Vùng cung cầu trong Forex không phải là một khái niệm quá xa lạ gì đối với các trader thường xuyên tham gia giao dịch tại thị trường này. Tuy nhiên, việc hiểu được tích chất, cách sử dụng cũng như các nguyên tắc sử dụng vùng cung cầu này hiệu quả nhất lại là điều không hề đơn giản. Như vậy, để hiểu rõ hơn về vùng cung cầu là gì? Lý thuyết cung cầu Forex như thế nào? Trader sẽ được Forex Dictionary giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu về quy luật cung cầu
Khi bắt đầu tìm hiểu về cách thức giao dịch theo cung cầu, chắc hẳn trader sẽ gặp các câu hỏi như vùng cung cầu là gì, quy luật cung cầu là gì, vùng supply demand là gì,… Để giải đáp những câu hỏi này, trader cần hiểu rõ lý thuyết cung cầu trong Forex hay cụ thể đó chính quy luật cung cầu ở thị trường Forex.
Trong lý thuyết nói về phương pháp Wyckoff, có lẽ trader cũng đã biết được rằng thông thường thị trường sẽ tuần hoàn theo bốn giai đoạn chính là: Tích lũy, tăng trưởng, phân phối và suy thoái.
Phần lớn khi tìm hiểu về vùng cung cầu là gì, các trader sẽ tập trung phần lớn vào giai đoạn phân phối và tích lũy. Cộng thêm vào đó là kết hợp với bản chất cơ bản của thị trường dựa vào quy luật cung cầu đó là:
- Quy luật cầu: Khi một mặt hàng có giá càng cao thì lượng cầu sẽ càng ít đi, tức là người mua không muốn mua thêm hàng hóa đó nữa. Ngược lại, khi một mặt hàng có giá càng thấp thì lượng cầu sẽ càng cao, tức là người mua mong muốn mua mặt hàng đó với mức giá thấp.
- Quy luật cung: Khi giá cả một mặt hàng cao cao thì lượng cung sẽ càng cao, tức là người bán muốn bán mặt hàng đó với giá cao. Còn khi giá giảm xuống thì lượng cũng sẽ bị giảm xuống, tức là người bán đã không còn muốn bán với mức giá thấp nữa.
Tìm hiểu về vùng cung cầu trong forex
Ở trong một giai đoạn tích lũy, khi vừa kết thúc một xu hướng giảm bởi vì nguồn cung bị cạn kiệt thì nhu cầu mua vào sẽ được bắt đầu xuất hiện để chuẩn bị diễn ra sự tăng giá. Vì vậy, ở giai đoạn này nó còn có tên gọi khác chính là vùng cầu (nơi mà xuất hiện nhu cầu).
Ngược lại ở trong một giai đoạn phân phối sẽ là khi mà xu hướng tăng bị chững lại, giá cả đã tăng lên đủ nhiều cho nên lực cầu dần dần bị mất đi. Thay vào đó sẽ là sự gia tăng mạnh của lực cung. Chính vì thế mà giai đoạn này còn hay được gọi với cái tên là vùng cung.
Xét về mặt hình thức, vùng cung cầu cũng tương tự như khu vực hỗ trợ và khu vực kháng cự mở rộng khi mà giá sẽ có xu hướng một là quay đầu, hai là sẽ đảo chiều xu hướng ngay tại đó.
Để xác định vùng cung cầu, vai trò và cách thức hoạt động của chúng, nơi mà cầu bị cung lấn át hoặc cung bị cầu lấn át thì trader có thể xem qua ví dụ sau đây:
- Đối với vùng cung: Khi giá của thị trường có xu hướng chạm tới vùng này thì giá sẽ bắt đầu giảm xuống. Tại đây, trader có thể đặt các lệnh bán để thu lợi nhuận.
- Đối với vùng cầu: Là nơi mà nhu cầu gia tăng mạnh mẽ sẽ làm động lực đẩy giá tăng lên cao hơn. Lúc này, trader khi đặt các lệnh mua thì sẽ vô cùng hiệu quả cho việc kiếm lời của mình.
- Trong trường hợp một vùng cung bị phá vỡ thì nó sẽ chuyển đổi thành vùng cầu. Ngược lại, khi một vùng cầu bị phá vỡ thì cũng có khả năng nó sẽ thành vùng cung.
Cách thức để nhận biết và vẽ được vùng cung cầu ở trên biểu đồ
Hướng dẫn xác định vùng cung cầu
Trong giao dịch, để ứng dụng vùng cung cầu này, đầu tiên trader cần nhận biết được những vùng cung cầu hiện đang nằm ở vị trí nào trên biểu đồ.
Trên thị trường, các biến động khá đa dạng, do đó mà trader đôi khi có thể nhầm lẫn giữa vùng cung cầu với các khu vực khác, chẳng hạn như vùng kháng cự/hỗ trợ. Thế nhưng khi áp dụng các dấu hiệu cơ bản dưới đây, trader sẽ xác định vùng cung cầu một cách dễ dàng nhất.
- Khi giá có dấu hiệu giằng co và không có một xu hướng nào rõ rệt cả (tức là sideway) với một vài cây nến nhỏ, thông thường sẽ dưới 10 cây thì sẽ tạo ra vùng cơ sở. Lúc này, một vùng cung cầu sẽ được hình thành nhờ vào vùng cơ sở này và sau khi vùng cơ sở đã tích lũy đủ thì giá cũng sẽ đảo chiều.
- Ở trong một trường hợp khác, giá sẽ không sideway mà thay vào đó lại ngay lập tức có biến động đảo ngược, nó chỉ thể hiện thông qua duy nhất một cây nến. Lúc này, vùng cơ sở sẽ không có mà sẽ chỉ xuất hiện các mô hình nến điển hình hoặc các cây nến như nến nhấn chìm, Hammer,…
Có thể thấy, dù bất kỳ hình thức phân tích nào thì cũng sẽ đều có tín hiệu yếu và mạnh, ta sẽ có được các vùng cung cầu mạnh và yếu không giống nhau. Để sử dụng dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn thì trader nên tập trung nhiều vào các vùng cơ sở mang các tín hiệu mạnh được thể hiện qua các dấu hiệu như sau:
- Có phạm vi giá hẹp: Tại vùng cơ sở, các cây nến sideway là các cây nến nhỏ và có biên độ thấp. Nếu như phạm vi của giá quá lớn thì điều này cho thấy giá vẫn sẽ xuất hiện các diễn biến lớn và nó không chắc chắn xảy ra sự đảo ngược.
- Dưới 10 ngọn nếu: Trường hợp vùng cơ sở có khoảng thời gian tích lũy quá lâu, trên 10 cây nến thì đây cũng là dấu hiệu nói về một sự không chắc chắn.
- Sau khi thoát khỏi vùng phân phối/tích lũy giá có biến động mạnh: Ở trong vùng cơ sở, sau khi tích lũy thì giá cần có được một sự bứt phá mạnh mẽ mới có thể thể hiện được hết ý nghĩa của vùng cung cầu.
- Càng mới càng tốt: Theo lý thuyết cung cầu Forex, vùng cung cầu tốt sẽ là khi chưa chưa thể quay lại đó lần nào nữa kể từ khi mà nó xuất hiện. Giá trị của nó sẽ ngày càng bị suy giảm nếu như được thể nghiệm lại càng nhiều lần.
- Nếu như vùng cung cầu chỉ xuất hiện ở trên một cây nến mà không có vùng cơ sở thì cây nến đó phần lớn sẽ là nến phá vỡ giả. Chẳng hạn như cây nến Spring. Đây sẽ là các mẫu nến bề ngoài có râu dài thể hiện việc giá có khả năng vừa mới bứt phá thế nhưng sau đó nhanh chóng rút râu để đưa ra dấu hiệu về việc chuẩn bị xảy ra đảo chiều.
Bên cạnh đó, trader cũng cần phân biết rõ hơn về vùng cung cầu với các vùng kháng cự và hỗ trợ thông thường.
Bởi vì vùng cung cầu và các mức kháng cự, hỗ trợ thông thường đều có vai trò làm tín hiệu của sự đảo chiều cũng như là những khu vực có thể khiến cho xu hướng đảo chiều ngược lại cho nên trader rất dễ nhầm lẫn hai vùng này. Xét về mặt hình thức, chúng tương tự nhau, tuy nhiên nếu như hiểu rõ được về bản chất mỗi loại thì trader sẽ thấy được việc phân biệt, xác định vùng cung cầu và vùng kháng cự, hỗ trợ là một điều hoàn toàn dễ dàng.
Các mức kháng cự và hỗ trợ sẽ được xác định sau khi mà các đỉnh và đáy đã được giá hình thành một cách rõ ràng và được sử dụng trong lần tiếp theo khi giá chạm tới đó.
Còn đối với vùng cung cầu trong Forex, nếu như nắm bắt tốt vấn đề, trader sẽ dễ dàng nhận thấy chúng khi mới được hình thành và ngay lập tức sử dụng sẽ mang lại sự hiệu quả đôi khi còn cao hơn cả các lần sau đó khi giá quay lại nữa.
Thực tế cho thấy so với kháng cự và hỗ trợ thì việc nhận biết và xác định vùng cung cầu có vẻ sẽ khó hơn. Trader có thể dựa vào các lý thuyết cung cầu Forex và luyện tập thành thạo thì mới có thể tận dụng được vai trò của chúng một cách tối đa nhất.
Hướng dẫn vẽ vùng cung cầu ở trên biểu đồ
Nếu như kháng cự và hỗ trợ là các vùng có cách thức vẽ rất đơn giản chỉ với một đường, một vùng nhỏ đi qua các đáy và đỉnh thì đối với vùng cung cầu khi vẽ sẽ là một vùng giá tương đối rộng. Chính vì thế mà trader cần phải luyện tập vẽ khá nhiều để có thể vẽ vùng cung cầu trên biểu đồ chính xác nhất.
Cách vẽ vùng cung cầu được hình thành từ vùng cơ sở cũng sẽ giống với cách vẽ vùng cung cầu hình thành sau duy nhất một cây nến. Tuy nhiên, trader cần lưu ý rằng khả năng thành công khi vẽ vùng cung cầu hình thành từ vùng cơ sở sẽ cao hơn và cũng nhận biết dễ dàng hơn rất nhiều.
Sau khi đã xác định được vùng cung cầu trên biểu đồ thì trader sẽ tiến hành vẽ chúng nhờ vào công cụ vẽ hình chữ nhật trên nền tảng MT4 hoặc nền tảng Tradingview hoặc ở bất kỳ nền tảng nào khác.
Đối với vùng cung
- Đầu tiên, trader cần bắt đầu vẽ vùng cung cùng với chiều cao tính từ giá mở cửa của cây nến tăng cuối cùng trước khi việc bứt phá giảm giá mạnh xảy ra. Nếu như ở trước khi giá bắt đầu bứt phá là những cây nến giảm ở vùng sideway thì trader cần tìm kiếm các cây nến tăng cuối cùng ở trước nó thay vì sử dụng các cây nến giảm này.
- Nơi chiều cao của hình chữ nhật kết thúc sẽ nằm ở các mức giá cao nhất cũng như là gần đây nhất bao gồm cả phần râu nến, thông thường thì nó sẽ nằm ngay ở cụm nến cơ sở.
Đối với vùng cầu
Đối với vùng cầu, trader có thể ứng dụng các quy tắc vẽ sau đây khi thấy một vùng cầu trên biểu đồ xuất hiện:
- Nơi vùng cầu bắt đầu sẽ nằm ở mức giá mở cửa của cây nến giảm gần nhất trước khi giá tăng lên một cách bứt phá.
- Vùng cầu khi đó sẽ được kéo dài từ vị trí bắt đầu cho đến mức giá thấp nhất nằm ở trong vùng cơ sở khi tính cả râu nến.
Trader có thể kéo dài tùy ý hình chữ nhật để có thể sử dụng nhiều hơn nữa ở trong tương lai. Sau khi kết thúc, trader sẽ có được một hình chữ nhật mô tả về vùng cung cầu ở trên biểu đồ và cũng sẽ là nơi mà giá có khả năng cao đảo chiều nếu như chạm tới trong tương lai sắp tới.
Để hiểu về lý do tại sao khi vẽ vùng cung cầu cần phải bắt đầu tư một cây nến giảm trước khi giá tăng lên hoặc một cây nến tăng trước khi giá bị giảm xuống thì trader có thể giải thích dựa vào các hành vi giao dịch đến từ các tổ chức hay ngân hàng lớn.
Thông thường, phần lớn các ngân hàng sẽ không đặt lệnh giao dịch của họ theo xu hướng ở hiện tại trên thị trường. Hiểu đơn giản, nếu như một cây nến tăng lên mới được hình thành sẽ các ngân hàng sẽ không tiến hành đặt lệnh mua và sau khi một cây nến giảm cũng sẽ không đặt lệnh bán. Chính vì thế, để có thể xác định vùng cung cầu chính xác thì trader cần xác định theo xu hướng ngược lại.
Nguyên tắc hiệu quả khi áp dụng vùng cung cầu
Sau khi đã hiểu sơ lược về lý thuyết cung cầu Forex cũng như cách nhận diện và cách vẽ vùng cung cầu này trên biểu đồ, trader cũng cần biết về các nguyên tắc áp dụng chúng sao cho hiệu quả nhất.
Theo như các đặc điểm cơ bản vốn có của vùng cung cầu, trader có thể dễ dàng biết được rằng việc sử dụng chúng và các vùng hỗ trợ, kháng cự vào giao dịch đảo chiều là như nhau. Trader có thể đặt các lệnh mua vào ở vùng cầu và các lệnh bán ra ở vùng cung.
Tuy nhiên, trader cầu lưu ý về việc hãy tìm kiếm các vùng cung cầu chưa bị phản ứng vì giá để sử dụng chúng được hiệu quả nhất, và tốt nhất là tại đấy giá chưa được thử nghiệm một lần nào.
Hay nói theo cách khác, các vùng cung cầu càng mới thì sẽ mang lại hiệu quả càng cao hơn. Nếu như trader phát hiện ra vùng cung cầu lúc nó mới được hình thành thì đây sẽ chính là tơi giao dịch tốt nhất cùng với phương pháp cung cầu.
Cứ sau mỗi lần một vùng cung cầu thử nghiệm lại giá thì giá trị của vùng đó sẽ bị giảm đi. Trader có thể hiểu rằng nó có cách thức vận hàng tương tự như quả bóng cao su, với vùng cung cầu sẽ đóng vai trò là vùng “nền” để trader đập bóng. Hiểu đơn giản, khi bóng càng được đập nhiều lần xuống nền thì độ nảy của nó sẽ ngày càng bị giảm đi cho đến khi dừng hẳn.
Cách giá có phản ứng lại cùng với cùng cung cầu thật sự tương tự như vậy. Khi lần đầu vùng cung cầu mới hình thành, đây là lúc nó thể hiện lên trạng thái thị trường thật sự rằng có sự thay đổi ở cung cầu. Còn ở những lần tiếp theo sau đó, nó chỉ là thể hiện tâm lý thị trường khi cho rằng vùng này sẽ được giá phản ứng lại và tâm lý đó dần dần sẽ bị suy yếu đi cho đến khi biến mất. Lúc này, vùng cung cầu cũ sẽ không còn giá trị nữa.
Cung cầu trong Forex Market – Thị trường ngoại hối
Giá cả thị trường bị ảnh hưởng như thế nào bởi cung và cầu?
Ví dụ như SARB – Ngân hàng Dự trữ Nam Phi ban hành công bố về sự thay đổi lãi suất. Lúc này, một dây chuyển phản ứng sẽ xuất hiện ở trong chuyển động của lượng cầu và lượng cung. Khi tỷ giá gia tăng lên, các khoản thanh toán được chuyển đổi thành ngoại hối cũng sẽ gia tăng lên.
Điều này tức là các trader đang sở hữu giao dịch mở ở khoảng thời gian chuyển đổi ngoại tệ (cụ thể được thay đổi theo từng khu vực, quốc gia) sẽ nhận về một mức lãi suất được cho là cao hơn so với trước đó.
Với điện kiện trên thị trường các yếu tố không bị thay đổi thì nhiều trader sẽ có mong muốn mua hơn là bán bởi vì chi phí cơ hội đối với việc bán hàng thanh toán chuyển nhượng trở nên đắt đỏ hơn.
Như trader có thể nhận thấy, với mục đích tìm kiếm ra một điểm cân bằng thì giá sẽ có sự gia tăng lên cho đến khi nào không còn người mua nào có thể sẵn sàng trả một mức giá cao hơn. Ở thời điểm đó, người mua sẽ ít hơn người bán và giá sẽ có phản ứng giảm xuống.
Khi giá đã giảm xuống đủ (nằm ở vòng tròn màu đỏ ở biểu đồ trên) thì các trader sẽ tham gia vào thị trường trở lại. Lý do là vì lãi suất đã tăng lên và khoản chi phí chuyển đổi bổ sung nhận về từ việc giữa vị thế mua ZAR và “giá trị cảm nhận” được thể hiện qua mức giá thấp hơn này. Khi mà người mua gia tăng lên và tham gia vào thị trường thì giá cũng sẽ được gia tăng lên nhằm phản ánh về nhu cầu của sự gia tăng này.
Đây chính là quá trình mà giá cố gắng trên con đường đi tìm điểm cân bằng. Lý do là ở mọi thị trường trên thế giới nó đều diễn ra ở trên nhiều khung thời gian khác nhau.
Chiến lược giao dịch hiệu quả theo vùng cung cầu trong Forex
Giá thông thường có khả năng sẽ leo lên vị trí của vùng kháng cự gọi là “vùng cung”. Đây sẽ là nơi mà người bán nhận thấy được các cơ hội tốt xuất hiện để tiến hành bán ra với mức giá đặt ngưỡng quá mua tương đối nhất. Điều diễn ra ngược lại cũng đúng với trường hợp cặp tiền tệ bị giảm xuống mức tương đối thấp, hay vùng cầu sẽ là nơi mà người mua nhận thấy tại đó mang lại nhiều cơ hội tốt khi mua vào.
Như ví dụ về cặp tiền USD/JPY ở trên, trader có thể tùy ý điều chỉnh các biểu đồ sao cho xác định vùng cung cầu được đơn giản và dễ dàng nhất.
Bật mí các mẹo sử dụng vùng cung cầu khi giao dịch ngoại hối
Xác định vùng cung cầu bằng cách sử dụng khung thời gian cao hơn
Thông qua cách thức thu nhỏ biểu đồ lại, trader sẽ có được cái nhìn rõ hơn về những khu vực mà giá ở vị trí này trước đó đã nảy lên. Trader cần chắc chắn rằng đã sử dụng loại biểu đồ phù hợp trong việc chuyển đổi giữa nhiều khung thời gian với nhau. Để đánh dấu vùng này, trader có thể vẽ một hình chữ nhật. Vùng cung cầu không nhất thiết phải cùng nhau xuất hiện nhưng thông thường các cặp tiền tệ có khả năng sẽ biểu thị một trong hai.
Xác định các động thái mạnh mẽ di chuyển vượt ra khỏi vùng cung cầu được cho là tiềm năng
Những mức giá nhất định đều sẽ đem đến giá trị cho các trader đang có chờ đợi một sự giảm giá hoặc tăng giá. Một khi các trader hoạt động theo hướng tổ chức hoặc các ngân hàng lớn khi nhìn thấy giá trị đó thì họ có thể sẽ tìm cách để tận dụng nó.
Vì vậy, hành động giá tăng lên sẽ tương đối nhanh chóng cho đến khi mà giá trị giảm đi dần dần hoặc được nhận diện rõ ràng. Có nhiều trường hợp điều này diễn ra tại cùng một mức giá làm cho xác suất cho rằng đó chính là một vùng giá trị cũng sẽ tăng lên. Do đó, nó cũng sẽ có khả năng trở thành một vùng cầu hoặc một vùng cung.
Xác định vùng cung cầu và mức hỗ trợ bằng các chỉ báo
Các trader có thể kết hợp sử dụng các pivot points hàng tuần hoặc hàng ngày để xác định hoặc nhận diện vùng cung cầu. Đồng thời, trader có thể tìm kiếm những mức kháng cự và hỗ trợ tương ứng cùng với vùng cung cầu nhằm mục đích giúp cho các giao dịch có xác suất chính xác cao hơn.
Không những thế, để độ chính xác về những điểm đảo chiều có thể xảy ra tại vùng cung cầu thì trader có thể xác định các mức Fibonacci. Trong đó, mức 61,8% được biết đến là mức đáng chú ý và tương ứng cùng với vùng cung trên biểu đồ bên dưới đây.
Hỗ trợ – Kháng cự so với Cung – cầu
Sự khác biệt giữa cung cầu và hỗ trợ – kháng cự
Kháng cự và hỗ trợ là mức mà các trader dễ dàng nhận thấy giá sẽ liên tục phản ứng, tuy nhiên vẫn không thể phá vỡ vì không đủ mạnh. Đây chính là khái niệm khá phổ biến đối với các trader thường xuyên tham gia giao dịch ngoại hối – Forex. Cung và cầu được biết đến là các vùng có quy mô diện tích lớn hơn, chúng sẽ đại hiện cho các vị trí có mức giá kháng cự và hỗ trợ rộng.
Hướng dẫn cách sử dụng kháng cự, hỗ trợ
- Giao dịch cung và cầu: Điều đầu tiên các trader cần thực hiện trước khi tiến hành thực hiện các giao dịch dựa trên vùng cầu và vùng cung để quyết định xem liệu rằng thị trường có khả năng sẽ thay đổi nhanh chóng hay sẽ giữ nguyên. Điều này sẽ được dự đoán thông qua việc theo dõi các biến động của thị trường ví dụ như tin tức kinh tế hoặc xung đột chính trị. Đây chính lúc mà các trader có thể đưa ra quyết định rằng có nên thực hiện giao dịch theo vùng hay sẽ giao dịch theo breakout.
- Giao dịch theo vùng: Khi tiến hành giao dịch theo vùng, các trader dự đoán thị trường sẽ không bị thay đổi cùng với các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ tương đối chắc chắn cho phép họ có thể bán cao hoặc mua thấp. Chẳng hạn như các ví dụ ở biểu đồ dưới đây sẽ là các minh họa về việc một trader có thể dùng giá đơn lẻ trong việc xác định các điểm ở trên thị trường mà tại vị trí đó cầu bắt đầu có xu hướng vượt cung để tạo ra giá tăng lên hoặc cung vượt cầu khiến cho giá giảm xuống.
Ví dụ cụ thể về giao dịch theo vùng của cặp tiền tệ GBP/USD
Còn đối với giao dịch breakout, các trader đang có mong đợi các sự thay đổi trên thị trường với phá vỡ ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ để hình thành đáy mới hoặc đỉnh mới. Với phong cách giao dịch này, các trader sẽ thay đổi mục tiêu so với điều kiện giới hạn ở phạm vi. Mục tiêu hiện tại bây giờ đó sẽ là mua vào cao sau đó bán ra với mức giá cao hơn hoặc bán ra thấp và mua lại để có thể bù đắp với mức giá thấp hơn nữa.
Chính vì các vùng này có thể sẽ hỗn loạn hơn so với điều mà trader mong chờ, tùy thuộc vào mỗi thị trường của từng vùng, thay đổi điều kiện quản lý rủi ro chính là phương pháp tốt nhất dành cho trader trong việc phòng ngừa các nguy cơ khi thị trường xuất hiện các biến động mạnh.
Bài viết vừa rồi là những giới thiệu chi tiết nhất về vùng cung cầu trong Forex của Forex Dictionary. Việc nhận biết và sử dụng vùng cung cầu sẽ không có gì là khó khăn nếu như trader nắm vững kiến thức, lý thuyết cung cầu Forex như đã nhắc đến ở trên. Để giao dịch thật sự hiệu quả, trader cần biết sử dụng đúng phương pháp giao dịch cũng như nắm bắt được cơ hội và tận dụng chúng đúng thời điểm. Chúc các trader sẽ có được các giao dịch Forex thành công vang đội nhé.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.