Đa số các nhà đầu tư đều nghe qua thuật ngữ Bull Trap là gì nhưng chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của nó. Đặc biệt là với những trader mới tham gia vào thị trường thì càng bỡ ngỡ với những hành động giá như thế. Vậy Bull Trap là gì? Có thể nhận biết Bull Trap như thế nào? Bull Trap thường xuất hiện ở đâu? Hãy cùng Forex Dictionary tìm hiểu chi tiết về chủ đề này bạn nhé.
Bull Trap là gì?
Hiểu đơn giản, Bull Trap là một thuật ngữ dùng để chỉ đến những cái bẫy tăng giá. Tức là các trader sẽ bị đánh lừa bằng việc báo hiệu giả rằng xu hướng giảm đã kết thúc và thị trường chuẩn bị tăng giá. Thế nhưng thực tế, thị trường vẫn duy trì xu hướng giảm giá trước đó. Điều này khiến nhiều trader lỡ tay thực hiện lệnh mua và phải gánh chịu thua lỗ.
Có thể gọi Bull Trap là fake breakout, hay false break, tức là phá vỡ giả. Thông qua Bull Trap, trader có thể biết được phe bán trên thị trường vẫn còn chiếm ưu thế nên giá sẽ còn duy trì xu hướng giảm trước đó.
Thời điểm và vị trí xuất hiện Bull Trap
Bull Trap thường hình thành ở những khu vực kháng cự
Nếu thị trường đang ở trên xu hướng giảm liên tiếp thì đáy sau khi xuất hiện sẽ thấp hơn so với đáy trước, còn đỉnh sau cũng thấp hơn đỉnh trước. Các bạn sẽ bắt gặp Bull Trap tại thời điểm giá trở về đỉnh thấp nhất của đà giảm trước đó, hay còn gọi là mức kháng cự. Lúc này, sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp thứ 1: Giá phản ứng với vùng kháng cự rồi giảm xuống, dẫn đến việc Bull Trap không xảy ra.
- Trường hợp thứ 2: Giá phá vỡ vùng kháng cự rồi tăng lên, dẫn đến việc Bull Trap không xảy ra.
- Trường hợp thứ 3: Giá phá vỡ vùng kháng cự rồi trở lại đà giảm tạo ra tín hiệu phá vỡ giả. Lúc này, Bull Trap sẽ xuất hiện và khiến phe mua sập bẫy.
Bull Trap thường hình thành ở vùng trendline, hay kênh giá
Trendline vốn được xem như một đường kháng cự chéo trên biểu đồ giá giá sẽ có phản ứng với trendline khi đi vào khu vực này. Vùng trendline sẽ càng có ý nghĩa hơn khi nó kết hợp với khu vực kháng cự ngang đã hình thành trước đó. Vậy nên, đây cũng là một trong những khu vực thường xảy ra các đợt Bull Trap.
Các điểm vào lệnh
Các điểm vào lệnh của trader cũng là nơi diễn ra tình trạng Bull Trap. Trong đó, hệ thống giao dịch sẽ bao gồm đường EMA 34 và đường EMA 89. Các bạn nên lưu ý khả năng có Bull Trap khi giá phá vỡ 2 đường EMA, rồi quay đầu test tạo vùng giá trị. Tuy nhiên, sau đó giá không tăng lên mà lại tiếp tục đà giảm mạnh mẽ.
Lưu ý rằng, chúng tôi chỉ dùng một ví dụ trong hệ thống các chỉ báo để minh họa. Bài viết không vơ đũa cả nắm tất cả hệ thống, hoặc giao dịch bằng chỉ báo là kém hiệu quả. Các bạn có thể giao dịch với chỉ báo và mang lại lợi nhuận thì cứ tiếp tục nghiên cứu và sử dụng.
Những thời điểm thường có Bull Trap
Để giúp bạn đọc có được cái nhìn toàn cảnh về Bull Trap là gì, bài viết sẽ trình bày thời điểm thường xảy ra Bull Trap. Cụ thể, bạn sẽ bắt gặp Bull Trap khi thị trường có biến động mạnh, chẳng hạn như thời điểm ra tin. Hoặc có thể chú ý những thời điểm giao phiên giữa châu Á, châu Âu và châu Mỹ, đặc biệt là khoảng thời gian châu Âu và châu Mỹ giao phiên.
Nguyên nhân tạo thành Bull Trap là gì?
Bull Trap xuất hiện do các tay to
Một trong những nguyên nhân đầu tiên tạo ra Bull Trap trên thị trường là các Big boy – những tay to là các nhân tố lèo lái thị trường tài chính. Big boy là thuật ngữ dùng để chỉ những người sở hữu nguồn vốn khổng lồ và có lợi thế về mặt tin tức. Thế nên, các big boy luôn nhanh hơn các trader một bước. Cụ thể, những tay to này có thể lèo lái giá theo ý định của họ và họ cũng có thể đẩy giá chuyển động theo hướng quét sách mọi điểm cắt lỗ của trạng thái bán trên thị trường.
Vùng thoát hàng thường xảy ra hiện tượng Bull Trap
Các bạn hãy liên tưởng đến những nhà đầu tư mua vào một lượng cổ phiếu khổng lồ ở mức giá cao, hay còn được gọi là đu đỉnh. Vậy khi giá được đẩy lên cao, trở về vùng đó thì các nhà đầu tư này sẽ làm gì? Dĩ nhiên là họ cố gắng bán tháo toàn bộ cổ phiếu trong tay ngay khi giá quay đầu vì họ đã đu đỉnh quá lâu. Hành vi này còn được gọi bằng thuật ngữ tâm lý sợ hãi trong đầu tư.
Bull Trap được tạo thành do lòng tham
Khi tìm hiểu nguyên nhân xảy ra Bull Trap là gì, các bạn nên tìm hiểu lý do lòng tham của trader tạo ra phá vỡ giả. Cụ thể, các bạn hãy đặt lên bàn cân để so sánh đà giảm và tăng của thị trường. Nếu thị trường mất nhiều thời gian để giảm giá, cũng như tạo thành cấu trúc giảm giá thì gọi đây là giảm bền vững. Thế nhưng, khi giá đột nhiên tăng rất nhanh, với thời gian quay về đỉnh cũ nhanh gấp 2 đến 3 lần giá trị cũ, gọi là tăng bền vũng, hoặc tăng nóng. Hãy luôn biết điểm dừng và cảm thấy sợ trước lòng tham của người khác vì không thể biết được vùng giá bạn đang quan tâm có big boy đợi sẵn và đẩy giá xuống hay không.
Các nhà đầu tư bắt đáy
Bull Trap xuất hiện có thể do tình trạng bắt đáy của các nhà đầu tư. Cụ thể là khi thị trường rơi vào ảm đạm trong một thời gian dài, rồi bắt đầu khởi sắc bằng việc giá đi lên thì các trader nhảy vào bắt đáy. Chính điều này đã góp phần tạo ra dấu hiệu tích cực, khi giá tăng lên. Tuy nhiên, đà tăng này chỉ diễn ra tạm thời và không kéo dài được lâu khi có sự tham gia của big boy.
Dấu hiện nhận biết xuất hiện Bull Trap
Phát hiện Bull Trap không phải là một nhiệm vụ đơn giản, nhưng nếu các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm về việc tìm kiếm các dấu hiệu trên biểu đồ giá, điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một số dấu hiệu phổ biến để nhận biết Bull Trap Trader có thể áp dụng:
Kiểm tra ngững giá kháng cự nhiều lần
Khi mức giá không thể vượt qua mức kháng cự nhiều lần, điều này cho thấy áp lực tăng giá đã giảm trong khi mức kháng cự vẫn còn rất mạnh. Khi giá cố gắng bứt phá qua mức kháng cự nhưng không thành công và có dấu hiệu chuyển đổi thành xu hướng giảm. Đây có thể là một dấu hiệu của Bull Trap mà các nhà đầu tư cần phải chú ý và tránh xa.
Cây nến xanh dài bất thường xuất hiện trước khi thị trường đổi hướng
Một dấu hiệu tiếp theo của Bull Trap là khi xuất hiện một cây nến xanh dài hiếm thấy vượt qua mức kháng cự. Điều này có thể cho thấy sự can thiệp của các nhà giao dịch lớn để thu hút các nhà đầu tư. Sau đó họ có thể bán ra đồng loạt khi giá đạt đến mức mong muốn của họ, gây ra sự sụp đổ ngay lập tức trên thị trường.
Thị trường Sideway
Trong thị trường sideway, khi bên mua và bên bán đang cạnh tranh mạnh mẽ nhưng không ai có đủ sức mạnh để chiếm ưu thế, việc bứt phá qua mức kháng cự thường không đủ động lực. Điều này tạo ra một môi trường lý tưởng cho Bull Trap.
Số tài sản mua vượt mức
Sử dụng chỉ số RSI (Relative Strength Index) có thể giúp nhà đầu tư xác định khi một cặp tiền tệ được mua quá mức. Khi RSI vượt qua ngưỡng 70, cho thấy vùng quá mua, đồng nghĩa với việc giá đã đạt đỉnh và có thể sẽ có xu hướng giảm.
Phải làm gì khi gặp Bull Trap?
Để đối phó với Bull Trap, đầu tiên các nhà đầu tư cần giữ được tinh thần bình tĩnh và đánh giá thị trường một cách tỉ mỉ để đưa ra các quyết định phù hợp. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư cần xem xét các yếu tố như xu hướng giá, phân tích kỹ thuật và tin tức để có những dự đoán chính xác. Bằng cách duy trì tư duy rõ ràng và không để lựa chọn ngắn hạn ảnh hưởng đến quyết định, Trader có thể tránh được các bẫy Bull Trap và đảm bảo quyết định giao dịch hiệu quả.
Sử dụng lệnh cắt lỗ
Khi đối phó với Bull Trap, đặt lệnh cắt lỗ rất quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất trong các tình huống break out. Chu dù bạn là nhà giao dịch mới hay có kinh nghiệm, việc đặt lệnh cắt lỗ từ khi mở vị thế mua tạo nên một thói quen kỷ luật quan trọng. Điều này đảm bảo rằng dù thị trường di chuyển như thế nào, bạn sẽ không bị cuốn theo và tránh tổn thất không cần thiết.
Tận dụng điểm Pullback
Trong trường hợp nhận biết Bull Trap, bạn có thể đặt lệnh mua khi giá vượt qua vùng kháng cự, thay vì mua gần vùng kháng cự. Điều này giúp bạn xác định liệu đó có phải bẫy do nhiều nhà đầu tư đang sản phẩm, nguồn vốn lớn được tạo ra hay thực sự là xu hướng tăng giá.
Tránh giao dịch trong thị trường hình Parabol
Khi thị trường xuất hiện hình Parabol là giá tăng rất nhanh và phi mã do tác động của tâm lý Fomo (Fear of Missing Out – sợ bỏ lỡ cơ hội), việc đặt lệnh cắt lỗ và xác định mức giá dừng trở nên khó khăn. Thông thường, đây sẽ là một xu hướng đảo chiều cực nhanh và không bền vững.
Tập trung vào Breakout và Build Up
Build Up là một tình huống khi các mức giá tập trung và có sự giao đấu ở khu vực kháng cự. Giao dịch theo hình thức này có lợi thế về an toàn và tỷ lệ lời lỗ tốt nhờ việc dễ dàng đặt lệnh cắt lỗ. Lúc này, nhà đầu tư thường sẵn lòng mua vào với giá cao. Khi vùng kháng cự được tích lũy trong thời gian dài, ngày càng có nhiều Trader đặt lệnh mua. Điều này làm cho mức giá tiếp tục tăng và mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà giao dịch.
Cần làm gì để giảm thiểu rủi ro khi có Bull Trap?
Trang bị nền tảng kiến thức vững vàng về phân tích kỹ thuật
- Trước hết, các bạn cần phân biệt được điểm khác biệt của phá vỡ thật và phá vỡ giả. Đồng thời, nắm được cách kết hợp tín hiệu phá vỡ và khối lượng giao dịch để các định tín hiệu phá vỡ đó là thật hay giả. Nếu giá đi qua khu vực đó và khối lượng giao dịch tăng mạnh thì có thể kết luận đây là điểm phá vỡ tốt.
- Tiếp theo, trader cần hiểu rõ về nến khi phá vỡ các khu vực kháng cự buộc phải là nến tăng mạnh, phản ánh sự quyết tâm hay sức mạnh áp đảo từ phe mua, chẳng hạn như mẫu nến marubozu… Kế đến, hãy kiên nhẫn chờ đợi đến khi 1 hoặc 2 cây nến tiếp theo xuất hiện để xác nhận vùng kháng cự đã thật sự bị phá vỡ.
- Cuối cùng, trader cần trang bị những kiến thức về đà của giá, hay còn gọi là momentum của giá. Cụ thể, khi giá đi vào khu vực kháng cự và phản ánh sự rụt rè thông qua những mô hình nến rút chân từ chối giá. Hoặc có thể là nến đi vào vùng kháng cự một cách mạnh mẽ. Thông qua đó, trader có thể nhận định được phe mua đang chiếm ưu thế hay đã bị phe bán áp đảo.
Nắm rõ cấu trúc giá
Một cách để giảm thiểu rủi ro khi gặp Bull Trap là trader cần phải hiểu rõ về cấu trúc giá là gì. Cụ thể là trong quá trình thị trường tăng giá, có khi nào giá tăng quá đà không? Liệu cấu trúc tăng đó có được duy trì bền vững hay không, hay chỉ tăng nóng vì phần lớn trader có tâm lý FOMO? Vì vậy, các bạn hãy đợi đến khi giá tạo được một cấu trúc tăng với độ tin cậy cao hơn, cụ thể là đỉnh và đáy rõ ràng.
Quan sát tâm lý đám đông và theo dõi tin tức
- Trader cần phân biệt được tin tức được tung ra là thông tin thật hay chỉ là hỏa mù từ các big boy. Hãy xác thực nguồn gốc của những tin tức đó có chính thống hay không hay chỉ là tin truyền tai.
- Có một câu nói mà Forex Dictionary rất tâm đắc, câu nói đó thế này: “Khi những nhà đầu tư không kiến thức, không kinh nghiệm nhảy vào thị trường thì lúc đó bạn nên thoát khỏi thị trường”. Hàm ý của câu nói này đang đề cập đến những đám đông tham lam, chưa hiểu rõ về thị trường mà đã mù quáng gia nhập để đầu tư. Điều đó sẽ khiến thị trường nóng lên, tương tự như một quả bóng đang chờ đến thời điểm nổ tung vậy.
Hay luôn phòng ngừa rủi ro
Thị trường vốn biến động không ngừng với nhiều may rủi, nên bạn không thể tránh khỏi cái bẫy Bull Trap 100% được. Vì không thể thoát khỏi những rủi ro tiềm ẩn thì hãy đối mặt với nó. Cụ thể, hãy thiết lập cho mình các mức cắt lỗ Stop Loss phù hợp. Đồng thời, quản lý mức SL dao động từ 1 đến 2% tài khoản thì khi xui xẻo, gặp phải Bull Trap thì nó chỉ giống như một lệnh thua thường gặp mà thôi. Thị trường vẫn luôn ở đó, cơ hội kiếm tiền luôn chờ bạn nên hãy giữ cho túi tiền của mình an toàn nhất nhé.
Qua bài viết, chúng tôi đã trình bày Bull Trap là gì, thời điểm xuất hiện Bull Trap, cũng như các cách giảm thiểu rủi ro khi dính phải cái bẫy phá vỡ giả. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc có được nhiều kiến thức hữu ích. Chúc các bạn đầu tư thành công.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.