Mô hình 3 đáy cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ, mặc dù không xuất hiện phổ biến như những mô hình giá khác. Thế nên, trader cần nắm rõ những đặc điểm nhận dạng của mô hình 3 đáy, cũng như chiến lược giao dịch với mô hình này để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Hãy cùng Forex Dictionary khám phá mô hình 3 đáy là gì và ý nghĩa của mô hình này trên biểu đồ giá bạn nhé.
Mô hình 3 đáy là gì?
Mô hình 3 đáy trong tiếng anh được gọi là Triple Bottom. Trader sẽ thường thấy mô hình giá đảo chiều này trong giai đoạn cuối cùng của một xu hướng giảm. Qua đó, báo hiệu rằng xu hướng giảm sắp kết thúc và giá đang trong quá trình chuẩn bị để đảo chiều.
Về cấu trúc, mô hình Triple Bottom hoàn chỉnh gồm có 3 đáy với chiều cao bằng nhau. Trong đó, có 2 đỉnh nằm giữa mô hình và một đường viền cổ, hay còn gọi là Neckline cắt 2 đỉnh đó và giữ nhiệm vụ như một đường kháng cự mạnh vậy. Mô hình 3 đáy có hình dáng tương tự như 3 chữ V nối liền nhau (VVV). Mô hình 3 đáy hoàn chỉnh khi giá phá vỡ đường Neckline rồi tăng lên mạnh mẽ. Thông qua tín hiệu này, các nhà đầu tư có thể đón đầu xu hướng bằng một lệnh Buy và gia tăng lợi nhuận cho mình.
Đặc điểm của mô hình 3 đáy là gì?
Vậy đặc điểm nhận diện mô hình 3 đáy là gì? Cụ thể, mô hình Triple Bottom được xem như một sự tiếp nối từ mô hình 2 đáy. Tức là giá tiếp tục quay đầu và tạo ra đáy thứ 3, thay vì đảo chiều ngay khi hình thành đáy thứ 2. Trong quá trình quan sát và theo dõi biểu đồ, trader sẽ dễ nhầm lẫn mô hình 3 đáy với mô hình 3 đỉnh. Thế nên, các bạn cần nắm rõ những đặc điểm sau:
- Trước khi xuất hiện mô hình 3 đáy thì thị trường phải đang trong đà giảm giá. Đặc điểm này vô cùng quan trọng nên các trader cần phải lưu ý.
- Về cấu trúc, mô hình 3 đáy được tạo ra từ sự kết hợp của 3 đáy, 2 đỉnh và một đường viền cổ. Trong đó, 3 đáy của mô hình giống với 3 chữ V nối tiếp nhau và có chiều cao tương đương. Ngoài ra, chúng đều bị một đường hỗ trợ mạnh, nằm ngang giới hạn. Tiếp theo là đỉnh có hình chữ A cũng có chiều cao bằng nhau. Cuối cùng là đường Neckline, một đường thẳng cắt 2 đỉnh của mẫu hình với nhiệm vụ như một đường kháng cự mạnh.
- Mô hình 3 đáy chỉ được xem là hoàn chỉnh khi giá phá vỡ đường neckline rồi tạo đà tăng mạnh, hay quay đầu để retest với đường viền cổ rồi mới bắt đầu xu hướng tăng mạnh mẽ.
- Khi mô hình 3 đỉnh hình thành thì khối lượng giao dịch sẽ có xu hướng giảm dần cho đến khi mô hình hoàn chỉnh, giá mới dần tăng lên.
Ý nghĩa của mô hình 3 đáy là gì?
Thông qua sự hình thành của mô hình Triple Bottom ở giai đoạn cuối cùng của xu hướng giảm, các trader có thể dự đoán rằng phe bán đang dần suy yếu. Lúc này, phe mua đang gia nhập vào thị trường và góp phần đẩy giá lên cao để tạo ra đỉnh thứ 1 trong mô hình. Sau đó, phe bán lại nỗ lực để kéo giá xuống, nhưng không thể phá vỡ đường hỗ trợ và làm cho giá quay đầu tạo ra đáy đầu tiên.
Quá trình này liên tục diễn ra cho đến khi đáy thứ 3 xuất hiện. Lúc này, sức mạnh của phe mua đã tăng lên và khiến giá phá vỡ đường kháng cự. Điều này cho thấy bên mua đã chiếm ưu thế và kiểm soát thị trường. Do đó, giá bắt đầu đà tăng mạnh mẽ.
Các bước giao dịch với mô hình 3 đáy
Dù là mô hình 3 đáy tăng dần hay mô hình 3 đáy giảm dần, trader cũng cần xác định mục tiêu giá cho mình. Thông thường, mục tiêu giá sẽ dao động trong khoảng từ mức thấp và điểm đột phá. Chẳng hạn như mức thấp là 10 đô la Mỹ, còn mức đột phá là 12 đô la Mỹ thì mục tiêu giá sẽ được xác định bằng biểu thức 12 – 10 = 2 + 12 = 14 đô la Mỹ. Khi đó, điểm cắt lỗ sẽ được đặt phía dưới điểm đột phá, hoặc đặt cùng dưới mức thấp thất của 3 đáy.
Các trader có thể kết hợp nhiều chỉ báo kỹ thuật khác nhau, hay tín hiệu từ các mô hình giá khác để xác nhận mô hình 3 đáy. Chẳng hạn như với cặp tiền forex thì sẽ có chỉ số sức mạnh tương đối RSI thể hiện thị trường đang quá bán trước khi đáy đôi xuất hiện. Qua đó, có thể tìm kiếm một tín hiệu nào đó để xác nhận mô hình 3 đáy, thay vì mô hình giảm giác như là tam giác giảm. Tiếp theo đây, Forex Dictionary sẽ hướng dẫn trader các bước xác định mức hỗ trợ, điểm phá vỡ và cách giao dịch với mô hình giá đảo chiều này.
Xác định mức hỗ trợ
Trước khi giao dịch với mô hình 3 đáy tăng dần, mô hình 3 đáy giảm dần thì trader cần xác định mức hỗ trợ. Như đã trình bày, 3 đáy của mô hình sẽ có chiều cao tương đương nhau hoặc cùng xuất hiện ở một mức giá và tạo thành một đường thẳng tương đối.
Thông thường, đáy thứ 1 sẽ được tạo ra sau sự xuất hiện của một xu hướng giảm khá rõ ràng. Kế đến là sự hình thành của đáy thứ 2, báo hiệu phe mua đang dần giành thế chủ động trên thị trường và khu vực hỗ trợ giá được tạo ra rõ ràng và cụ thể hơn.
Khi giá không đủ lực để tạo ra đột phá tại đáy thứ 3 thì có xu hướng bật lên. Lúc này, khối lượng giao dịch tăng lên đáng kể sẽ là bằng chứng đáng tin cậy hơn so với mức hỗ trợ giá mạnh đối với mức này.
Xác định sự đột phá
Sau khi giá thành công phá vỡ ngưỡng kháng cự trên của mô hình thì giá có thể tạo ra sự dịch chuyển tăng mạnh. Trong đó, trader có thể vẽ đường kháng cự bằng cách nối các điểm của 3 đáy. Đây sẽ là đại diện cho khu vực hỗ trợ giá trong mô hình. Tương tự như thế, các bạn cũng nối các đỉnh của mô hình để tạo thành đường hỗ trợ.
Khi giá tạo ra sự phá vỡ ở mức cao hơn so với đường hỗ trợ thì nên có sự kết hợp của khối lượng giao dịch cao hơn. Lúc này, trader có thể thực hiện lệnh mua trên đường neckline của mô hình để tận dụng việc giá tăng mạnh. Kèm theo đó, trader đừng quên kết hợp với lệnh cắt lỗ để hạn chế rủi ro nếu giao dịch trên tín hiệu phá vỡ giả.
Giao dịch với mô hình 3 đáy
Thông qua hình minh hoạ phía trên, trader có thể thấy giá cổ phiếu APC đang trên đà giảm dần. Cụ thể, giá chứng khoán APC đã giảm còn 28 USD / cổ phiếu. Sau đó, giá lại tiếp tục đà tăng mạnh trong vài tuần tiếp theo rồi đạt mức 35.5 USD/ cổ phiếu. Tuy nhiên, giá cổ phiếu lại một lần nữa giảm giá khá mạnh và quay về mức 27.5 USD/ cổ phiếu.
Ngoài ra, giá cổ phiếu cũng phục hồi đến 36.5 USD/ cổ phiếu với những đường zig zag có khối lượng giao dịch nhỏ hơn. Thế nhưng, giá tiếp tục giảm xuống chạm mức 27 USD/ cổ phiếu và hình thành đáy thứ 3 của mô hình. Cuối cùng, giá cổ phiếu APC bắt đầu tăng mạnh với một khối lượng giao dịch lớn hơn, thông qua một bước nhảy gần như thẳng đứng.
Về mục tiêu lợi nhuận
Đối với mô hình 3 đáy này, trader sẽ vào lệnh mua ở mức giá 38 USD, ngay trên ngưỡng 37 USD được thể hiện qua dòng màu đỏ trên hình minh họa. Sau đó, trader kết thúc giao dịch sau 2 ngày khi đã đạt được mục tiêu lợi nhuận, cũng như đang dao động từ 48 đến 50 USD.
Thông thường, mục tiêu lợi nhuận đối với mô hình 3 đáy sẽ được xác định bằng cách thêm chiều cao của mô hình vào mức giá đột phá. Cụ thể:
- Chiều cao của mẫu sẽ được xác định bằng cách: 37 – 27 = 10 USD
- Mục tiêu lợi nhuận được tính toán thông qua biểu thức: 38 + 10 = 48 USD
Đặt điểm cắt lỗ
Bất kỳ giao dịch nào cũng cần được thiết lập điểm Stop Loss và giao dịch với mô hình 3 đáy cũng không ngoại lệ. Bước thiết lập điểm cắt lỗ sẽ giúp trader hạn chế được nhiều rủi ro, đặc biệt là khi giao dịch sai với tín hiệu giả. Trader có thể chọn điểm Stop Loss nằm ở phía dưới mức đột phá, cụ thể là 36 USD đối với ví dụ phía trên. Nhưng nếu bạn muốn có lời nhiều hơn thì có thể chọn mức cắt lỗ là 34 USD.
Cần lưu ý gì khi giao dịch với mô hình 3 đáy?
Mặc dù mô hình 3 đáy được đánh giá cao vì cung cấp tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy nhưng nó không hoàn hảo 100%. Nghĩa là Triple Bottom vẫn có thể tạo ra tín hiệu sai. Cụ thể là khi giá không đảo chiều và tăng lên mà tiếp tục duy trì xu hướng giảm sau khi phá vỡ đường viền cổ. Thế nên, trong quá trình giao dịch với mô hình 3 đáy, trader cần lưu ý:
- Chú ý đến volume ở mỗi đáy của mô hình vì Triple Bottom sẽ hoàn hảo nếu khối lượng giao dịch giảm dần từ đáy đầu tiên đến đáy cuối cùng. Trader tuyệt đối không vào lệnh khi khối lượng giao dịch bằng nhau hoặc tăng dần.
- Trước khi mô hình 3 đáy xuất hiện thì thị trường phải ở xu hướng giảm rõ ràng và đang dần suy yếu.
- Kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác, hoặc mô hình nến đảo chiều để xác nhận tín hiệu. Không nên vội vàng giao dịch khi chỉ dựa vào tín hiệu từ mô hình 3 đáy, vì Triple Bottom vẫn có thể tạo ra tín hiệu sai.
- Mô hình 3 đáy được tạo ra càng đẹp thì càng chính xác. Thế nhưng trong thực tế, không phải khi nào mô hình 3 đáy xuất hiện cũng có các đỉnh hoặc đáy có chiều cao bằng nhau. Thế nên trader cần linh hoạt hơn đối với mô hình này khi xác nhận tín hiệu.
- Luôn cắt lỗ và chốt lời để giảm thiểu rủi ro trước những biến động khó lường của thị trường.
- Chuẩn bị chiến lược vốn hợp lý và tuân thủ đến cùng để tránh FOMO hay gồng lỗ, gồng lời khiến tài khoản bị cháy.
Mô hình 3 đáy là gì, đặc điểm nhận diện mô hình này và cách giao dịch với Triple Bottom đã được Forex Dictionary trình bày cụ thể. Có thể nói, mô hình 3 đáy là một trong những mô hình cung cấp tín hiệu đảo chiều khá chính xác. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu rủi ro vào lệnh sai thì trader nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác, hay mô hình nến đảo chiều… Hy vọng qua bài viết, trader có thể tổng hợp được nhiều thông tin hữu ích về một mô hình đảo chiều giá tăng, cũng như vận dụng hiệu quả. Chúc các bạn thành công.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.