Indicator là gì? Tại sao trong hầu hết các giao dịch Forex đều sử dụng thuật ngữ này? Indicator chính là chỉ báo kỹ thuật một công cụ với vai trò then chốt của một nhà giao dịch Forex để phân tích định hướng. Có thể nói rằng trong phần lớn các giao dịch đều có chỉ số kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong phân tích. Indicator forex chính là cách giúp các nhà giao dịch có thể nhận định được thị trường theo hướng chính xác với tỷ lệ cao nhất cho nhà đầu tư.

Định nghĩa Indicator là gì trong giao dịch Forex?

Khái niệm Indicator Forex là gì?

Indicator được hiểu là chỉ báo kỹ thuật, đây là các mẫu toán học được hình thành trên các dữ liệu lịch sử. Những dữ liệu này sẽ được các nhà đầu tư hay các nhà giao dịch áp dụng để dự đoán các xu hướng giá trong tương lai. Việc dự đoán giá, phân tích diễn biến giá trong tương lai sẽ giúp đưa ra các quyết định chính xác hơn cho giao dịch.

Thông thường chỉ báo kỹ thuật là những thông số được nghiên cứu và hình thành trên kinh nghiệm hoặc dữ liệu liên quan đến giá cả. Không chỉ thể còn kết hợp các thông tin như khối lượng chứng khoán, tiền tệ và kể cả các tài sản chính khác cũng được áp dụng. Chỉ báo kỹ thuật có thể được phát triển bởi bất kỳ nhà giao dịch nào có đủ kiến thức và kinh nghiệm. Nhà giao dịch chỉ cần mang đến một chỉ báo hiệu quả sẽ được các nhà giao dịch khác đón nhận và áp dụng trong phân tích kỹ thuật.

Cách hoạt động của chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch forex

Các chỉ số kỹ thuật hay còn được gọi là chỉ báo Forex tập trung chủ yếu vào các thông tin dữ liệu của trong lịch sử bao gồm giá, khối lượng. Việc này sẽ tìm ra các quy luật trong giao dịch và áp dụng quy luật này để dự đoán xu hướng biến động của thị trường trong tương lai. Indicator được dùng chủ yếu cho phân tích kỹ thuật để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của thị trường đang diễn ra.

Đồng thời, indicator giúp cho nhà giao dịch phát hiện được tín hiệu đặc biệt của giá, từ đây xác định được vị trí vào lệnh phù hợp nhất. Các nhà giao dịch có thể dự đoán được biến động giá bằng cách sử dụng tín hiệu phân tích được trong khoảng thời gian dài hạn hoặc ngắn hạn. Dựa trên những thông tin phân tích được nhà giao dịch sẽ có quyết định về chiến lược cho riêng mình.

Trên thực tế chỉ báo kỹ thuật Forex luôn được sử dụng song song với các phân tích kỹ thuật. Đồng thời các chỉ báo này sẽ có thể áp dụng trong bất kỳ thị trường tài chính như chứng khoán, hợp đồng tương lai hay chỉ số. Dù vậy, thị trường giao dịch Forex luôn là điểm ưu điểm hàng đầu được sử dụng nhất do sự hoạt động sôi nổi từ các hoạt động giao dịch cũng như phân tích kỹ thuật

Các loại chỉ báo (Indicators) trong thị trường giao dịch Forex

Các loại chỉ báo trong thị trường giao dịch Forex hiện nay

Các loại chỉ báo trong thị trường giao dịch Forex hiện nay

Dù cho các chỉ báo – Indicator có số lượng vô cùng lớn nhưng các chỉ báo kỹ thuật mới vẫn liên tục được các nhà giao dịch phát triển thêm. Trên thực tế hầu hết các chỉ báo – Indicator đều được sắp xếp thành những loại nhất định dựa trên chức năng hay đặc điểm. Dưới đây là những chỉ báo được phân chia thành các loại phổ biến nhất của indicator. Việc phân chia này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các chỉ báo đang được sử dụng trong Forex để dễ dàng sử dụng linh hoạt các chỉ báo.

Chỉ báo – Indicator lớp phủ và các bộ dao động

Được xem là cách phân loại tổng quát nhất của các chỉ báo – Indicator theo đó các chỉ báo kỹ thuật sẽ được chia làm 2 nhóm cụ thể: bộ dao động và lớp phủ.

  • Bộ dao động (oscillator): là nhóm các chỉ báo dao động trong khoảng mức tối thiểu và mức tối đa biểu thị động lượng của thị trường giao dịch. Bộ dao động sẽ cung cấp các tín hiệu quan trọng về thông tin quá mua quá bán trên thị trường hay sự phân kỳ. Các thông tin sẽ giúp cho nhà giao dịch xác định được vị trí điểm đảo chiều tiềm năng trong giao dịch hiện tại. Nhóm chỉ báo này thông thường sẽ được vẽ ở vị trí dưới biểu đồ giá và hiển thị trong khu vực riêng trong các nền tảng biểu đồ. Các chỉ báo dao động thường gặp là RSI, MACD, Stochastic,…
  • Lớp phủ (overlays): là nhóm các chỉ báo sẽ được vẽ ở phía trên biểu đồ giá, chúng “phủ” lên đường giá hoặc biểu đồ nến. Vì thế đây được gọi là nhóm chỉ báo lớp phủ. Chỉ báo lớp phủ sẽ được sử dụng chủ yếu vào việc đo lường biến động và đưa ra phạm vi di chuyển ước tính của giá. Thêm vào đó các nhà giao dịch có thể sử dụng nhóm lớp phủ để xác nhận xu hướng giá trong tương lai. Một số chỉ báo thuộc nhóm lớp phủ thường gặp như: Bollinger Bands, đường trung bình động MA, Parabolic SAR,…
Chỉ báo lớp phủ và bộ dao động trong thị trường Forex

Chỉ báo lớp phủ và bộ dao động trong thị trường Forex

Chỉ báo kỹ thuật nhanh và chậm

Các chỉ báo sẽ được phân loại theo độ nhạy của tín hiệu bởi chúng mang lại, gồm độ nhạy tín hiệu nhanh sẽ cho chỉ báo nhanh và ngược lại là chỉ báo chậm.

Chỉ báo nhanh (Leading indicator)

Các chỉ báo được sắp vào nhóm chỉ báo nhanh vì chúng mang đến tín hiệu đi trước biến động của giá. Hay có thể hiểu ở đây là các chỉ báo sẽ đưa ra được dự đoán về giá trong tương lai.

Chỉ báo forex – Indicator Forex nhanh này sẽ mang đến ưu điểm nắm bắt thị trường trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên vì chỉ là dự đoán mang tính chất không chắc chắn nên đôi khi trong vài trường hợp các tín hiệu đưa ra là không chính xác. Vì vậy để sử dụng chỉ báo nhanh này các nhà giao dịch cần phải cẩn trọng xem xét.

Khi sử dụng chỉ báo nhanh phải đáp ứng điều kiện tối ưu nhất là trong thị trường phải có xu hướng. Lúc này mức độ tin cậy của các tín hiệu giao dịch từ chỉ báo mang đến sẽ tăng cao hơn và đồng thời cũng an toàn hơn cho nhà giao dịch.

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp một số chỉ báo thuộc loại chỉ báo nhanh có thể kể đến như RSI, Parabolic SAR, Ichimoku,… Đặc điểm nhận dạng các chỉ báo này là thường sẽ nằm ở đường biên trên và dưới với công dụng dự báo khoảng biến động của giá trong tương lai.

Chỉ báo chậm (Lagging indicator)

Trái với loại chỉ báo nhanh, các chỉ báo được xếp vào nhóm chậm khi chúng mang đến những thông tin đi sau tín hiệu thực tế của giá. Điều này có thể hiểu là sau khi giá đóng cửa một phiên thì loại chỉ báo này mới được hình thành ngay sau phiên đó. Vì vậy các chỉ báo này chỉ có nhiệm vụ xác nhận các tín hiệu đã xảy ra như xác nhận xu hướng. Dù cho tín hiệu trễ hơn giá nhưng bởi được tính toán trên những dữ liệu thực tế đã xảy ra nên mức độ tin cậy cũng sẽ theo đó cao hơn.

Thông thường những chỉ báo trong MT4 sẽ nằm vào loại chỉ báo này và cũng là các chỉ báo được sử dụng thường xuyên nhất. Bao gồm các chỉ báo như MACD, đường trung bình MA, một số chỉ báo động lượng,… Ngoài việc giúp các nhà giao dịch xác nhận xu hướng giá thì chỉ báo chậm còn giúp xác định các mức hỗ trợ kháng cự.

Các nhóm chỉ báo forex (Forex Indicators) phân theo mục đích sử dụng

Với 2 cách phân loại trên có thể nhận thấy rằng chúng tổng quát và trong một nhóm sẽ có thể có nhiều loại chỉ báo khác nhau. Vì thế muốn hiểu rõ hơn về ứng dụng của từng loại chỉ báo cụ thể sẽ phân tích các công dụng thực tế của chúng. Theo cách phân loại theo công dụng sẽ chia thành các nhóm cụ thể sau:

  • Indicator xu hướng
  • Indicator động lượng (xung lượng)
  • Indicator độ biến động
  • Indicator khối lượng

Indicator xu hướng

Trend Indicators hay được gọi là chỉ báo xu hướng là các chỉ báo đơn giản nhất và cũng là chỉ báo dễ sử dụng nhất trong giao dịch. Indicator xu hướng có nhiệm vụ xác định xu hướng giao dịch và giúp đỡ tìm ra những điểm đảo chiều. Đồng thời trend indicator còn có khả năng thiết lập các mức hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch.

Dưới đây là ví dụ minh họa về chỉ báo xu hướng được sử dụng phổ biến bởi các nhà giao dịch, bao gồm:

Đường trung bình động MA

Đây là loại chỉ báo xu hướng được ứng dụng để xác định xu hướng giá trong tương lai. Cụ thể khi giá nằm trên đường trung bình động MA tăng biểu thị thị trường cũng đang trên đà tăng. Ngược lại nếu giá nằm dưới đường này đồng nghĩa với việc thị trường cũng đang trong xu hướng giảm.

Parabolic SAR

Tương tự với đường trung bình động MA khi các chấm tròn biểu thị cho SAR nằm trên đường giá là lúc thị trường đang trong xu hướng giảm. Ngược lại khi SAR nằm dưới đường giá biểu thị thị trường đang ở xu hướng tăng. Ngoài ra, SAR còn giúp xác định vị trí đảo chiều khi các chấm SAR di chuyển từ trên đường giá xuống dưới đường giá và ngược lại.

Đường MACD

Bên cạnh việc xác định xu hướng dựa trên tín hiệu của các đường signal và đường MACD, chỉ báo này còn có vai trò biểu hiện sức mạnh hay động lượng của một xu hướng.

Đường trung bình động MA là chỉ báo xu hướng được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch

Đường trung bình động MA là chỉ báo xu hướng được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch

Indicator động lượng

Chỉ báo động lượng hay Momentum Indicators hoặc có thể gọi là chỉ báo xung lượng. Loại chỉ báo kỹ thuật xung lượng sẽ giúp xác định tốc độ, sức mạnh của bên mua bên bán, phạm vi di chuyển của giá hay động lượng của thị trường,…

Việc xác định tín hiệu động lượng sẽ xem xét trên nguyên lý dựa vào giá đóng cửa của các phiên so với phiên trước đó. Đồng thời sẽ nhận định cùng với độ biến động của giá cả xảy ra trong phiên. Từ những tín hiệu được đúc kết sẽ tính toán được thị trường có khả năng tăng hoặc giảm như thế nào trong tương lai. Một số chỉ báo động lượng được sử dụng phổ biến trong giao dịch Forex hiện nay:

Stochastic

Chỉ báo dùng để xác định mức quá mua hoặc quá bán trong giao dịch. Để xác định được mức này cần so sánh với giá đóng cửa với phạm vi giá trong phiên giao dịch. Thông qua các thông tin trên sẽ đưa ra được dự đoán các điểm quay đầu tiềm năng.

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI

Chỉ báo này được sử dụng rất thường xuyên và vô cùng quen thuộc đối với các traders. RSI được áp dụng để đo lường sức mạnh của thị trường đồng thời dự báo tốc độ hay lực di chuyển của giá theo hướng mạnh hay yếu trong tương lai.

Chỉ số kênh hàng hóa CCI

CCI được dùng để xác định những điểm đảo chiều cùng với các trị của giá và thể hiện sức mạnh xu hướng.

Chỉ báo động lượng Stochastic dùng để xác định mức quá mua và quá bán

Chỉ báo động lượng Stochastic dùng để xác định mức quá mua và quá bán

Indicator độ biến động

Volatility Indicators hay chỉ báo độ biến động dùng để đo lường phạm vi di chuyển của giá theo cả hai hướng cả tăng và giảm. Chỉ báo độ biến động thường có các đường biên nằm ở trên và dưới và giá có xu hướng chuyển động trong phạm vi của hai đường biên này. Các nhà giao dịch sẽ quan sát sự chuyển động này và nắm bắt tín hiệu khi giá quay đầu. Hoặc đồng thời có thể dự tính mục tiêu theo mức biến động trung bình của giá trong thời gian gần nhất.

Với loại chỉ báo độ biến động các nhà giao dịch sẽ gặp một số chỉ báo quan trọng như:

Chỉ báo ATR

Dùng để đo mức biến động của giá giao dịch Forex.

Dải Bollinger Bands

Chỉ báo dùng để đưa ra ranh giới trong khoảng hai mức cao và thấp nhất của giá có thể có được khi so sánh với các phiên trước đó. Khi giá đã vượt mức phạm vi của dải Bollinger Bands là sự báo hiệu sẽ có thay đổi lớn về động lượng thị trường trong thời gian tới.

Kênh Keltner

Tương tự với hai chỉ báo ATR và dải Bollinger Bands, chỉ báo này sẽ thể hiện mức độ biến động của giá trong phạm vi giao dịch

Kênh giá Keltner thuộc loại chỉ báo độ biến động giá trong tương lai

Kênh giá Keltner thuộc loại chỉ báo độ biến động giá trong tương lai

Indicator khối lượng

Chỉ báo khối lượng hay còn được gọi là Volume Indicators có công dụng cung cấp cho nhà giao dịch về khối lượng giao dịch. Các thông tin này đã được tính toán và hiển thị trên biểu đồ giá theo những cách khác nhau. Những chỉ báo thuộc nhóm chỉ báo khối lượng có khả năng đo đạc sức mạnh xu hướng dựa trên khối lượng giao dịch trong cả thời điểm hiện tại và quá khứ. Các nhà giao dịch có thể thông qua chỉ báo khối lượng để hiểu được trạng thái đang diễn ra của thị trường giao dịch.

Khi giao dịch tại thị trường Forex, các nhà giao dịch sẽ gặp các chỉ báo khối lượng phổ biến như:

Chỉ số dòng tiền Chaikin

Chỉ số Chaikin được ứng dụng để theo dõi dòng tiền ra vào trên thị trường Forex, nhà giao dịch thông qua chỉ số này xác định được các điểm đỉnh và đáy.

Chỉ báo OBV

OBV có công dụng đo khối lượng và so sánh với mức giá để tính toán trạng thái trên thị trường là tích lũy hay phân phối.

Dòng tiền Chaikin là một trong những chỉ báo khối lượng thường gặp

Dòng tiền Chaikin là một trong những chỉ báo khối lượng thường gặp

Tóm lại, khi các chỉ báo được xếp chung một nhóm với những nguyên lý giống nhau cũng sẽ có cách sử dụng khá tương đồng. Tuy nhiên, mỗi chỉ báo vẫn sẽ mang nét riêng của nó với thuật tính toán riêng biệt. Vì thế bất kể là chỉ báo indicators nào đều sẽ có những ưu nhược điểm của riêng nó.

Với việc chia các chỉ báo thành những loại khác nhau sẽ giúp nhà giao dịch dễ khoanh vùng và chọn lọc những chỉ báo cần thiết cho mình. Đừng quên hãy tìm hiểu thật kỹ về loại chỉ báo mà bạn sẽ sử dụng để có thể phát huy tối đa ưu điểm của nó mang lại.

Bật mí các cách sử dụng Indicator hiệu quả

Thông thường các nhà giao dịch sẽ dựa trên mức độ thông hiểu chỉ báo Indicator để sử dụng các loại chỉ báo này. Tuy nhiên xét trên thực tế chỉ hiểu về chỉ báo sẽ không tận dụng được tối đa các ưu điểm của chỉ báo này mang lại. Vì thế có thể kết hợp các chỉ báo lại với nhau hoặc công cụ khác hay cách lựa chọn khung thời gian vàng để phát huy được sức mạnh của chỉ báo.

Lưu ý khi sử dụng kết hợp Indicators với nhau

Thông thường một nhà giao dịch kinh nghiệm sẽ kết hợp hai hoặc nhiều chỉ báo kỹ thuật với nhau để mang về kết quả tốt nhất. Trên thực tế chứng minh việc kết hợp này là cần thiết và mang đến lợi nhuận tốt hơn nhiều khi so với việc sử dụng 1 chỉ báo duy nhất. Tuy nhiên việc kết hợp chỉ báo không phải đơn giản theo ý thích của bạn mà cần có một số lưu ý nhất định. Vì nếu kết hợp ngẫu nhiên 2 hay nhiều loại chỉ báo có thể dẫn để phản tác dụng đồng thời tạo ra quá tải.

Tránh kết hợp chỉ báo gây ra sự dư thừa

Thực tế chứng minh có những chỉ báo có cách nguyên lý hoạt động tương tự với nhau. Do đó các chỉ báo này sẽ mang đến cho nhà giao dịch các thông tin, tín hiệu gần như là giống nhau. Khi đó nếu sử dụng hai chỉ báo tương tự nhau cùng một lúc các nhà giao dịch sẽ nhận được các thông tin dư thừa. Việc dư thừa thông tin này sẽ dẫn đến hiện tượng hiểu nhầm, rối loạn thông tin mà không tăng thêm sức mạnh cho tín hiệu.

Tránh kết hợp chỉ báo gây ra xung đột

Bên cạnh các chỉ báo tương đồng gây ra sự dư thừa thông tin cũng sẽ có các chỉ báo có tính xung đột với nhau. Có thể hiểu rằng một chỉ báo sẽ chỉ ra giá đang ở xu hướng tăng và đồng thời một chỉ báo khác sẽ chỉ ra xu hướng giá thị trường đang giảm. Hai chỉ báo này xung đột với nhau về thông tin đưa ra, do đó cần phải loại bỏ một trong hai để hệ thống hoạt động tốt nhất.

Kết hợp chỉ báo dư thừa hoặc xung đột sẽ làm giảm hiệu quả hệ thống giao dịch

Kết hợp chỉ báo dư thừa hoặc xung đột sẽ làm giảm hiệu quả hệ thống giao dịch

Do đó để có thể sở hữu một hệ thống hoạt động tốt nhất, nhà giao dịch nên sử dịch các chỉ báo bổ sung cho nhau. Sử dụng các chỉ báo bổ sung cho nhau sẽ không có sự xung đột cũng như sự dư thừa thông tin trùng lặp. Để có thể sử dụng các chỉ báo bổ sung cho nhau hay sử dụng các loại chỉ báo không cùng nằm trong một nhóm.

Ví dụ: Bạn đang sử dụng đường trung bình động MA là chỉ báo thuộc nhóm chỉ báo xu hướng và kết hợp với bộ dao động như RSI. Khi đó nếu bạn vẫn muốn sử dụng thêm chỉ báo kỹ thuật cho hệ thống của mình hãy chọn chỉ báo trong nhóm biến động chẳng hạn Bollinger Bands.

Đối với nhóm chỉ báo sẽ có các cách giải thích về điều kiện thị trường không giống nhau. Do đó, khi kết hợp các nhóm chỉ báo khác loại sẽ có thể bổ sung thông tin cho nhau, xác nhận thông tin hỗ trợ nhau. Tuy nhiên nếu bạn đã chọn các loại chỉ báo có xuất hiện sự xung đột hãy nhanh chóng thay đổi sang một chỉ báo khác.

Sử dụng các chỉ báo bổ sung sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất cho hệ thống

Sử dụng các chỉ báo bổ sung sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất cho hệ thống

Áp dụng chỉ báo kỹ thuật phù hợp với khung thời gian giao dịch Forex

Trong giao dịch tất cả các chỉ báo khi sử dụng đều thể hiện thông số về chu kỳ nhất định là số phiên trong quá khứ được dùng để xác định chỉ báo. Chẳng hạn như đường trung bình động MA200 được hiểu là chu kỳ 200 là con số được tính dựa trên 200 phiên giao dịch trước đó. Khi đó muốn điều chỉnh chu kỳ phải cân nhắc phù hợp với khung giá đang sử dụng. Dưới đây sẽ mang đến thông tin về một số mẹo giúp bạn có thể lựa chọn chu kỳ hợp lý nhất với các loại chỉ báo.

Sử dụng khung thời gian phù hợp với chỉ báo xu hướng

Đối với chỉ báo xu hướng khi phân tích với khung thời gian thông thường là càng lớn và càng dài thì chu kỳ cũng phải lớn theo đó.

Ví dụ: đường MA sẽ được sử dụng trong phân tích theo những quy tắc cụ thể:

  • MA200 dùng để theo dõi những chu kỳ dài bao gồm nhiều tháng trong các khung thời gian lớn.
  • MA20 đến MA65 là mức độ hữu ích đối với những chu kỳ trung hạn trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 tháng. Đồng thời có thể áp dụng cho những khung thời gian trung hạn như H4, D1.
  • Đối với chu kỳ ngắn hạn hoặc các khung thời gian nhỏ nên sử dụng đường MA5 đến MA20.

Khung thời gian ngắn phù hợp với chỉ báo dao động

Đối với chỉ báo dao động hay độ biến động nên dùng chu kỳ ngắn với các khung thời gian nhỏ sẽ mang đến hiệu quả hơn cho nhà giao dịch.

Nên dùng khung thời gian nào cho chỉ báo động lượng và chỉ báo khối lượng?

Đối với hai loại chỉ báo này nhà giao dịch có thể sử dụng linh hoạt các khung thời gian khác nhau. Tuy nhiên để có thể tận dụng được ưu điểm cần phải điều chỉnh chu kỳ theo khung thời gian mà bạn đang phân tích, cụ thể:

  • Trường hợp phân tích xu hướng chính trong thời gian dài nên sử dụng khung thời gian lớn kết hợp với việc điều chỉnh chu kỳ của chỉ báo lớn hơn.
  • Khi xu hướng trung gian (được biểu thị trong khoảng vài tháng) nên đồng thời thay đổi chỉ báo theo chu kỳ trung gian.
  • Đối với các xu hướng ngắn hạn chỉ cần sử dụng chu kỳ nhỏ kết hợp với các biểu đồ ở khung thời gian thấp hơn.

Lưu ý về hình thức khi sử dụng chỉ báo kỹ thuật

Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật cần phải lưu ý như trên, bạn cần phải lưu ý về mặt hình thức của một chỉ báo khi muốn sử dụng. Việc lưu ý hình thức chỉ báo sẽ giúp quá trình phân tích biểu đồ của bạn trở nên dễ dàng hơn hết. Một số lưu ý về hình thức khi sử dụng Indicator bao gồm:

  • Giữ cho biểu đồ gọn gàng và sạch: để làm được điều này cần phải điều chỉnh kích thước và vị trí của chỉ báo sao cho dễ nhìn nhất. Đồng thời các đường vẽ như đường hỗ trợ kháng cự hay đường xu hướng cũng cần phải lưu ý để tránh việc quan sát biểu đồ khó khăn.
  • Đừng nên sử dụng quá nhiều chỉ báo trên biểu đồ: dù cho bạn có thể kết hợp các chỉ báo trên hệ thống để hỗ trợ quan sát phân tích nhưng sử dụng quá nhiều cũng sẽ dẫn đến bất lợi. Trên thực tế việc sử dụng quá nhiều chỉ báo sẽ làm bạn bị rối hơn và khó có thể quan sát biểu đồ giá một cách chính xác.
  • Nên ưu tiên chỉ báo theo mức độ quan trọng: có những trường hợp bạn sẽ phải sử dụng một chỉ báo nhiều hơn so với các chỉ báo khác. Vì thế khi đó nên sắp xếp chỉ báo bạn dùng nhiều nhất ở vị trí dễ quan sát và không để các chỉ báo khác ảnh hưởng nó.
  • Kết hợp các màu sắc khác nhau: việc dùng các màu sắc trên biểu đồ giá sẽ giúp các chỉ báo trở nên dễ quan sát hơn, từ đó giúp ích cho việc phân tích của bạn. Tuy nhiên, việc sử dụng màu sắc cũng cần phải lưu ý các màu có độ tương phản cao làm nổi bật các đường chỉ báo.
Không nên sử dụng quá nhiều chỉ báo để tránh việc rối loạn trong quan sát biến động giá

Không nên sử dụng quá nhiều chỉ báo để tránh việc rối loạn trong quan sát biến động giá

Trên đây là các thông tin giải đáp cho câu hỏi Indicator là gì được các nhà giao dịch mới quan tâm nhiều nhất. Indicators sẽ mang đến những thông tin quan trọng về kỹ thuật và giúp ích cho bạn trong quá trình phân tích quyết định. Vậy nên đừng quên tìm hiểu các chỉ báo một cách cụ thể nhất và kết hợp các chỉ báo phù hợp với nhau.

Rate this post
Trang Thái Hùng - tác giả của ForexDictionary

Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.

Các bài viết liên quan