FOMC là gì? Vào mỗi khi diễn ra cuộc họp hay các bản tin FOMC thì thị trường ngoại hối thông thường sẽ xảy ra các biến động mạnh. Những cuộc họp này có tác động lớn đến đồng USD và quyết định những vấn đề quan trọng của chính sách tiền tệ trên thị trường tài chính. Để dự đoán kỳ vọng của FOMC, bạn có thể sử dụng đến biểu đồ Dot Plot. Như vậy, để hiểu biểu đồ Dot Plot và FOMC là tổ chức gì? Forexdictionary sẽ chia sẻ chi tiết nhất sau đây.
Giới thiệu đôi nét về FOMC
FOMC là tổ chức gì? FOMC hay còn gọi là Ủy ban Thị trường mở Liên bang. Đây là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed (Cục Dự trữ Liên bang). Bởi vì FOMC khi đưa ra các quyết định đều sẽ có sự ảnh hưởng đến các biến số kinh tế và lãi suất, cho nên các nhà đầu tư và giao dịch tài chính đều sẽ theo dõi chi tiết về chính sách tiền tệ mà Fed đưa ra.
FOMC có tầm quan trọng rất lớn trong việc có thể khiến cho đồng USD dao động mạnh vào thời điểm phát hành tin tức. Từ đó, điều này cũng sẽ có sự tác động không hề nhẹ đến thị trường Forex.
Công việc của FOMC sẽ được mô tả như sau:
- Để đạt được các mục tiêu về điều kiện kinh tế thị trường, chính phủ cần phải chống lại lạm phát và thất nghiệp. Các doanh nghiệp hay công ty không thể tìm kiếm đủ nhân công để đảm bảo duy trì hiệu quả trong khi lạm phát mục tiêu có tỷ lệ là 2%. Điều này cho thấy vào mỗi năm, FOMC muốn tăng giá cả khoảng 2%.
- Cần đặt ra kỳ vọng về lạm phát, đồng thời nó cũng cần phải thúc đẩy nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngay bây giờ. Tỷ lệ lạm phát thấp sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy nhu cầu và cũng sẽ vô cùng hiệu quả cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Các thành phần của FOMC
Ủy ban thị trường mở Liên bang FOMC sẽ bao gồm các thành viên như sau:
- 7 thành viên đến từ Hội đồng Thống đốc.
- 5 thành viên sẽ là 12 chủ tịch của ngân hàng khu vực.
- 4 thành viên còn lại là Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên Bang. Mỗi người họ sẽ có một năm nhiệm kỳ phục kỳ dựa trên cơ sở luân phiên nhau.
Toàn bộ 12 vị chủ tịch ngân hàng khu vực đều sẽ được phép tham dự vào những cuộc họp của FOMC. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 5 người có quyền bỏ phiếu. Đồng thời, sự có mặt của chủ tịch Fed New York là điều không thể thiếu bởi vì đối với nền kinh tế Mỹ, New York được xem là một trung tâm tài chính truyền thống cũng như toàn bộ giao dịch mua hoặc bán trái phiếu của Fed đều được tiến hành giao dịch thông qua quầy giao dịch chính thức của Fed New York.
Chức năng nổi bật của FOMC là gì?
Ngoài việc hiểu được khái niệm về FOMC là tổ chức gì hay thành phần của FOMC là gì, thì có thể nhận thấy chức năng của FOMC cũng vô cùng nổi bật.
Thông qua những quyết định mà FOMC đưa ra, Fed sẽ có quyền giảm hoặc tăng số lượng USD trong nền kinh tế.
Trong trường hợp đây là một nền kinh tế có sự tăng trưởng nhanh chóng, giá cả có sự tăng lên và hiển nhiên gây ra lạm phát. Lúc này, để có thể chống lại lạm phát thì cần phải sử dụng đến các chính sách nới lỏng tiền tệ với mục đích khiến cho tiền tệ có giá trị đắt đỏ hơn và làm nền kinh tế chậm lại.
Như vậy, với một nền kinh tế chậm thì việc các doanh nghiệp tiến hành gia tăng giá cả sẽ là điều không thể. Từ đó, doanh nghiệp thậm chí cần phải thu hút khách hàng bằng cách hạ giá xuống để không mất đi khách hàng của mình.
Khi các quyết định về cung ứng tiền tệ được FOMC đưa ra, Fed sẽ tiến hành in đồng đô la. Đồng thời, sẽ sử dụng số tiền đô la này vào việc mua trái phiếu chính phủ từ chính tay công chúng ở trên thị trường trái phiếu của quốc gia. Sau khi mua trái phiếu, số đô la này sẽ thuộc về quyền sở hữu của công chúng. Và từ đó, trên thị trường mở của Fed việc mua trái phiếu sẽ làm tăng cung ứng tiền tệ.
Để thiết lập mục tiêu cho lãi suất tiền thì cách hiệu quả nhất là điều chỉnh lãi suất của Ủy ban. Đây được biết là tỷ lệ mà mà các ngân hàng áp dụng vào việc tính phí cho những khoản vay được giữ qua đêm (quỹ của Fed). Khoản vay này sẽ được các ngân hàng sử dụng nhằm đảm bảo rằng họ sẽ có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu dự trữ của Fed.
Vào mỗi đêm, quỹ dự trữ này sẽ được các ngân hàng giữ lại bằng tiền mặt ở kho tiền hoặc tại ngân hàng Dự trữ Liên bang ở địa phương của họ. Các quyết định của Ủy ban sẽ được thông báo vào 8 cuộc họp mỗi năm và đồng thời cũng sẽ tiến hành giải thích thông qua cách thức bình luận về sự hiệu quả của nền kinh tế. Đặc biệt nhất ở đây chính là thất nghiệp và lạm phát.
Lịch trình cuộc họp của FOMC? FOMC diễn ra khi nào?
Ủy ban thị trường mở – FOMC diễn ra khi nào? Theo như tìm hiểu, FOMC vào mỗi năm sẽ có đến 8 cuộc họp cố định và các cuộc họp được tổ chức bất thường có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào. Các cuộc họp bất thường này được tổ chức sẽ tùy thuộc vào tình hình của nền kinh tế và của thị trường tài chính.
Mỗi cuộc họp sau khi kết thúc sẽ đưa ra một bản thông báo tóm tắt về triển vọng phát triển kinh tế thông qua sự đánh giá của FOMC cũng như là các chính sách đã được quyết định ở cuộc họp đó. Sau 3 tuần, biên bản sẽ công công bố. Tuy nhiên, phải đến 5 năm sau thì bản ghi âm cuộc họp hoàn chỉnh nhất mới được đưa ra.
Ngoài câu hỏi về việc FOMC diễn ra khi nào thì bạn cũng cần phải biết rằng những cuộc họp này thông thường sẽ diễn ra ở Washington, dù cho có thể họp qua video hoặc điện thoại. Thời gian diễn ra cuộc họp sẽ kéo dài từ 1 ngày cho đến 2 ngày.
- Cuộc họp 1 ngày sẽ bắt đầu vào sáng thứ Ba lúc 8h30 sáng và có thể kết thúc vào lúc 1h chiều hoặc 2h chiều.
- Cuộc họp 2 ngày sẽ tập trung vào việc thảo luận một chủ đề đặc biệt cần quan tâm đến. Thông thường, nó sẽ bắt đầu diễn ra vào buổi chiều ngày hôm trước và sẽ kết thúc vào chiều ngày hôm sau vào lúc 2h.
Trong mỗi cuộc họp, chủ đề quan trọng nhất có lẽ sẽ là lãi suất liên bang – đây là loại lãi suất mà các ngân hàng đang áp dụng cho những khoản vay qua đêm được thực hiện trên thị trường liên ngân hàng. Mức lãi suất này khi được thiết lập sẽ có mục đích chính là hỗ trợ hai mục tiêu cơ bản như đã nói ở trên trong chính sách tiền tệ mà Hoa Kỳ đang hướng đến.
Để có thể thấy được lịch họp của FOMC diễn ra khi nào, bạn có thể theo dõi thông qua công cụ lịch kinh tế hiện đang được tích hợp sẵn trên các nền tảng giao dịch.
Các bản tin FOMC công bố có quan trọng hay không?
Khi Fed (Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ) giữ vững quan điểm thắt chặt và chống lạm phát lên hàng đầu đối với triển vọng của nền kinh tế, đồng thời cũng gia tăng mức lãi suất cơ bản thì đồng đô la cũng sẽ được hậu thuẫn tăng giá.
Trong khi đó, nếu như sức tăng trưởng nền kinh tế Hoa Kỳ được Fed tỏ ra quan tâm hơn là tình trạng lạm phát và mức lãi suất được duy trì không thay đổi hay cắt giảm thì đồng đô la lúc này sẽ chịu các sức ép buộc phải giảm giá.
Mức lãi suất được đưa ra bởi Fed sẽ được xem là mức lãi suất chuẩn làm cơ sở cho cho những mức lãi suất khác. Thông thường, mức lãi suất cho vay giữa các ngân hàng sẽ có sự tác động trực tiếp đến việc sử dụng nguồn vốn cho vay phiên tối và cũng tác động đến những mức lãi suất khác như trái phiếu hay các khoản vay cầm cố.
Mức lãi suất đa phần sẽ tác động đến nền kinh tế. Lý do là vì mức lãi suất càng cao thì sẽ khiến cho nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Ngược lại, với mức lãi suất thấp thì các hoạt động kinh tế sẽ được kích thích gia tăng tốc độ tăng trưởng. Do đó, môi trường kinh doanh sẽ chịu sự tác động rất lớn từ mức lãi suất.
Đối với ngành tiêu dùng, khi lãi suất tăng lên thì số lượng xe và nhà sẽ được tiêu thụ ít đi. Không những thế, lợi nhuận của tập đoàn cũng sẽ chịu tác động trực tiếp từ mức lãi suất. Các chính sách tiền tệ thông thường sẽ được Ủy ban này đưa ra thông qua việc cụ thể hóa các mục tiêu trong ngắn hạn đối với hoạt động thị trường mở của Fed.
Ngoài ra, trên thị trường ngoại hối, FOMC cũng thực hiện điều phối các hoạt động của thị trường mở mặc dù khi muốn can thiệp vào thị trường ngoại hối thì cần phải hợp tác với Bộ Tài chính. Trong đó, Bộ tài chính là cơ quan chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc thiết lập các chính sách về tỷ giá của đồng USD.
Như vậy, qua đây có thể thấy các bản tin FOMC khi được công bố sẽ tác động khá lớn đến môi trường kinh doanh cũng như thị trường kinh tế, thị trường tài chính.
Tìm hiểu chi tiết về biểu đồ Dot Plot
Tại sao cần phải tìm hiểu về biểu đồ Dot Plot khi đi phân tích FOMC là gì? Hãy cùng đón xem câu trả lời ở phần sau đây nhé.
Đặc biểu của biểu đồ Dot Plot
Dot Plot là loại biểu đồ được thể hiện ở dạng gồm có các dấu chấm tròn nằm ở trên. Nó thể hiện sự kỳ vọng về mức lãi suất FED của các thành viên trong FOMC ở tại một thời điểm nhất định nào đó.
Thông qua biểu đồ này, có thể biết được các thành viên FOMC đang dự đoán và có cái nhìn bi quan hay tích cực về lãi suất của Fed. Không những thế, biểu đồ Dot Plot này còn cho người tiêu dùng biết được rằng mỗi quan chức Fed đang có suy nghĩ như thế nào và sẽ phải trả bao nhiêu tiền trong tương lai để vay tiền theo lãi suất.
Hướng dẫn xem biểu đồ Dot Plot
Biểu đồ Dot Plot sẽ ghi lại dự báo của mỗi quan chức Fed về mức lãi suất ngắn hạn đang nắm chủ chốt ở các ngân hàng trung ương, hiện đang được nằm ở trong phạm vi mục tiêu từ 0% cho đến 0,25% và mức thấp nhất tính được kể từ thời điểm thời Đại bị suy thoái. Trong thời gian tới, mức lãi suất này sẽ được quan chức Fed dự kiến để nguyên nhằm vực dậy nền kinh tế.
Mỗi dấu chấm trên biểu đồ Biểu đồ Dot Plot sẽ đại diện cho một quan chức của Fed, từ Chủ tịch Fed New York John Williams, Powell đến Thống đốc Lael Brainard hay Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard. Và hiển nhiên, sẽ không thể nào biết được dấu chấm nào dành cho ai.
Các dấu chấm này sẽ phản ánh nhận định của từng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ về việc họ cho rằng đó sẽ là trung điểm hợp lý của lãi suất cho vay ở cuối mỗi năm tính theo dương lịch trong trường hợp nền kinh tế phát triển đúng như mong đợi của họ. Những quan chức này cũng sẽ đưa ra một dấu chấm cho dài hạn cũng như một dấu chấm cho 3 năm tương lai sắp tới.
Trên biểu đồ, các dấu chấm nằm trên trục Y sẽ thể hiện mức lãi suất được cấp, và trên trục X sẽ là năm đưa ra dự báo của các quan chức.
Thông qua cách thức quan sát biểu đồ, bạn có thể dễ dàng xác định được vị trí mà các dấu chấm phân bổ. Từ đây, được phép suy ra vị trí có khả năng đang được Fed thiên vị.
Chẳng hạn như bạn có thể phát biểu rằng từ tháng 6/2020, phần lớn các quan chức Fed dự kiến giữ lại mức lãi suất cho đến hết năm 2022. Tuy nhiên, một quan chức đang đồng ý việc lãi suất sẽ tăng lên trong một đợt. Đồng thời, đưa ra lãi suất cho vay trung bình lên đến hơn 0.5%.
Xét về lâu dài, khi mà lãi suất cho vay không làm chậm hay làm tăng tốc phát triển của nền kinh tế thì các quan chức lại đặt kỳ vọng với lãi suất huy động vốn sẽ giữ ổn định trong tương lai ở mức 2.5%. Sau khi các quan chức cập nhật dự báo của họ thì điều này có khả năng sẽ được điều chỉnh khi đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng 6/2021.
Biểu đồ Dot Plot có tầm quan trọng như thế nào?
Vào năm 2021, biểu đồ Dot Plot chính thức được sử dụng. Đây là thời điểm vẫn đang khôi phục nền kinh tế sau đại suy thoái và lãi suất lúc này gần như bằng 0.
Những người theo dõi Fed sẽ được biểu đồ Dot Plot cung cấp một cái nhìn rõ ràng về những điều đang được các quan chức nghĩ đến trước khi các quyết định chính sách được đưa ra chính thức. Vì vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính và trong quá trình nền kinh tế hồi phục, biểu đồ Dot Plot với tính hữu dụng của nó đã luôn được đánh giá cao.
Để việc sử dụng biểu đồ Dot Plot được tiếp tục duy trì và được đề cao tầm quan trọng của nó thì động lực ở đây chính là nền kinh tế Hoa Kỳ sau đại dịch Covid-19 đã chính thức rơi vào giai đoạn suy thoái.
Trong tình huống này, “hướng dẫn tích cực” mà biểu đồ Dot Plot cung cấp sẽ vô cùng cần thiết đối với việc hồi phục kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế kế tiếp có khả năng trở lại.
Hiện tại, biểu đồ Dot Plot vẫn chưa có công cụ nào chính thức thay thế trong việc thể hiện sự kỳ vọng trước khi đưa ra các chính sách mới đến từ các quan chức. Hay nói một cách đơn giản hơn, Dot Plot là một công cụ cực kỳ cần thiết và quan trọng trong thời điểm này không thể nào thay thế được.
Qua các chia sẻ về FOMC là gì, bạn có thể thấy FOMC là một tổ chức có thể quyết định và tác động đến những chính sách của Fed trong ngắn hạn. Trong khi đó, bản tin FOMC và biểu đồ Dot Plot cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc dự báo khả năng lãi suất của Fed ở tương lai. Như vậy, hy vọng qua bài viết này của Forexdictionary, bạn có thể hiểu rõ hơn về FOMC là tổ chức gì cũng như nắm được cách thức hoạt động của biểu đồ Dot Plot.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.