Fomo là gì? Đây là một thuật ngữ xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây thể hiện một trạng thái tâm lý. Chắc hẳn trong tất cả chúng ta sẽ ít nhất một lần trong đời mắc phải hiệu ứng fomo. Vậy khi mang trong mình tâm lý fomo sẽ ảnh hưởng như thế nào. Đối với các nhà giao dịch thì fomo trong Forex là gì và nó có khác gì với thuật ngữ fomo ngoài đời thường không? Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng fomo là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Tâm lý Fomo là gì?
Fomo là viết tắt của cụm từ Fear of Missing Out, được giải thích là nỗi sợ bị “bỏ rơi” của con người khi nhìn thấy sự hào quang của người khác. Nói cách khác, khi nhìn thấy một người đang có được thành công hay vui vẻ chúng ta thường nghĩ rằng những gì họ đang có là tốt hơn bạn. Từ đây bạn lại hình thành một cảm xúc và hành động một cách mù quáng theo những gì họ đang làm và tin tưởng là nó đúng. Việc này cũng tạo nên trạng thái bạn sẽ liên tục cập nhật các thông tin của người khác để không bị bỏ lỡ bất kỳ điều gì.
Thuật ngữ Fomo được thêm vào từ điển Oxford từ năm 2013. Tâm lý Fomo chỉ ra cảm giác bất an, lo lắng và thậm chí là sợ hãi của con người khi không được tham dự một sự kiện nào đó. Có thể nói rằng thuật ngữ Fomo đánh vào trực tiếp vào điểm yếu của con người nằm ở sự tự ti về bản thân họ nghĩ rằng mình không đủ tốt. Khi đã hiểu được tâm lý Fomo là gì, chắc hẳn đọc đến đây hầu hết chúng ta đều ít nhất một lần rơi vào hiện tượng Fomo và nghi ngờ bản thân mình.
Hiệu ứng Fomo trong cuộc sống hằng ngày
Trong cuộc sống hằng ngày sẽ không quá khó để bắt gặp gặp tâm lý Fomo như việc “muốn được như họ” vậy nên đã không để bỏ lỡ bất kỳ điều gì. Cũng vì vậy mà những quyết định bị ảnh hưởng bưởi Fomo luôn cảm tính và phi lý trí. Trên thực tế để chưa hẳn là nhu cầu mà bản thân đang cần nhưng vì sợ bỏ lỡ mà phải có cho được những điều đó.
Một ví dụ điển hình mà bạn chắc chắn đã gặp qua đó chính là hiệu ứng Fomo được tạo ra bởi sàn thương mại điện tử Shopee. Cách Shopee quảng bá thương hiệu của mình là tạo ra hiệu ứng đám đông bằng tâm lý Fomo. Rất dễ dàng nhận thấy các chiến lược khuyến mãi vào những ngày 9/9, 10/10,… hay “đếm ngược”, mua 1 tặng 1” và rất nhiều khuyến mãi khác. Shopee đốc thúc người mua quyết định ngay lập tức với chiến lược đánh vào tâm lý của sợ hãi “bỏ qua” của người mua khi khẳng định sự khan hiếm này.
Chắc hẳn trong chúng ta khi đối diện với những điều mới lạ của cuộc sống đều đã ít nhất một lần vướng vào hiệu ứng Fomo. Những thứ mới lạ, hấp dẫn như một bữa ăn sang trọng, một nơi check in sang chảnh hay những món đồ hiệu đều sẽ dễ dàng gây nên một tâm lý sợ “bỏ lỡ” cho người tiêu dùng.
Tâm lý Fomo trong lĩnh vực tài chính, ngoại hối và tiền điện tử
Nhận ra tâm lý Fomo khi bước chân vào thị trường giao dịch
Tương tự như cách sợ “vụt mất” những điều hấp dẫn trong cuộc sống, Fomo luôn là một nỗi ám ảnh của rất nhiều nhà giao dịch. Là một người vừa bước chân vào lĩnh vực này chắc hẳn ai cũng muốn tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình. Họ sẽ tìm hiểu thật nhiều nơi để nghe ngóng các tin tức, tín hiệu và tìm kiếm cho mình một cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Lúc này, họ rất dễ dàng vướng phải tâm lý Fomo khi nghe được tin tức về một giao dịch nào đó đang tăng liên tục. Chắc hẳn khi có một tin tức tốt như vậy lại có rất nhiều người đang đổ xô vào nó, tâm lý đám đông sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Ngay lập tức bạn sẽ cho rằng đây là một giao dịch tốt cho mình và tiến hành vào lệnh ngay.
Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau đó giao dịch này bắt đầu lao dốc nghiêm trọng mà đến cả chính bản thân bạn chẳng hiểu tại sao. Đây chính là vì cảm xúc lo sợ nếu không đầu tư sẽ không có lời mà đầu tư phi lý trí dẫn đến thua lỗ. Lúc này bạn đã mắc phải hiệu ứng Fomo trong các thị trường giao dịch.
Một cách tổng quát hiệu ứng Fomo đã làm cho bạn mù quáng, thiếu suy nghĩ khi vào lệnh mà bỏ qua Stop Loss hay Take Profit. Hoặc thậm chí nhà giao dịch có thể bị kẹt lệnh xấu trong nhiều ngày liên tục không thể thay đổi. Cũng từ đây mà các giao dịch của bạn đã rơi vào trạng thái thua lỗ một cách nặng nề nếu không có phương pháp đúng đắn.
Ví dụ về tâm lý Fomo trong tiền ảo
Đồng tiền ảo Dogecoin là một trong những ví dụ điển hình nhất gây ra hiện tượng tâm lý Fomo. Theo ước tính của các chuyên gia tài chính, có đến 67% lượng Dogecoin do các “cá mập” trên toàn thế giới nắm giữ. Lúc này, họ đã thổi giá lên và đưa ra các thông tin truyền nhau về mặt tốt và tương lai triển vọng của đồng tiền ảo Dogecoin này.
Thậm chí một trong những CEO giàu nhất hiện nay là Elon Musk cũng đã từng nhắc đến đồng coin này. Điều này đã làm cho rất nhiều nhà đầu tư với tâm thế sợ “vụt mất” cơ hội tốt này đã tranh nhau mua cho bằng được chúng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, đồng Dogecoin đã “bay” mất hơn 22 tỷ đô vốn hóa làm rất nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh trắng tay. Đó cũng chính là hiệu ứng Fomo mà các nhà đầu tư cần phải nghiêm túc xem xét và tránh nó.
Tại sao lại có tâm lý Fomo trong các nhà giao dịch?
Có 4 lý do rõ ràng nhất để giải thích cho hiệu ứng Fomo này:
Tâm lý sợ bị bỏ lỡ giao dịch đang tăng
Đây được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiệu ứng Fomo trong thị trường. Tại thời điểm giá trị sản phẩm như cổ phiếu và tiền ảo bị thổi lên cao sẽ có rất nhiều người bắt đầu có tâm lý sợ hãi. Họ lo sợ rằng mình không mua được và mù quáng bỏ ra một lượng lớn vốn để mua chúng. Kết quả là thời điểm họ mua được cũng là thời điểm giá đỉnh của thị trường, một kết cục tệ hại.
Tâm lý quá mong chờ vào cơ hội tốt
Dù biết chờ đợi cơ hội là điều tốt nhưng chờ đợi một cách thái quá sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng “rớt từ trên mấy xuống”. Một ví dụ điển hình chính là kỳ vọng quá mức vào đồng Dogecoin ngang bằng giá trị với Bitcoin hay Etherum là điều không có khả năng. Vì căn bản rằng đồng Dogecoin có mức giá cao như vậy là được “cá mập” bơm giá một cách quá mức trên thị trường.
Vậy nên, bên cạnh sự mong chờ vào các giao dịch, việc bạn cần nhớ đầu tiên khi muốn quyết định mọi việc chính là một cái đầu lạnh. Bạn phải kiểm soát được tâm lý và hành động của mình để mọi thứ bạn đang làm diễn ra theo cách logic nhất. Điều này cũng sẽ giúp bạn hạn chế được rơi vào “bẫy Fomo” khi không tỉnh táo. Vì thế hãy giữ cho mình trạng thái bình tĩnh nhất và bạn luôn có thể mua được giá ở những thời điểm khác nhau.
Tâm lý tự mãn trong giao dịch
Tâm lý tự cao luôn là một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống. Trong giao dịch nếu quá tự tin vào bản thân mình sẽ làm bạn rơi vào trạng thái tự ép mình đứng trên “ngọn núi cao”. Mà khi đó, bạn có thể rơi xuống đáy vào bất cứ lúc nào mà không hề có sự báo trước.
Vậy nên khi bạn đang đạt được những gì mong muốn đừng bắt đầu sinh ra cảm giác tự mãn mà hành động phi lý trí. Đặc biệt là không nên đi theo số đông trên thị trường giao dịch mà dẫn đến các quyết định thiếu chính xác. Hãy hiểu rõ bản thân mình đang ở vị trí nào và lập cho mình kế hoạch phù hợp nhất khi giao dịch.
Tâm lý tham lam luôn muốn có lời nhiều hơn
Lòng tham luôn là yếu tố gây “chết người” mà ai cũng từng rơi vào cái hố này khi luôn muốn thu lời mà không chịu đặt cắt lỗ. Hậu quả dẫn đến lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ ngày càng bị bào mòn và khoản lỗ ngày một lớn hơn. Khi có tâm lý tham lam trong giao dịch, họ thường liều để mua ở vùng giá cao và chờ đợi giá sẽ tiếp tục tăng lên. Lúc này nhà đầu tư sẽ chấp nhận phá vỡ nguyên tắc và chiến lược đã đề ra từ ban đầu. Hậu quả là sẽ chẳng nhận được thêm bất kỳ lợi nhuận nào mà thậm chí trắng tay ra về.
4 cách hiệu quả vượt qua tâm lý Fomo trong giao dịch
Cẩn trọng với các thông tin quá lạc quan trên thị trường
Hãy luôn nhà một nhà đầu tư có cái đầu lạnh khi cẩn trọng các mẹo và thông tin quá lạc quan trên thị trường. Không được vì chạy theo tâm lý sợ hãi bỏ lỡ những lợi nhuận vô hình mà vào lệnh một cách mù quáng. Bạn sẽ gặp phải rủi ro rất lớn nếu tiến hành đầu tư mà không hiểu rõ cách thức hoạt động của thị trường giao dịch. Lời khuyên cho bạn lúc này là nghiên cứu thật kỹ những thông tin liên quan đến giao dịch của bạn. Đồng thời dành thời gian để nhận định đây có phải là một khoản đầu tư xứng đáng cho bạn đặt niềm tin không. Đừng quên nhìn vào các mục tiêu tài chính của mình để xem xét lựa chọn các khoản đầu tư phù hợp nhé.
Tuân thủ kế hoạch tài chính do chính mình lập ra
Đầu tiên hãy xem xét các mục tiêu tài chính trong thời gian ngắn hạn cũng như dài hạn mà bạn đang kỳ vọng. Dựa trên đó xem xét chung với mức độ chịu rủi ro của bản thân để lên một kế hoạch tài chính. Có một kế hoạch tài chính sẽ giúp nhà đầu tư định hướng những gì họ muốn đạt được từ chúng. Theo đó, phải chắc chắn rằng tuân thủ theo kế hoạch tài chính đã đặt ra mà không bị sao nhãng bởi bất kỳ yếu tố nào. Chỉ có như vậy bạn mới có thể đạt được những mục tiêu dựa trên kế hoạch tài chính của chính mình
Vượt qua thiên kiến trong những giao dịch trên thị trường
Bạn nên biết rằng dù có thận trọng và kiểm soát trạng thái tâm lý tốt, vẫn rất khó để bạn có thể vượt qua thiên kiến giao dịch. Việc có sự thiên kiến trong giao dịch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành động của con người và trong đó chính là hiệu ứng Fomo. Không chỉ có thể mà thiên kiến giao dịch còn gây ra một số hiệu ứng khác rất phổ biến trong các giao dịch trên thị trường, cụ thể:
- Thành kiến xác nhận (Confirmation Bias): là hiện tượng các nhà đầu tư hoàn toàn đặt niềm tin vào những nhận định và hành động của mình, cho nó là đúng. Lúc này cần phải có giải pháp vượt qua được thành kiến xác nhận bằng cách hãy thật bình tĩnh. Nhà giao dịch nên tìm thêm các nguồn thông tin xung quanh để giúp xác định thêm phán đoán của mình và tiến hành đầu tư.
- Quá tự tin vào bản thân (Overconfidence): theo khảo sát hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư quá tự tin vào bản thân và kinh nghiệm của mình. Họ luôn cho rằng hầu hết những người khác sẽ rất khó để có thể đánh bại thị trường chỉ với việc giao dịch một cách thường xuyên.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nhiều nhà giao dịch có đủ kinh nghiệm trên thị trường hoàn toàn có thể tin vào những gì họ đạt được. Để làm được điều này, bạn cần phải kiểm tra tình hình thực tế một cách thường xuyên. Đừng quá nhanh nhóng tú tin vào bản thân mình vì có rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Hãy là một nhà đầu tư có tầm nhìn lâu dài
Để đạt được lợi nhuận, nhà đầu tư nên phải có mục tiêu hoạt động trên thị trường một cách lâu dài. Bạn cần phải biết rằng lợi nhuận không phải hình thành trong nhất thời mà là cả một quá trình tích lũy lâu dài. Vì thế việc lập ra một kế hoạch lâu dài là vô cùng cần thiết trong giao dịch. Phải luôn đặt mình trong tâm thế chống lại các cám dỗ bởi những thông tin nhiễu trên thị trường. Không được giao dịch một cách mù quáng dẫn đến thua lỗ nặng nề. Vì thế hãy kiên định trước những gì mình đã lập ra để đạt được kế hoạch của mình.
Hãy thay đổi cảm xúc FOMO thành JOMO
Jomo là Joy of Missing Out để chỉ đến những nhóm người sẽ không vì lợi nhuận trước mắt mà bị cuốn theo những người khác trên thị trường. Hiểu theo một nghĩa khác thì Jomo chính là trạng thái tâm lý trái ngược hoàn toàn với Fomo.
Trên thực tế, những người thuộc tâm thế Jomo sẽ lựa chọn tận hưởng cuộc sống của riêng họ thay vì lo sợ bỏ lỡ những cuộc vui bên ngoài. Đối với họ việc “vụt mất” những cuộc vui này không hề làm họ cảm thấy bất an hay tiếc nuối gì cả. Thay vì chạy theo cuộc sống của người khác, những người này tôn sùng cuộc sống cá nhân của mình và tận hưởng những khoảnh khắc của riêng bản thân họ.
Bảng so sánh dưới đây sẽ chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa một nhà đầu tư Fomo và nhà đầu tư Jomo trên thị trường giao dịch:
NHÀ GIAO DỊCH THEO TÂM LÝ FOMO | NHÀ GIAO DỊCH THEO TÂM LÝ JOMO |
“Giá đang tăng mạnh, mọi người đều tiến hành giao dịch. Tôi cũng phải tiến hành giao dịch ngay thôi” | “Giao dịch này quá khó để thực hiện, lại thêm đã quá muộn để tham gia giao dịch này. Tôi sẽ chờ đợi một cơ hội khác để giao dịch” |
“Mọi người khuyên tôi nên giao dịch ngay, tôi phải làm theo họ” | “Tôi phải nghiên cứu thị trường, quan sát và chờ đợi thời cơ mới quyết định tiến hành giao dịch”. |
“Dù cho chỉ mới nghiên cứu trong thời gian ngắn tôi vẫn muốn giao dịch ngay lập tức” | “Tôi có kế hoạch và chiến lược giao dịch của mình, đồng thời đã phân tích rõ ràng nên mới quyết định tiến hành giao dịch” |
“Tôi thấy trên mạng các thông tin đang tăng nên tôi cho rằng đó là thời cơ tốt để tiến hành giao dịch” | “Tôi đã tham khảo các thông tin trên thị trường và tìm hiểu nhiều thông tin xung quanh. Tôi nắm rõ thị trường đang diễn ra theo xu hướng nào” |
“Tôi sợ hãi khi bỏ lỡ những cơ hội tối vì vậy tôi luôn quan sát thị trường diễn ra” | “Tôi đã lập trình một số quy trình tự động và sẽ không để bỏ lỡ những cơ hội tốt. Nếu không tiến hành giao dịch là do đã thông qua sự lựa chọn của mình” |
Trên thực tế, một nhà giao dịch với tâm lý Jomo sẽ luôn có tỷ lệ thắng cao hơn rất nhiều so với những người luôn mang tâm lý Fomo. Vì cơ bản họ không chạy theo tâm lý đám đông, không giao dịch một cách mù quáng mà thay vào đó giữ vững chiến lược mà mình đã để ra. Qua đó, áp lực mà họ phải chịu cũng ít hơn một nhà giao dịch có những thiên kiến trên thị trường và dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Do vậy, nhà giao dịch Jomo sẽ đạt được nhiều thành công hơn.
Qua bài viết trên, các thông tin mang đến đã trả lời cho câu hỏi hiệu ứng Fomo là gì. Đây là tâm lý gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người khi luôn sống trong lo lắng, sợ hãi. Đồng thời trong giao dịch Forex cũng dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng dẫn đến trắng tay. Thay vì luôn sống trong một cuộc đời với hiệu ứng tâm lý Fomo hãy sống trong tâm lý Jomo để luôn cảm thấy thoải mái và tận hưởng cuộc sống của mình.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.