Đối với các trader tham gia vào các sàn giao dịch tài chính, công thức Kelly sẽ là một công cụ không thể nào thiếu. Công cụ này hỗ trợ nhà đầu tư rất nhiều trong việc quản lý nguồn vốn cũng như giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định đúng đắn về số % vốn mà mình nên sử dụng. Như vậy, công thức Kelly là gì? Cách tính công thức Kelly như thế nào?,.. hãy cùng ForexDictionary tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Như thế nào là quản lý vốn?
Hiểu theo một cách đơn giản, quản lý vốn sẽ là việc lên kế hoạch và điều chỉnh các mức chi tiêu vốn sao cho hiệu quả trong các hoạt động đầu tư. Quản lý vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi vì nó chi phối và ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động giao dịch mà trader sẽ tham gia. Khi tham gia giao dịch, nếu như không lên kế hoạch chi tiết và cụ thể thì trader sẽ không thể nào thực hiện giao dịch hay đầu tư với số vốn hạn chế. Đồng thời, trader cũng không nên đầu tư dồn dập không có chiến lược để hạn chế sự thua lỗ và mất tiền.
Để có thể xây dựng nên một kế hoạch quản lý và chi tiêu vốn hợp lý cũng như cụ thể, trader cần phải trả lời được các câu hỏi về sự phân bổ vốn. Chẳng hạn như số tiền nhàn rỗi mà trader dùng vào hoạt động đầu tư sẽ là bao nhiêu? Các danh mục sẽ được phân bổ vốn với tỷ lệ là bao nhiêu? Lợi nhuận nếu có sẽ được phân bổ ra sao? Hay các câu hỏi về việc quỹ dự phòng là bao nhiêu %, tái đầu tư là bao nhiêu % và gửi tiết kiệm là bao nhiêu %?,… Thông qua các câu hỏi này, trader sẽ xây dựng được cho riêng mình một kế hoạch quản lý vốn chi tiết dành cho hoạt động chi tiêu khi tham gia vào đầu tư.
Lịch sử ra đời và hình thành của công thức Kelly
Vào năm 1956, một nhà vật lý học cơ sở ở phòng thí nghiệm Bell là John Kelly đã viết một bài báo có tên “Diễn giải mới về tỷ lệ thông tin”. Trong bài báo này, ông đã trình bày cụ thể các tính toán về cách mà một người đàn ông – người có các thông tin nội bộ trong chiến thắng các trận đấu bóng chày, từ đó đã đặt một cổ phần trên.
Khi cơ hội chiến thắng cao thì con bạc sẽ tăng tiền cược, ngược lại khi cơ hội thắng thấp thì con bạc sẽ giảm tiền cược. Quy mô đặt cược đã được Kelly giới hạn và giả định rằng rủi ro lớn nhất mà trader có thể chấp nhận được trong giao dịch đó sẽ là khi sự chiến thắng có xác suất là 100%. Mặc dù đây là một trường hợp hiếm gặp thế nhưng khi xem xét về mặt lý thuyết thì nó hoàn toàn có thể xảy ra. Thực tế cho thấy hệ thống đặt cược tối ưu đã được Kelly mô tả chi tiết sao cho để số tiền đặt cược sẽ tăng lên theo cấp số nhân mà không bị rơi vào nguy cơ mất vốn.
Về sau, công thức Kelly này đã được điều chỉnh bởi Edward Thorp. Vào năm 1961, ông cho ra mắt cuốn sách “Công thức vận may: Chiến lược chiến thắng khi chơi trò chơi xì dách”.
Công thức Kelly có bản chất như thế nào?
Phần lớn những trader mới chập chững bước chân vào giao dịch sẽ đều có suy nghĩ rằng khi rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng thu về sẽ cũng càng lớn. Tuy nhiên, khi giao dịch thực tế trader sẽ nhận ra rằng giữa lợi nhuận và rủi ro sẽ tồn tại một mối tương quan tỷ lệ thuận. Tức là rủi ro càng lớn thì khả năng thua lỗ hoặc sinh lời từ đó cũng cao theo. Khi giao dịch, trader cần phải nhận biết và hiểu được mức độ chấp nhận rủi ro của chính bản thân mình để có thể xây dựng nên một danh mục đầu tư hiệu quả và phù hợp.
Chẳng hạn như ở một vài chiến lược giao dịch, lợi nhuận được cho phép tạo ra ở mức 2 USD với mức lỗ được chấp nhận tối đa là 1 USD. Như vậy, nếu như trader có nguồn vốn ban đầu là 100 USD với 40 giao dịch thì khi đó nên chấp nhận mức rủi ro là bao nhiêu để có thể thu về nguồn lợi nhuận tối đa nhất?
Trong tình huống này, nếu như trader đặt mức rủi ro quá thấp thì trader sẽ không thể nào đạt được các lợi thế theo sự kỳ vọng lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, nếu như đặt mức rủi ro quá nhiều thì trader cũng sẽ có khả năng mất trắng.
Từ đó, có thể thấy công thức Kelly sẽ đóng vai trò là một công cụ kỹ thuật hỗ trợ trader trong việc xác định số % vốn nên bỏ ra cho mỗi giao dịch, mỗi chứng khoán hay mỗi cặp tiền tệ,… Bên cạnh đó, công cụ này còn giúp trader sở hữu được đa dạng các danh mục đầu tư với sự đa dạng hóa cao và hiệu quả nhất.
Chia sẻ về công thức Kelly cơ bản
Công thức Kelly cơ bản sẽ có hai dạng đó chính là công thức được sử dụng trong cược (còn được gọi là Betting) và công thức được sử dụng trong giao dịch (còn được gọi là trading). Các công thức này sẽ có đặc điểm, ưu điểm và được áp dụng vào những trường hợp riêng biệt. Vì vậy, để nắm rõ và sử dụng công thức Kelly đúng cách để mang về hiệu quả tối ưu nhất, hãy tham khảo chia sẻ sau của forexdictionary nhé.
Công thức Kelly khi sử dụng trong cược – betting
Nếu như thắng thua bằng nhau
Đối với trường hợp thắng bằng thua thì phương trình Kelly đầu tiên sẽ có công thức như sau:
Với công thức này, trong đó ta sẽ có được:
- f: Phần vốn góp.
- P: Xác suất thắng cược.
- Q: Xác suất của tổn thất, nghĩa là Q sẽ bằng 1 – P.
Đây là công thức được áp dụng vào các trường hợp và thắng bằng với thua. Công thức Kelly này sẽ không trả về cho trader kết quả chính xác nếu như thắng khác với thua. Chính vì vậy mà công thức này chỉ nên được sử dụng trong cược thay vì sử dụng trong giao dịch.
Nếu như thắng thua không bằng nhau
Đối với trường hợp thắng không bằng thua thì công thức Kelly sẽ được biến thể như sau:
Các thành phần của công thức này sẽ được hiểu cụ thể là:
- f: Là phần vốn đầu tư mới được thành lập.
- P: Xác suất giao dịch hoặc thắng cược.
- B: Tỷ lệ giao dịch giữa thắng và thua.
Ví dụ như trader có thể kiếm được lợi nhuận là 1,5 USD với xác suất thắng là 60% và xác suất thua là 40 % tương đương với 1 USD. Như vậy, kích thước tối ưu khi đặt cược sẽ là:
f = ((1,5+1)x0,6-1) / 1,5 = 0,33.
Điều này cho thấy nếu như trader đặt cược số tiền bằng 33% số vốn lúc đầu mình bỏ ra thì sẽ thu về được khoản lợi nhuận tối đa.
Tuy nhiên, hai công thức Kelly vừa được chia sẻ này chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp có sự phân phối Bernoulli và chỉ khi xuất hiện hai kết quả thắng hoặc thua rõ ràng.
Để trader có thể hiểu rõ hơn, ở đây Bernoulli đã được forexdictionary tìm hiểu được như sau. Trong lý thuyết thống kê và xác suất thì tên gọi phân phối Bernoulli được đặt theo tên của nhà toán học Jacob Bernoulli (Thụy Sĩ). Đây là một phân phối xác suất rời rạc chỉ nhận về duy nhất giá trị 1 hoặc 0 của biến ngẫu nhiên. Kết quả nhận được của một phân phối Bernoulli sẽ xảy ra một trong hai giá trị đó là “thất bại” hoặc “thành công”.
Trong đó, xác suất để xảy ra “thành công” sẽ được gọi là p, và xác suất xảy ra “thất bại” sẽ là q=1-p. Tham số p lúc này sẽ là một số thực nằm giữa 0 và 1. Ngoài ra, một biến X ngẫu nhiên có trong phân phối Bernoulli sẽ nhận được một là giá trị 1 (thành công) hoặc sẽ là 0 (thất bại), tức sẽ đại diện cho xác suất thất bại và xác suất thành công.
Công thức Kelly khi sử dụng trong giao dịch – trading
Để tính toán tiêu chi Kelly sẽ dựa vào hai thành phần chính cơ bản khá đơn giản đó là xác suất % thắng thua trong chiến lược giao dịch của trader và tỷ lệ thắng thua của cuộc giao dịch đó.
Trong đó, xác suất % được hiểu là xác suất của một giao dịch có lợi nhuận lớn hơn 0. Tỷ lệ thắng thua khi đó sẽ được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận của giao dịch chia cho tổng số lỗ giao dịch. Dựa vào những điều này thì trader sẽ có thể có được một con số tượng trưng cho tỷ lệ % Kelly. Nó sẽ hướng dẫn và cung cấp cho trader tỷ lệ % tài khoản giao dịch của trader tương ứng với số tiền tối đa mà trader nên mạo điểm đầu tư đối với mọi giao dịch bất kỳ.
Như vậy, Công thức % Kelly sẽ được thể hiện như sau:
Trong đó:
- Kelly % sẽ là tỷ lệ phần trăm Kelly.
- W: Sẽ là xác suất % thắng. Nó được tính bằng cách lấy tổng số giao dịch thắng chia cho tổng số giao dịch.
- R: Là tỷ lệ thắng thua. Được tính bằng cách lấy tổng số tiền lợi nhuận thu được khi thắng chia cho tổng số tiền thua lỗ bị mất.
Ví dụ chi tiết về công thức Kelly
Công thức Kelly sẽ được minh họa chi tiết thông qua các ví dụ như sau:
- Kelly% = W – [(1 – W) / R]
- Kelly% = 0,4 – [(1 – 0,4) / 3]
- Kelly% = 0,2 hoặc 20%
Ta sẽ thấy rằng trader có thể mạo hiểm 20% so với số vốn chủ sở hữu của bản thân mình cho một giao dịch hoặc một khoản đầu tư.
Tuy nhiên, điều này cũng sẽ không đồng nghĩa với việc trader sẽ đặt mù quáng 20% số tiền tài khoản khi tham gia giao dịch nếu như giao dịch mà trader tham gia là giao dịch trong ngày hoặc giao dịch ngắn hạn. Nếu điều này được thực hiện thì tài khoản của trader sẽ nhanh chóng bị các khoản lỗ xóa sổ nhanh chóng. Điều này chỉ có thể xảy ra khi trader đang tham gia đầu tư hoặc giao dịch dài hạn. Hoặc trader muốn danh mục đầu tư của mình được đa dạng hóa hơn cũng như phân bổ một tỷ lệ vốn chủ của mình cho một vài khoản tài sản nào đó nhất định.
Chia sẻ về các ý nghĩa của công thức Kelly
Công thức Kelly là một công cụ quản lý tiền hiệu quả giúp cho trader tính được số tiền mà mình có thể mạo hiểm đối với mỗi vị trí giao dịch mới thông qua mức độ mà trader thực hiện các giao dịch tương tự ở quá khứ.
Trader phải hiểu rằng công thức này là một phương pháp được dùng vào việc đa dạng hóa. Mỗi trader sẽ có tiêu chí sử dụng công thức Kelly khác nhau để là, cơ sở cho một cuộc đầu tư hoặc giao dịch nào đó riêng lẻ. Hoặc trong khi đó trader khác sẽ áp dụng phương pháp này vào việc phân bổ % tài khoản của mình cho một ngành hoặc một lĩnh vực cụ thể.
Vượt quá tiêu chí Kelly diễn ra vào khi nào?
Khi đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro và đánh giá kích thước vị thế thì trader không nên chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp đó là tiêu chí Kelly.
Tương tự như các kỹ thuật, chiến lược quản lý tiền và các hình thức tính toán, trader cần phải tìm ra và tuân thủ các mức rủi ro tối đa cho mỗi giao dịch bất kỳ, bất kể công thức Kelly nào mà mình biết.
Chẳng hạn như dựa vào tỷ lệ % Kelly trader có thể nhận biết được trong một giao dịch mình có thể có rủi ro lên đến 50% số dư tài khoản. Đồng thời, trader cũng sẽ giống với các nhà đầu tư khác là có mức rủi ro chấp nhận tối đa nhỏ hơn rất nhiều. Do vậy, trong trường hợp này thì trader cần phải bỏ qua những gì được tỷ lệ Kelly cung cấp và vẫn cứ tuân thủ theo nguyên tắc rủi ro tối đa của mình.
Cách thức nhận biết mức độ chấp nhận rủi ro của chính mình như thế nào?
Mỗi nhà giao dịch sẽ đều có riêng cho mình một quan điểm khác nhau khi nói về tiêu chuẩn tối đa này dựa vào các chiến lược giao dịch cá nhân hay khả năng mà bản thân chấp nhận rủi ro của từng người. Điều mà trader cần đặc biệt lưu ý đó chính là khi đặt mức rủi ro tối đa thì cần phải xem liệu rằng tài khoản của mình sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu khoản lỗ bất kỳ nào đó xảy ra hoặc các khoản lỗ này sẽ tác động đến tâm lý của mình ra sao?,…
Chẳng hạn như trader có mức chấp nhận rủi ro vô cùng cao, trader sẽ có khả năng gặp phải rủi ro với một tỷ lệ % cao hơn số dư hiện có trong tài khoản của mình theo như sự phù hợp của tỷ lệ Kelly. Từ đó, khi giao dịch thành công thì trader sẽ có lợi nhuận cao và đồng thời nếu như thua sẽ gây ra các tác động xấu đến số dư tài khoản của mình.
Tuy nhiên, nếu như mức chấp nhận rủi ro của trader rất thấp, trader giữ rủi ro trên mỗi giao dịch cũng vô cùng thấp, không tuân theo sự gợi ý của tỷ lệ Kelly. Thì khi đó, nếu như giao dịch gặp vấn đề xấu thì sẽ ảnh hưởng ít đến số dư tài khoản cũng như khoản lợi nhuận mang về nếu giao dịch thành công cũng sẽ ít hơn rất nhiều.
Có thể thấy, mức chấp nhận rủi ro của mình sẽ chỉ có chính trader mới biết. Điều này sẽ được dựa vào cách thức mà trader xử lý ảnh hưởng của khoản tổn thất gây ra trên tài khoản của chính mình. Và nếu như trader vẫn còn nghi ngờ thì hãy kiên trì thực hiện giao dịch với quy tắc quản lý rủi ro hiệu quả tối đa là 2%.
Ưu điểm – Nhược điểm của chiến lược Kelly
Mỗi chiến lược giao dịch có những ưu nhược điểm riêng biệt nhà đầu tư cần hiểu rõ để ứng dụng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro khi giao dịch. Những ưu điểm và hạn chế của Kelly cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Quản lý vốn hiệu quả: Công thức Kelly là công cụ quản lý vốn hiệu quả, giúp nhà đầu tư có thể xác định được mức vốn cần sử dụng cho giao dịch hoặc cặp tiền tệ. Điều này giúp nhà giao dịch bảo vệ vốn đầu tư cũng như giảm rủi ro tài chính.
- Mang lại lợi nhuận nhanh: Khi áp dụng đúng tỉ lệ W (tỉ lệ thắng) và R (tỉ lệ rủi ro), chiến lược Kelly mang lại lợi nhuận cao. Từ đó tăng khả năng sinh lời và tạo động lực cho nhà đầu tư.
Nhược điểm
- Rủi ro tính toán: Tính toán sai tỷ lệ W và R có thể dẫn đến thất bại cũng như lỗ lãi. Nếu không đánh giá đúng khả năng thắng thua có thể gây mất mát đáng kể.
- Phức tạp: Việc nắm vững công thức Kelly yêu cầu nhà đầu tư cần hiểu biết sâu rộng. Điều này có thể gây khó khăn đối với những người mới tham gia thị trường. Sự phức tạp của chiến lược Kelly đôi khi làm gia tăng khả năng phạm lỗi.
Hướng dẫn cách thức sử dụng công thức Kelly
Nắm được các chỉ số
- Sẽ phải có ít nhất là 50 lệnh trở lệnh trong lịch sử giao dịch.
- Tính được chính xác các tỷ lệ R và W.
- Thay thế cẩn thận các tỷ lệ đã tính toán được vào công thức và sau đó tính Kelly %.
Thực hiện các thao tác sử dụng công thức chính xác
Bước 1: Truy cập vào lịch sử và thống kê
Đầu tiên, trader cần phải truy cập vào lịch sử và thống kê khoảng từ 50 – 60 giao dịch mà mình thực hiện cuối cùng gần đây. Các thông tin này sẽ hỗ trợ trader trong việc tìm các bảng sao kê và tìm hiểu về tài khoản giao dịch tại những sàn điện tử mà trader đã từng đăng ký và tham gia.
Bước 2: Tính xác xuất W
Tính toán chính xác xác suất chiến thắng “W”. Lưu ý rằng con số này càng cao thì có nghĩa rằng tỷ lệ thắng của trader sẽ càng thắng. Và ngoài ra, con số này được cho là tốt nhất khi nó trên 0,50.
Bước 3: Tính xác suất R
Tính tỷ lệ thắng và thua “R”. Sẽ được xem là tương đối ổn nếu như R ít hơn 1. Về cơ bản thì sẽ dựa vào số lượng giao dịch không thành công nhiều hay ít.
Bước 4: Áp dụng công thức Kelly
Điền các con số vừa tính toán được vào công thức Kelly. Đồng thời, ghi lại con số tỷ lệ % Kelly hiển thị. Sau đó, tính khối lượng cần đi dành cho lệnh tiếp theo.
Lưu ý đến một vài điều khi áp dụng công thức Kelly
- Đầu tiên, xác suất chiến thắng sẽ còn phụ thuộc và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như là điều kiện chính trị, kinh tế thị trường cũng như các sự biến động diễn ra hàng này. Những điều này sẽ liên tục thay đổi và không có sự cố định trên sàn giao dịch. Chính vì vậy, một kết quả luôn đúng khi nói về tỷ lệ Kelly là điều không thể nào xảy ra.
- Tiếp đến, xác suất chiến thắng cũng như tỷ lệ lời và lỗ sẽ đều được xem là các giá trị trung bình xấp xỉ gần bằng chứ không thể nào là một con số cụ thể. Do đó mà khi tìm giá trị thực thì trader cần phải ước tính.
- Cuối cùng, bởi vì công thức Kelly sẽ tính ra tỷ lệ % cho nên không một con số nào sẽ chắc chắn chính xác được mà thay vào đó nó sẽ xuất hiện một vài sai số nhất định.
Vì vậy, công thức Kelly chỉ nên là một tham chiến để trader có thể phân tích, đánh giá và kết hợp vào tình hình thực tế hiện tại của thị trường để đưa ra một khối lượng chính xác nhất khi tham gia giao dịch.
Công thức Kelly hiệu quả như thế nào?
Công thức Kelly đã ra đời và phát triển từ rất lâu qua nhiều giai đoạn, thế nhưng công dụng của nó lẫn tính hiệu quả vẫn còn hữu ích rất nhiều cho đến thời điểm hiện tại. Có thể thấy, công thức này vẫn đang được rất nhiều trader áp dụng và thu về rất nhiều lợi nhuận lẫn thành công.
Ngoài ra, sử dụng công cụ Kelly để quản lý là một giải pháp, một công cụ kỹ thuật cực kỳ hiệu quả giúp cho các trader có căn cứ, nền tảng đúng đắn khi xác định số % vốn mà mình nên sử dụng cho mỗi lệnh, cho mỗi loại cổ phiếu hay mỗi cặp tiền tệ,..
Tuy nhiên, như Forex Dictionary đã chia sẻ thì công thức này sẽ không hoàn toàn thể hiện rõ ràng cho các trader thấy được cần phải có chiến lược giao dịch như thế nào, đầu tư ngắn hạn hay dài hạn, hoặc là nên xác định loại hình danh mục đầu tư là gì?,… Đối với các vấn đề này, trader sẽ chính là chìa khóa để giải mã thông qua các kinh nghiệm, tư duy nhạy bén và chiến lược giao dịch mà mình áp dụng.
Như vậy, có thể thấy công thức Kelly là một công cụ phân tích, một phương pháp quản lý vốn cực kỳ hiệu quả cho trader khi tham gia giao dịch. Hy vọng rằng, với những chia sẻ vừa rồi của ForexDictionary, trader sẽ có thêm cho mình một công cụ tối ưu và hữu ích nhất khi mua bán, trao đổi trên các sàn giao dịch nhé.
Tôi là Trang Thái Hùng – tác giả của những bài viết trên ForexDictionary, với kinh nghiệm hơn 5 năm trong lĩnh vực đầu tư tài chính tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức mà tôi đã tích luỹ được, vững kiến thức chọn được nơi đầu tư an toàn lợi nhuận khủng không còn là chuyện quá khó.