện và những tin tức chính trị quan trọng vì đó có thể là cơ hội để các bạn gia nhập thị trường, do các nhà đầu tư ồ ạt bán ra. Cụ thể là sau các đợt bán tháo này.
Ví dụ minh họa đối với từng thị trường
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Short Squeeze nghĩa là gì, cũng như cách mà bán non diễn ra thì hãy cùng chúng tôi xem xét một ví dụ đơn giản sau đây.
Đối với thị trường chứng khoán
Nhìn chung, ép giá ngắn thường diễn ra trên thị trường chứng khoán. Việc này thường tạo ra tâm lý thấp với một số công ty khiến giá cổ phiếu tăng cao, kèm theo đó là số lượng lớn vị thế thực hiện bán khống. Chẳng hạn như thị trường công bố các tin tức tích cực thì các vị thế bán khống lúc này buộc phải mua khiến giá cổ phiếu tăng.
Tuy nhiên, thị trường thường có một đợt khống chế trong ngắn hạn mang tính chất kỹ thuật thay vì sự kiện cơ bản. Một vài tính toán cho thấy giá của cổ phiếu Tesla từng nằm trong danh mục các cổ phiếu bị thiếu hụt nhiều nhất trong lịch sử. Thế nhưng, việc giá đi qua nhiều đợt tăng trưởng mạnh mẽ có xác suất mắc bẫy nhiều nhà đầu tư tham gia bán khống.
Đối với thị trường tiền điện tử
Nhìn chung, hiện tượng bán non cũng thường diễn ra trong thị trường tiền điện tử, đặc biệt là thị trường bitcoin. Theo đó, thị trường phái sinh Bitcoin thường sử dụng các vị thế có tỷ lệ đòn bẩy cao. Điều này khiến các vị thế bị mắc kẹt hoặc bị thanh lý do những biến động tương đối nhỏ trên thị trường. Vì thế các bạn thường bắt gặp các đợt ép giá ngắn hạn và dài hạn trên thị trường bitcoin. Để tránh được tình huống này, trader cần xem xét kỹ lưỡng số lượng đòn bẩy đang sử dụng.
Kèm theo đó là sử dụng chiến lược quản lý rủi ro và xem xét phạm vi giá Bitcoin từ đầu 2019 trước khi giá giảm mạnh. Có thể nói, tâm lý thị trường có thể thấp do nhiều trader tìm các vị thế bán với hy vọng đà giảm giá sẽ được duy trì.
Bán non là gì, những thị trường thường xuất hiện bán non và nguyên nhân dẫn đến Short Squeeze, cũng như chiến lược tận dụng trạng thái bán non đã được trình bày cụ thể qua bài viết. Thay vì rơi vào trạng thái FOMO và cố gắng bán khống theo xu hướng chung trên thị trường thì trader hãy chờ một đợt đảo chiều để có thể bắt đáy theo cá mập. Qua đó, tối ưu lợi nhuận cho mình nhờ những đợt giá giảm sâu. Forex Dictionary hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn toàn cảnh về thuật ngữ bán non là gì, cũng như chiến lược giao dịch hiệu quả khi thị trường xuất hiện trạng thái Short Squeeze.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.