Thuật ngữ horizontal line là gì được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm trong quá trình giao dịch, đặc biệt là những trader mới gia nhập vào thị trường. Vậy horizontal line là gì? Cách giao dịch với horizontal line như thế nào? Tối đa hóa lợi nhuận nhờ horizontal line ra sao? Hãy cùng Forex Dictionary khám phá chi tiết về chủ đề horizontal line là gì thông qua bài viết sau bạn nhé.
Horizontal line là gì?
Thế nào là line chart?
Trước khi đi vào tìm hiểu horizontal line là gì, chúng ta hãy cùng khám phá thuật ngữ line chart là gì bạn nhé. Line chart được dùng để mô tả mức độ dao động giữa giá và khối lượng giao dịch dưới dạng một biểu đồ, thông qua những đường liền nét và được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong thị trường tài chính. Ưu điểm của công cụ này là giúp các nhà đầu tư có thể hình dung ra được những khu vực mà giá đã đi qua trong một khoảng thời gian nhất định một cách rõ ràng nhất.
Tuy nhiên, công cụ này có điểm hạn chế là nó không cung cấp được nhiều thông tin. Thay vào đó, nó chỉ thể hiện mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa của cặp tiền tệ trên biểu đồ giá, nên line chart cũng ít được ưa chuộng.
Thuật ngữ Horizontal line là gì?
Toán học định nghĩa horizontal line là một đường thẳng nằm ngang trong mặt phẳng tọa độ và nằm song song với trục x. Thế nhưng trong Forex, horizontal line lại được định nghĩa là đường nằm ngang, hoặc là một dạng line chart được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong tài chính và kinh tế. Trong khi line chart thể hiện chuyển động của giá dựa theo thời gian thì horizontal line cho thấy chuyển động của thời gian còn trục dọc thể hiện giá.
Đặc điểm của horizontal line
Trong phân tích kĩ thuật những đường nằm ngang giữ vai trò như một mức hỗ trợ và kháng cự dùng để xác định các điểm giá quan trọng trên thị trường. Nó khác với cách xác định thông thường là một vụ hỗ trợ hoặc kháng cự như trước giờ chúng ta đã biết. Hơn thế nữa, các nhà đầu tư có thể chèn thêm các đường ngang hoặc dọc khác vào biểu đồ giá. Trong đó, đường ngang sẽ là công cụ giúp xác định mức cản còn được dọc giúp trader xác định thời gian xuất hiện nến. Phân tích theo chiều ngang sẽ mang đến những thông tin hữu ích hơn nếu trader phân tích cơ bản. Hầu hết các trader đều chọn cách so sánh những báo cáo, hoặc công bố theo thời gian.
Điểm khác biệt giữa đường trendline và horizontal line
Thế nào là đường trendline (đường xu hướng)?
Về bản chất, đường trendline cũng chính là đường xu hướng. Thuật ngữ này được dùng để mô tả đường thẳng đi qua các đáy để hình thành đường hỗ trợ trong xu hướng tăng, hoặc đi qua các đỉnh để tạo ra đường kháng cự ở xu hướng giảm.
Ngoài ra, trader còn có thể nhận thấy xu hướng của thị trường thông qua đường trendline và dự báo thời điểm xu hướng thay đổi.
So sánh Horizontal line và Trendline
Về khái niệm góc
Điểm khác biệt rõ nét đầu tiên nằm ở góc của các đường này, cụ thể;
- Horizontal line : có góc 0 độ và là đường thẳng nằm song song với đường thời gian, hay còn gọi là trục hoành.
- Trendline: có góc thay đổi từ 0 đến 89,99 độ và gần như thẳng đứng với góc 90 độ. Nhưng thực tế, đường xu hướng không bao giờ góc tạo thành là 89,99 độ cả, thay vào đó có góc dao động từ 5 đến 60 độ là xuất hiện nhiều nhất. Ngoài ra, đường thẳng đứng cũng không mang lại tín hiệu cụ thể nào với đường xu hướng. Trừ trường hợp nó xuất hiện trên biểu đồ giá với nhiệm vụ là ghi nhớ một thời điểm cụ thể nào đó hoặc một phần của hành động giá.
Mức hỗ trợ kháng cự của Horizontal line
Sự khác biệt về mức hỗ trợ kháng cự giữa Trendline và Horizontal line là gì? Cụ thể:
Với horizontal line thì trader có thể đặt lệnh ở bất kỳ mức hỗ trợ và kháng cự nào. Ngoài ra, horizontal line còn có một điểm giá gọi là điểm hỗ trợ hoặc kháng cự. Thế nên, trader có thể tìm thấy nhiều điểm hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng trên một đường horizontal line.
Trong khi đó, đường xu hướng buộc phải có nhiều lần chạm của giá thì mới có giá trị, như là:
- Tối thiểu phải có 2 lần chạm thì đường xu hướng mới có giá trị.
- Ba lần chạm trở lên cho thấy đường xu hướng đang xét có giá trị nhất. Ngoài ra, một đường trendline thỏa mãn 3 lần chạm trở lên có thể được xem như cơ sở của kênh xu hướng.
Trendline vận dụng góc để đo tâm lí và sức mạnh của xu hướng
Đường xu hướng dốc (hơn 40 độ):
- Lúc này, hành động giá đang có nhiều chỉ báo về động lượng xuất hiện. Khi đường xu hướng bị giá phá vỡ, dường như các chỉ báo động lượng đang dừng lại nhưng thường chỉ mang tính tạm thời.
- Giá cũng là một yếu tố có khả năng điều chỉnh góc của đường trendline.
- Nhìn chung, phương pháp sử dụng đường xu hướng là một trong những chiến lược giao dịch khả dụng để tối ưu lợi nhuận. Hơn thế nữa, đường xu hướng dốc hơn có thể phản ánh được sự đảo chiều của giá. Như vậy, các nhà đầu tư có thể mang về được một khoản lợi nhuận đáng kể nếu đầu tư theo hướng ngược lại.
Đường xu hướng ít dốc (có góc dao động từ 10 đến 40 độ)
- Hành động giá của những đường xu hướng có góc dao động từ 10 đến 40 độ yếu hơn so với những đường xu hướng dốc trên 40 độ. Qua đó, phản ánh thị trường không có mấy khởi sắc.
- Ngoài ra khi giá phá vỡ được xu hướng này, nhà đầu tư có thể dự đoán một sự kết thúc của giai đoạn điều chỉnh giá.
- Tuy nhiên, các đường xu hướng ít dốc hơn vẫn có nhiều khoảng trống nằm về phía đáy hoặc đỉnh kế tiếp và thường được dùng để làm mức hỗ trợ hoặc kháng cự.
- Điều này đã lý giải lý do vì sao đường xu hướng này có ít biến động hơn so với những xu hướng nằm ngang, hoặc đường xu hướng có góc nông. Do đó, khi sử dụng các điểm dừng lỗ ở đường xu hướng có góc từ 10 đến 40 độ sẽ tăng tỷ lệ vào lệnh thành công.
Đường xu hướng nông (có góc dao động từ 0 – 10 độ)
- Hành động giá của đường xu hướng nông đang chuyển động ở một góc yếu. Qua đó, cho thấy thị trường khó có thể phá vỡ đỉnh hoặc đáy bất kỳ.
- Ngoài ra, quá trình phá vỡ của đường xu hướng cũng có sự khác biệt so với 2 đường xu hướng nêu trên. Cụ thể, đỉnh và đáy hay còn gọi là mức hỗ trợ và kháng cự khá gần nhau. Điều này sẽ khiến giao dịch phá vỡ chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn trước khi cách hành động giá thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Nhìn chung, bất kỳ chiến lược giao dịch đều cũng có những rủi ro tiềm ẩn. Thế nên, cách giao dịch hiệu quả nhất là tiếp cận các giao dịch theo hướng đơn giản nhất có thể.
Horizontal line (có góc là 0 độ)
- Lúc này, các đỉnh hoặc đấy trong biểu đồ giá đã bị hành động giá phá vỡ. Tức là có một điểm hỗ trợ hoặc một điểm kháng cự đang nằm ở vị trí phía ngoài so với đường xu hướng.
- Tuy nhiên vẫn có trường hợp mặc dù điểm hỗ trợ hoặc kháng cự đã bị phá vỡ nhưng vẫn có một điểm hỗ trợ khác nằm ở vị trí bên trên hoặc bên dưới nó. Điều này sẽ khiến quá trình thay đổi xảy ra bất ngờ và đột ngột. Thông thường, giai đoạn phá vỡ đường xu hướng nằm ngang sẽ mang theo nhiều biến động và tạo ra những chuyển động giá khá bất ngờ.
- Vì không nhận được đủ động lực từ thị trường nên các quá trình phá vỡ thường có xu hướng quay về đường Horizontal line. Điều này có thể góp phần tạo ra sự đảo chiều trên thị trường.
- Đối với đường xu hướng nằm ngang, chiến lược đầu tư tốt nhất là giao dịch tại các điểm phá vỡ trong lần thứ hai hoặc cứ duy trì quá trình giao dịch. Bởi vì break out thường có xu hướng quay trở lại và giá pull back là điều có thể xảy ra.
Phương pháp giao dịch hiệu quả với Horizontal line
Sau khi nắm được những điểm cơ bản về horizontal line là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những phương pháp giao dịch hiệu quả với đường xu hướng này. Cụ thể:
Sự nhất quán của Horizontal line là gì?
Kinh nghiệm của các nhà đầu tư sẽ giúp bạn vẽ được một đường xu hướng chính xác thay vì dựa trên bất kỳ một công thức cụ thể nào. Trên thực tế, với một biểu đồ giá bất kỳ thì 10 nhà đầu tư khác nhau sẽ vẽ ra được ít nhất 3 đường xu hướng khác nhau. Vậy sự khác biệt giữa đường trendline và horizontal line là gì? Nhìn chung, đường xu hướng thường không có sự nhất quán vì có khi vẽ thế này là đúng có khi vẽ như thế là sai. Bạn hãy nhìn hình minh họa dưới đây để hiểu được điều này:
Horizontal line hạn chế break out giả
Các nhà đầu tư sẽ không phải lo lắng về tình huống tạo ra phá vỡ giả khi giao dịch với những đường xu hướng nằm ngang. Hình minh họa dưới đây cho thấy đường xu hướng có màu đỏ và đường màu trắng là đường horizontal line. Lúc này, giá đã phá vỡ đường xu hướng, theo lý thuyết giá sẽ có thể đảo chiều từ đà tăng sang đà giảm. Thế nhưng ở khu vực phía dưới lại có một cản của đường xu hướng nằm ngang và khi giá rơi xuống và chạm đường horizontal line thì giá đã bật lên. Lúc này, nếu có đường horizontal line xuất hiện gần đường trendline thì chúng ta sẽ ưu tiên theo dõi quá trình phá vỡ nằm ở đường xu hướng nằm ngang nhiều hơn.
Horizontal line làm cho biểu đồ trở nên gọn gàng hơn
Nếu bạn là trader theo trường pháp Opening Range thì sẽ tập trung theo dõi giá mở cửa trong vòng 15 phút đầu tiên khi mở phiên. Thế nên, cách tốt nhất để đánh dấu giá mở cửa là sử dụng đường xu hướng nằm ngang. Vì chúng ta không thể sử dụng các công cụ hình chữ nhật để làm dấu vùng giá mở cửa được. Hình minh họa dưới đây cho thấy giá mở cửa đã được đánh dấu bằng các đường xu hướng nằm trang trông có vẻ gọn gàng và đơn giản hơn rất nhiều.
Giao dịch theo Range giá
Chiến lược sử dụng horizontal line để làm range giá cũng được khá nhiều nhà đầu tư chọn lựa vì horizontal line được dùng như một mức cản ngang trong lý thuyết. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ dùng horizontal line để tìm ra mức cản. Thay vì sử dụng công cụ hình chữ nhật để đánh dấu các khu vực giá quan trọng, thì chúng ta sẽ cố gắng tìm ra đường xu hướng nằm ngang đi qua nhiều mức giá đóng cửa của các nến trong khu vực cản đó để làm cản. Đó là do giá đóng cửa của nến chính là mức giá quan trọng nhất mà 1 cái nến có. Trong đó, mức cản mạnh là mức cản đi qua nhiều vùng giá đóng cửa nhất. Cách xác định cản này cho trader tìm ra điểm giá lý tưởng.
Kết hợp horizontal line với hành động giá
Một công dụng khác không thể bỏ qua của đường xu hướng nằm ngang đó là giúp các nhà đầu tư hạn chế việc bỏ quên tín hiệu giá đã chạm vào cản của những khung thời gian lớn khi mải mê phân tích phân tích khung thời gian nhỏ trên biểu đồ lớn để tìm ra điểm vào lệnh tối ưu.
Hình minh họa dưới đây có khung thời gian D và 1 khu vực giá mạnh có khả năng đảo chiều đã được xác định với thời gian hình thành từ tháng 10/2020. Đến ngày 20/8/2021 giá mới tiếp cận lại khu vực này sau gần 8 tháng. Giả sử trader chọn chart H1 để phân tích thì khi bạn zoom chart này tối đa thì cũng không thể phát hiện được giá đã chạm vào vùng bán mạnh. Qua đó, trader có thể bao quát được cả biểu đồ, thay vì sa đà vào 1 khung thời gian nào đó.
Ngoài ra, khi trader tập trung vào vùng giá ở horizontal line đang giữ vai trò như một mức cả ngang thì khi mô hình nến đảo chiều Engulfing có thể xuất hiện mang đến tín hiệu đảo chiều mạnh khi giá tiếp cận. Lúc này, trader có thể đặt lệnh sell với hy vọng giá có thể pullback vùng cản cũ là 1.6000 trước khi có bất kỳ động thái nào.
Horizontal line là gì và những lưu ý quan trọng khi giao dịch với đường xu hướng nằm ngang đã được chúng tôi trình bày cụ thể. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có được một cái nhìn toàn cảnh về chủ đề horizontal line là gì. Chúc các bạn giao dịch thành công.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.