Khi tham gia giao dịch, chắc hẳn nhiều nhà đầu tư không dưới một lần thắc mắc Hawkish là gì cũng như mong muốn tìm hiểu về nó. Bởi vì đây là một trong những thuật ngữ chuyên ngành quan trọng, thường có sự tương quan mạnh mẽ đối với dữ liệu kinh tế thị trường. Nó cho thấy cách phản ứng của thị trường với động thái của ngân hàng trung ương với những chính sách tiền tệ được ban hành. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ Hawkish và Dovish thì theo dõi bài viết ngay nhé!
Vài nét chung nhất về thuật ngữ Hawkish và Dovish
Nội dung đầu tiên mà bài viết muốn giới thiệu đến các nhà đầu tư thị trường đó là khái niệm Hawkish là gì cũng như làm rõ được thuật ngữ Dovish là gì khi tham gia giao dịch. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về hai khái niệm nay, các Traders cần phải chắc chắn được rằng bản thân đã thực sự nắm rõ được cơ chế hoạt động của FED – Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ).
Dựa trên nhiều nguồn tài liệu chính thống hiện nay, có thể thấy được rõ rệt điểm khác nhau của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ so với các quốc gia khác đó là có quyền tự giải quyết vấn đề chính sách tiền tệ mà không cần thông qua chấp thuận từ Quốc hội.
Cần phải biết rằng, nước Mỹ gồm nhiều bang và mỗi bang đều sở hữu một chủ tịch FED riêng. Chính vì vậy mà trước khi một quyết định về chính sách tiền tệ được đưa ra và áp dụng cho toàn bộ cả nước, tất cả các chủ tịch của mỗi bang sẽ phải trải qua một cuộc thảo luận và bỏ phiếu.
Nói thêm, FED sẽ có 8 cuộc họp định kỳ trên một năm, cuộc họp thường vụ này sẽ được diễn ra trong hai ngày liên tiếp. Sau khoảng thời gian thảo luận và bỏ phiếu, sẽ có báo cáo FOMC Statement được đưa ra, công bố và được áp dụng rộng rãi trên toàn bộ thị trường.
Tại buổi thảo luận, những chủ tịch FED chia thành 2 phe. Một là phe Hawkish ( Phe diều hâu), hai là phe Dovish ( Phe bồ câu). Cụ thể về hai trường phái này như sau:
- Hawkish: Ủng hộ chính sách tiền tệ thắt chặt
- Dovish: Ủng hộ chính sách tiền tệ nới rộng
Hiển nhiên là vẫn sẽ có rất nhiều quan chứng FED giữ ý kiến trung lập và không bày tỏ quan điểm cụ thể đối với bất cứ phe nào. Điển hình như là chủ tịch FED Jerome Powell, một trong những người giữ tư tưởng trung hòa. Quan điểm của ông sẽ thay đổi tùy theo tình hình kinh tế hiện tại cũng như dựa trên những phản ứng của các chính sách tiền tệ được đặt ra.
Thuật ngữ Hawkish là gì?
Hawkish được biết đến là một nhà hoạch định chính sách với yếu tố quan tâm hàng đầu là lãi suất – một trong những nhân tố gây ra ảnh hưởng nhất định đối với chính sách tài khóa. Một Hawkish thường giữ vững quan điểm ủng hộ lãi suất cao để có thể kiểm soát được lạm phát một cách dễ dàng. Nói đơn giản, Hawkish thường không có sự quan tâm đặc biệt đối với sự tăng trưởng kinh tế và chỉ dành nhiều thời gian để nghiên cứu về áp lực suy thoái ( xảy ra bởi tỷ lệ lạm phát cao).
Trường hợp phía trên là trường hợp được sử dụng phổ biến nhất của thuật ngữ Hawkish, tuy nhiên, trong một vài bối cảnh khác, thuật ngữ này vẫn có thể được áp dụng. Trường hợp điển hình của Hawkish có thể đề cập đến cá nhân đang tập trung 100% vào một khía cạnh cụ thể với nỗ lực cao. Hoặc là trong một trường hợp khác, Hawkish ngân sách tin rằng ngân sách liên bang giữ tầm quan trọng đặc biệt và cao nhất. Giống như một Hawkish lạm phát thường tập trung cao độ vào lãi suất thị trường.
Cũng giống như Bull và Bear, Hawkish chính xác là thuật ngữ mà không một Traders nên bỏ qua vì đây là một khái niệm quan trọng, hỗ trợ các nhà đầu tư rất nhiều trên con đường giao dịch Forex.
Những điều về Hawkish mà các Traders cần nhớ:
- Hawkish là những nhà hoạch định chính sách luôn theo đuổi quan điểm ủng hộ lãi suất cao với những chính sách tiền tệ nghiêm ngặt để hạn chế tình trạng lạm phát.
- Tùy theo nền kinh tế Hoa Kỳ ở thời điểm hiện tại, những nhà hoạch định chính sách sẽ giữ hai quan điểm riêng biệt đối với chính sách tiền tệ: Hawkish và Dovish.
Thuật ngữ Dovish là gì?
Tiếp tục bài viết, chúng ta hãy cùng làm rõ Dovish là gì để có thể dễ dàng so sánh với quan điểm Hawkish. Được biết, Dovish là gồm những quan chức tài chính bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến sự tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ. Những người này ủng hộ chính sách tiền tệ với lãi suất thấp cũng như bày tỏ sự đồng tình đối với sự dễ dàng của chính sách tín dụng.
Dựa trên quan điểm của Dovish, thường thì điều này sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đối với đồng Đô La Mỹ. Bởi vì cung USD càng nhiều thì sẽ khiến đồng Đô La ngày càng trở nên mất giá. Trong khi đó, nếu đi theo quan điểm của Hawkish thì sẽ khiến đồng Đô La Mỹ trở nên mạnh hơn. Lý do là vì lãi suất cao, cung đô la ít hơn khiến cho đồng Đô La trở nên giá trị hơn.
Dựa trên những quy định bắt buộc của Hội đồng Thống Đốc, nhiệm vụ của FED đó chính là: Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia thông qua các phương pháp tác động những điều kiện tiền tệ và tín dụng, mục đích là tạo ra được tối đa cơ hội việc làm, bình ổn giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn.
Một nghịch lý mà rất có thể nhiều nhà đầu tư chưa biết đó chính là các ngân hàng Trung Ương chỉ cần lo lắng về vấn đề lạm phát. Ví dụ như là ECB được tạo ra chỉ với mục đích duy nhất là bình ổn giá cả khu vực châu Âu. Trong khi đó, FED có thêm nỗi lo là vấn đề việc làm.
Những thành viên thuộc Ủy Ban Thị Trường Mở ( FOMC) phân tách những luồng quan điểm này dựa vào mức độ nặng nhẹ của vấn đề và đưa ra quyết định là: Giữ tỷ lệ có việc làm tại mức cao ( Dovish) hoặc là luôn ổn định giá cả ( Hawkish).
Ví dụ cụ thể về phe Dovish:
Ben Bernanke và Janet Yellen nổi tiếng trong vai trò những nhà hoạch định phe Dovish với chính sách lãi suất thấp. Ngoài ra, Paul Krugman cũng là một nhà viết sách và một nhà kinh tế học đi theo trường phái Dovish – ủng hộ tỷ lệ lãi suất thấp.
Alan Greenspan – cựu Chủ tịch Dự trữ Liên Bang từ năm 1988 – 2006 được đánh giá là khá Hawkish vào năm 1987. Tuy nhiên, lập trường này đã thay đổi khi Alan đã có cái nhìn ôn hòa hơn rất nhiều đối với chính sách FED. Điều này kéo dài xuyên suốt những năm 90.
Trong thực tế, tất cả người dân Hoa Kỳ đều kỳ vọng về một chủ tịch FED có cái nhìn tổng quát về kinh tế thị trường và có sự chuyển đổi linh hoạt giữa Hawkish và Dovish để đưa nền kinh tế đi lên cao hơn.
So sánh hai trường phái: Hawkish và Dovish
Dưới đây là góc nhìn tổng quan nhất về sự khác biệt giữa Hawkish và Dovish để các nhà đầu tư có một cái nhìn chung nhất, khái quát nhất.
Chính sách tiền tệ Hawkish
- Tăng lãi suất để kìm hãm sự lạm phát thị trường: Tiền tệ được đánh giá cao hơn rất nhiều khi dòng vốn được chuyển sang tiền tệ có lãi suất cao hơn.
- Giảm bảng cân đối của Cục Dự Trữ Liên Bang thông qua việc bán chứng khoán được thế chấp ( MBS) vào trong kho bạc. Lúc này, tiền tệ sẽ được đánh giá cao khi thực hiện bán kho bạc và lãi suất của MBS có thể tăng cao.
- Hướng dẫn chuyển tiếp từ những ngân hàng trung ương, gồm có những tuyên bố/ báo cáo tích cực đối với nền kinh tế. Tiền tệ sẽ trở nên tăng giá nhanh chóng khi mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các chuyên gia trong ngành đưa ra dự báo về việc tăng lãi suất.
Chính sách tiền tệ Dovish
- Hạ lãi suất xuống để tạo cơ hội phát triển kinh tế. Điều này sẽ khiến tiền tệ trở nên mất giá hơn rất nhiều khi mà dòng vốn chuyển sang tiền tệ với mức lãi suất thấp hơn.
- Tăng bảng cân đối của Cục Dự Trữ Liên Bang bằng cách nới lỏng định lượng QE. Được biết, QE là hành động mua MBS và kho bạc với mục đích tăng cung tiền trong nền kinh tế và kinh thích nền kinh tế. Hiển nhiên là đối với việc làm này, tiền tệ sẽ trở nên mất giá bởi vì cung tiền tăng gây ra sự giảm cầu đối với tiền tệ.
- Hướng dẫn chuyển tiếp từ những ngân hàng trung ương, chủ yếu là những tuyên bố tiêu cực về nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế và những tín hiệu đối với sự lạm phát. Tiền tệ sẽ trở nên tụt giá thê thảm ngay khi các nhà đầu tư tuyên bố về dự báo giảm lãi suất.
Hai kịch bản khi giao dịch với phe Hawkish – phe diều hâu và phe Dovish – phe bồ câu
Các nhà đầu tư cần phải biết rằng, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ đến từ phía Ngân Hàng Trung Ương vẫn có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng đối với một loại tiền tệ. Những nhà đầu tư trên thị trường cần phải liên tục theo dõi các cuộc hỏi của Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang ( FOMC) nhằm tìm kiếm sự thay đổi của các tổ chức tài chính này để dự đoán được rằng lãi suất sẽ di chuyển theo hướng tăng hay giảm.
Hình ảnh bên dưới cho thấy được rõ nét nhất về tập hợp quan điểm chính sách tiền tệ của các ngân hàng lớn trong 1 giai đoạn:
Qua hình ảnh phía trên, có thể nắm bắt được rằng lập trường chính sách tiền tệ hiện tai của các ngân hàng trung ương tương đối khác nhau. Khi đường lập trường của một chính sách tiền tệ ngân hàng trung ương đi về hướng bên trái nhiều hơn ( ôn hòa/ Dovish) thì gần như có thể khẳng định được rằng tiền tệ của quốc gia này sẽ trở nên mất giá hơn rất nhiều so với những loại tiền tệ khác. Ngược lại, khi mà lập trường chính sách tiền tệ di chuyển về phái bên phải nhiều hơn (Hawkish) thì nó đại diện cho một sự tăng giá của tiền tệ trong tương lai.
Giao dịch giữa những ngân hàng trung ương với quan điểm Hawkish hoặc Dovish thường không hề dễ dàng bởi vì chúng thường có sự liên quan rất lớn đối với kỳ vọng thay đổi lãi suất. Lúc này, sẽ xuất hiện một trong hai kịch bản như sau:
Kịch bản 1
Giả sử như ngân hàng Trung ương đang trong chu kỳ tăng lãi suất thì rất có thể thị trường sẽ đi theo sau và lãi suất sẽ có chiều hướng đi lên ở trong tương lai. Nhiệm vụ lúc này của các Traders đó chính là theo dõi những dữ liệu kinh tế một cách cụ thể và chính xác nhất để đưa ra phán đoán đúng nhất đối với động thái từ phía ngân hàng. Đoán xem là ngân hàng có thật sự Hawkish hơn so với thời điểm hiện tại hay không hay là có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ Hawkish sang Dovish?
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần nhớ rằng, chính sách tiền tệ có thể thay đổi rất nhanh chóng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi về tỷ giá của các loại ngoại tệ.
Kịch bản 2
Kịch bản 2 cũng sẽ có viễn cảnh tương tự như vậy, trong trường hợp mà ngân hàng trung ương thực hiện việc cắt giảm lãi suất. Đồng thời, dữ liệu kinh tế thể hiện con số âm tính, thị thị trường lúc này sẽ có giá đối lập hoàn toàn đối với thị trường Dovish. Bên cạnh suy đoán này, những nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu những tài liệu hướng dẫn cùng với dữ liệu kinh tế của ngân hàng trung ương trên lịch kinh tế để có những dự đoán chính xác và cụ thể nhất về việc ngân hàng có thể Dovish ( ôn hòa) hơn hay không?
Ví dụ cụ thể
Ngày 2/10/2018, ông Jerome Powell – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang đã có một công bố rằng “ tỷ lệ lãi suất của họ hoàn toàn trung lập”. Có nghĩa là nó không phải là Dovish cũng chẳng phải là Hawkish. Mặc dù là vậy, các nhà chuyên gia trong giới vẫn luôn có một cái nhìn sâu hơn đối với thị trường, họ đánh giá rằng thị trường đang tồn tại Hawkish ở thời điểm hiện tại. Điều này đồng nghĩa với việc rằng Cục Dự Trữ Liên Bang bắt buộc phải nâng cao lãi suất thêm nhiều lần nữa thì mới được đánh giá là trung lập.
Tuy nhiên, một sự kiện đã xảy đến vào ngày 28/11/2018 khui mà FOMC đã đưa ra thông báo chính thức về chính sách tiền tệ của họ. Trong đó, Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Jerome Powell đã gần như bày tỏ được ngụ ý về việc giữ tỷ lệ lãi suất ổn định dưới mức trung lập. Lúc này, sự thay đổi này giống hoàn toàn với kịch bản 1 ở trên, khi mà các ngân hàng trung ương có sự thay đổi xu hướng từ Hawkish qua Dovish.
Bởi vì động thái này nên thị trường đã có sự mất giá tiền tệ. Tìm hiểu sâu hơn về điều này qua các biểu đồ dưới đây đối vối USD Index (DXY) vào tháng 10 và tháng 11 năm 2018.
Tháng 11, ngay khi Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang phát biểu rằng lãi suất sẽ duy trì dưới mức trung lập, thể hiện sự thay đổi trong xu hướng. Đây chính xác là biểu đồ của USD Index ngay tại thời điểm nhạy cảm này.
Để có thể thành công trên con đường Trading Forex, các nhà đầu tư cần phải hiểu được rằng Hawkish là gì cũng như Dovish là gì. Ngoài khái niệm cơ bản, Traders cũng phải hiểu được bản chất thật sự của hai thuật ngữ này. Hy vọng rằng với những nội dung trên của bài viết, các nhà đầu tư đã có một góc nhìn sát nhất đối với Hawkish và Dovish. Từ đó, nắm bắt được các lợi thế cơ hội trên thị trường để giao dịch hiệu quả.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.