Chỉ báo Accumulation/Distribution còn được gọi tắt là chỉ báo a/d hay chỉ số D/A được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống giao dịch Forex. Vậy chỉ báo Accumulation/Distribution là gì? Accumulation Distribution indicator là chỉ báo về khối lượng thể hiện các thông tin quan trọng trong giao dịch. Chỉ số d/a được xem là biến thể của chỉ báo OBV khi liên quan đến tính toán khối lượng giao dịch dựa trên mức giá đóng cửa. Hãy cùng tìm hiểu để trả lời câu hỏi chỉ báo A/D là gì.
Định nghĩa chỉ báo Accumulation Distribution trong giao dịch Forex
Khái niệm chỉ báo Accumulation/Distribution
Accumulation Distribution indicator là chỉ báo được tính dựa trên sự biến đổi về giá và khối lượng trong giao dịch. Khối lượng được xem như là hệ số đo lường thay đổi của giá và có mối quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ ảnh hưởng của biến động giá. Cụ thể hệ số khối lượng càng lớn thể hiện mức độ ảnh hưởng càng cao của biến động giá mà bạn đang tính toán. Chỉ báo Accumulation/Distribution sẽ nhắc đến 2 thuật ngữ chính là “tích lũy” và “phân phối” được giải thích như sau:
- Tích lũy (Accumulation): xét trên khối lượng giao dịch khi giá đóng cửa hiện hành cao hơn so với giá đóng cửa của ngày trước sẽ được xem là tích lũy. Thông thường các nhà đầu tư sẽ gọi hiện tượng trên là “ngày tích lũy”.
- Phân phối (Distribution): tương tự xét trên khối lượng giao dịch khi gia đóng cửa hiện hành thấp hơn giá đóng cửa của ngày trước sẽ được gọi là phân phối. Thuật ngữ này cũng được gọi là “Ngày phân phối” trong các giao dịch.
So sánh chỉ báo A/D và chỉ báo OBV
Chỉ báo d/a là một loại hình tương tự với chỉ báo OBV (On Balance Volume – Chỉ báo khối lượng cân bằng). So với độ phổ biến của chỉ báo OBV, chỉ báo d/a được biết ở một mức độ khiêm tốn không quá rộng rãi. Tuy nhiên chỉ báo này vẫn mang đến rất nhiều lợi ích cho nhà đầu tư nếu biết cách sử dụng. Cả chỉ báo OBV và chỉ số A/D đều được dùng để xác định biến động giá thông qua tính toán khối lượng giao dịch. Chỉ số Accumulation/Distribution được dùng trong việc kiểm tra và xác nhận mức giá tại thời điểm điều chỉnh khối lượng giao dịch.
Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa hai chỉ báo OBV và A/D line là chỉ báo OBV chỉ tính toán đơn thuần trên khối lượng. Đối với chỉ báo A/D line đã được bổ sung một hệ số điều chỉnh dựa trên giá đóng cửa của từng phiên. Việc bổ sung hệ số này vào chỉ số A/D sẽ phản ánh một cách chính xác hơn trạng thái của thị trường thông qua cách kết hợp tính toán giữa giá và khối lượng.
Cách tính toán chỉ báo A/D như thế nào?
Chỉ báo A/D được áp dụng chủ yếu vào việc đo lường phân kỳ của cả sự vận động giá và khối lượng giao dịch. Có thể nói rằng chỉ báo Accumulation/Distribution line chính là một công cụ hữu ích trong việc xác nhận hướng di chuyển của đường giá. Đồng thời nó còn cung cấp những tín hiệu chỉ ra những cảnh báo trong việc đảo chiều của đường giá ở tương lai. Chỉ báo A/D sẽ được tính toán dựa trên một phần của khối lượng giao dịch hàng ngày cộng hoặc trừ cho giá trị tích lũy. Khi giá đóng cửa càng đến di chuyển đến gần mức cao nhất trong ngày, phần được cộng thêm lúc này cũng sẽ càng lớn và ngược lại.
Công thức tính chỉ báo Accumulation/Distribution:
A/D = SUM(((CLOSE – MINIMUM) – (MAXIMUM — CLOSE))*VOLUME/(MAXIMUM – MINIMUM), N)
Giải thích ý nghĩa thành phần của công thức:
- Close: giá đóng cửa của phiên giao dịch Forex.
- Low: giá thấp nhất của cột trong giao dịch.
- High: giá cao nhất của cột trong giao dịch.
- Volume: khối lượng giao dịch của một phiên.
- N: số chu kỳ được dùng để tính toán.
- Sum (…, n): tổng n chu kỳ để tính
Đồ thì A/D line tăng mạnh chỉ khi khối lượng giao dịch lớn và đồng thời mức giá cũng tăng mạng. Ngược lại đồ thị A/D line trượt có sự giảm mạnh khi và chỉ khi giá giảm mạnh mà khối lượng giao dịch vẫn lớn.
Hiện nay các nhà giao dịch sẽ được hỗ trợ mặc định chỉ báo A/D trên các hệ thống giao dịch.
Giải thích ý nghĩa đường A/D line
Accumulation Distribution indicator line sẽ có những điểm tương tự với ý nghĩa của đường OBV. Chỉ báo OBV thể hiện giá trị tích lũy khối lượng giao dịch thành công khi đã có sự điều chỉnh về tỷ lệ tăng giá trải các phiên. Tuy nhiên ở chỉ báo A/D có sự góp mặt của thành phần giá và khối lượng nên chỉ báo này còn mang ý nghĩa phản ảnh dòng chảy tiền tệ ra vào trên các thị trường. Có thể nói rằng A/D line sẽ mang đến tín hiệu và sự xác nhận có độ chính xác cao hơn cả chỉ báo OBV.
Trường hợp giá tăng rất mạnh nhưng khối lượng giao dịch chỉ ở mức nhỏ hoặc ngược lại giá giảm nhẹ nhưng khối lượng giao dịch lớn thì đồ thị này sẽ thể hiện sự tăng chậm. Trường hợp khối lượng giao dịch lớn nhưng giá lại giảm mạnh hoặc giá tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch lại nhỏ thì đồ thị A/D line sẽ giảm chậm.
Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo Accumulation/Distribution
Chỉ báo A/D được sử dụng phổ biến để đánh giá mức độ mạnh yếu của xu hướng đồng thời xác định các điểm đảo chiều. Từ các thông tin có được sẽ tìm kiếm các giao dịch tiềm năng thuận xu hướng và đảo chiều. Muốn sử dụng chỉ báo một cách hiệu quả, các traders có thể tham khảo qua 2 chiến lược phổ biến dưới đây.
Chiến lược tìm kiếm giao dịch thuận xu hướng dựa trên chỉ báo A/D
Được cho là một chiến lược có phần đơn giản và phù hợp với đại đa số các trader trên thị trường hiện nay. Đặc biệt là các trader có khả năng nhận định hành động của giá hoặc các trader giao dịch theo trường phái Price Action. Cách thực hiện chiến lược tìm kiếm giao dịch thuận xu hướng như sau:
Tìm kiếm lệnh Buy trong giao dịch Forex
Khi giao dịch có xu hướng tăng, nếu nhận thấy đồng thời giá và A/D cũng tăng chứng tỏ xu hướng này đang rất mạnh. Lúc này trader có thể tiến hành tìm kiếm lệnh Buy thuận với xu hướng hiện tại sau khi giá đã có một đợt giảm điều chỉnh. Ngay tại vùng tín hiệu này, trader có thể theo dõi nến để tìm cho mình thêm cơ hội vào lệnh theo nến xanh thuận với xu hướng.
Tìm kiếm lệnh Sell trong giao dịch Forex
Đối với giao dịch có xu hướng giảm nếu nhà giao dịch nhận thấy cả giá và A/D đều giảm chứng tỏ xu hướng giảm đang rất mạnh trên thị trường. Tại vị trí các vùng kháng cự khi giá tăng điều chỉnh, các nhà giao dịch có thể ngay lúc này tìm cơ hội thực hiện lệnh Sell thuận xu hướng theo cây nến giảm.
Ví dụ: Cặp tiền tệ EUR/CHF trên khung H4 tại vùng tăng điều chỉnh có dấu hiệu chững lại khi giá không có khả năng phá được tại vùng đỉnh trước. Bên cạnh đó phê bán lúc này đang có dấu hiệu áp đảo phe mua và chỉ báo A/D line đang trên đà đi xuống. Lúc này trader nên tìm cơ hội cho mình vào lệnh Sell thuận theo xu hướng giảm. Tương tự với hình giao dịch được minh họa bên dưới.
Giao dịch đảo chiều dựa trên các tín hiệu phân kỳ
Kết hợp tín hiệu phân kỳ giữa chỉ báo A/D và đường giá có thể giúp nhà giao dịch xác định điểm đảo chiều. Như thường lệ khi xác định được điểm đảo chiều sẽ mang đến lợi thế đón đầu xu hướng mới với các lệnh Buy hoặc Sell đảo chiều. Tuy nhiên, nhà giao dịch phải lưu ý rằng chỉ nhận định xu hướng đang diễn ra khi đã có dấu hiệu suy yếu mới được quyết định giao dịch. Bên cạnh đó còn có thể xuất hiện các mô hình giá đảo chiều hoặc các đoạn sideway tích lũy.
Cách thực hiện lệnh Buy/Sell ở giao dịch đảo chiều như sau:
- Tìm kiếm lệnh Sell: trong trường hợp giá đang di chuyển tăng theo xu hướng cũ nhưng chỉ báo A/D lại theo chiều ngược lại. Lúc này chính là báo hiệu cho việc hành động giá sẽ chuẩn bị đảo chiều từ tăng sang giảm.
- Tìm kiếm lệnh Buy: khi giá đang giảm thuận theo xu hướng nhưng ngược lại chỉ số A/D đang tăng, nhà giao dịch nên dự đoán ngay xu hướng chuẩn bị chuyển dịch từ giảm sang tăng.
Ví dụ: cặp đồng tiền EUR/USD tại vị trí khung H4 thể hiện xu hướng giá đang tăng. Tuy nhiên bên cạnh đó giá đang có chiều hướng đi xuống rất mạnh dưới đường trendline. Mặc dù thời điểm sau giá hồi lại nhưng vẫn không phá được vùng kháng cự vừa được hình thành. Đồng thời chỉ báo A/D cũng đã tạo ra tín hiệu đường giá với phân kỳ thì trader có thể thực hiện giao dịch đảo chiều khi giá từ chối phá vỡ vùng cản.
Kinh nghiệm sử dụng chỉ báo A/D thực tế
Accumulation Distribution Indicator nhận định sức mạnh của xu hướng
Một trong những ưu điểm của chỉ báo A/D là biểu thị tín hiệu phân kỳ với giá mà nhà giao dịch cần tận dụng ưu điểm này. Trường hợp đường A/D di chuyển theo sát đường sát thể hiện giá đang đồng thuận với dòng tiền vào. Bạn có thể hiểu rằng hành động giá vẫn đang xảy ra trong điều kiện bình thường mà không có sự bất thường nào can thiệp như dìm hàng tích lũy, phân phối hay xả hàng.
Tuy nhiên sẽ có giai đoạn bất thường xảy ra khi đường A/D và giá lệch pha với nhau khi đó giá và A/D không đồng thuận nhau.
Nhìn vào biểu đồ minh họa hợp đồng tương lai của dấu (XTI/USD) ở khung thời gian D1:
- Điều đầu tiên bạn nhận thấy giá và chỉ báo tạo ra một phân kỳ dương là tín hiệu cho xu hướng giảm không được tiếp diễn trong thời gian tới. Điều này được chứng mình bằng sự nảy sinh sự bất đồng thuật giữa giá và chỉ báo khi giá tạo đáy thấp hơn mà chỉ báo A/D lại tạo đáy cao hơn.
- Thời điểm sau đó bắt đầu thay đổi theo xu hướng tăng và được củng cố bởi tín hiệu đồng thuận của giá và chỉ báo A/D. Biểu hiện của sự đồng thuận này là việc cả hai tạo liên tiếp các đỉnh và đáy cao hơn.
- Các thông tin trên là một yếu tố đóng góp vào việc đánh giá xu hướng hiện tại của giá đang ở mức ổn định hay dần trở nên yếu đi.
Chỉ báo A/D đánh giá việc hồi giá
Bên cạnh việc hỗ trợ đánh giá sức mạnh của xu hướng, Accumulation Distribution indicators còn giúp đánh giá lại hồi giá. Cụ thể sẽ giúp các nhà giao dịch trả lời cho câu hỏi liệu một nhịp kéo về của giá thì có phải là một nhịp hồi giá hay không? Hay một nhịp kéo về này là kết thúc cho một xu hướng hiện tại.
Nhìn vào mình minh họa ta có thể thấy được giá dầu ở khung D1 ở trên khi so với hệ thống giao dịch đang có sự giao nhau bởi hai đường EMA 50 và EMA 200. Có thể nhìn thấy được rằng khi giá có sự lùi về đường EMA50 và đồng thời tạo đáy thấp hơn đáy trước. Chắc hẳn lúc này nhà giao dịch sẽ băn khoăn giữa việc đây là nhịp hồi hay là sự kết thúc của xu hướng.
Câu trả lời là khi hành động giá đang có sự sụt giảm trong xu hướng tăng vào thời điểm này. Nhưng do có sự hỗ trợ của EMA 50 biểu thị giá hồi về đều có thể bật lên lại. Việc sử dụng kết hợp chỉ báo A/D là một cách định hướng rất tốt giúp cho bạn giữ vững được xu hướng tăng. Từ đây có thể đưa ra nhận định chắc chắn rằng đây chỉ là một nhịp hồi của giá. Hành động của giá tiếp theo vẫn trong xu hướng tăng thì định hướng của đường chỉ báo A/D cũng chính là phân kỳ dương của chỉ báo và giá.
Giải thích các vấn đề thường gặp khi sử dụng chỉ báo A/D
Chỉ báo Accumulation Distribution và chỉ báo OBV có điểm nào khác nhau?
Trên thực tế cả hai chỉ báo A/D và OBV đều là chỉ báo khối lượng tích lũy và giá cả. Hay nói theo cách khác hai chỉ báo này thể hiện mức bua và bán trên thị trường giao dịch. Tuy nhiên để phân biệt hai chỉ báo này cần lưu ý những điểm sau:
- Chỉ báo OBV (On Balance Volume): tập trung chủ yếu vào việc so sánh giá đóng cửa hiện tại với giá đóng cửa trước đó. Khi giá đóng cửa hiện tại cao hơn có nghĩa là khối lượng giao dịch ở giai đoạn này sẽ được thêm vào. Ngược lại khối lượng giao dịch giai đoạn này sẽ bị giảm đi khi giá đóng cửa hiện tại thấp hơn giá đóng cửa phiên trước đó.
- Chỉ báo Accumulation/Distribution: sẽ không tính toán dựa trên yếu tố giá đóng cửa trước đó cũng như không sử dụng hệ số tại vị trí giá đóng cửa trong giai đoạn này.
Vì vậy, chỉ số OBV và chỉ số A/D vẫn sẽ có những điểm khác biệt trên công thức tính toán và cung cấp những thông tin khác nhau cho nhà giao dịch.
Hạn chế của chỉ báo A/D là gì?
Bên cạnh những ưu điểm của chỉ báo Accumulation Distribution, chỉ báo này vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Cụ thể nhất ở điểm khác nhau giữa chỉ báo A/D và OBV, khi chỉ báo A/D không tính toán yếu tố giá đóng cửa trước đó. Việc chỉ báo A/D chỉ tập trung vào một phạm vi nhất định đã mang đến những điểm bất lợi cho chỉ báo này. Khi chỉ báo có nhiệm vụ bám sát sự phân kỳ mà sự phân kỳ này lại có thể liên tục diễn ra và thậm chí dẫn đến phân kỳ giữa giá và chỉ báo không cho dự báo đảo chiều chính xác.
Do đó, khi sử dụng chỉ báo A/D các nhà đầu tư nên kết hợp với các loại chỉ báo khác trong hệ thống như mô hình giá, hành động giá hay phân tích cơ bản. Việc kết hợp các chỉ báo lại với nhau sẽ có thể xem xét bức tranh toàn cảnh về thị trường một cách rõ ràng hơn. Vậy nên hãy tìm hiểu thật nhiều về các chỉ báo được sử dụng trên hệ thống kết hợp phân tích sẽ giúp bạn mang về lợi nhuận tốt nhất
Chỉ báo Accumulation/Distribution thể hiện mối quan hệ giữa biến động giá và khối lượng giao dịch trên thị trường. Từ đây các nhà giao dịch có thể nhận định các chiến lược tìm điểm đảo chiều đón đầu xu hướng mới một cách dễ dàng. Vậy nên đừng bỏ qua các thông tin quan trọng đã được cung cấp ở bài viết này. Hãy kết hợp các chỉ báo kỹ thuật mà bạn đã tìm hiểu để nhận được kết quả giao dịch tốt nhất.
Xem thêm:
Chiến lược giao dịch với MA cross hiệu quả
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.